12 phim nhạc kịch nổi tiếng thế giới
‘Evita’, ‘Dreamgirls’, ‘Chicago’ hay mới đây, ‘Những
người khốn khổ’, đều là những tác phẩm nổi tiếng ở thể loại phim kết hợp giữa âm
nhạc và diễn xuất.
1. Evita (xem trailer)
Trái với sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy, “nữ hoàng nhạc pop” Madonna dường như không có duyên với màn bạc khi những bộ phim cô tham gia diễn xuất lẫn sản xuất đều bị chê thậm tệ, còn bản thân từng nhận tới 7 giải Mâm Xôi Vàng. Song vẫn tồn tại một điểm sáng trong sự nghiệp điện ảnh của Madonna, đó là tác phẩm Evita nói về cuộc đời thực của Evita Duarte – phu nhân tổng thống Argentina, Juan Peron. Bà Evita có xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ nhưng đã vươn lên từ một diễn viên hạng B trở thành người phụ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Argentina.
Evita được Argentina tôn sùng như “thánh nữ” nên khi một nữ ca sĩ nhiều
scandal như Madonna vào vai, người dân nước này phản đối kịch liệt. Tuy nhiên,
Madonna chinh phục người xem với những ca khúc kinh điển như Don’t Cry For
Me Argentina và đặc biệt là You Must Love Me ma mị, ám ảnh – bài
hát đem tới cho cô tượng vàng Oscar “Ca khúc trong phim xuất sắc” (nghe bài hát). Xuất hiện cạnh tài tử mới nổi thời đó là
Antonio Banderas, diễn xuất của Madonna cũng được ghi nhận với một giải Quả cầu
Vàng 1997.
2. Moulin Rouge (xem trailer)
Để thể loại phim nhạc kịch được trở lại phổ biến như những năm gần đây, các nhà làm phim Hollywood có lẽ phải rất biết ơn đạo diễn Baz Luhrmann. Dòng phim tưởng như đã bị lụi tàn sau thời hoàng kim thập niên 1960, 1970 bất ngờ được hồi sinh nhờ câu chuyện tình lãng mạn trong Moulin Rouge. Quen thuộc với khán giả Việt Nam qua cái tên Cối xay gió màu đỏ, bộ phim từng được đề cử 7 giải Oscar này là bản tình ca đa màu sắc với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về chuyện tình giữa Christian và Santine.
Là một nhà văn trẻ từ London tới Paris vào năm 1899, Christian đem lòng yêu
nàng vũ nữ Santine làm việc tại quán bar Moulin Rouge. Câu chuyện tình đầy éo le
được dẫn dắt với những ca khúc đủ phong cách và sự trau truốt tuyệt vời về hình
ảnh, trang phục… khiến người xem như bị mê hoặc, góp phần mở ra một trào lưu mới
cho dòng phim nhạc kịch thế kỷ 21. Moulin Rouge có ca khúc nhạc phim
rất nổi tiếng là Lady Marmalade (nghe bài hát).
3. Chicago (xem trailer)
Ra đời sau Moulin Rouge một năm song còn thành công rực rỡ hơn về mặt giải thưởng là tác phẩm Chicago. Có sự góp mặt của những ngôi sao như Richard Gere, Catherine Zelta-Jones và Renee Zellweger, bộ phim này gặt hái tới 6 giải Oscar, bao gồm cả “Phim hay nhất”.
Chicago có bối cảnh vào thập niên 1920 thế kỷ trước - thời kỳ vàng
của nhạc Jazz với nhân vật trung tâm là hai nữ tù nhân xinh đẹp. Hai nàng Velma
(Catherine) và Roxie (Renee) gặp nhau trong tù chờ ngày xét xử tội danh giết
người và qua câu chuyện của họ, khán giả được tìm hiểu thêm về những scandal của
giới thượng lưu và nạn tham nhũng tại thành phố Chicago nhiều thế lực ngầm.
