Kiến trúc sư Jean Nouvel và dự án Louvre tại Abu Dhabi (Reuters)
viện bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi do kiến trúc sư Jean Nouvel thiết kế.
Một viện bảo tàng mang dấu ấn của Pháp được xây giữa lòng biển cát sa mạc. Đó là dự án trao đổi văn hóa mà nước Pháp đã ký kết với các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Thỏa thuận hợp tác này kéo dài trong vòng 30 năm : công trình đầu tiên sẽ là Trong tháng này, Hội đồng hành pháp Abu Dhabi (tương đương với chính phủ) chính thức thông báo là viện bảo tàng Louvre sẽ được hoàn tất đúng thời hạn. Lễ khánh thành được dự trù vào giữa năm 2013. Với chi phí lên đến 85 triệu euros, viện bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi nằm trong một quần thể văn hóa bao gồm nhiều công trình xây dựng : trong đó có viện bảo tàng đương đại Guggenheim (do Frank Gehry thiết kế), bảo tàng lịch sử các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (Norman Fosteri), một trung tâm nghệ thuật biểu diễn (Zaha Hadid), viện bảo tàng hải dương (Tadao Ando), nhà hát lớn và một trường đại học.
Kể từ hơn hai năm nay, chính phủ Abu Dhabi đã bắt đầu sưu tầm và tìm mua các tác phẩm quý báu, có giá trị : hội họa, điêu khắc, trang trí, cổ vật chủ yếu từ thời kỳ Phục Hưng cho tới giai đoạn Tân cổ điển, nhưng thư mục của viện bảo tàng này còn được mở rộng cho thời cổ đại Hy-La. Các bảo vật mà Abu Dhabi đang sở hữu tạo nên bộ sưu tập thường trực đầu tiên. Dựa theo thỏa thuận hợp tác giữa nước Pháp và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, viện bảo tàng Louvre tại thủ đô Paris sẽ cho mượn nhiều tác phẩm tùy theo chủ đề của các cuộc triển lãm định kỳ.
Riêng về cấu trúc của viện bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi, ngay từ đầu các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã hưởng ứng dự án của kiến trúc sư Jean Nouvel. Tòa nhà mà ông đã thiết kế cho bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi trông rất hiện đại, lối cấu trúc của nó tương phản hẳn với các cổ vật sắp được trưng bày tại đây trong tương lai. Viện bảo tàng Louvre tại Paris càng nguy nga trong chi tiết, tráng lệ trong tầm cỡ bao nhiêu, thì Louvre tại Abu Dhabi lại thông thoáng trong đường nét, cấu trúc tối thiểu mà sắp đặt tinh tế. Bề ngoài của tòa nhà trông mềm mại tròn trịa, nhưng không gian bên trong lại vuông vức theo lôgíc hình học.
Công trình xây dựng bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi đánh dấu 40 năm thành công sự nghiệp của ông Jean Nouvel, bởi vì ông vào nghề kiến trúc vào năm 1972. Trước khi thiết kế dự án này, kiến trúc sư Jean Nouvel từng rất nổi danh với một loạt công trình xây dựng nổi tiếng, trong đó có Viện Thế giới Ả rập (Institut du Monde Arabe – IMA) và viện bảo tàng Nghệ thuật Nguyên thủy Quai Branly. Cả hai công trình này đều nằm tại Paris và từng giúp cho kiến trúc sư này đoạt nhiều giải thưởng lớn, kể cả quốc gia lẫn quốc tế.
Sinh năm 1945 trong một gia đình nhà giáo ở vùng Lot et Garonne, ông Jean Nouvel từ thời còn nhỏ đã đam mê hội họa. Do có năng khiếu vẽ nên ông nuôi mộng trở thành họa sĩ, nhưng bố mẹ lại khuyên ông nên đi theo ngành kiến trúc. Phần lớn cũng vì ông trưởng thành vào lúc ngành kiến trúc xây dựng rất được trọng dụng, thời mà nước Pháp đang phát triển ngay sau giai đoạn tái thiết hậu chiến (Đệ nhị Thế chiến).
Vâng lời cha mẹ, ông Jean Nouvel theo học Trường Mỹ thuật ở thành phố Bordeaux. Sau khi tốt nghiệp, ông thi vào Trường cao đẳng Mỹ thuật Paris, dọn lên thủ đô để sinh sống. Tầm sư học đạo, ông về làm trợ tá cho hai kiến trúc sư Claude Parent và Paul Virilio. Năm 21 tuổi, ông đồng sáng lập phong trào mang tên Tháng Ba năm 1976 (Mars 1976), mà chủ trương vẫn là thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của kiến trúc sư bậc thầy Le Corbusier. Trong thời gian này ông Jean Nouvel tham gia vào khá nhiều cuộc tranh luận liên quan tới việc thay đổi cách tiếp cận với kiến trúc hiện đại.
Trong bản tuyên ngôn (Charte d’Athènes), kiến trúc sư Le Corbusier chọn sự tiện dụng làm tiêu chuẩn cho ngành kiến trúc, ông chủ trương một lối xây dựng tiện lợi để phục vụ cho nhu cầu con người. Còn ông Jean Nouvel thì quan niệm khác hẳn, ông nghĩ rằng kiến trúc cần sự ‘‘linh hoạt và sinh động’’, có thể biến chuyển thích nghi theo sinh hoạt và nếp sống.
Bảo tàng Nghệ thuật Nguyên thủy Quai Branly toạ lạc ở quận 7 và Viện Thế giới Ả Rập ở quận 5 thủ đô Paris, có thể minh họa cho khái niệm linh hoạt và sinh động. Cũng như kim tự tháp bằng thủy tinh bảo tàng Louvre, cả hai công trình này tiêu biểu cho lối kiến trúc hiện đại của Paris. Quai Branly được lồng vào một không gian đầy cây xanh, và đặc biệt hơn nữa là Góc vườn treo thẳng đứng ở khuôn viên mặt tiền. "Góc vườn thẳng đứng" thật ra là những bức tường thảo mộc, lợp đầy những khóm cây và bụi cỏ. Cây cỏ được sắp đặt bố trí tựa như họa tiết của một tấm thảm, tùy theo mùa mà thay đổi sắc màu.
Còn Viện Thế giới Ả Rập là một tòa nhà vuông vức bao bọc bằng kim loại và thủy tinh. Nơi đây vừa là một viện bảo tàng, vừa là một không gian bao gồm cả quán ăn, thư viện và hiệu sách. Phía bắc của tòa nhà hướng nhìn về sông Seine, còn phía nam gợi hứng từ nghệ thuật điêu khắc Ả rập, sắp đặt ở mặt tiền hàng trăm bức màn sáo gỗ hình vuông (moucharabieh).
Mỗi bức sáo gỗ thật ra là một cửa sổ có gắn hệ thống tự điều chỉnh ánh sáng. Vào ban mai, khi ánh nắng vẫn còn yếu ớt, thì mỗi cửa sổ tự động mở to ra như ống kính máy chụp ảnh và như vậy nhiều ánh sáng có thể lọt vào bên trong tòa nhà. Đến giữa trưa, khi ánh nắng chói chang, thì cửa sổ tự động thu hẹp lại, để cho vừa đủ ánh sáng lọt vào bên trong, thoải mái cho người ngồi đọc sách nơi thư viện. Những cánh cửa sổ điều sáng ấy giúp cho công trình này trở nên sinh động : một tòa nhà bằng thủy tinh nhưng lại thông minh.
Từ khi vào nghề cho tới nay, ông Jean Nouvel đã đoạt nhiều giải thưởng lớn của ngành kiến trúc quốc tế, trong đó có giải Aga Khan 1987 (trao tặng cho công trình Institut du Monde Arabe - Viện Thế giới Ả rập), giải nhất năm 2000 nhân kỳ Biennale de Venise, giải Nghệ thuật Wolf năm 2005, và nhất là giải thưởng Pritzker năm 2008, tương đương với giải Nobel của ngành kiến trúc. Đây là lần thứ nhì, một người Pháp đoạt giải Pritzker. Trên bảng vàng của giải Nobel kiến trúc, các tác giả Anh Mỹ từ trước tới nay vẫn luôn chiếm thế thượng phong. Trong lần trả lời phỏng vấn gần đây ban tiếng Pháp đài RFI, ông Jean Nouvel nói về ý nghĩa của các giải thưởng quốc tế đối với ông, và cũng như chủ trương chống lại điều mà ông gọi là ngành kiến trúc theo công thức.
Điều quan trọng là qua các giải thưởng này, quốc tế đã công nhận một lối suy nghĩ, một tư duy kiến trúc. Theo tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc các nhà quy hoạch đô thị nên ngưng lối xây dựng theo công thức, nên dừng lại lối kiến trúc rập khuôn, khiến cho các thành phố rất giống nhau, từ cách xây nhà cao tầng cho đến các trung tâm thương mại. Mỗi lần tôi có dịp đi ra nước ngoài, đi công tác hay đi vì có công việc riêng, thì tôi vẫn thường dành thời gian để quan sát những nơi mà tôi ghé chân qua. Tại các đô thị không ngừng phát triển trong những thập niên gần đây, tôi có cảm tưởng là người ta xây cất giống hệt nhau, như thể các thành phố chỉ được quy hoạch một cách máy móc, theo cùng một kiểu. Đặc biệt là các khu trung tâm thành phố, các trục lộ chính thường có những mặt tiền giống như nhau, khác hay chăng là ở trong độ cao thấp của các tầng nhà, và cách sử dụng chất liệu và màu sắc. Tôi có cảm tưởng là người ta sử dụng cùng một sơ đồ công nghiệp, cách thiết kế do máy điện toán làm ra, rồi sau đó người ta sửa đổi các tiêu chuẩn tùy theo nhu cầu.
Trong các bài tham luận viết trong thời gian gần đây, kiến trúc sư Jean Nouvel thường nhắc đến tính quy mô của các công trình xây cất, càng lúc càng đồ sộ. Các đề án xây dựng thường được thiết kế bởi các văn phòng quốc tế về kiến trúc, hiệu quả nhờ cách làm việc theo ê-kíp, nhưng dường như lại mất đi phần nào tính sáng tạo cá nhân. Theo ông Jean Nouvel, ngành kiến trúc đã vào thời kỳ toàn cầu hóa :
Từ trước tới nay, tôi vẫn có chủ trương chống lại điều mà tôi gọi là sự toàn cầu hóa của kiến trúc. Ta không thể nào xây cất theo cùng một công thức chỉ vì sự tiện lợi và thực dụng. Theo tôi thì mỗi dự án kiến trúc, cỡ nhỏ hay cỡ lớn đều đòi hỏi sự suy nghĩ, một cách tiếp cận khác nhau. Công việc nếu không nói là vai trò của một nhà kiến trúc là thử có một tầm nhìn, thử tưởng tượng ra một công trình xây dựng : đó có thể là một tòa nhà, một viện bảo tàng, một góc phố hay thậm chí một đô thị. Dĩ nhiên là kiến trúc sư này phải cân nhắc đắn đo, tính đến bối cảnh cũng như môi trường, dự phóng những tác động qua lại giữa dự án xây dựng và nếp sống của người dân sống tại chỗ. Dân cư của mỗi miền, mỗi nước thường có những nếp sinh hoạt khác nhau. Vì thế cho nên, theo tôi nghĩ việc lặp đi lặp lại một công thức hàm chứa nhiều điều không ổn, bất cập, cho dù công thức đó đã từng đem lại nhiều hiệu quả.
Nhìn vào bảng vàng của các giải thưởng lớn của ngành kiến trúc, các tên tuổi Anh Mỹ thường hiện diện đông đảo hơn và như vậy giành ưu thế so với các quốc gia khác. Vậy thì phải chăng người Pháp không năng nổ sáng tạo bằng các đồng nghiệp Anh Mỹ trong lãnh vực kiến trúc hiện đại. Ông Jean Nouvel nhận xét :
Tôi nghĩ điều đó không tùy thuộc vào quốc tịch mà chủ yếu là do trào lưu tư tưởng. Có thể nói là cách đây 15 năm, trường phái hậu hiện đại là một phong trào thời thượng trong ngành kiến trúc quốc tế. Khá nhiều tên tuổi của làng kiến trúc Anh Mỹ đều xuất thân từ trường phái này. Điều đó có thể giải thích vì sao trong giai đoạn cực thịnh của trào lưu này, các giải thưởng lớn đều về tay các kiến trúc sư Anh Mỹ. Giờ đây thì ngành kiến trúc đã chuyển sang một giai đoạn khác, thời mà người ta ý thức rằng kiến trúc không đơn thuần là thiết kế mặt tiền, kiến trúc cũng không đơn thuần phải là một cách diễn giải hay đọc lại lịch sử (của ngành kiến trúc), bằng cách đoạn tuyệt hay đối nghịch với những gì đã làm. Một số tác giả thời nay quan niệm rằng : kiến trúc gắn liền với mô hình xã hội. Nếu có thay đổi thì không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải có thích nghi dần dần với nếp sống sinh hoạt. Việc trùng tu hay hiện đại hóa bằng cách mở rộng đô thị cũng vậy : ta nên dựa vào những gì đã có để nuôi dưỡng những dự án tương lai, và ngược lại dùng công nghệ tân kỳ hiện đại để làm giàu cho quá khứ.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120907-jean-nouvel-nha-kien-truc-bao-tang-louvre-tai-abu-dhabi
Kể từ hơn hai năm nay, chính phủ Abu Dhabi đã bắt đầu sưu tầm và tìm mua các tác phẩm quý báu, có giá trị : hội họa, điêu khắc, trang trí, cổ vật chủ yếu từ thời kỳ Phục Hưng cho tới giai đoạn Tân cổ điển, nhưng thư mục của viện bảo tàng này còn được mở rộng cho thời cổ đại Hy-La. Các bảo vật mà Abu Dhabi đang sở hữu tạo nên bộ sưu tập thường trực đầu tiên. Dựa theo thỏa thuận hợp tác giữa nước Pháp và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, viện bảo tàng Louvre tại thủ đô Paris sẽ cho mượn nhiều tác phẩm tùy theo chủ đề của các cuộc triển lãm định kỳ.
Riêng về cấu trúc của viện bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi, ngay từ đầu các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã hưởng ứng dự án của kiến trúc sư Jean Nouvel. Tòa nhà mà ông đã thiết kế cho bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi trông rất hiện đại, lối cấu trúc của nó tương phản hẳn với các cổ vật sắp được trưng bày tại đây trong tương lai. Viện bảo tàng Louvre tại Paris càng nguy nga trong chi tiết, tráng lệ trong tầm cỡ bao nhiêu, thì Louvre tại Abu Dhabi lại thông thoáng trong đường nét, cấu trúc tối thiểu mà sắp đặt tinh tế. Bề ngoài của tòa nhà trông mềm mại tròn trịa, nhưng không gian bên trong lại vuông vức theo lôgíc hình học.
Công trình xây dựng bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi đánh dấu 40 năm thành công sự nghiệp của ông Jean Nouvel, bởi vì ông vào nghề kiến trúc vào năm 1972. Trước khi thiết kế dự án này, kiến trúc sư Jean Nouvel từng rất nổi danh với một loạt công trình xây dựng nổi tiếng, trong đó có Viện Thế giới Ả rập (Institut du Monde Arabe – IMA) và viện bảo tàng Nghệ thuật Nguyên thủy Quai Branly. Cả hai công trình này đều nằm tại Paris và từng giúp cho kiến trúc sư này đoạt nhiều giải thưởng lớn, kể cả quốc gia lẫn quốc tế.
Sinh năm 1945 trong một gia đình nhà giáo ở vùng Lot et Garonne, ông Jean Nouvel từ thời còn nhỏ đã đam mê hội họa. Do có năng khiếu vẽ nên ông nuôi mộng trở thành họa sĩ, nhưng bố mẹ lại khuyên ông nên đi theo ngành kiến trúc. Phần lớn cũng vì ông trưởng thành vào lúc ngành kiến trúc xây dựng rất được trọng dụng, thời mà nước Pháp đang phát triển ngay sau giai đoạn tái thiết hậu chiến (Đệ nhị Thế chiến).
Vâng lời cha mẹ, ông Jean Nouvel theo học Trường Mỹ thuật ở thành phố Bordeaux. Sau khi tốt nghiệp, ông thi vào Trường cao đẳng Mỹ thuật Paris, dọn lên thủ đô để sinh sống. Tầm sư học đạo, ông về làm trợ tá cho hai kiến trúc sư Claude Parent và Paul Virilio. Năm 21 tuổi, ông đồng sáng lập phong trào mang tên Tháng Ba năm 1976 (Mars 1976), mà chủ trương vẫn là thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của kiến trúc sư bậc thầy Le Corbusier. Trong thời gian này ông Jean Nouvel tham gia vào khá nhiều cuộc tranh luận liên quan tới việc thay đổi cách tiếp cận với kiến trúc hiện đại.
