LHQ chọn VN là nơi đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình

Việt Nam vừa được chọn là một trong bốn nước ở Đông Nam Á để đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Khóa đào tạo đầu tiên dự kiến được tổ chức cuối năm 2018, theo Vietnam News.Quyết định này được Liên Hợp Quốc công bố vào ngày 25/6 sau khi kiểm tra các cơ sở đào tạo trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ sang Nam Sudan
Tính sẵn sàng của sỹ quan Quân đội VN 'rất cao’
Canada và VN có thể bàn Biển Đông và nhân quyền
Ba quốc gia khác là Campuchia, Indonesia và Thái Lan.
Việc lựa chọn Việt Nam thể hiện Liên Hiệp Quốc đánh giá cao các cam kết và đóng góp của Việt Nam đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này, Vietnam News cho hay.
Việt Nam đang chuẩn bị để xây dựng bệnh viện dã chiến cấp hai tại Nam Sudan.
Đến nay, Việt Nam đã cử 20 sỹ quan làm việc cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, trong đó có một nữ sỹ quan.

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem
‘Năng lực chuyên môn sĩ quan quân đội VN rất tốt’
Tin liên quan
- Video ‘Năng lực chuyên môn sĩ quan quân đội VN rất tốt’
- Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ triển khai ở Nam Sudan
- Tính sẵn sàng của sỹ quan Quân đội VN 'rất cao’
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44624876
Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ triển khai ở Nam Sudan

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình của Quân đội Việt Nam sẽ tiếp quản bệnh viện dã chiến tại Nam Sudan từ Anh Quốc vào mùa Xuân năm 2018, theo một trang web về chính trị quốc tế.
Dù Việt Nam chỉ tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc từ 2014, Hà Nội từ lâu đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc này trong những đóng góp cho cộng đồng quốc tế, theo tác giả Prashanth Parameswaran viết trên trang The Diplomat hôm 09/01/2018.Hôm 5/1, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (thành lập năm 2013 thuộc Bộ Quốc phòng) được nâng cấp thành Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam. Tổ công tác liên ngành về gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc cũng được chuyển giao từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Quốc phòng.
Nữ Bộ trưởng Nhật từ chức và trả lại lương tháng
TQ đưa quân sang căn cứ quân sự Djibouti
Trump: 'Đã đến lúc LHQ phải cải cách'
Mỹ cắt 285 triệu đô ngân sách cho LHQ
Tác giả Parameswaran cũng nói đến quá trình Việt Nam hợp tác quốc phòng với các đối tác chủ chốt để tạo ra tiến triển trong năm nay cho sự tham gia vào chương trình gìn giữ hòa bình của LHQ.
"Đến nay, khoảng 20 sỹ quan quân đội Việt Nam đã được cử đi làm nhiệm vụ tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Việt Nam đã cử sỹ quan nữ đầu tiên vào lực lượng này vào tháng 10 năm ngoái, và trong vài tháng trở lại đây, trọng tâm công việc là chuẩn bị triền khai nhóm nhân viên y tế và kỹ sư quân sự tại Nam Sudan, dự kiến sẽ được thành lập trong thời gian tới."
"Theo dự tính từ trước như một phần của quy trình bổ nhiệm và thay đổi cơ cấu lãnh đạo, vai trò phụ trách nhóm công tác liên ngành của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ cũng được chuyển giao từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Quốc phòng."

Sự hỗ trợ của Anh
Được biết từ mấy năm qua, Anh Quốc đã hỗ trợ nhiều và ngay từ đầu cho Việt Nam trong công tác này.Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam
EU tiếp xúc xã hội dân sự Việt Nam
Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh
Ông Jonathan Allen, Phó đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc được trang web của chính phủ Anh trích lời nói về các chiến dịch gìn giữ hòa bình trên thế giới của nước này:

Vẫn theo đại sứ Allen thì "thông qua công tác triển khai gìn giữ hòa bình, Anh Quốc "hợp tác với Việt Nam, Hoa Kỳ và Úc để cung cấp dịch vụ bệnh viện dã chiến tại Bentiu, Nam Sudan cho các quân nhân gìn giữ hòa bình tại đó".
Vẫn Bộ Ngoại giao Anh trong bài hồi tháng 11/2017 xác nhận Anh Quốc sẽ giúp Việt Nam "tiếp quản" bệnh viện dã chiến" từ Anh trong năm sau.

Hồi tháng 8/2017, một nhóm công tác từ Trung đoàn quân y số 2 của Lục quân Hoàng gia Anh Quốc đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Gìn giữ Hòa bình thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trong lễ ra mắt Trung tâm Gìn giữ Hòa bình tại Hà Nội hồi tháng 5/2014, bà Ameerah Haq, Phó Tổng thư ký LHQ chúc mừng hai sỹ quan Trần Nam Ngạn và Mạc Đức Trọng trước khi họ sang Nam Sudan làm sỹ quan liên lạc trong Lực lượng Gìn giữ Hòa bình tại đây.

Hiện nay, từ châu Á, cả Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia...đều đóng góp quân gìn giữ hòa bình cho LHQ ở Nam Sudan.
Nhưng việc điều khiển quân gìn giữ hòa bình ra nước ngoài cũng không đơn giản và có thể gây ra các vấn đề cho chính trị gia nước cử đi.
Hồi tháng 7/2017, bà Tomomi Inada đã phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản do bị cáo buộc giấu các văn bản gây tranh cãi về xử lý dữ liệu về sự thương vong của quân Nhật trong lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.
Tin liên quan
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42648711
Geen opmerkingen:
Een reactie posten