4. West Side Story (xem trailer)
Trong lịch sử, hiếm bộ phim nào thành công rực rỡ cả trên sân khấu Broadway lẫn cả trên màn ảnh rộng như West Side Story. Dựa trên cuốn sách cùng tên của Arthur Laurents vào năm 1957, tác phẩm này được dựng thành nhạc kịch và nhận ngay giải Tony danh giá. Tới năm 1961, phiên bản điện ảnh West Side Story thậm chí còn gặt hái thành công lớn hơn nữa: trở thành bộ phim ăn khách thứ nhì năm 1961, đoạt 10 trong tổng số 11 đề cử Oscar (ẵm hết các giải chính như Phim, Đạo diễn, Nam và Nữ chính xuất sắc) và có lượng đĩa nhạc phim bán chạy nhất lịch sử khi đó.
Được lấy cảm hứng từ vở Romeo & Juliette kinh điển song cuộc đối
đầu giữa hai dòng họ đã được thay bằng sự đối địch giữa hai băng đảng tại New
York. Câu chuyện tình cảm động giữa Tony (Richard Beymer) và Maria (Natalie
Wood) được kể qua những bài hát, nổi bật là Somewhere, được coi như một
trong những áng tình ca xuất sắc của Hollywood thế kỷ 20 (nghe ca khúc).
5. Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street (xem trailer)
Đây có lẽ là một trong những bộ phim nhạc kịch u ám nhất, trái với màu sắc tươi vui, lãng mạn thường thấy của những tác phẩm thuộc dòng phim này. Sweeney Todd lại kể về một tên sát nhân. Phẫn uất vì cuộc sống gia đình hạnh phúc tan vỡ do một quan tòa, tay thợ cạo Sweeney Todd mở một tiệm cắt tóc và giết các khách hàng trên ghế trước khi biến họ thành những chiếc bánh nhân thịt với sự trợ giúp của bà chủ tiệm bánh Lovett.
Dưới bàn tay ma thuật của đạo diễn Tim Burton, câu chuyện bi kịch về gã thợ
cạo ác quỷ phố Fleet dựa trên phiên bản Broadway trở nên hấp dẫn, cuốn hút người
xem từ đầu tới cuối. Những khán giả hâm mộ tài tử Johnny Depp hẳn sẽ bất ngờ về
khả năng ca hát của ngôi sao này, khi anh nhập vai xuất thần và được đề cử Oscar
“Nam diễn viên chính xuất sắc”.
6. Grease (xem trailer)
Sự nghiệp của tài tử John Travolta sẽ chẳng thể được như ngày nay nếu hơn ba thập niên trước, anh không tham gia hai bộ phim âm nhạc kinh điển là Saturday Night Fever và đặc biệt là Grease. Trong thời kỳ cả thế giới điên đảo bởi những giai điệu nhạc Disco của Bee Gees, Donna Summer thì việc Travolta vụt sáng lên thành hiện tượng cũng không lạ.
Ra đời lần đầu tại Broadway năm 1971, Grease lập tức trở nên ăn
khách khi được chuyển thể thành phim. Mối tình đáng nhớ giữa chàng vũ công Danny
(Travolta) và cô gái Sandy (Olivia) sau mùa hè ở bãi biển bất chợt gặp bao trục
trặc khi họ phát hiện ra mình học cùng trường phổ thông. Song bất chấp tất cả,
họ vẫn đến với nhau qua những điệu nhảy, bài hát để rồi tới tận bây giờ,
Travolta và Olivia Newton-John vẫn là một trong những cặp được ưa thích nhất
trong lịch sử Hollywood.
7. The Phantom of the Opera (xem trailer)
Andrew Lloyd Webber được coi như nhà soạn nhạc vĩ đại bậc nhất của thời đại này bởi ông đã làm nên tuyệt tác sân khấu Broadway mang tên The Phantom of the Opera dựa trên cuốn sách cùng tên của Pháp đầu thế kỷ 20. Tác phẩm Bóng ma trong nhà hát chính là vở kịch thành công nhất mọi thời đại (5,1 tỷ USD doanh thu), từng được 130 triệu lượt khán giả tại 145 thành phố thưởng thức kể từ khi ra đời năm 1986. Trước cái bóng khổng lồ như vậy, phiên bản điện ảnh với sự tham gia của Gerard Butler và Emmy Rossum vẫn có một vị trí trong lòng khán giả.
Trong phim, Butler vào vai một người có khuôn mặt biến dạng luôn phải đeo mặt
nạ, có biệt danh Phantom (Bóng ma). Sống lẩn khuất trong nhà hát Opera nổi tiếng
nhất của Paris, Phantom từng được nghe nhiều danh ca thể hiện và lấy kiến thức
trên chỉ dạy cho Christine (Emmy Rossum), nữ ca sĩ mà ông yêu mến. Dù đạt được
tới đỉnh cao danh vọng với sự giúp đỡ của Phantom, cô lại đem lòng yêu chàng quý
tộc trẻ tuổi… Với những ai không có điều kiện sang tận sân khấu Broadway để
thưởng thức vở kịch, bộ phim The Phantom of The Opera là một lựa chọn
có thể giúp họ mường tượng được sự hấp dẫn và hoành tráng của vở kịch cũng như
mối tình tay ba với nhiều nút thắt bất ngờ. (Xem bài hát chủ
đề)
8. Across the Universe (xem trailer)
Dù đã tan rã được hơn bốn thập niên song nhóm nhạc huyền thoại The Beatles vẫn chiếm một vị trí không thể lay chuyển trong lịch sử âm nhạc. Tới năm 2007, đạo diễn Julie Taymor dựa trên một câu chuyện do bà và hai người bạn nghĩ ra để thực hiện Across the Universe – bộ phim lãng mạn được hòa trộn tinh tế với 34 ca khúc của The Beatles. Bối cảnh phim xảy ra vào thập niên 1960 ở Mỹ, thời đại bùng nổ của nhạc Rock & Roll, của quyền tự do ngôn luận, của phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam…
Trong thời đại mà mọi thứ đều có thể xảy ra ấy, chàng trai Jude (Jim
Sturgess) tới từ thành phố cảng Liverpool và cô nàng Lucy (Evan Rachel Wood) đã
gặp và yêu nhau trong một hoàn cảnh bất ngờ. Đây là bộ phim không thể bỏ qua với
người yêu nhạc Beatles, khi mà ngay từ tên hai diễn viên chính đã được dựa trên
hai bài hát lừng danh Hey Jude và Lucy in The Sky with
Diamond. Xuyên suốt bộ phim, những I Want To Hold Your Hand, Let it Be,
Something được lồng ghép một cách khéo léo, đưa khán giả qua nhiều cung bậc
cảm xúc – điều luôn tồn tại trong tình yêu và những ca khúc của The Beatles.
9. Singing in the Rain (xem trailer)
Vượt qua cả West Side Story lừng lẫy được nêu ở trên, đây mới là bộ phim được Viện Điện ảnh Mỹ AFI chọn làm “Bộ phim nhạc kịch hay nhất mọi thời đại”. Ngay cả trong danh sách 100 bài hát nhạc phim hay nhất mọi thời, tuyệt phẩm này cũng đóng góp tới ba ca khúc và vẫn được nhiều khán giả thời nay ưa thích.
Singing in the Rain là bộ phim nhạc kịch, hài nói về thời kỳ chuyển
giao từ phim câm sang phim có âm thanh. Cặp đôi Don và Lina là những siêu sao
phim câm song khi chuyển sang phim lồng tiếng thì họ gặp rắc rối lớn khi Lina có
giọng nói chua loét. Đoàn làm phim gấp rút tìm người lồng giọng thay cô và tới
khi tìm ra thì Don lại đem lòng yêu cô gái kia.
Đâu là bí quyết giúp tác phẩm này thành công đến vậy? Là sự nhẹ nhàng vui tươi trong nội dung? Là diễn xuất tuyệt vời của những Gene Kelly, Debbie Raynolds? Là những ca khúc sống mãi với thời gian? Có lẽ là tất cả những điều trên. Cho tới nay, cảnh Gene Kelly bỏ ô xuống và ca hát, nhảy múa trong cơn mưa vẫn là một hình ảnh kinh điển của Hollywood, thể hiện đúng cảm xúc của một người đang ngập tràn hạnh phúc tình yêu (xem trích đoạn).
10. The Sound of Music (xem trailer)
Năm 2001, Thư viện Quốc hội Mỹ quyết định đưa bộ phim này vào danh sách bảo tồn vĩnh viễn bởi “những ảnh hưởng lớn lao về văn hóa và lịch sử” của nó. Điều đó đủ để thấy tầm vóc lớn lao của bộ phim từng nhận Oscar “Phim hay nhất” vào năm 1966. Được biết đến tại Việt Nam với tên Giai điệu hạnh phúc, phim kể về nữ tu Maria thuộc tu viện ở Salzburg, Áo. Cô là người phóng khoáng, đam mê tự do khát vọng và yêu phong cảnh núi Alpine hùng vĩ hơn là nhiệm vụ tu hành.
Mẹ bề trên Abbes tin rằng cá tính của Maria không tương hợp với cuộc sống tu
viện nên tạo điều kiện cho Maria khám phá đến cùng đích đến của đời mình bằng
cách cho cô làm chăm sóc các con một quân nhân góa bụa… Những khung cảnh thiên
nhiên đẹp đến tuyệt vời, cốt truyện giàu tình cảm và những bài hát kinh điển như
My Favorite Things (xem trích
đoạn), Do-Re-Mi là lý do giúp hình ảnh cô giáo Maria chạy tung tăng
giữa cánh đồng hoa vẫn được nhiều khán giả đam mê điện ảnh giữ trọn trong tim
cho tới ngày nay.
11. Dreamgirls (xem trailer)
Trước khi lụi tàn và phải đổi tên khác như hiện nay, hãng đĩa huyền thoại Motown từng có thời thống trị làng nhạc thế giới với những tên tuổi như Michael Jackson, The Jackson 5 hay Lionel Richie. Một dàn diễn viên da màu nổi tiếng như Jamie Foxx, Jennifer Hudson, Beyonce Knowles, Eddie Murphy đã tham gia Dreamgirls để tái hiện thời kỳ huy hoàng đó.
Bộ phim kể về hành trình của ba cô gái tại Michigan thuộc nhóm The Dreamettes
với những ca khúc nhạc R&B, Soul chinh phục các bảng âm nhạc Mỹ trong thập
niên 1960. Được lấy cảm hứng từ nhóm nhạc The Supremes, Dreamgirls
thành công cả về doanh thu (154 triệu USD) lẫn nghệ thuật (nhận Quả cầu Vàng cho
“Phim nhạc kịch hay nhất” năm 2007). Bất chấp sự có mặt của ngôi sao ca nhạc
Beyonce, thí sinh xuất thân từ American Idol là Jennifer Hudson vẫn tỏa sáng và
đoạt Oscar “Nữ diễn viên phụ xuất sắc”.
12. Les Misérables (xem trailer)
Mô phỏng từ tuyệt tác Những người khốn khổ của văn hào Victor Hugo và vở kịch Broadway cùng tên, Les Misérables từng nhiều lần được tái hiện trên màn ảnh nhưng chưa có tác phẩm nào thực sự toát được hết tầm vóc đồ sộ của cuốn tiểu thuyết. Với bàn tay của đạo diễn từng đoạt giải Oscar là Tom Hooper cùng dàn diễn viên siêu sao như Hugh Jackman, Russell Crowe, Anne Hathaway, Amanda Seyfried; phiên bản điện ảnh mới xứng đáng được coi như tác phẩm nhạc kịch hay nhất của thế giới trong năm qua.
Những người khốn khổ của Tom Hooper vẽ nên một bức tranh về tình
người trong cuộc sống đầy khó nhọc. Tù nhân bỏ trốn Jean Valjean sống lẩn tránh
pháp luật, cho đến khi ông nhận nuôi Cosette. Suốt từ 1815 đến 1832, câu chuyện
trong phim xoay quanh cuộc sống của nhiều nhân vật khác nhau, qua đó thể hiện
bức tranh về xã hội đương thời đầy đen tối nhưng cũng ánh lên những tia sáng của
tình người, tính nhân văn. Việc diễn viên tham gia phim này phải có khả năng của
một diễn viên sân khấu nhạc kịch, tức hát trực tiếp tại trường quay để phần diễn
xuất thêm sống động là một điểm thú vị của tác phẩm. Sau khi đã chinh phục giải
Quả cầu Vàng, Les Misérables tiếp tục giành 3 tượng vàng Oscar 2013.
(Nghe bài hát I Dreamed A Dream - Anne Hatthaway)
Trái với sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy, “nữ hoàng nhạc pop” Madonna dường như không có duyên với màn bạc khi những bộ phim cô tham gia diễn xuất lẫn sản xuất đều bị chê thậm tệ, còn bản thân từng nhận tới 7 giải Mâm Xôi Vàng. Song vẫn tồn tại một điểm sáng trong sự nghiệp điện ảnh của Madonna, đó là tác phẩm Evita nói về cuộc đời thực của Evita Duarte – phu nhân tổng thống Argentina, Juan Peron. Bà Evita có xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ nhưng đã vươn lên từ một diễn viên hạng B trở thành người phụ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Argentina.
2. Moulin Rouge (xem trailer)
Để thể loại phim nhạc kịch được trở lại phổ biến như những năm gần đây, các nhà làm phim Hollywood có lẽ phải rất biết ơn đạo diễn Baz Luhrmann. Dòng phim tưởng như đã bị lụi tàn sau thời hoàng kim thập niên 1960, 1970 bất ngờ được hồi sinh nhờ câu chuyện tình lãng mạn trong Moulin Rouge. Quen thuộc với khán giả Việt Nam qua cái tên Cối xay gió màu đỏ, bộ phim từng được đề cử 7 giải Oscar này là bản tình ca đa màu sắc với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về chuyện tình giữa Christian và Santine.
3. Chicago (xem trailer)
Ra đời sau Moulin Rouge một năm song còn thành công rực rỡ hơn về mặt giải thưởng là tác phẩm Chicago. Có sự góp mặt của những ngôi sao như Richard Gere, Catherine Zelta-Jones và Renee Zellweger, bộ phim này gặt hái tới 6 giải Oscar, bao gồm cả “Phim hay nhất”.
4. West Side Story (xem trailer)
Trong lịch sử, hiếm bộ phim nào thành công rực rỡ cả trên sân khấu Broadway lẫn cả trên màn ảnh rộng như West Side Story. Dựa trên cuốn sách cùng tên của Arthur Laurents vào năm 1957, tác phẩm này được dựng thành nhạc kịch và nhận ngay giải Tony danh giá. Tới năm 1961, phiên bản điện ảnh West Side Story thậm chí còn gặt hái thành công lớn hơn nữa: trở thành bộ phim ăn khách thứ nhì năm 1961, đoạt 10 trong tổng số 11 đề cử Oscar (ẵm hết các giải chính như Phim, Đạo diễn, Nam và Nữ chính xuất sắc) và có lượng đĩa nhạc phim bán chạy nhất lịch sử khi đó.
5. Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street (xem trailer)
Đây có lẽ là một trong những bộ phim nhạc kịch u ám nhất, trái với màu sắc tươi vui, lãng mạn thường thấy của những tác phẩm thuộc dòng phim này. Sweeney Todd lại kể về một tên sát nhân. Phẫn uất vì cuộc sống gia đình hạnh phúc tan vỡ do một quan tòa, tay thợ cạo Sweeney Todd mở một tiệm cắt tóc và giết các khách hàng trên ghế trước khi biến họ thành những chiếc bánh nhân thịt với sự trợ giúp của bà chủ tiệm bánh Lovett.
6. Grease (xem trailer)
Sự nghiệp của tài tử John Travolta sẽ chẳng thể được như ngày nay nếu hơn ba thập niên trước, anh không tham gia hai bộ phim âm nhạc kinh điển là Saturday Night Fever và đặc biệt là Grease. Trong thời kỳ cả thế giới điên đảo bởi những giai điệu nhạc Disco của Bee Gees, Donna Summer thì việc Travolta vụt sáng lên thành hiện tượng cũng không lạ.
7. The Phantom of the Opera (xem trailer)
Andrew Lloyd Webber được coi như nhà soạn nhạc vĩ đại bậc nhất của thời đại này bởi ông đã làm nên tuyệt tác sân khấu Broadway mang tên The Phantom of the Opera dựa trên cuốn sách cùng tên của Pháp đầu thế kỷ 20. Tác phẩm Bóng ma trong nhà hát chính là vở kịch thành công nhất mọi thời đại (5,1 tỷ USD doanh thu), từng được 130 triệu lượt khán giả tại 145 thành phố thưởng thức kể từ khi ra đời năm 1986. Trước cái bóng khổng lồ như vậy, phiên bản điện ảnh với sự tham gia của Gerard Butler và Emmy Rossum vẫn có một vị trí trong lòng khán giả.
8. Across the Universe (xem trailer)
Dù đã tan rã được hơn bốn thập niên song nhóm nhạc huyền thoại The Beatles vẫn chiếm một vị trí không thể lay chuyển trong lịch sử âm nhạc. Tới năm 2007, đạo diễn Julie Taymor dựa trên một câu chuyện do bà và hai người bạn nghĩ ra để thực hiện Across the Universe – bộ phim lãng mạn được hòa trộn tinh tế với 34 ca khúc của The Beatles. Bối cảnh phim xảy ra vào thập niên 1960 ở Mỹ, thời đại bùng nổ của nhạc Rock & Roll, của quyền tự do ngôn luận, của phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam…
9. Singing in the Rain (xem trailer)
Vượt qua cả West Side Story lừng lẫy được nêu ở trên, đây mới là bộ phim được Viện Điện ảnh Mỹ AFI chọn làm “Bộ phim nhạc kịch hay nhất mọi thời đại”. Ngay cả trong danh sách 100 bài hát nhạc phim hay nhất mọi thời, tuyệt phẩm này cũng đóng góp tới ba ca khúc và vẫn được nhiều khán giả thời nay ưa thích.
Đâu là bí quyết giúp tác phẩm này thành công đến vậy? Là sự nhẹ nhàng vui tươi trong nội dung? Là diễn xuất tuyệt vời của những Gene Kelly, Debbie Raynolds? Là những ca khúc sống mãi với thời gian? Có lẽ là tất cả những điều trên. Cho tới nay, cảnh Gene Kelly bỏ ô xuống và ca hát, nhảy múa trong cơn mưa vẫn là một hình ảnh kinh điển của Hollywood, thể hiện đúng cảm xúc của một người đang ngập tràn hạnh phúc tình yêu (xem trích đoạn).
10. The Sound of Music (xem trailer)
Năm 2001, Thư viện Quốc hội Mỹ quyết định đưa bộ phim này vào danh sách bảo tồn vĩnh viễn bởi “những ảnh hưởng lớn lao về văn hóa và lịch sử” của nó. Điều đó đủ để thấy tầm vóc lớn lao của bộ phim từng nhận Oscar “Phim hay nhất” vào năm 1966. Được biết đến tại Việt Nam với tên Giai điệu hạnh phúc, phim kể về nữ tu Maria thuộc tu viện ở Salzburg, Áo. Cô là người phóng khoáng, đam mê tự do khát vọng và yêu phong cảnh núi Alpine hùng vĩ hơn là nhiệm vụ tu hành.
11. Dreamgirls (xem trailer)
Trước khi lụi tàn và phải đổi tên khác như hiện nay, hãng đĩa huyền thoại Motown từng có thời thống trị làng nhạc thế giới với những tên tuổi như Michael Jackson, The Jackson 5 hay Lionel Richie. Một dàn diễn viên da màu nổi tiếng như Jamie Foxx, Jennifer Hudson, Beyonce Knowles, Eddie Murphy đã tham gia Dreamgirls để tái hiện thời kỳ huy hoàng đó.
12. Les Misérables (xem trailer)
Mô phỏng từ tuyệt tác Những người khốn khổ của văn hào Victor Hugo và vở kịch Broadway cùng tên, Les Misérables từng nhiều lần được tái hiện trên màn ảnh nhưng chưa có tác phẩm nào thực sự toát được hết tầm vóc đồ sộ của cuốn tiểu thuyết. Với bàn tay của đạo diễn từng đoạt giải Oscar là Tom Hooper cùng dàn diễn viên siêu sao như Hugh Jackman, Russell Crowe, Anne Hathaway, Amanda Seyfried; phiên bản điện ảnh mới xứng đáng được coi như tác phẩm nhạc kịch hay nhất của thế giới trong năm qua.
|
Thịnh Joey
Geen opmerkingen:
Een reactie posten