Trong bản tuyên ngôn (Charte d’Athènes), kiến trúc sư Le Corbusier chọn sự tiện dụng làm tiêu chuẩn cho ngành kiến trúc, ông chủ trương một lối xây dựng tiện lợi để phục vụ cho nhu cầu con người. Còn ông Jean Nouvel thì quan niệm khác hẳn, ông nghĩ rằng kiến trúc cần sự ‘‘linh hoạt và sinh động’’, có thể biến chuyển thích nghi theo sinh hoạt và nếp sống.
Bảo tàng Nghệ thuật Nguyên thủy Quai Branly toạ lạc ở quận 7 và Viện Thế giới Ả Rập ở quận 5 thủ đô Paris, có thể minh họa cho khái niệm linh hoạt và sinh động. Cũng như kim tự tháp bằng thủy tinh bảo tàng Louvre, cả hai công trình này tiêu biểu cho lối kiến trúc hiện đại của Paris. Quai Branly được lồng vào một không gian đầy cây xanh, và đặc biệt hơn nữa là Góc vườn treo thẳng đứng ở khuôn viên mặt tiền. "Góc vườn thẳng đứng" thật ra là những bức tường thảo mộc, lợp đầy những khóm cây và bụi cỏ. Cây cỏ được sắp đặt bố trí tựa như họa tiết của một tấm thảm, tùy theo mùa mà thay đổi sắc màu.
Còn Viện Thế giới Ả Rập là một tòa nhà vuông vức bao bọc bằng kim loại và thủy tinh. Nơi đây vừa là một viện bảo tàng, vừa là một không gian bao gồm cả quán ăn, thư viện và hiệu sách. Phía bắc của tòa nhà hướng nhìn về sông Seine, còn phía nam gợi hứng từ nghệ thuật điêu khắc Ả rập, sắp đặt ở mặt tiền hàng trăm bức màn sáo gỗ hình vuông (moucharabieh).
Mỗi bức sáo gỗ thật ra là một cửa sổ có gắn hệ thống tự điều chỉnh ánh sáng. Vào ban mai, khi ánh nắng vẫn còn yếu ớt, thì mỗi cửa sổ tự động mở to ra như ống kính máy chụp ảnh và như vậy nhiều ánh sáng có thể lọt vào bên trong tòa nhà. Đến giữa trưa, khi ánh nắng chói chang, thì cửa sổ tự động thu hẹp lại, để cho vừa đủ ánh sáng lọt vào bên trong, thoải mái cho người ngồi đọc sách nơi thư viện. Những cánh cửa sổ điều sáng ấy giúp cho công trình này trở nên sinh động : một tòa nhà bằng thủy tinh nhưng lại thông minh.
Từ khi vào nghề cho tới nay, ông Jean Nouvel đã đoạt nhiều giải thưởng lớn của ngành kiến trúc quốc tế, trong đó có giải Aga Khan 1987 (trao tặng cho công trình Institut du Monde Arabe - Viện Thế giới Ả rập), giải nhất năm 2000 nhân kỳ Biennale de Venise, giải Nghệ thuật Wolf năm 2005, và nhất là giải thưởng Pritzker năm 2008, tương đương với giải Nobel của ngành kiến trúc. Đây là lần thứ nhì, một người Pháp đoạt giải Pritzker. Trên bảng vàng của giải Nobel kiến trúc, các tác giả Anh Mỹ từ trước tới nay vẫn luôn chiếm thế thượng phong. Trong lần trả lời phỏng vấn gần đây ban tiếng Pháp đài RFI, ông Jean Nouvel nói về ý nghĩa của các giải thưởng quốc tế đối với ông, và cũng như chủ trương chống lại điều mà ông gọi là ngành kiến trúc theo công thức.
Điều quan trọng là qua các giải thưởng này, quốc tế đã công nhận một lối suy nghĩ, một tư duy kiến trúc. Theo tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc các nhà quy hoạch đô thị nên ngưng lối xây dựng theo công thức, nên dừng lại lối kiến trúc rập khuôn, khiến cho các thành phố rất giống nhau, từ cách xây nhà cao tầng cho đến các trung tâm thương mại. Mỗi lần tôi có dịp đi ra nước ngoài, đi công tác hay đi vì có công việc riêng, thì tôi vẫn thường dành thời gian để quan sát những nơi mà tôi ghé chân qua. Tại các đô thị không ngừng phát triển trong những thập niên gần đây, tôi có cảm tưởng là người ta xây cất giống hệt nhau, như thể các thành phố chỉ được quy hoạch một cách máy móc, theo cùng một kiểu. Đặc biệt là các khu trung tâm thành phố, các trục lộ chính thường có những mặt tiền giống như nhau, khác hay chăng là ở trong độ cao thấp của các tầng nhà, và cách sử dụng chất liệu và màu sắc. Tôi có cảm tưởng là người ta sử dụng cùng một sơ đồ công nghiệp, cách thiết kế do máy điện toán làm ra, rồi sau đó người ta sửa đổi các tiêu chuẩn tùy theo nhu cầu.
Trong các bài tham luận viết trong thời gian gần đây, kiến trúc sư Jean Nouvel thường nhắc đến tính quy mô của các công trình xây cất, càng lúc càng đồ sộ. Các đề án xây dựng thường được thiết kế bởi các văn phòng quốc tế về kiến trúc, hiệu quả nhờ cách làm việc theo ê-kíp, nhưng dường như lại mất đi phần nào tính sáng tạo cá nhân. Theo ông Jean Nouvel, ngành kiến trúc đã vào thời kỳ toàn cầu hóa :
Từ trước tới nay, tôi vẫn có chủ trương chống lại điều mà tôi gọi là sự toàn cầu hóa của kiến trúc. Ta không thể nào xây cất theo cùng một công thức chỉ vì sự tiện lợi và thực dụng. Theo tôi thì mỗi dự án kiến trúc, cỡ nhỏ hay cỡ lớn đều đòi hỏi sự suy nghĩ, một cách tiếp cận khác nhau. Công việc nếu không nói là vai trò của một nhà kiến trúc là thử có một tầm nhìn, thử tưởng tượng ra một công trình xây dựng : đó có thể là một tòa nhà, một viện bảo tàng, một góc phố hay thậm chí một đô thị. Dĩ nhiên là kiến trúc sư này phải cân nhắc đắn đo, tính đến bối cảnh cũng như môi trường, dự phóng những tác động qua lại giữa dự án xây dựng và nếp sống của người dân sống tại chỗ. Dân cư của mỗi miền, mỗi nước thường có những nếp sinh hoạt khác nhau. Vì thế cho nên, theo tôi nghĩ việc lặp đi lặp lại một công thức hàm chứa nhiều điều không ổn, bất cập, cho dù công thức đó đã từng đem lại nhiều hiệu quả.
Nhìn vào bảng vàng của các giải thưởng lớn của ngành kiến trúc, các tên tuổi Anh Mỹ thường hiện diện đông đảo hơn và như vậy giành ưu thế so với các quốc gia khác. Vậy thì phải chăng người Pháp không năng nổ sáng tạo bằng các đồng nghiệp Anh Mỹ trong lãnh vực kiến trúc hiện đại. Ông Jean Nouvel nhận xét :
Tôi nghĩ điều đó không tùy thuộc vào quốc tịch mà chủ yếu là do trào lưu tư tưởng. Có thể nói là cách đây 15 năm, trường phái hậu hiện đại là một phong trào thời thượng trong ngành kiến trúc quốc tế. Khá nhiều tên tuổi của làng kiến trúc Anh Mỹ đều xuất thân từ trường phái này. Điều đó có thể giải thích vì sao trong giai đoạn cực thịnh của trào lưu này, các giải thưởng lớn đều về tay các kiến trúc sư Anh Mỹ. Giờ đây thì ngành kiến trúc đã chuyển sang một giai đoạn khác, thời mà người ta ý thức rằng kiến trúc không đơn thuần là thiết kế mặt tiền, kiến trúc cũng không đơn thuần phải là một cách diễn giải hay đọc lại lịch sử (của ngành kiến trúc), bằng cách đoạn tuyệt hay đối nghịch với những gì đã làm. Một số tác giả thời nay quan niệm rằng : kiến trúc gắn liền với mô hình xã hội. Nếu có thay đổi thì không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải có thích nghi dần dần với nếp sống sinh hoạt. Việc trùng tu hay hiện đại hóa bằng cách mở rộng đô thị cũng vậy : ta nên dựa vào những gì đã có để nuôi dưỡng những dự án tương lai, và ngược lại dùng công nghệ tân kỳ hiện đại để làm giàu cho quá khứ.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120907-jean-nouvel-nha-kien-truc-bao-tang-louvre-tai-abu-dhabi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten