Sochi 2014 : Thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử Olympic
Công trường xây dựng làng các vận động viên Thế vận hội mùa đông Sochi 2014, 14/02/2013.
REUTERS/Kai Pfaffenbach
Thế vận hội mùa đông lần thứ XXII mở ra từ ngày 7 đến 23/02/2014, nhưng một năm trước cuộc tranh tài, Sochi đã nắm chắc trong tay huy chương vàng đầu tiên. Đó là giải dành cho Thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử Olympic. 50 tỷ đô la – tương đương với 36 tỷ euro - là cái giá mà Matxcơva và các nhà tài trợ Nga chi ra để chuẩn bị cho sự kiện thể thao trọng đại này. Về phí tổn tài chính, Sochi đã qua mặt cả Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008 (33,4 tỷ euro) cũng như Thế vận hội Luân Đôn 2012. Đây cũng sẽ là Thế vận hội mùa đông đắt gấp 35 lần so với Vancouver-Canada 2010 ; đắt gấp 14 lần so với ở Turino -Ý năm 2006 và đã đắt hơn gấp 3 lần so với dự tính ban đầu của Ủy ban Olympic Nga. Trên tổng số 36 tỷ euro, 17 tỷ do nhà nước tài trợ. Phần còn lại do các đại gia Nga bảo đảm.
Sochi là một thành phố ven bờ Hắc Hải và ở sát chân dãy núi Kavkaz. Đây là một địa điểm nghỉ mát được giới thượng lưu Nga ưa thích. 365 ngày trước lễ khai mạc, chưa có gì sẵn sàng để đón tiếp 6 000 vận động viên và các phái đoàn quốc tế cùng hàng chục triệu du khách. Sochi hãy còn là một công trường với 60 000 công nhân.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch trong một thông cáo vừa được công bố hôm đầu năm, tố cáo ban tổ chức Nga bóc lột sức lao động của công nhân nhập cư nước ngoài, vi phạm luật lao động và không trả lương cho nhân công. Ủy ban Thế vận Quốc tế CIO chỉ cho biết là vẫn « theo dõi sát tình hình » để không một ai bị bóc lột. Nhưng thực tế thì CIO không điều thanh tra viên đến hiện trường quan sát những điều kiện lao động của công nhân.
Về phần mình, chính phủ Nga đương nhiên đã bác bỏ hàng loạt những cáo buộc trên. Quan tâm hàng đầu của các lãnh đạo và Ủy ban Thế vận Nga là nhiều công trình xây dựng đang bị chậm trễ, là làm thế nào bảo đảm có đủ tuyết để phục vụ Olympic Sochi, tại một vùng khí hậu vốn ôn hòa, và số ngày trời mưa nắng nhiều hơn là những ngày có tuyết rơi.
Phóng sự của thông tín viên thường trú RFI từ Matxcơva, Anastasia Becchio
Khu trượt tuyết Krasnaya Polyana trên dãy núi Kavkaz nằm cách bờ biển khoảng 50 cây số đang thay hình đổi dạng. Các công trình xây dựng đang mọc lên như nấm, từ nhà ở đến khách sạn, từ các đường trượt băng đến các ngôi làng Thế vận, tất cả đang trong tiến trình xây cất . Những chiếc xe thùng rải tuyết xuống các đường băng, xe nện tuyết hoạt động gần như ngày đêm. Trước khi chính thức đón các vận động viên Olympic vào năm tới, thành phố Sochi tổ chức một loạt các cuộc tranh tài, chủ yếu là để thử độ bền của các trang thiết bị.
Vấn đề đặt ra là khí hậu ở đây quá ấm để bảo đảm chất lượng của tuyết trắng. Một nữ vận động viên trong đội tuyển mầm non quốc gia cho biết nhiệt độ tại trạm trượt tuyết trong vùng thường trên 0°C cho nên trời hay mưa vào những tuần lễ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai. Khi trời mưa, các bãi trượt tuyết bị ngập nước và không ai có thể thi thố tài năng. Khi nào trời lạnh và tuyết rơi, thì đấy là một thứ tuyết mềm. Không lý tưởng để trượt.
Làm thế nào có đủ tuyết cho cuộc tranh tài Olympic 2014 ? Đó là mối đau đầu nhất của ban tổ chức. Khu trượt tuyết Krasnaya Polyana ở độ cao 1900 mét. Ban tổ chức huy động không biết bao nhiêu công, của để khắc phục hậu quả. Jean Louis Tuaillon, thuộc Compagnie des Alples, một cơ quan Pháp chuyên quản lý các khu trượt tuyết cố vấn cho Ủy ban Thế vận Sochi, cho biết :
« Chúng tôi đem đến đây máy sản xuất tuyết nhân tạo với công suất rất lớn, có thể cung cấp đến hơn 5 000 mét khối tuyết mỗi giờ. Như vậy chỉ nội trong ba ngày chúng tôi có thể phủ tuyết lên toàn bộ trạm trượt tuyết ở Sochi. Mỗi chiếc máy sản xuất tuyết nhân tạo như vậy có khả năng phun tuyết trên một đường kính 50 mét. Tức là công suất lớn hơn và độ tuyết dày hơn so với khi chúng tôi sử dụng để phun tuyết nhân tạo trên các trạm trượt tuyết ở dãy núi Alpes »
Trong những ngày đầu tháng Hai năm nay, trời mưa nhiều trong vùng. Chung quanh Sochi, không một mái nhà nào bị phủ tuyết. Ở độ cao 500 thước trẻ nhỏ không tài nào được nghịch tuyết. Nhưng ở độ cao hơn, thì tuyết đang rơi. Nhân viên thành phố đem tích trữ một phần khối tuyết đó để dành cho mùa đông năm tới.
Cách trung tâm trượt tuyết Krasnaya Polyana 48 cây số, là cả một vùng thung lũng. Đây là nơi được chọn để xây dựng ngôi làng Thế vận và tổ chức một số các bộ môn như trượt băng, bobsleigh … Một năm trước ngày lễ khai mạ,c cả khu vực này hãy còn là một công trường. Từ sân vận động nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc cho đến phòng ốc, khách sạn cho các vận động viên… chưa có một dự án nào được hoàn tất. Chỉ riêng có khu dành cho bộ môn trượt băng vận tốc là coi như đã gần xong.
Một trong những nhà quản lý Dmitri Gogriev không che dấu tự hào khi khẳng định đây là sân trượt băng lý tưởng nhất, tốt nhất trên thế giới :
« Đây là sân trượt băng hoàn hảo nhất thế giới, từ về mặt kỹ thuật bảo quản băng cho đến hệ thống điều hòa không khí. Ban điều hành chú ý tới từng chi tiết nhỏ, như độ ẩm trong không khí hay tất cả những gì liên quan đến nhiệt độ ở bên trong sân vận động có mái che. Chúng tôi đã thiết kế sân vận động này với những kỹ thuật tối tân nhất chưa từng thấy »
Jim Maceda, một nhà báo thể thao của Anh đã 6 lần tác nghiệp trong các cuộc tranh tài ở Thế vận hội mùa đông, nhưng với Sochi 2014 ông đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác :
« Để giữ được tuyết ở nhiệt độ trung bình từ 6 đến 12° C ban tổ chức đã xây dựng cả một nhà máy điện trị giá 1 tỷ đô la để phục vụ cho Sochi 2014. Một tỷ đô la được chi ra chỉ để phục vụ cho mục tiêu đó mà thôi. Tôi chưa từng thấy sự lãng phí nào đáng nói hơn. Sochi 2014 là một cơ hội để các nhà tài phiệt Nga phô trương thanh thế, để chính quyền Putin trưng ra thế lực của chính mình. Sochi là Thế vận của các đại gia Nga ! »
Sochi sẽ là thế vận đắt nhất trong lịch sử Olympic. Chuyên gia kinh tế Igor Nicolaev, giám đốc cơ quan kiểm toán FBK phân tích :
« Thông thường, thế vận mùa đông không vượt quá ngân sách vài tỷ đô la. Riêng Sochi sẽ tốn đến hàng chục tỷ, tốn đến 50 tỷ đô la tương đương với 36 tỷ euro. Đó là điều quá đáng. Ngay cả thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008 hay Luân Đôn 2012 cũng không đến giá đó. Có những yếu tố khách quan giải thích cho các khoản phí tổn khổng lồ đó : tất cả cần phải được xây dựng lên hết. Sochi thiếu đủ mọi thứ và đây chỉ là một địa điểm nghỉ mát ở ven biển, hoàn toàn không thích hợp với các hoạt động thể thao mùa đông. Từ các sân vận động đến các sảnh đường, hệ thống giao thông, cái gì cũng phải xây dựng hết … Ban tổ chức phải đầu tư rất nhiều vào hạ tầng cơ sở ».
Các công trình xây dựng là mối đau đầu đối với người dân tại chỗ. Martial Simonot đầu bếp người Pháp đến Sochi mở nhà hàng từng chụp ảnh với cựu tổng thống Medvedev khi ông đến đây giám sát tình hình, tâm sự :
« Chúng tôi hay thường bị mất điện, bị cúp nước vì các công trình xây dựng chung quanh. Tình trạng này đã kéo dài từ ba năm qua. Ở đây cái gì cũng phải làm hết : từ ống cống thoát nước đến cột điện, đèn đường … thành ra cảnh nhốn nháo, hỗn loạn như cái chợ vỡ ở đây cũng dễ hiểu thôi. Thế vận đương nhiên là một chiếc tủ kính để phô trương những hình ảnh đẹp đẽ nhất của nước Nga và Liên bang Nga đang nỗ lực để chứng minh rằng quốc gia này có khả năng làm chuyện đó. Vladimir Putin đã làm tất cả để Sochi được đang cai Thế vận hội mùa đông 2014. Không có lý do gì để thành phố này thất bại trong mục tiêu đó. Ý Putin là ý trời ! »
Đúng là Putin đã đem hết uy tín của mình để bảo vệ hồ sơ Sochi trước Ủy ban Thế vận hội Quốc tế do đó dự án này không cho phép bất kỳ một ai lên tiếng chê bai. Một dân cư ở Sochi chia sẻ với phóng viên đài RFI :
« Ở đây người dân biết quá rõ là đối với Thế vận hội Sochi, chúng ta chỉ được nói lên những lời khen ngợi mà thôi. Còn nếu không muốn khen, thì người ta im miệng, chứ không ai dám lên tiếng chê. Cũng giống như đối với một người vừa nằm xuống vậy. Người ta chỉ khen tụng đức độ của người quá cố chứ chẳng ai bài xích, chê trách người đó làm gì ! »
Trước đây Sochi và các vùng lân cận là một khu trồng trọt nổi tiếng của Nga và cũng là một vùng đầm lầy, một khu bảo tồn các loài chim quý hiếm. Nhà bảo vệ môi trường Natalia Kalinovskaia không che giấu nỗi bất bình :
« Trước kia dân cư trong vùng trồng cọ, trồng chuối, chanh, quít hay quả kiwi….có rất nhiều loài chim đến đây cư ngụ. Ngay tại nơi đang xây dựng các công trình, có đến 18 loài thực và động vận cần được bảo vệ vì đang trên đà diệt chủng. Thế nhưng mà các nhà đầu tư, giới nhà thầu đã quên hẳn rằng đây là một vùng đầm lầy. Để xây nhà, hay kiến thiết đường xe lửa thì trước hết cần phải bảo đảm hệ thống thoát nước cho thật tốt. Họ không làm gì cả. Trời mưa xuống là bị ngập nước »
Những khu vảo tồn sinh học có thể bị xóa sổ, nhưng tác hại đối với môi trường và đời sống dân cư trong vùng không dừng lại ở đó : giới bảo vệ môi trường còn phải đấu tranh vì những người bị trưng thu đất đai, nhà ở để phục vụ mục tiêu Olympic. Các công trình kiến thiết thường gây nhiều thiệt hại cho người dân. Hiện tượng đất lở, nhà bị lún đất, nứt tường ngày càng trở nên thường xuyên hơn như lời kể của một nhân chứng :
« Tôi hiểu là tổ chức Thế vận hội Olympic là điều cần thiết. Mỗi công dân phải cố gắng vì thể diện quốc gia. Nhưng vấn đề đặt ra là các công trình xây dựng làm hư hại nhà dân, gây thiệt hại cho chúng tôi nhiều quá mà không một ai nghĩ tới chuyện bồi thường hay giúp đỡ chúng tôi khắc phục hậu quả. Dân làng chúng tôi đệ đơn kiện cũng vô ích. Nhà nước cần phô trương thanh thế với quốc tế chứ bản thân tôi đâu có cần chuyện đó. Muốn Thế vận Sochi được vẻ vang thì ban tổ chức cứ việc làm, cứ việc đầu tư và xây dựng nhưng không được làm hư hại nhà, đất của người dân ».
Một câu hỏi khác đặt ra : đó là sau khi Thế vận hội mùa đông 2014 hạ màn, chưa đầy 400 000 dân cư Sochi sẽ quản lý hàng loạt các sân vận động, các trạm trượt tuyết nơi này ra sao ? Khi biết rằng Sochi không phải là một địa điểm trượt tuyết thu hút chú ý của giới yêu thích các môn thể thao mùa đông, chuyên gia kinh tế Igor Nicolaev trả lời :
« Tôi nghĩ là Thế vận hội Sochi sẽ không thể nào lấy lại vốn vì thứ nhất làm sao lấy lại được 50 tỷ đô la -đây là một khoản tiền quá lớn. Thứ hai là để lấy lại vốn, tất cả các cơ sở hạ tầng, từ sân vận động đến các khu trượt băng, sân đánh khúc côn cầu trên băng … phải hoạt động suốt cả năm. Nhưng thử hỏi ai đến một vùng nắng ấm như Sochi để trượt băng ?
Sochi không thích hợp với các trò chơi băng tuyết và đây cũng không phải là một vùng sống vì thể thao !!! Câu hỏi đặt ra là liệu Sochi sẽ có trở thành một địa điểm được các nhà thể thao quốc tế chú ý tới hay không ? Chúng ta nên thực tế một chút để nhận thấy rằng kịch bản Sochi liên tục đón các sinh hoạt thể thao quốc tế là điều khó có thể xảy ra.
Nhìn đến các hạ tầng cơ sở như đường xe lửa và xa lộ nối liền Sochi với trạm trượt tuyết Krasnaya Polyana : khi du khách ra về hết, ai sẽ sử dụng con đường đó ? Chúng ta đã nhìn thấy kinh nghiệm khi chính quyền Nga xây đường xa lộ nối liền Vladivostck với sân bay quốc tế nhân dịp nước tổ chức thượng đỉnh APEC 2012. Từ đó tới nay, chẳng mấy ai qua lại trên con đường xa lộ còn mới tinh này.
Xa lộ và đường sắt ở Sochi cũng sẽ chung số phận cho dù các nhà tài trợ đã chi ra 6 tỷ đô la để hoàn tất dự án. Chủ đầu tư sẽ không bao giờ lấy lại được vốn đã bỏ ra. Vấn đề đặt ra là nước Nga cứ xây cất và chưa cần tính toán xem dự án đó có đem lại lợi nhuận về lâu về dài hay không. Chuyện đó tính sau ! »
Năm 2007 Ủy ban Thế vận Quốc tế CIO chính thức thông báo dành cho Sochi quyền tổ chức Thế vận hội mùa đông 2014, khép lại quá trình vận động miệt mài trong suốt một thập niên của chính quyền Matxcơva. Tổng thống Putin đã đem hết uy tín của mình để thuyết phục CIO với một mục đích cụ thể : Sochi sẽ là tủ kính để phô trương sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nước Nga đối với các nước từng là chư hầu của Liên Xô cũ.
50 tỷ đô la là cái giá phải trả để nước Nga của ông Putin khẳng định chủ quyền ở vùng Kavkaz : Đành rằng Sochi cách xa hàng trăm cây số các vùng Tchetchenia và Daguestan nơi các lực lượng đòi ly khai thường xuyên tấn công vào các cơ quan của Nga. Nhưng Sochi chỉ cách biên giới với vùng tự trị Abkhazia có vài cây số. Đó là một vùng đất độc lập với Nga, nhưng thuộc chủ quyền của Gruzia và mọi người còn nhớ xung đột võ trang giữa quân đội Nga với Gruzia đã từng xảy ra vào năm 2008 gần như đúng vào lúc khai mạc Olympic Bắc Kinh !
Cuối cùng khi mà hàng ngàn nhà báo quốc tế, vận động viên, các thành phần trong ban tổ chức trên toàn tế giới tập hợp cả về Sochi, thì đấy cũng là cơ hội hiếm có để Matxcơva khẳng định vị thế của mình ở vùng Hắc Hải phần nào bị lu mờ trước tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng để làm chủ được sân diễn Sochi vào mùa đông năm tới, Matxcơva phải vượt qua thách thức không nhỏ : Bảo đảm an ninh trước những hiểm họa khủng bố tiềm tàng.
http://www.viet.rfi.fr/the-thao/20130219-sochi-2014-the-van-hoi-ton-kem-nhat-trong-lich-su-olympique
Sochi là một thành phố ven bờ Hắc Hải và ở sát chân dãy núi Kavkaz. Đây là một địa điểm nghỉ mát được giới thượng lưu Nga ưa thích. 365 ngày trước lễ khai mạc, chưa có gì sẵn sàng để đón tiếp 6 000 vận động viên và các phái đoàn quốc tế cùng hàng chục triệu du khách. Sochi hãy còn là một công trường với 60 000 công nhân.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch trong một thông cáo vừa được công bố hôm đầu năm, tố cáo ban tổ chức Nga bóc lột sức lao động của công nhân nhập cư nước ngoài, vi phạm luật lao động và không trả lương cho nhân công. Ủy ban Thế vận Quốc tế CIO chỉ cho biết là vẫn « theo dõi sát tình hình » để không một ai bị bóc lột. Nhưng thực tế thì CIO không điều thanh tra viên đến hiện trường quan sát những điều kiện lao động của công nhân.
Về phần mình, chính phủ Nga đương nhiên đã bác bỏ hàng loạt những cáo buộc trên. Quan tâm hàng đầu của các lãnh đạo và Ủy ban Thế vận Nga là nhiều công trình xây dựng đang bị chậm trễ, là làm thế nào bảo đảm có đủ tuyết để phục vụ Olympic Sochi, tại một vùng khí hậu vốn ôn hòa, và số ngày trời mưa nắng nhiều hơn là những ngày có tuyết rơi.
Phóng sự của thông tín viên thường trú RFI từ Matxcơva, Anastasia Becchio
Khu trượt tuyết Krasnaya Polyana trên dãy núi Kavkaz nằm cách bờ biển khoảng 50 cây số đang thay hình đổi dạng. Các công trình xây dựng đang mọc lên như nấm, từ nhà ở đến khách sạn, từ các đường trượt băng đến các ngôi làng Thế vận, tất cả đang trong tiến trình xây cất . Những chiếc xe thùng rải tuyết xuống các đường băng, xe nện tuyết hoạt động gần như ngày đêm. Trước khi chính thức đón các vận động viên Olympic vào năm tới, thành phố Sochi tổ chức một loạt các cuộc tranh tài, chủ yếu là để thử độ bền của các trang thiết bị.
Vấn đề đặt ra là khí hậu ở đây quá ấm để bảo đảm chất lượng của tuyết trắng. Một nữ vận động viên trong đội tuyển mầm non quốc gia cho biết nhiệt độ tại trạm trượt tuyết trong vùng thường trên 0°C cho nên trời hay mưa vào những tuần lễ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai. Khi trời mưa, các bãi trượt tuyết bị ngập nước và không ai có thể thi thố tài năng. Khi nào trời lạnh và tuyết rơi, thì đấy là một thứ tuyết mềm. Không lý tưởng để trượt.
