Năm 2030, Indonesia sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ 6 thế giới
Thủ đô Jakarta : Tỷ lệ tăng trưởng của Indonesia là 6% mỗi năm (Reuters)
Trong khi kinh tế thế giới đang chao đảo, các nước Tây phương bị rún động bởi nợ công, các nước Châu Á mà đầu tàu là Trung Quốc cũng mất dần đà tăng trưởng. Ấy thế mà kinh tế Indonésia có vẻ vẫn khỏe mạnh, và còn được giới chuyên gia dự báo là : « sẽ thành nền kinh tế thứ sáu trên thế giới vào năm 2030 ». Đó cũng là tựa đề bài viết đăng trên báo Le Figaro.
Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 7 rồi, trong chuyến thăm Indonesia, thủ tướng Đức Angela Merkel đã từng tuyên bố rằng, khu vực euro nên noi gương phát triển kinh tế của Indonésia. Bà Merkel nói vậy bởi thực tế, trong khi khu vực euro đang lâm cơn khủng hoảng nợ công thì Indonesia đã thành công trọng việc giải quyết hồ sơ hóc búa này : hồi năm 2002 nợ công của Indonésia lên đến 82%, hiện tại con số này chỉ còn có 24%. Còn nữa, trong khi các nước Châu Âu làm đủ mọi cách để phấn đấu đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống mức quy định là 3%, thì thâm hụt ngân sách của Indonesia hiện tại chỉ có 2%.
Viễn cảnh kinh tế Indonesia tiếp tục tươi đẹp khi mà ngày hôm qua công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company trụ sở tại Paris công bố nghiên cứu dự phóng : vào năm 2030, Indonesia sẽ vượt Đức và Anh để giữ vị trí thứ sáu trong danh sách các cường quốc kinh tế thế giới, tức chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Braxin và Nga.
Sau đây là cơ sở cho dự phóng của McKinsey & Company. Nguồn lao động của Indonesia rất dồi dào : dân số hiện tại là 250 triệu người, nhưng có hơn phân nửa dưới 29 tuổi. Tăng trưởng thường niên của nền kinh tế Indonesia là trên 6%. Năm rồi, GDP Indonesia đạt 846 tỉ đô la Mỹ, theo dự phóng con số này sẽ là 1 800 tỉ đô la vào năm 2017, và sau đó còn tiếp tục tăng để qua mặt cả Đức và Anh vào năm 2030.
Không chỉ có McKinsey & Company lạc quan về nền kinh tế của Indonésia, hồi tháng 10/2011, ngân hàng Standard Chartered trụ sở tại Luân Đôn cũng dự phóng vào năm 2030, Indonesia sẽ có mặt trong tốp 6 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Nhìn vào tiềm lực phát triển của Indonesia, Le Figaro cho biết, đất nước 2 triệu km2 với khoảng 17 500 hòn đảo này rất giàu nguồn nguyên liệu, dầu hỏa, khí đốt, cao su, tất cả chiếm đến 50% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Chính phủ còn đặt mục tiêu nâng mức tăng trưởng lên 7% với trọng tâm là dựa vào đầu tư và tiêu thụ. Vì thế chính phủ đã tăng cường tối đa xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư.
Liên quan đến thu nhập, McKinsey & Company cho biết, hồi năm 2010, số người Indonesia có thu nhập trên 3 600 đô la mỗi năm đạt 45 triệu người, nhưng vào năm 2030 con số này sẽ lên đến 170 triệu người. Các nhà đầu tư cũng bắt đầu trở lại Indonesia sau khi ồ ạt rút khỏi nước này hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998. Năm 2010, đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Indonésia tăng đến 163% so với cùng kỳ năm 2009, và theo dự phóng sự gia tăng này sẽ còn tiếp tục. Hai nền kinh tế đầu tàu Châu Âu và Đức và Pháp cũng đang nhắm đến Indonesia : Đức hiện muốn tăng gấp đôi giao dịch thương mại, còn Pháp sẽ cử một phái đoàn thương mại đến nước này vào tháng 12 tới.
Giải thích cho nguyên nhân tăng trưởng của Indonesia, Le Figaro nhìn nhận vai trò tích cực của tổng thống đương nhiệm, ông Yudhoyono. Ông đắc cử tổng thống vào năm 2004, và tái cử năm 2009. Trên cương vị tổng thống, ông Yudhoyono đã thành công trong việc ổn định tình hình trong nước. Chính phủ của ông cũng đã và đang tiến hành có hiệu quả cuộc chiến chống khủng bố của phe Hồi Giáo cực đoan ở một đất nước mà có đến 90% dân số theo tín ngưỡng Hồi Giáo. Là một thành viên lão thành của ASEAN, Indonesia cũng đã có chủ trương thân thiện với Trung Quốc và Úc. Le Figaro kết luận : hiện tại, Indonesia muốn tìm lại vị trí cường quốc khu vực mà nước này đã đánh mất vào đầu những năm 2000.
Nhật-Trung : chủ quyền quốc gia ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế
Báo chí Pháp hôm này hầu hết đều có bài tiếp tục phản ánh tình hình tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thế nhưng, đáng chú ý nhất là những phân tích đăng trên tờ báo kinh tế Les Echos với dòng tựa cảnh báo : «Bạo lực có thể sẽ khiến giới đầu tư Nhật Bản thực hiện nhanh hơn quá trình chuyển hướng đầu tư đến vùng Đông Nam Á ».
Tối qua, hãng hàng không ANA Nhật Bản cho biết, làn sóng bài Nhật dữ dội mấy ngày nay tại Trung Quốc đã khiến đến gần 20 000 hành khách hủy chuyến bay. Nhiều doanh nhân Nhật Bản có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc cũng tạm hoãn chuyến đi đến nước này.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà phân tích lo ngại cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ gây hậu quả lâu dài cho kinh tế hai nước, đặt biệt là sẽ khiến các nhà đầu tư Nhật Bản sớm rời khỏi Trung Quốc. Cũng có phân tích cho rằng, hồi năm 2005 và 2010, tại Trung Quốc cũng từng có biểu tình chống Nhật, nhưng kết quả là các dự án đầu tư của người Nhật tại trung Quốc vẫn tiếp tục sau đó.
Thế nhưng, theo một chuyên gia Trung Quốc nhận định trên các phương tiện truyền thông chính thức của nước này, coi chừng lần này lại khác, bởi sự chịu đựng là có hạn, thị trường giá thấp của Trung Quốc vốn rất hấp dẫn cho nhà đầu tư Nhật Bản, nhưng với tình hình này, nhà đầu tư Nhật sẽ ngày càng cảm thấy không an toàn khi đầu tư ở Trung Quốc do an ninh của họ không được đảm bảo như tình trạng mấy ngày qua. Hơn nữa, theo chuyên gia này, thị trường lao động giá rẻ không phải chỉ Trung Quốc mới có, mà thế mạnh này cũng có ở các nước Đông Nam Á, do đó coi chừng nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tìm đến những nước đó.
Les Echos cho biết, không phải đến giờ này các nhà đầu tư Nhật bản mới tính đến chuyện chuyển hướng đầu tư về Đông Nam Á. Mấy năm nay, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản trên lãnh thổ các nước ASEAN nói chung đã vượt mức đầu tư trực tiếp của Nhật tại Trung Quốc. Thái Lan và Indonesia ngày càng thu hút các nhà đầu tư Nhật cũng nhờ vào thị trường lao động giá rẻ, và đặc biệt là nhờ vào cơ sở hạ tầng được cải thiện không ngừng. Chỉ nói riêng Thái Lan, thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2012, đầu tư của Nhật ở nước này đã tăng đến 120% so với cùng kỳ năm trước. Các đại gia Panasonic, NEC, Nippon Steel, Toshiba đã ký kết nhiều dự án đầu tư tại Thái Lan.
Senkaku/Điếu Ngư và hận thù trong quá khứ
Bàn về cuộc khủng hoảng hiện tại trong quan hệ Nhật-Trung liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhật báo Công Giáo La Croix đăng bài xã luận đề tựa : «Nhũng cơn sốt biển đảo ». Giải thích về nguyên nhân cuộc khủng hoảng này, đầu tiên La Croix nêu ra lí do kinh tế bởi vì vùng tranh chấp có trữ lượng khíi đốt và dầu hỏa lớn, lại có vị trí chiến lược cho việc giao thương trên biển.
Thế nhưng, theo tờ báo, nguyên nhân kinh tế chưa thể giải thích tất cả. Lịch sử đương đại đã chứng kiến nhiều cuộc tranh chấp lãnh hải như thế. Chỉ tính trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, ngoài tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, ta còn thấy tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Châu Á trên Biển Đông. Theo tờ báo, các tranh chấp đó không chỉ để giành nguồn tài nguyên, không chỉ là chuyện thể hiện sự tự hào dân tộc, mà trong sâu xa đôi khi còn là chiêu bài để các chính phủ sử dụng mà hướng dư luận trong nước tập trung vào các vụ tranh chấp với nước ngoài để khuất lấp những rắc rối trong nước.
Trở lại với tranh chấp lãnh hải Nhật-Trung, tờ báo cho rằng, ngoài nhũng lý do trên, còn có một lý do khác khiến cho mấy ngày qua làn sóng bài Nhật nổi lên dữ dội tại Trung Quốc : đó là quá khứ hận thù giữa hai nước. Hồi đầu thế Kỷ 20, chế độ quân phiệt Nhật Bản đã xâm lược và gieo tang thương tại Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà hôm qua người Trung Quốc biểu tình bài Nhật dữ dội, bởi đó là ngày kỷ niệm sự kiện hồi năm 1931, cái ngày mà Nhật Bản chính thức tấn công Trung Quốc.
Liên quan đến hồ sơ này, báo Pháp hôm nay còn nhiều bài viết đáng chú ý khác. Nhật báo Le Monde đăng bài : « Bắc Kinh hạn chế các cuộc biểu tình bài Nhật » và « Khủng hoảng đè nặng lên quan hệ kinh tế giữa hai nước », Liberation chạy tựa : « Nhật Bản nhấn mạnh chủ quyền trên các hòn đảo » và « Bắc Kinh đứng về phía chủ nghĩa dân tộc », nhật báo Công Giáo La Croix dành trang nhất chạy tít : « Bùng phát chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc », Les Echos có bài cảnh báo : « Doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải tạm hoãn một phần các hoạt động ở Trung Quốc ».
Nhật-Hàn : Lịch sử vẫn phủ bóng trong quan hệ song phương
Lịch sử không chỉ phủ bóng trong quan hệ Trung-Nhật, mà hiện tại còn ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Nhật-Hàn, nhất là trong bối cảnh tranh chấp giữa hai nước quanh đảo Dokdo/Takeshima đang lúc cao trào. Nhật báo Libération đăng bài nhận định của nhà nghiên cứu Pascal Dayez-Burgeon thuộc Trung tâm nghiên cứu CNRS của Pháp với dòng tựa : «Các đảo nhỏ Dokdo hay là sự huyễn hoặc về sự tái xâm lăng của Nhật Bản ».
Đảo Dokdo/ Takeshima tuy có diện tích nhỏ, nhưng có quan hệ trọng đại đến người Hàn Quốc nếu đi sâu vào lịch sử quan hệ Nhật-Hàn. Tác giả lược lại nhiều lần trong lịch sử người Nhật đã tấn công và đánh chiếm khu vực đảo này. Gần đây nhất là vào năm 1910, nước Nhật khi ấy đã tấn công và sáp nhập Hàn Quốc vào lãnh thổ Nhật Bản. Và Hàn Quốc phải sống kiếp thuộc địa đến năm 1945.
Trong tâm trí, theo tác giả, người Hàn Quốc luôn lo sợ một ngày nào đó sẽ lại bị Nhật Bản tấn công. Bằng chứng là tại Hàn Quốc, từ phim ảnh, các chương trình truyền hình, thậm chí là phim hoạt hình hay trò chơi điện tử, tất cả điều thể hiện nỗi ám ảnh đó, và có khi đến mức mà cho thấy « kẻ thù » gây trở ngại cho sự nghiệp thống nhất hai miền Triều Tiên không phải là Bắc Triều Tiên, mà là Nhật Bản.
Thảm họa Fukushima hồi năm ngoái cũng cho thấy nỗi lo sợ Nhật Bản của người Hàn Quốc. Ngay sau khi thảm họa xảy ra, Hàn Quốc là nước đầu tiên cử lực lượng cứu hộ và lương thực đến vùng bị nạn. Đương nhiên đó là hành động thể hiện tinh thần tương thân tương ái giữa các quốc gia. Thế nhưng theo tác giả, trên các trang blog đã xuất hiện quan điểm cho rằng, người Hàn Quốc muốn giúp người Nhật nhanh chóng thoát qua thảm họa, vì lo rằng, nếu thảm họa nhấn chìm Nhật Bản, thì nước Nhật không còn cách nào khác là lại hướng mắt về Hàn Quốc, thậm chí còn thể dùng võ lực đế đánh chiếm.
Quan điểm đó càng rõ hơn khi vào tháng 4/2011, kênh truyền hình tư nhân SBS tại Hàn Quốc đưa tin cho biết, rất nhiều người Nhật đã mua đất và nhà ở thành phố Busan của Hàn Quốc, thậm chí còn có nơi người Nhật mua đất xây nhà, và đang xây dựng cả một « ngôi làng Nhật Bản » dành riêng cho người Nhật. Từ đó, theo tác giả, nổi ám ảnh của người Hàn Quốc càng lớn bởi có thể họ cho rằng quá trình trở lại của Nhật Bản đã bắt đầu, mà bắt đầu trước tiên là ở miền Nam trong hiện tại là đảo Dokdo/Takeshima, rồi sau đó là cả bán đảo Triều Tiên.
Tác giả nhận định, từ tưởng tượng lo sợ đến hiện thực có một khoảng quá xa, nhưng hồ sơ Dokdo không phải vì thế mà không nhạy cảm đối với người Hàn Quốc. Dù không giàu có tài nguyên thiên nhiên, mấy chục năm nay, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc, hiện đứng vị trí thứ 12 trong số các cường quốc kinh tế thế giới. Thế nhưng, trên phương diện địa chính trị, rõ ràng Hàn Quốc phải lo lắng bởi nằm trong « thế gọng kìm », với một bên là « đế chế Trung Hoa » và một bên là « đế chế Mặt trời mọc ».
Dư chấn bộ phim báng bổ đạo Hồi lan đến Pháp
Một tuần nay, thế giới sôi sục với các cuộc biểu tình của người Hồi Giáo đáp trả lại một bộ phim mà họ cho là báng bổ Đạo Hồi. Làn sóng đó đã lan đến Pháp. Người Hồi Giáo đã biểu tình trước Đền thờ Hồi giáo ở Paris. Trong bối cảnh đó một tờ báo tại Pháp lại đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohamed. Le Figaro phản ánh vụ việc này qua bài viết : «Những bức biếm họa mới về nhà tiên tri Mohamed, thủ tướng Ayrault « không tán đồng » tạp chí Charlie Hebdo ».
Tờ báo nhăc lại, một năm trước đây, cũng chính Charlie Hebdo đã đăng hình biếm họa về nhà tiên tri Mohamad gây phản ứng dữ dội cho người Hồi Giáo. Hậu quả là sau đó, trụ sở của tờ báo này đã bị đốt, phải dời đến nơi khác để được cảnh sát bảo vệ. Vụ hỏa họan được điều tra đến hiện tại vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Thế mà hôm nay, tờ báo này là tiếp tục cho đăng hình biếm họa nhà tiên tri Mahomed, trong đó có hai bức nhà tiên tri này không có quần áo trên người..
Chính phủ Pháp đã có thái độ chính thức. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố : «Phản đối tất cả mọi khiêu khích, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm này ». Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault cho biết « không tán đồng mọi động thái quá trớn » và kêu gọi : « mỗi người nên tỏ ra có trách nhiệm ».
Về phía chức sắc Hồi Giáo tại Pháp, người đứng đầu đền thờ Hồi Giáo tại Paris Dalil Boukakeur cho biết : «Lấy làm ngạc nhiên, buồn bả và lo lắng khi biết việc đăng các bức ảnh này ». Người này cho rằng, sự việc có thể làm dữ dội hơn cơn phẩn nộ của người Hồi Giáo. Hội đồng tín ngưỡng Hồi Giáo tại Pháp (Tổ chức đại diện các cộng đồng Hồi Giáo ở Pháp) thì kêu gọi người Hồi Giáo tại pháp « không nhượng bộ trước khiêu khích ».
Về phần mình, Charlie Hebdo cho rằng, đó là quyền tự do ngôn luận. Giám đốc xuất bản của tờ báo lý luận : nếu đặt ra vấn đề có được phép vẻ tranh nhà tiên tri Mohamed trên báo hay không, thì sẽ dẫn đến câu hỏi : «Có được vẽ người Hồi Giáo trên báo hay không ? ». Theo ông, nếu như thế thì trên báo chí người ta sẽ không còn có thể vẽ gì nữa, và như thế thì « một nhúm người cực đoan đang khuấy động thế giới và ở Pháp sẽ chiến thắng ».
Dù đăng ảnh biếm họa với lý do gì, thì hậu quả cũng đã nhãn tiền, là người Hồi Giáo biểu tình ở Paris, lại còn hăm tiếp tục biểu tình, an ninh không chỉ được thắt chặt tại Pháp mà còn ở các cơ sở ngoại giao của Pháp trên thế giới.
Bisphénol A, thủ phạm của béo phì ?
Trong lĩnh vực y tế, Le Monde đăng bài : « Béo phì và rối loạn tâm lý ở tuổi trẻ : Bisphénol A bị điểm mặt ».
Lượng Bisphénol A trong nước tiểu cao và tình trạng béo phì ở người lớn đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan, thế nhưng một nghiên cứu mới cũng cho biết không chỉ ở người lớn mà còn ở cả trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện Mỹ và được công bố ngày hôm nay.
Nghiên cứu đã được thực hiên tren 2 838 người trong độ tuổi từ 6 đến 19. Kết quả cho thấy, ¼ các bé có nồng độ Bisphénol A trong nước tiểu cao nhất trong số này có nguy cơ béo phì cao gấp 2 lần so với ¼ các bé có nồng độ Bisphénol A trong nước tiểu thấp nhất trong số người nói trên.
Bên cạnh béo phì, các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, nồng độ Bisphénol A trong nước tiểu cao có thể làm gia tăng trạng thái lo lắng hay rối loạn tập trung của tuổi trẻ nói chung.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120919-nam-2030-indonesia-se-tro-thanh-cuong-quoc-kinh-te-thu-6-the-gioi
Viễn cảnh kinh tế Indonesia tiếp tục tươi đẹp khi mà ngày hôm qua công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company trụ sở tại Paris công bố nghiên cứu dự phóng : vào năm 2030, Indonesia sẽ vượt Đức và Anh để giữ vị trí thứ sáu trong danh sách các cường quốc kinh tế thế giới, tức chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Braxin và Nga.
Sau đây là cơ sở cho dự phóng của McKinsey & Company. Nguồn lao động của Indonesia rất dồi dào : dân số hiện tại là 250 triệu người, nhưng có hơn phân nửa dưới 29 tuổi. Tăng trưởng thường niên của nền kinh tế Indonesia là trên 6%. Năm rồi, GDP Indonesia đạt 846 tỉ đô la Mỹ, theo dự phóng con số này sẽ là 1 800 tỉ đô la vào năm 2017, và sau đó còn tiếp tục tăng để qua mặt cả Đức và Anh vào năm 2030.
Không chỉ có McKinsey & Company lạc quan về nền kinh tế của Indonésia, hồi tháng 10/2011, ngân hàng Standard Chartered trụ sở tại Luân Đôn cũng dự phóng vào năm 2030, Indonesia sẽ có mặt trong tốp 6 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Nhìn vào tiềm lực phát triển của Indonesia, Le Figaro cho biết, đất nước 2 triệu km2 với khoảng 17 500 hòn đảo này rất giàu nguồn nguyên liệu, dầu hỏa, khí đốt, cao su, tất cả chiếm đến 50% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Chính phủ còn đặt mục tiêu nâng mức tăng trưởng lên 7% với trọng tâm là dựa vào đầu tư và tiêu thụ. Vì thế chính phủ đã tăng cường tối đa xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư.
Liên quan đến thu nhập, McKinsey & Company cho biết, hồi năm 2010, số người Indonesia có thu nhập trên 3 600 đô la mỗi năm đạt 45 triệu người, nhưng vào năm 2030 con số này sẽ lên đến 170 triệu người. Các nhà đầu tư cũng bắt đầu trở lại Indonesia sau khi ồ ạt rút khỏi nước này hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998. Năm 2010, đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Indonésia tăng đến 163% so với cùng kỳ năm 2009, và theo dự phóng sự gia tăng này sẽ còn tiếp tục. Hai nền kinh tế đầu tàu Châu Âu và Đức và Pháp cũng đang nhắm đến Indonesia : Đức hiện muốn tăng gấp đôi giao dịch thương mại, còn Pháp sẽ cử một phái đoàn thương mại đến nước này vào tháng 12 tới.
Giải thích cho nguyên nhân tăng trưởng của Indonesia, Le Figaro nhìn nhận vai trò tích cực của tổng thống đương nhiệm, ông Yudhoyono. Ông đắc cử tổng thống vào năm 2004, và tái cử năm 2009. Trên cương vị tổng thống, ông Yudhoyono đã thành công trong việc ổn định tình hình trong nước. Chính phủ của ông cũng đã và đang tiến hành có hiệu quả cuộc chiến chống khủng bố của phe Hồi Giáo cực đoan ở một đất nước mà có đến 90% dân số theo tín ngưỡng Hồi Giáo. Là một thành viên lão thành của ASEAN, Indonesia cũng đã có chủ trương thân thiện với Trung Quốc và Úc. Le Figaro kết luận : hiện tại, Indonesia muốn tìm lại vị trí cường quốc khu vực mà nước này đã đánh mất vào đầu những năm 2000.
Nhật-Trung : chủ quyền quốc gia ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế
Báo chí Pháp hôm này hầu hết đều có bài tiếp tục phản ánh tình hình tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thế nhưng, đáng chú ý nhất là những phân tích đăng trên tờ báo kinh tế Les Echos với dòng tựa cảnh báo : «Bạo lực có thể sẽ khiến giới đầu tư Nhật Bản thực hiện nhanh hơn quá trình chuyển hướng đầu tư đến vùng Đông Nam Á ».
Tối qua, hãng hàng không ANA Nhật Bản cho biết, làn sóng bài Nhật dữ dội mấy ngày nay tại Trung Quốc đã khiến đến gần 20 000 hành khách hủy chuyến bay. Nhiều doanh nhân Nhật Bản có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc cũng tạm hoãn chuyến đi đến nước này.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà phân tích lo ngại cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ gây hậu quả lâu dài cho kinh tế hai nước, đặt biệt là sẽ khiến các nhà đầu tư Nhật Bản sớm rời khỏi Trung Quốc. Cũng có phân tích cho rằng, hồi năm 2005 và 2010, tại Trung Quốc cũng từng có biểu tình chống Nhật, nhưng kết quả là các dự án đầu tư của người Nhật tại trung Quốc vẫn tiếp tục sau đó.
Thế nhưng, theo một chuyên gia Trung Quốc nhận định trên các phương tiện truyền thông chính thức của nước này, coi chừng lần này lại khác, bởi sự chịu đựng là có hạn, thị trường giá thấp của Trung Quốc vốn rất hấp dẫn cho nhà đầu tư Nhật Bản, nhưng với tình hình này, nhà đầu tư Nhật sẽ ngày càng cảm thấy không an toàn khi đầu tư ở Trung Quốc do an ninh của họ không được đảm bảo như tình trạng mấy ngày qua. Hơn nữa, theo chuyên gia này, thị trường lao động giá rẻ không phải chỉ Trung Quốc mới có, mà thế mạnh này cũng có ở các nước Đông Nam Á, do đó coi chừng nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tìm đến những nước đó.
Les Echos cho biết, không phải đến giờ này các nhà đầu tư Nhật bản mới tính đến chuyện chuyển hướng đầu tư về Đông Nam Á. Mấy năm nay, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản trên lãnh thổ các nước ASEAN nói chung đã vượt mức đầu tư trực tiếp của Nhật tại Trung Quốc. Thái Lan và Indonesia ngày càng thu hút các nhà đầu tư Nhật cũng nhờ vào thị trường lao động giá rẻ, và đặc biệt là nhờ vào cơ sở hạ tầng được cải thiện không ngừng. Chỉ nói riêng Thái Lan, thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2012, đầu tư của Nhật ở nước này đã tăng đến 120% so với cùng kỳ năm trước. Các đại gia Panasonic, NEC, Nippon Steel, Toshiba đã ký kết nhiều dự án đầu tư tại Thái Lan.
Senkaku/Điếu Ngư và hận thù trong quá khứ
Bàn về cuộc khủng hoảng hiện tại trong quan hệ Nhật-Trung liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhật báo Công Giáo La Croix đăng bài xã luận đề tựa : «Nhũng cơn sốt biển đảo ». Giải thích về nguyên nhân cuộc khủng hoảng này, đầu tiên La Croix nêu ra lí do kinh tế bởi vì vùng tranh chấp có trữ lượng khíi đốt và dầu hỏa lớn, lại có vị trí chiến lược cho việc giao thương trên biển.
Thế nhưng, theo tờ báo, nguyên nhân kinh tế chưa thể giải thích tất cả. Lịch sử đương đại đã chứng kiến nhiều cuộc tranh chấp lãnh hải như thế. Chỉ tính trong vùng Châu Á Thái Bình Dương, ngoài tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, ta còn thấy tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Châu Á trên Biển Đông. Theo tờ báo, các tranh chấp đó không chỉ để giành nguồn tài nguyên, không chỉ là chuyện thể hiện sự tự hào dân tộc, mà trong sâu xa đôi khi còn là chiêu bài để các chính phủ sử dụng mà hướng dư luận trong nước tập trung vào các vụ tranh chấp với nước ngoài để khuất lấp những rắc rối trong nước.
Trở lại với tranh chấp lãnh hải Nhật-Trung, tờ báo cho rằng, ngoài nhũng lý do trên, còn có một lý do khác khiến cho mấy ngày qua làn sóng bài Nhật nổi lên dữ dội tại Trung Quốc : đó là quá khứ hận thù giữa hai nước. Hồi đầu thế Kỷ 20, chế độ quân phiệt Nhật Bản đã xâm lược và gieo tang thương tại Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà hôm qua người Trung Quốc biểu tình bài Nhật dữ dội, bởi đó là ngày kỷ niệm sự kiện hồi năm 1931, cái ngày mà Nhật Bản chính thức tấn công Trung Quốc.
Liên quan đến hồ sơ này, báo Pháp hôm nay còn nhiều bài viết đáng chú ý khác. Nhật báo Le Monde đăng bài : « Bắc Kinh hạn chế các cuộc biểu tình bài Nhật » và « Khủng hoảng đè nặng lên quan hệ kinh tế giữa hai nước », Liberation chạy tựa : « Nhật Bản nhấn mạnh chủ quyền trên các hòn đảo » và « Bắc Kinh đứng về phía chủ nghĩa dân tộc », nhật báo Công Giáo La Croix dành trang nhất chạy tít : « Bùng phát chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc », Les Echos có bài cảnh báo : « Doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải tạm hoãn một phần các hoạt động ở Trung Quốc ».
Nhật-Hàn : Lịch sử vẫn phủ bóng trong quan hệ song phương
Lịch sử không chỉ phủ bóng trong quan hệ Trung-Nhật, mà hiện tại còn ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Nhật-Hàn, nhất là trong bối cảnh tranh chấp giữa hai nước quanh đảo Dokdo/Takeshima đang lúc cao trào. Nhật báo Libération đăng bài nhận định của nhà nghiên cứu Pascal Dayez-Burgeon thuộc Trung tâm nghiên cứu CNRS của Pháp với dòng tựa : «Các đảo nhỏ Dokdo hay là sự huyễn hoặc về sự tái xâm lăng của Nhật Bản ».
Đảo Dokdo/ Takeshima tuy có diện tích nhỏ, nhưng có quan hệ trọng đại đến người Hàn Quốc nếu đi sâu vào lịch sử quan hệ Nhật-Hàn. Tác giả lược lại nhiều lần trong lịch sử người Nhật đã tấn công và đánh chiếm khu vực đảo này. Gần đây nhất là vào năm 1910, nước Nhật khi ấy đã tấn công và sáp nhập Hàn Quốc vào lãnh thổ Nhật Bản. Và Hàn Quốc phải sống kiếp thuộc địa đến năm 1945.
Trong tâm trí, theo tác giả, người Hàn Quốc luôn lo sợ một ngày nào đó sẽ lại bị Nhật Bản tấn công. Bằng chứng là tại Hàn Quốc, từ phim ảnh, các chương trình truyền hình, thậm chí là phim hoạt hình hay trò chơi điện tử, tất cả điều thể hiện nỗi ám ảnh đó, và có khi đến mức mà cho thấy « kẻ thù » gây trở ngại cho sự nghiệp thống nhất hai miền Triều Tiên không phải là Bắc Triều Tiên, mà là Nhật Bản.
Thảm họa Fukushima hồi năm ngoái cũng cho thấy nỗi lo sợ Nhật Bản của người Hàn Quốc. Ngay sau khi thảm họa xảy ra, Hàn Quốc là nước đầu tiên cử lực lượng cứu hộ và lương thực đến vùng bị nạn. Đương nhiên đó là hành động thể hiện tinh thần tương thân tương ái giữa các quốc gia. Thế nhưng theo tác giả, trên các trang blog đã xuất hiện quan điểm cho rằng, người Hàn Quốc muốn giúp người Nhật nhanh chóng thoát qua thảm họa, vì lo rằng, nếu thảm họa nhấn chìm Nhật Bản, thì nước Nhật không còn cách nào khác là lại hướng mắt về Hàn Quốc, thậm chí còn thể dùng võ lực đế đánh chiếm.
Quan điểm đó càng rõ hơn khi vào tháng 4/2011, kênh truyền hình tư nhân SBS tại Hàn Quốc đưa tin cho biết, rất nhiều người Nhật đã mua đất và nhà ở thành phố Busan của Hàn Quốc, thậm chí còn có nơi người Nhật mua đất xây nhà, và đang xây dựng cả một « ngôi làng Nhật Bản » dành riêng cho người Nhật. Từ đó, theo tác giả, nổi ám ảnh của người Hàn Quốc càng lớn bởi có thể họ cho rằng quá trình trở lại của Nhật Bản đã bắt đầu, mà bắt đầu trước tiên là ở miền Nam trong hiện tại là đảo Dokdo/Takeshima, rồi sau đó là cả bán đảo Triều Tiên.
Tác giả nhận định, từ tưởng tượng lo sợ đến hiện thực có một khoảng quá xa, nhưng hồ sơ Dokdo không phải vì thế mà không nhạy cảm đối với người Hàn Quốc. Dù không giàu có tài nguyên thiên nhiên, mấy chục năm nay, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc, hiện đứng vị trí thứ 12 trong số các cường quốc kinh tế thế giới. Thế nhưng, trên phương diện địa chính trị, rõ ràng Hàn Quốc phải lo lắng bởi nằm trong « thế gọng kìm », với một bên là « đế chế Trung Hoa » và một bên là « đế chế Mặt trời mọc ».
Dư chấn bộ phim báng bổ đạo Hồi lan đến Pháp
Một tuần nay, thế giới sôi sục với các cuộc biểu tình của người Hồi Giáo đáp trả lại một bộ phim mà họ cho là báng bổ Đạo Hồi. Làn sóng đó đã lan đến Pháp. Người Hồi Giáo đã biểu tình trước Đền thờ Hồi giáo ở Paris. Trong bối cảnh đó một tờ báo tại Pháp lại đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohamed. Le Figaro phản ánh vụ việc này qua bài viết : «Những bức biếm họa mới về nhà tiên tri Mohamed, thủ tướng Ayrault « không tán đồng » tạp chí Charlie Hebdo ».
Tờ báo nhăc lại, một năm trước đây, cũng chính Charlie Hebdo đã đăng hình biếm họa về nhà tiên tri Mohamad gây phản ứng dữ dội cho người Hồi Giáo. Hậu quả là sau đó, trụ sở của tờ báo này đã bị đốt, phải dời đến nơi khác để được cảnh sát bảo vệ. Vụ hỏa họan được điều tra đến hiện tại vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Thế mà hôm nay, tờ báo này là tiếp tục cho đăng hình biếm họa nhà tiên tri Mahomed, trong đó có hai bức nhà tiên tri này không có quần áo trên người..
Chính phủ Pháp đã có thái độ chính thức. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố : «Phản đối tất cả mọi khiêu khích, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm này ». Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault cho biết « không tán đồng mọi động thái quá trớn » và kêu gọi : « mỗi người nên tỏ ra có trách nhiệm ».
Về phía chức sắc Hồi Giáo tại Pháp, người đứng đầu đền thờ Hồi Giáo tại Paris Dalil Boukakeur cho biết : «Lấy làm ngạc nhiên, buồn bả và lo lắng khi biết việc đăng các bức ảnh này ». Người này cho rằng, sự việc có thể làm dữ dội hơn cơn phẩn nộ của người Hồi Giáo. Hội đồng tín ngưỡng Hồi Giáo tại Pháp (Tổ chức đại diện các cộng đồng Hồi Giáo ở Pháp) thì kêu gọi người Hồi Giáo tại pháp « không nhượng bộ trước khiêu khích ».
Về phần mình, Charlie Hebdo cho rằng, đó là quyền tự do ngôn luận. Giám đốc xuất bản của tờ báo lý luận : nếu đặt ra vấn đề có được phép vẻ tranh nhà tiên tri Mohamed trên báo hay không, thì sẽ dẫn đến câu hỏi : «Có được vẽ người Hồi Giáo trên báo hay không ? ». Theo ông, nếu như thế thì trên báo chí người ta sẽ không còn có thể vẽ gì nữa, và như thế thì « một nhúm người cực đoan đang khuấy động thế giới và ở Pháp sẽ chiến thắng ».
Dù đăng ảnh biếm họa với lý do gì, thì hậu quả cũng đã nhãn tiền, là người Hồi Giáo biểu tình ở Paris, lại còn hăm tiếp tục biểu tình, an ninh không chỉ được thắt chặt tại Pháp mà còn ở các cơ sở ngoại giao của Pháp trên thế giới.
Bisphénol A, thủ phạm của béo phì ?
Trong lĩnh vực y tế, Le Monde đăng bài : « Béo phì và rối loạn tâm lý ở tuổi trẻ : Bisphénol A bị điểm mặt ».
Lượng Bisphénol A trong nước tiểu cao và tình trạng béo phì ở người lớn đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan, thế nhưng một nghiên cứu mới cũng cho biết không chỉ ở người lớn mà còn ở cả trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện Mỹ và được công bố ngày hôm nay.
Nghiên cứu đã được thực hiên tren 2 838 người trong độ tuổi từ 6 đến 19. Kết quả cho thấy, ¼ các bé có nồng độ Bisphénol A trong nước tiểu cao nhất trong số này có nguy cơ béo phì cao gấp 2 lần so với ¼ các bé có nồng độ Bisphénol A trong nước tiểu thấp nhất trong số người nói trên.
Bên cạnh béo phì, các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, nồng độ Bisphénol A trong nước tiểu cao có thể làm gia tăng trạng thái lo lắng hay rối loạn tập trung của tuổi trẻ nói chung.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120919-nam-2030-indonesia-se-tro-thanh-cuong-quoc-kinh-te-thu-6-the-gioi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten