Hồ Chí Minh, người thợ bánh ở Anh
Cập nhật: 16:51 GMT - thứ
năm, 14 tháng 2, 2013
Chính quyền địa phương Newhaven nói họ đang cân nhắc việc dùng câu chuyện này để quảng bá hình ảnh thị trấn.
Martin Evans, giáo sư Lịch sử Âu châu Hiện đại tại trường Đại học University of Sussex, nói với BBC nội địa tại vùng Đông Nam nước Anh, ông lần đầu tiên nhận ra mối liên hệ giữa ông Hồ Chí Minh với tuyến phà nối Newhaven của Anh và Dieppe của Pháp hồi 25 năm về trước.
"Tôi tới Dieppe hồi cuối thập niên 1980, trong phái đoàn chính thức tới thăm hội đồng Dieppe và nói chuyện với một người cộng sản Pháp địa phương về những điều mà tôi có nghe được."
"Đó là chuyện ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc trên chuyến phà nối Dieppe với Newhaven ngay sau Đại chiến Thế giới thứ nhất."
"Ông ấy sống ở Pháp từ 1917 và có vẻ như sau đó thì ông ấy làm người nấu bếp, chuyên làm bánh trên tuyến phà nối Dieppe với Newhaven."
Người ta không xác định được một cách chính xác các chi tiết về thời gian ông Hồ Chí Minh ở Newhaven, nhưng điều đó không làm cho giới chức địa phương nghi ngờ câu chuyện.
"Tôi cho rằng mỗi thị trấn đều có những lịch sử bí mật của nó, cho nên chuyện này sẽ đem lại không chỉ cho khách tham quan mà còn cả lớp trẻ ở đây những thông tin, để những thế hệ sau cũng biết đến Hồ Chí Minh, và cả các du khách đến đây cùng biết," Thị trưởng Graham Amy nói.
'Học hỏi phương Tây'
"Ban ngày ông ấy là thợ làm bánh, ban đêm thì nghiền ngẫm con đường làm cách mạng. Ông ấy đã dành thời gian rảnh ban đêm để đến thư viện, gặp gỡ các nhà hoạt động, cố gắng học hỏi về thế giới phương Tây," ông nói.
"Ông ấy khi đó là một thanh niên đối diện với các ý tưởng chính trị mới thông qua ảnh hưởng của cuộc cách mạng Nga, vốn rất rõ rệt ở Pháp đối với việc thành lập đảng cộng sản, ảnh hưởng của Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, và trên hết là ý tưởng 14 điểm của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, theo đó muốn vẽ lại bản đồ thế giới bên cạnh các ý tưởng về nhà nước," Giáo sư Evans giải thích thêm.
Trong cuộc họp ngày 29/1, Hội đồng Newhaven lên kế hoạch đưa cái tên Hồ Chí Minh vào một số trong loạt các tấm banner "Những điều bạn chưa biết về Newhaven" đặt trong thị trấn.
Nội dung banner vẫn đang được cân nhắc, mà một khả năng được lựa chọn là "Bạn có biết Hồ Chí Minh từng là thợ làm bánh trên Phà Newhaven-Dieppe?"
Hồ Chí Minh 'tìm lối đi sau mỗi chuyến phà'
Một giáo sư Anh nói thời gian làm bếp trên phà nối
Pháp và Anh đã tác động mạnh tới sự nghiệp chính trị của Hồ Chí
Minh.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
Các tài liệu của Pháp cho biết ông Hồ Chí Minh có mặt ở Anh (1913-1914) nhưng đây là một trong những giai đoạn ít được biết đến và ghi chép lại trong cuộc đời hoạt động của ông.
Theo chứng cứ có được, người ta biết rằng ông từng làm phụ bếp tại hai khách sạn ở London là Bấm Drayton Court và Carlton.
Tác giả Bấm Sophie Quinn-Judge trong cuốn sách 'Ho Chi Minh - The Missing Years 1919 -1941' cho rằng các tài liệu căn cứ vào thư Nguyễn Tất Thành hoặc của một người Đông Dương tên là Joseph Thanh gửi về Pháp cho Phan Chu Trinh ghi các địa chỉ khác nhau về chỗ ở của ông.
Trong năm 1914, các thư khác của ông gửi về cho người nhận tại Pháp có địa chỉ người gửi ở nhiều chỗ, cho thấy một sự di chuyển.
Đó là các địa chỉ ở Gower Street, rồi số 12 Constantine Road, Hampstead, London nhưng sau là từ số 3 Conquest Road ở thành phố Bedford, nơi ông học việc ở Igranic Electric Company tại địa phương, theo bà Sophie Quinn-Judge.
Nguồn phân tích sử liệu này cũng nói khoảng cuối năm 1916 ông Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp.
Như thế, nếu các đánh giá tại Anh nêu ra ở Newhaven là đúng thì có thể ông còn có một giai đoạn nữa sang quay sang Anh sau cuộc Thế Chiến 1914-1918.
Điều chắc chắn là vào khoảng năm 1919, ông Nguyễn Tất Thành xuất hiện nhiều trong các hoạt động đảng phái ở Pháp trước khi tham gia Đại hội của Đảng Xã hội năm 1920 ở Tours, nơi ông bỏ phiếu đi theo Quốc tế thứ 3 của Lenin, lập ra Đảng Cộng sản Pháp.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten