woensdag 27 juni 2018

Phúc trình Ma túy Thế giới 2018 do Văn phòng Liên hiệp quốc về Ma túy và Tội phạm công bố, mức sản xuất ma túy toàn cầu tăng 65% lên đến 10.500 tấn (hơn 1.400 tấn cô-ca-in) từ năm 2016 đến 2017.

Sản xuất ma túy toàn cầu lên đến mức kỷ lục

Ma túy chở trong xe SUV bị tịch thu gần Ensenada, Baja California, Mexico, ảnh do Ủy ban An ninh Quốc gia Mexico công bố ngày 25/1/2018.
Một phúc trình của Liên hiệp quốc cảnh báo là mức sản xuất chất cô-ca-in và thuốc phiện đã đạt mức phá kỷ lục giữa lúc thị trường của các chất này và những chất ma túy bất hợp pháp khác đang mở rộng.
Theo Phúc trình Ma túy Thế giới 2018 do Văn phòng Liên hiệp quốc về Ma túy và Tội phạm công bố, mức sản xuất ma túy toàn cầu tăng 65% lên đến 10.500 tấn từ năm 2016 đến 2017, và trong năm 2017, hơn 1.400 tấn cô-ca-in được sản xuất trên toàn thế giới, mức cao nhất được ghi nhận từ trước tới nay.
Phúc trình cho biết hầu hết lượng cô-ca-in trên thế giới đến từ Colombia và được bán tại Bắc Mỹ. Phúc trình cũng nói châu Phi và châu Á là những trung tâm mới nổi về buôn lậu và tiêu thụ. Phúc trình cho biết thuốc phiện được sản xuất chính yếu tại Afghanistan, và chuyển theo con đường Balkan đến Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Âu.
Giám đốc Hoạt vụ của Văn phòng Liên hiệp quốc về Ma túy và Tội phạm Miwa Kato nói với Đài VOA là cuộc khủng hoảng opioid ngày càng tăng, nghĩa là các loại thuốc phải có toa lại dùng cho những mục đích phi y tế, đang trở nên một mối đe dọa chính cho sức khỏe người dân và cho các nhân viên thi hành công lực trên toàn cầu.
Ông Cato nói:
“Chất opioid hiện là nguyên nhân của ba phần tư các trường hợp tử vong có liên hệ đến nghiện ngập. Do đó đây là một mối quan ngại trong bối cảnh của Bắc Mỹ, nơi truyền thông chú trọng đến nhiều, cũng như tại phần lớn các quốc gia châu Phi và một phần châu Á, nơi chúng ta cũng chứng kiến những vấn đề tương tự.”
Phúc trình cho biết có khoảng 275 triệu người tuổi từ 15 đến 64 dùng các chất gây nghiện bất hợp pháp ít nhất một lần trong năm ngoái và gần một triệu rưỡi người chết vì lạm dụng ma túy. Ông Kato nói con số thực sự những người sử dụng và số tử vong chắc chắc là cao hơn.
Phúc trình nói cần sa là một chất gây nghiện được tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2016. Phúc trình cho biết là hiện còn quá sớm để biết được ảnh hưởng của việc hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa để giải trí.
Tuy nhiên phúc trình chỉ ra rằng dữ liệu từ Colorado, một trong những tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ hợp pháp hóa cần sa, cho thấy có sự gia tăng nhập viện để cấp cứu do bị trúng độc vì cần sa và gia tăng các tai nạn giao thông và tử vong.

https://www.voatiengviet.com/a/san-xuat-ma-tuy-toan-cau-len-den-muc-ky-luc/4455914.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten