dinsdag 26 februari 2013

10 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ

Thứ tư, 20/2/2013, 06:01 GMT+7
Twitter
Facebook

10 máy bay quân sự đắt nhất của Mỹ


Bạn hãy tưởng tượng một khối sắt thép khổng lồ có giá hơn 2 tỷ USD bay trên không trung. B-2 là một trong những phi cơ đắt giá nhất của quân đội Mỹ, những thứ từng khiến các nghị sĩ phải đau đầu tranh cãi về tiền.


Chiến đấu cơ F/A-18 Hornet: 94 triệu USD. Lần đầu phục vụ quân đội trong những năm 1980, máy bay chiến đấu hai động cơ F/A 18 Hornet là chiếc tiêm kích tấn công đầu tiên của Mỹ, có thể tấn công cả mục tiêu trên không và trên mặt đất. Nó từng tham gia vào chiến dịch Bão táp Sa mạc và thuộc đội bay biểu diễn Thiên thần Xanh. F/A-18 được các nước Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ sử dụng.

Chiến đấu cơ EA-18G Growler: 102 triệu USD. Growler là phiên bản quân sự nhẹ hơn của chiến đấu cơ F/A-18. Growler không chỉ có khả năng tìm và làm gián đoạn radar chống máy bay, mà còn có thể làm nhiễu các phương tiên thông tin liên lạc của kẻ thù.

Máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey: 118 triệu USD. V-22 Osprey có tính năng cất cánh và hạ cánh như trực thăng nhưng lại có thể bay nhanh hơn và xa hơn như một chiếc máy bay cánh quạt. Nó được sử dụng lần đầu ở Iraq năm 2007.
Tuy nhiên, ngay từ giai đoạn sản xuất, chiếc Osprey đã gặp nhiều trục trặc về thiết kế và lắp ráp: máy bay đã cướp đi sinh mạng của 30 thủy quân lục chiến và dân thường riêng trong quá trình phát triển và cũng dính vào nhiều vụ tai nạn sau đó. Cựu phó tổng thống Dick Cheney đã nhiều lần cố gắng yêu cầu ngừng sử dụng máy bay này. Osprey mới đây được đưa đến Nhật Bản và gặp nhiều tranh cãi trong việc có đưa vào sử dụng hay không, do lo ngại về độ an toàn.

F-35 Lightning II: 122 triệu USD. Hợp đồng năm 2001 của hãng sản xuất Lockheed Martin để lắp ráp máy bay chiến đấu tàng hình, siêu thanh này là hợp đồng quân sự lớn nhất vào thời điểm đó. Các máy bay F-35 được sản xuất để thay thế đội máy bay cũ kỹ.
Việc phát triển nó là một phần của chương trình Máy bay tiêm kích tấn công kết hợp của Mỹ và các đồng minh và máy bay này bị chỉ trích là sức mạnh yếu và nặng nề, do đó dễ trở thành mục tiêu tấn công. Từ năm 2007 đến 2008, gián điệp mạng đã đột nhập vào hệ thống máy tính của chương trình này, làm dấy lên lo ngại đối thủ sẽ sao chép thiết kế và lợi dụng điểm yếu của F-35.

Máy bay E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD. Là một bước tiến lớn đối với công tác do thám và trinh sát, hệ thống radar mới và mạnh mẽ của máy bay Advanced Hawkeye giúp tăng phạm vi lãnh thổ một chiếc máy bay có thể giám sát lên 300%. "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington từng phát biểu.

Trực thăng VH-71 Kestrel: 241 triệu USD. Dự án trực thăng công nghệ cao này được phát triển nhằm thay thế đội máy bay lên thẳng cũ kỹ của tổng thống Mỹ, và đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách trước khi Barack Obama lên nắm quyền. Sau khi nhậm chức, tổng thống công bố kế hoạch loại bỏ các trực thăng này vì chi phí vượt quá giới hạn. Tuy nhiên, Ủy ban Phân bổ Ngân sách của Hạ viện Mỹ sau đó đã đồng ý khôi phục 485 triệu USD để tài trợ cho những chiếc Kestrel.

Máy bay P-8A Poseidon: 290 triệu USD. Máy bay phiên bản quân sự được tân trang từ máy bay 737 được Hải quân Mỹ sử dụng để tiến hành chiến tranh chống tàu ngầm và thu thập thông tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và các vũ khí khác. P-8A dự kiến đi vào phục vụ trong năm nay.

C17A Globemaster III: 328 triệu USD. Máy bay vận tải quân sự của Không quân Mỹ được sử dụng để di chuyển quân đội đến vùng chiến sự, thực hiện di tản y tế và các sứ mệnh thả dù. Có tổng cộng 190 chiếc C17A đang phục vụ quân đội Mỹ. Máy bay có bốn động cơ phản lực cánh quạt đẩy (cùng loại với động cơ của Boeing 757) và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Hoạt động từ năm 1993, nó đã được sử dụng để vận chuyển quân đội và tham gia hỗ trợ nhân đạo tại Afghanistan và Iraq.

Chiến đấu cơ F-22 Raptor: 350 triệu USD. Được thai nghén lần đầu tiên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để trở thành máy bay chiến đấu cạnh tranh với Xô viết, F-22 được nhà sản xuất Lockheed Martin chào hàng là chiến đấu cơ toàn diện tốt nhất thế giới, nhưng cũng thuộc hàng đắt đỏ nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối thủ, bay đường dài với tốc độ siêu thanh và tránh được mọi loại radar định vị.
Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ từng bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự, với việc tiêu tốn 1,67 tỷ USD tiền thuế của dân, dù việc phát triển dự án này có thể tạo thêm 25.000 việc làm cho dân Mỹ.

2,4 tỷ
Máy bay ném bom B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD. Máy bay ném bom B-2 đắt đỏ đến nỗi Quốc hội Mỹ cắt giảm số lượng đặt hàng năm 1987 từ 132 xuống còn 21. Một vụ tai nạn máy bay năm 2008 khiến số lượng máy bay này giảm xuống còn 20.
Máy bay B-2 khó bị phát hiện bằng các tín hiệu radar, hồng ngoại, điện từ, các tín hiệu âm thanh hay hình ảnh. Khả năng tàng hình khiến B-2 có thể tấn công kẻ thù với ít nguy cơ bị trả đũa hơn. Được sử dụng kể từ năm 1993, B-2 đã được triển khai ở cả Iraq và Afghanistan.

Trọng Giáp (Ảnh: Time)

Tin liên quan:


http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2013/02/10-may-bay-quan-su-dat-nhat-cua-my/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten