Lao kháng thuốc : Tìm hiểu căn bệnh và cách đối trị
Lây nhiễm đến gần 10 triệu người và khiến gần 1,5 triệu người chết trên thế giới hàng năm, bệnh lao vẫn là một trong các căn bệnh đáng sợ đối với nhân loại. (DR)
Để chuyển đến quý thính giả một số hiểu biết cơ bản về bệnh lao, đặc biệt là bệnh lao kháng thuốc, tạp chí Y học của RFI đặt câu hỏi với Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, trưởng Bộ môn Sinh lý học - Thăm dò chức năng thuộc bệnh viện Cochin (Paris), kiêm giáo sư Université Paris Descartes. Sau đây là phấn phỏng vấn Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn.
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn lưu ý bệnh lao là một trong các bệnh thông thường nhất. Theo một số thống kê gần đây của Liên Hiệp Quốc, 1/3 nhân loại đang hoặc đã bị nhiễm vi trùng lao. Lao là loại vi trùng rất dễ lây lan. Dù bệnh lao không còn gây tử vong ở mức độ rất cao như xưa nữa, nhưng vẫn còn là nguyên nhân tử vong lớn.
Để trị vi trùng lao, hai loại thuốc kháng sinh hay trụ sinh thường được sử dụng là isoniazide và rifampicine. Hiện tượng « lao kháng thuốc » (multirésistance - MDR) có nghĩa là hai loại thuốc trên không còn hiệu quả để khắc phục được loại vi trùng lao này. Bên cạnh lao kháng thuốc, còn có trường hợp ít hơn về số lượng, nhưng đáng lo ngại hơn là « lao đa đề kháng » (ultrarésistance - XDR), có nghĩa là loại vi trùng này không những kháng lại hai thuốc kể trên, mà kháng cả nhiều loại thuốc khác tương đối mạnh hơn. Dĩ nhiên, lao đa đề kháng nguy hiểm hơn lao kháng thuốc nhiều.
BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Vấn đề kháng thuốc của một con vi trùng với thuốc trụ sinh là điều thường gặp phải với các bệnh nhiễm trùng nói chung. Các bác sĩ thường khuyến cáo nên dùng thuốc đúng lúc và đúng liều. Đúng lúc : chỉ dùng khi cần. Đúng liều : liều đủ mạnh để khắc phục hoàn toàn các vi trùng.
Kháng sinh là thuốc ức chế men của vi trùng, là con đường khiến vi trùng sinh sôi này nở. Riêng đối với vi trùng lao, thuốc kháng sinh cùng lúc phải ức chế hai, ba hoặc nhiều chất men, chứ không chỉ một men như đối với các vi trùng thông thường khác. Vì thế, trong một chương trình bài trừ lao, thì ngay lúc đầu, chúng ta cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, để bảo đảm được việc ức chế cơ cấu sinh sôi nảy nở của vi trùng.
Nếu không áp dụng đúng chuyện đó, mà chỉ dùng một loại thuốc, hay tuy dùng nhiều loại thuốc, nhưng bệnh nhân quên uống thuốc hoặc quên uống đủ liều, thì có một số vi trùng thoát được khỏi sự tấn công của các thuốc, và tiếp tục tồn tại trong cơ thể. Bên cạnh đó, các men của vi trùng lại có khả năng biến dạng so với thuốc, nên một khi vi trùng đã biến dạng rồi, thì thuốc không còn tác dụng. Đó là con đường dẫn đến việc xuất hiện các vi trùng kháng thuốc (MDR).
Việc xuất hiện vi trùng lao đa đề kháng (XDR), tức là kháng lại nhiều thuốc kháng sinh là việc đáng lo ngại. Vì ngày nào tồn tại loại vi trùng mà không thuốc trụ sinh nào tiêu diệt được, thì nó có thể là nguy cơ đe dọa cho cả nhân loại.
(…) Hiện nay, các tổ chức y tế quốc tế đã lập ra các bệnh viên chuyên để phát hiện các trường hợp đa đề kháng. Một khi phát hiện được một giống lao đa đề kháng, sẽ áp dụng các loại kháng sinh vốn được dự trữ riêng để dùng trị những loại vi trùng này.
Các vi trùng đa đề kháng không mạnh hơn là vi trùng bình thường. Chúng chỉ trở nên hết sức nguy hiểm, do « lờn » thuốc (các thuốc thông thường). Chính vì vậy, cần phải phát hiện rất sớm các trường hợp này và tiến hành điều trị bằng các thuốc kháng sinh đặc trị tương ứng.
(…) Bên cạnh việc chú ý đến các trường hợp lao kháng thuốc và đa đề kháng, cần quan tâm trước hết đến các ca bệnh lao thông thường. Hiện tại, chúng ta chưa có được một loại thuốc ngừa lao thực sự hữu hiệu. Cho nên, tuy đã trích ngừa/tiêm chủng, vẫn nên cảnh giác trước nguy cơ bị nhiễm. Ví dụ như giữ các thói quen vệ sinh, như rửa tay… để tránh bị nhiễm vi trùng từ những người mang vi trùng. Phải chẩn bệnh nghiêm túc đối với những người có khả năng bị lao. Và khi mắc bệnh, thì phải điều trị đúng theo quy trình. Nếu làm được đúng theo những điều này, thì lao kháng thuốc, ít có nguy cơ tăng trưởng như chúng ta thấy hiện nay.
BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Mới đây các bác sĩ ở Viện Pasteur thành phố Lille đã chứng minh rằng : vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis), tác nhân của phần lớn trường hợp nhiễm lao hiện nay, thuộc về một gia đình các vi trùng lao lớn hơn, trong đó có một loại mang tên Mycobacterium canettii (M. canettii). Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù loại M. canettii xuất hiện trước, nhưng đến hiện nay, thì số lượng của loại này ít hơn loại M. tuberculosis.
Các bác sĩ ở Viện Pasteur thành phố Lille rút ra kết luận là, sở dĩ vi trùng M. tuberculosis phát triển mạnh, là vì nó có khả năng biến đổi các men của mình, giúp nó có thể tồn tại từ thưở khai thiên lập địa cho đến nay. Một khi chúng ta nắm được cơ chế khiến con vi trùng biến dạng, thì chúng ta có thể tìm được các loại thuốc đặc thù để khắc chế các cách biến dạng của vi trùng.
Chúng ta có thể hình dung là, mỗi loại thuốc chống lao cũng giống như một loại chìa khóa, nếu đưa vào đúng ổ khóa thì không cho các vi trùng thoát ra khỏi tế bào và bành trướng trong cơ thể bệnh nhân. Nếu vi trùng có khả năng làm biến dạng ổ khóa, mà chúng ta vẫn dùng chìa khóa thông thường để tác động, thì chìa khóa đó không còn công hiệu nữa. Nếu hiểu được cái cơ chế làm biến dạng ổ khóa của vi trùng, tùy theo việc dùng đúng hay không đúng mức các chìa khóa, thì chúng ta cũng có thể hiểu được cách thức làm thế nào để thay đổi chìa khóa cùng nhịp độ với sự biến dạng của ổ khóa ở vi trùng.
RFI xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20130130-lao-khang-thuoc-tim-hieu-co-che-benh-va-cac-phuong-thuc-tri-lieu
Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn lưu ý bệnh lao là một trong các bệnh thông thường nhất. Theo một số thống kê gần đây của Liên Hiệp Quốc, 1/3 nhân loại đang hoặc đã bị nhiễm vi trùng lao. Lao là loại vi trùng rất dễ lây lan. Dù bệnh lao không còn gây tử vong ở mức độ rất cao như xưa nữa, nhưng vẫn còn là nguyên nhân tử vong lớn.
Để trị vi trùng lao, hai loại thuốc kháng sinh hay trụ sinh thường được sử dụng là isoniazide và rifampicine. Hiện tượng « lao kháng thuốc » (multirésistance - MDR) có nghĩa là hai loại thuốc trên không còn hiệu quả để khắc phục được loại vi trùng lao này. Bên cạnh lao kháng thuốc, còn có trường hợp ít hơn về số lượng, nhưng đáng lo ngại hơn là « lao đa đề kháng » (ultrarésistance - XDR), có nghĩa là loại vi trùng này không những kháng lại hai thuốc kể trên, mà kháng cả nhiều loại thuốc khác tương đối mạnh hơn. Dĩ nhiên, lao đa đề kháng nguy hiểm hơn lao kháng thuốc nhiều.
Cơ chế kháng thuốc và cách đối trị thông thường
RFI : Xin Bác sĩ cho biết cơ chế của việc kháng thuốc và cách đối trị. BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Vấn đề kháng thuốc của một con vi trùng với thuốc trụ sinh là điều thường gặp phải với các bệnh nhiễm trùng nói chung. Các bác sĩ thường khuyến cáo nên dùng thuốc đúng lúc và đúng liều. Đúng lúc : chỉ dùng khi cần. Đúng liều : liều đủ mạnh để khắc phục hoàn toàn các vi trùng.
Kháng sinh là thuốc ức chế men của vi trùng, là con đường khiến vi trùng sinh sôi này nở. Riêng đối với vi trùng lao, thuốc kháng sinh cùng lúc phải ức chế hai, ba hoặc nhiều chất men, chứ không chỉ một men như đối với các vi trùng thông thường khác. Vì thế, trong một chương trình bài trừ lao, thì ngay lúc đầu, chúng ta cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, để bảo đảm được việc ức chế cơ cấu sinh sôi nảy nở của vi trùng.
Nếu không áp dụng đúng chuyện đó, mà chỉ dùng một loại thuốc, hay tuy dùng nhiều loại thuốc, nhưng bệnh nhân quên uống thuốc hoặc quên uống đủ liều, thì có một số vi trùng thoát được khỏi sự tấn công của các thuốc, và tiếp tục tồn tại trong cơ thể. Bên cạnh đó, các men của vi trùng lại có khả năng biến dạng so với thuốc, nên một khi vi trùng đã biến dạng rồi, thì thuốc không còn tác dụng. Đó là con đường dẫn đến việc xuất hiện các vi trùng kháng thuốc (MDR).
Việc xuất hiện vi trùng lao đa đề kháng (XDR), tức là kháng lại nhiều thuốc kháng sinh là việc đáng lo ngại. Vì ngày nào tồn tại loại vi trùng mà không thuốc trụ sinh nào tiêu diệt được, thì nó có thể là nguy cơ đe dọa cho cả nhân loại.
(…) Hiện nay, các tổ chức y tế quốc tế đã lập ra các bệnh viên chuyên để phát hiện các trường hợp đa đề kháng. Một khi phát hiện được một giống lao đa đề kháng, sẽ áp dụng các loại kháng sinh vốn được dự trữ riêng để dùng trị những loại vi trùng này.
Các vi trùng đa đề kháng không mạnh hơn là vi trùng bình thường. Chúng chỉ trở nên hết sức nguy hiểm, do « lờn » thuốc (các thuốc thông thường). Chính vì vậy, cần phải phát hiện rất sớm các trường hợp này và tiến hành điều trị bằng các thuốc kháng sinh đặc trị tương ứng.
(…) Bên cạnh việc chú ý đến các trường hợp lao kháng thuốc và đa đề kháng, cần quan tâm trước hết đến các ca bệnh lao thông thường. Hiện tại, chúng ta chưa có được một loại thuốc ngừa lao thực sự hữu hiệu. Cho nên, tuy đã trích ngừa/tiêm chủng, vẫn nên cảnh giác trước nguy cơ bị nhiễm. Ví dụ như giữ các thói quen vệ sinh, như rửa tay… để tránh bị nhiễm vi trùng từ những người mang vi trùng. Phải chẩn bệnh nghiêm túc đối với những người có khả năng bị lao. Và khi mắc bệnh, thì phải điều trị đúng theo quy trình. Nếu làm được đúng theo những điều này, thì lao kháng thuốc, ít có nguy cơ tăng trưởng như chúng ta thấy hiện nay.
Hiểu lịch sử tiến hóa của vi trùng để có cách đặc trị dứt điểm
RFI : Vừa rồi báo chí có đưa tin về phát hiện mới quan trọng của các nhà nghiên cứu Pháp về tiến trình phát triển của vi trùng lao. Xin Bác sĩ cho biết đôi điều về chuyện này và ý nghĩa của nó đối với trị liệu. BS Đinh Xuân Anh Tuấn : Mới đây các bác sĩ ở Viện Pasteur thành phố Lille đã chứng minh rằng : vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis), tác nhân của phần lớn trường hợp nhiễm lao hiện nay, thuộc về một gia đình các vi trùng lao lớn hơn, trong đó có một loại mang tên Mycobacterium canettii (M. canettii). Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù loại M. canettii xuất hiện trước, nhưng đến hiện nay, thì số lượng của loại này ít hơn loại M. tuberculosis.
Các bác sĩ ở Viện Pasteur thành phố Lille rút ra kết luận là, sở dĩ vi trùng M. tuberculosis phát triển mạnh, là vì nó có khả năng biến đổi các men của mình, giúp nó có thể tồn tại từ thưở khai thiên lập địa cho đến nay. Một khi chúng ta nắm được cơ chế khiến con vi trùng biến dạng, thì chúng ta có thể tìm được các loại thuốc đặc thù để khắc chế các cách biến dạng của vi trùng.
Chúng ta có thể hình dung là, mỗi loại thuốc chống lao cũng giống như một loại chìa khóa, nếu đưa vào đúng ổ khóa thì không cho các vi trùng thoát ra khỏi tế bào và bành trướng trong cơ thể bệnh nhân. Nếu vi trùng có khả năng làm biến dạng ổ khóa, mà chúng ta vẫn dùng chìa khóa thông thường để tác động, thì chìa khóa đó không còn công hiệu nữa. Nếu hiểu được cái cơ chế làm biến dạng ổ khóa của vi trùng, tùy theo việc dùng đúng hay không đúng mức các chìa khóa, thì chúng ta cũng có thể hiểu được cách thức làm thế nào để thay đổi chìa khóa cùng nhịp độ với sự biến dạng của ổ khóa ở vi trùng.
RFI xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20130130-lao-khang-thuoc-tim-hieu-co-che-benh-va-cac-phuong-thuc-tri-lieu
Geen opmerkingen:
Een reactie posten