Làm thế nào có đủ tuyết cho cuộc tranh tài Olympic 2014 ? Đó là mối đau đầu nhất của ban tổ chức. Khu trượt tuyết Krasnaya Polyana ở độ cao 1900 mét. Ban tổ chức huy động không biết bao nhiêu công, của để khắc phục hậu quả. Jean Louis Tuaillon, thuộc Compagnie des Alples, một cơ quan Pháp chuyên quản lý các khu trượt tuyết cố vấn cho Ủy ban Thế vận Sochi, cho biết :
« Chúng tôi đem đến đây máy sản xuất tuyết nhân tạo với công suất rất lớn, có thể cung cấp đến hơn 5 000 mét khối tuyết mỗi giờ. Như vậy chỉ nội trong ba ngày chúng tôi có thể phủ tuyết lên toàn bộ trạm trượt tuyết ở Sochi. Mỗi chiếc máy sản xuất tuyết nhân tạo như vậy có khả năng phun tuyết trên một đường kính 50 mét. Tức là công suất lớn hơn và độ tuyết dày hơn so với khi chúng tôi sử dụng để phun tuyết nhân tạo trên các trạm trượt tuyết ở dãy núi Alpes »
Trong những ngày đầu tháng Hai năm nay, trời mưa nhiều trong vùng. Chung quanh Sochi, không một mái nhà nào bị phủ tuyết. Ở độ cao 500 thước trẻ nhỏ không tài nào được nghịch tuyết. Nhưng ở độ cao hơn, thì tuyết đang rơi. Nhân viên thành phố đem tích trữ một phần khối tuyết đó để dành cho mùa đông năm tới.
Cách trung tâm trượt tuyết Krasnaya Polyana 48 cây số, là cả một vùng thung lũng. Đây là nơi được chọn để xây dựng ngôi làng Thế vận và tổ chức một số các bộ môn như trượt băng, bobsleigh … Một năm trước ngày lễ khai mạ,c cả khu vực này hãy còn là một công trường. Từ sân vận động nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc cho đến phòng ốc, khách sạn cho các vận động viên… chưa có một dự án nào được hoàn tất. Chỉ riêng có khu dành cho bộ môn trượt băng vận tốc là coi như đã gần xong.
Một trong những nhà quản lý Dmitri Gogriev không che dấu tự hào khi khẳng định đây là sân trượt băng lý tưởng nhất, tốt nhất trên thế giới :
« Đây là sân trượt băng hoàn hảo nhất thế giới, từ về mặt kỹ thuật bảo quản băng cho đến hệ thống điều hòa không khí. Ban điều hành chú ý tới từng chi tiết nhỏ, như độ ẩm trong không khí hay tất cả những gì liên quan đến nhiệt độ ở bên trong sân vận động có mái che. Chúng tôi đã thiết kế sân vận động này với những kỹ thuật tối tân nhất chưa từng thấy »
Jim Maceda, một nhà báo thể thao của Anh đã 6 lần tác nghiệp trong các cuộc tranh tài ở Thế vận hội mùa đông, nhưng với Sochi 2014 ông đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác :
« Để giữ được tuyết ở nhiệt độ trung bình từ 6 đến 12° C ban tổ chức đã xây dựng cả một nhà máy điện trị giá 1 tỷ đô la để phục vụ cho Sochi 2014. Một tỷ đô la được chi ra chỉ để phục vụ cho mục tiêu đó mà thôi. Tôi chưa từng thấy sự lãng phí nào đáng nói hơn. Sochi 2014 là một cơ hội để các nhà tài phiệt Nga phô trương thanh thế, để chính quyền Putin trưng ra thế lực của chính mình. Sochi là Thế vận của các đại gia Nga ! »
Sochi sẽ là thế vận đắt nhất trong lịch sử Olympic. Chuyên gia kinh tế Igor Nicolaev, giám đốc cơ quan kiểm toán FBK phân tích :
« Thông thường, thế vận mùa đông không vượt quá ngân sách vài tỷ đô la. Riêng Sochi sẽ tốn đến hàng chục tỷ, tốn đến 50 tỷ đô la tương đương với 36 tỷ euro. Đó là điều quá đáng. Ngay cả thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008 hay Luân Đôn 2012 cũng không đến giá đó. Có những yếu tố khách quan giải thích cho các khoản phí tổn khổng lồ đó : tất cả cần phải được xây dựng lên hết. Sochi thiếu đủ mọi thứ và đây chỉ là một địa điểm nghỉ mát ở ven biển, hoàn toàn không thích hợp với các hoạt động thể thao mùa đông. Từ các sân vận động đến các sảnh đường, hệ thống giao thông, cái gì cũng phải xây dựng hết … Ban tổ chức phải đầu tư rất nhiều vào hạ tầng cơ sở ».
Các công trình xây dựng là mối đau đầu đối với người dân tại chỗ. Martial Simonot đầu bếp người Pháp đến Sochi mở nhà hàng từng chụp ảnh với cựu tổng thống Medvedev khi ông đến đây giám sát tình hình, tâm sự :
« Chúng tôi hay thường bị mất điện, bị cúp nước vì các công trình xây dựng chung quanh. Tình trạng này đã kéo dài từ ba năm qua. Ở đây cái gì cũng phải làm hết : từ ống cống thoát nước đến cột điện, đèn đường … thành ra cảnh nhốn nháo, hỗn loạn như cái chợ vỡ ở đây cũng dễ hiểu thôi. Thế vận đương nhiên là một chiếc tủ kính để phô trương những hình ảnh đẹp đẽ nhất của nước Nga và Liên bang Nga đang nỗ lực để chứng minh rằng quốc gia này có khả năng làm chuyện đó. Vladimir Putin đã làm tất cả để Sochi được đang cai Thế vận hội mùa đông 2014. Không có lý do gì để thành phố này thất bại trong mục tiêu đó. Ý Putin là ý trời ! »
Đúng là Putin đã đem hết uy tín của mình để bảo vệ hồ sơ Sochi trước Ủy ban Thế vận hội Quốc tế do đó dự án này không cho phép bất kỳ một ai lên tiếng chê bai. Một dân cư ở Sochi chia sẻ với phóng viên đài RFI :
« Ở đây người dân biết quá rõ là đối với Thế vận hội Sochi, chúng ta chỉ được nói lên những lời khen ngợi mà thôi. Còn nếu không muốn khen, thì người ta im miệng, chứ không ai dám lên tiếng chê. Cũng giống như đối với một người vừa nằm xuống vậy. Người ta chỉ khen tụng đức độ của người quá cố chứ chẳng ai bài xích, chê trách người đó làm gì ! »
Trước đây Sochi và các vùng lân cận là một khu trồng trọt nổi tiếng của Nga và cũng là một vùng đầm lầy, một khu bảo tồn các loài chim quý hiếm. Nhà bảo vệ môi trường Natalia Kalinovskaia không che giấu nỗi bất bình :
« Trước kia dân cư trong vùng trồng cọ, trồng chuối, chanh, quít hay quả kiwi….có rất nhiều loài chim đến đây cư ngụ. Ngay tại nơi đang xây dựng các công trình, có đến 18 loài thực và động vận cần được bảo vệ vì đang trên đà diệt chủng. Thế nhưng mà các nhà đầu tư, giới nhà thầu đã quên hẳn rằng đây là một vùng đầm lầy. Để xây nhà, hay kiến thiết đường xe lửa thì trước hết cần phải bảo đảm hệ thống thoát nước cho thật tốt. Họ không làm gì cả. Trời mưa xuống là bị ngập nước »
Những khu vảo tồn sinh học có thể bị xóa sổ, nhưng tác hại đối với môi trường và đời sống dân cư trong vùng không dừng lại ở đó : giới bảo vệ môi trường còn phải đấu tranh vì những người bị trưng thu đất đai, nhà ở để phục vụ mục tiêu Olympic. Các công trình kiến thiết thường gây nhiều thiệt hại cho người dân. Hiện tượng đất lở, nhà bị lún đất, nứt tường ngày càng trở nên thường xuyên hơn như lời kể của một nhân chứng :
« Tôi hiểu là tổ chức Thế vận hội Olympic là điều cần thiết. Mỗi công dân phải cố gắng vì thể diện quốc gia. Nhưng vấn đề đặt ra là các công trình xây dựng làm hư hại nhà dân, gây thiệt hại cho chúng tôi nhiều quá mà không một ai nghĩ tới chuyện bồi thường hay giúp đỡ chúng tôi khắc phục hậu quả. Dân làng chúng tôi đệ đơn kiện cũng vô ích. Nhà nước cần phô trương thanh thế với quốc tế chứ bản thân tôi đâu có cần chuyện đó. Muốn Thế vận Sochi được vẻ vang thì ban tổ chức cứ việc làm, cứ việc đầu tư và xây dựng nhưng không được làm hư hại nhà, đất của người dân ».
Một câu hỏi khác đặt ra : đó là sau khi Thế vận hội mùa đông 2014 hạ màn, chưa đầy 400 000 dân cư Sochi sẽ quản lý hàng loạt các sân vận động, các trạm trượt tuyết nơi này ra sao ? Khi biết rằng Sochi không phải là một địa điểm trượt tuyết thu hút chú ý của giới yêu thích các môn thể thao mùa đông, chuyên gia kinh tế Igor Nicolaev trả lời :
« Tôi nghĩ là Thế vận hội Sochi sẽ không thể nào lấy lại vốn vì thứ nhất làm sao lấy lại được 50 tỷ đô la -đây là một khoản tiền quá lớn. Thứ hai là để lấy lại vốn, tất cả các cơ sở hạ tầng, từ sân vận động đến các khu trượt băng, sân đánh khúc côn cầu trên băng … phải hoạt động suốt cả năm. Nhưng thử hỏi ai đến một vùng nắng ấm như Sochi để trượt băng ?
Sochi không thích hợp với các trò chơi băng tuyết và đây cũng không phải là một vùng sống vì thể thao !!! Câu hỏi đặt ra là liệu Sochi sẽ có trở thành một địa điểm được các nhà thể thao quốc tế chú ý tới hay không ? Chúng ta nên thực tế một chút để nhận thấy rằng kịch bản Sochi liên tục đón các sinh hoạt thể thao quốc tế là điều khó có thể xảy ra.
Nhìn đến các hạ tầng cơ sở như đường xe lửa và xa lộ nối liền Sochi với trạm trượt tuyết Krasnaya Polyana : khi du khách ra về hết, ai sẽ sử dụng con đường đó ? Chúng ta đã nhìn thấy kinh nghiệm khi chính quyền Nga xây đường xa lộ nối liền Vladivostck với sân bay quốc tế nhân dịp nước tổ chức thượng đỉnh APEC 2012. Từ đó tới nay, chẳng mấy ai qua lại trên con đường xa lộ còn mới tinh này.
Xa lộ và đường sắt ở Sochi cũng sẽ chung số phận cho dù các nhà tài trợ đã chi ra 6 tỷ đô la để hoàn tất dự án. Chủ đầu tư sẽ không bao giờ lấy lại được vốn đã bỏ ra. Vấn đề đặt ra là nước Nga cứ xây cất và chưa cần tính toán xem dự án đó có đem lại lợi nhuận về lâu về dài hay không. Chuyện đó tính sau ! »
Năm 2007 Ủy ban Thế vận Quốc tế CIO chính thức thông báo dành cho Sochi quyền tổ chức Thế vận hội mùa đông 2014, khép lại quá trình vận động miệt mài trong suốt một thập niên của chính quyền Matxcơva. Tổng thống Putin đã đem hết uy tín của mình để thuyết phục CIO với một mục đích cụ thể : Sochi sẽ là tủ kính để phô trương sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nước Nga đối với các nước từng là chư hầu của Liên Xô cũ.
50 tỷ đô la là cái giá phải trả để nước Nga của ông Putin khẳng định chủ quyền ở vùng Kavkaz : Đành rằng Sochi cách xa hàng trăm cây số các vùng Tchetchenia và Daguestan nơi các lực lượng đòi ly khai thường xuyên tấn công vào các cơ quan của Nga. Nhưng Sochi chỉ cách biên giới với vùng tự trị Abkhazia có vài cây số. Đó là một vùng đất độc lập với Nga, nhưng thuộc chủ quyền của Gruzia và mọi người còn nhớ xung đột võ trang giữa quân đội Nga với Gruzia đã từng xảy ra vào năm 2008 gần như đúng vào lúc khai mạc Olympic Bắc Kinh !
Cuối cùng khi mà hàng ngàn nhà báo quốc tế, vận động viên, các thành phần trong ban tổ chức trên toàn tế giới tập hợp cả về Sochi, thì đấy cũng là cơ hội hiếm có để Matxcơva khẳng định vị thế của mình ở vùng Hắc Hải phần nào bị lu mờ trước tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng để làm chủ được sân diễn Sochi vào mùa đông năm tới, Matxcơva phải vượt qua thách thức không nhỏ : Bảo đảm an ninh trước những hiểm họa khủng bố tiềm tàng.
http://www.viet.rfi.fr/the-thao/20130219-sochi-2014-the-van-hoi-ton-kem-nhat-trong-lich-su-olympique
Geen opmerkingen:
Een reactie posten