Tin tức / Thế giới / Châu Á
Campuchia chuẩn bị hỏa táng thi hài cựu Quốc vương Sihanouk
Đoàn xe chở linh cữu của cố Quốc vương Norodom Sihanouk được rước qua các đường phố của thủ đô đến đài hỏa thiêu, ngày 1/2/2013.
Hàng trăm ngàn người Campuchia kéo ra đông nghẹt các đường phố của thủ đô Pnom Penh hôm nay để theo dõi các nghi thức an táng cố Quốc vương Norodom Sihanouk, đã băng hà hồi tháng 10 năm ngoái.
Nhiều người rơi lệ khi đoàn xe chở linh cữu của nhà Vua được rước qua các đường phố của thủ đô đến đài hỏa thiêu gần Hoàng Cung, nơi mà ông Sihanouk đã đăng quang thời còn là một thiếu niên hồi năm 1941.
Thi thể của nhà vua đã được quàn tại Hoàng Cung sau khi được rước về từ Bắc Kinh, nơi Cựu vương Sihanouk băng hà ngày 15 tháng 10 sau một cơn đột biến tim, ở tuổi 89.
Lễ hỏa táng – cao điểm của các nghi lễ tang chay kéo dài 7 ngày, sẽ được cử hành vào ngày thứ Hai.
Thời sinh tiền, vua Sihanouk đã hợp tác với chế độ Khmer Đỏ khát máu sau khi ông bị lật đổ khỏi ngai vàng hồi năm 1970, nhưng sau đó ông lại bị chế độ Khmer Đỏ bỏ tù. Cuối cùng, ông Sihanouk đã phải chạy sang Trung Quốc lánh nạn.
Sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ vào năm 1979, ông Sihanouk lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống chính quyền do Việt Nam đưa lên lãnh đạo nước ông.
Sau đó, ông Sihanouk lại trở lại ngai vàng tại Campuchia, và thoái vị vào năm 2004 để nhường chỗ cho con trai, là Thái tử Norodom Sihamoni, lên nối ngôi
Nhiều người rơi lệ khi đoàn xe chở linh cữu của nhà Vua được rước qua các đường phố của thủ đô đến đài hỏa thiêu gần Hoàng Cung, nơi mà ông Sihanouk đã đăng quang thời còn là một thiếu niên hồi năm 1941.
Thi thể của nhà vua đã được quàn tại Hoàng Cung sau khi được rước về từ Bắc Kinh, nơi Cựu vương Sihanouk băng hà ngày 15 tháng 10 sau một cơn đột biến tim, ở tuổi 89.
Lễ hỏa táng – cao điểm của các nghi lễ tang chay kéo dài 7 ngày, sẽ được cử hành vào ngày thứ Hai.
Thời sinh tiền, vua Sihanouk đã hợp tác với chế độ Khmer Đỏ khát máu sau khi ông bị lật đổ khỏi ngai vàng hồi năm 1970, nhưng sau đó ông lại bị chế độ Khmer Đỏ bỏ tù. Cuối cùng, ông Sihanouk đã phải chạy sang Trung Quốc lánh nạn.
Sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ vào năm 1979, ông Sihanouk lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống chính quyền do Việt Nam đưa lên lãnh đạo nước ông.
Sau đó, ông Sihanouk lại trở lại ngai vàng tại Campuchia, và thoái vị vào năm 2004 để nhường chỗ cho con trai, là Thái tử Norodom Sihamoni, lên nối ngôi
- Dân chúng Campuchia cầu nguyện trước hoàng cung ở Phnom Penh khi được tin cựu quốc vương qua đời. 15/10/2012
- Ảnh chân dung của cựu quốc vương Norodom Sihanouk và hoàng hậu Monineath được trưng bày ở vùng ngoại thành Phnom Penh. 15/10/2012
- Một phụ nữ Campuchia thương tiếc quốc vương trước hoàng cung ở Phnom Penh. 15/10/2012
- Hoàng hậu Monineath Sihanouk, phía sau, đến bệnh viện ở Bắc Kinh, nơi cựu quốc vương được chữa trị. 15/10/2012
- Cựu quốc vương chào thần dân đến chúc lành tại sân bay quốc tế Phnom Penh, trước khi lên đường đi Bắc Kinh chữa trị. 2/9/2006
- Cựu quốc vương khi trở lại sân bay quốc tế Phnom Penh ngày 26/5/2006
- Ảnh chụp ngày 20/10/2004 tại sân bay quốc tế Phnom Penh, cựu quốc vương Sihanouk loan báo người con trai Sihamoni sẽ kế vị ông
- Cựu quốc vương Sihanouk chào từ giã một nhà sư ở Siem Reap, ngày 1/9/1997
- Các ni cô tại Siem Reap chào mừng quốc vương Sihanouk, ngày 1/9/1997
Geen opmerkingen:
Een reactie posten