Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan gia tăng chạy đua vũ khí hạt nhân
Ấn Độ phóng tên lửa «Agni-5» ở bang Odisha, phía đông, ngày 19/04/2012
REUTERS
Hôm nay, 03/06/2013, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI, nhận định, trong một năm qua, ba cường quốc hạt nhân châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan - đã gia tăng kho vũ khí hạt nhân của họ. Ngược lại, trong cùng một giai đoạn, Mỹ, Nga đều đã giảm trừ vũ khí nguyên tử, trong lúc Anh, Pháp và Israel đã giữ nguyên mức độ của mình.
Ước tính của SIPRI cho thấy, Trung Quốc hiện có 250 đầu đạn hạt nhân so với 240 vào năm 2012, Pakistan cũng đã chế tạo thêm khoảng 10 đầu đạn nguyên tử mới để nâng số lượng nắm giữ lên mức khoảng từ 100 đến 120 đơn vị. Ấn Độ cũng không chịu thua, có thêm khoảng 10 đầu đạn hạt nhân khác, nâng tổng số phương tiện vũ khí này lên khoảng từ 90 đến 110.
Báo cáo thường niên của Viện SIPRI đã tỏ ý quan ngại trước hiện tượng chạy đua võ trang hạt nhân tại vùng châu Á, đặc biệt trong bối cảnh được mệnh danh là « hòa bình mong manh », với tình hình căng thẳng từ năm 2008 đến nay giữa Ấn Độ với Pakistan, giữa Trung Quốc và Nhật Bản, với cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hay là ở nơi khác.
Theo Viện SIPRI : « Trong khi các quốc gia cố tránh xung đột trực tiếp với nhau và đã ngừng hỗ trợ các phong trào phiến loạn trên lãnh thổ của nhau, tâm lý nghi kỵ nhau kéo dài trong hàng chục năm qua vẫn tồn tại, và quá trình hội nhập kinh tế lại không đi kèm với hội nhập chính trị ».
Trong tình hình đó, chỉ có hai siêu cường hạt nhân cũ là Nga và Mỹ là đã giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của mình, với Nga từ 10.000 đầu đạn nguyên tử xuống còn 8.500, và Mỹ từ 8.000 xuống còn 7.700. Riêng Pháp vẫn duy trì nguyên trạng ở mức 300 đầu đạn hạt nhân, cũng như Anh với 225, và Israel 80.
Vấn đề như chính SIPRI cũng thừa nhận, là nhiều số liệu nêu trong báo cáo chỉ mang tính chất ước lượng, vì lẽ không phải cường quốc hạt nhân nào cũng đều minh bạch như nhau. Trung Quốc là nước hoàn toàn bưng bít thông tin trong địa hạt này, trong lúc Nga đang càng ngày càng kém thông thoáng hơn.
SIPRI không xếp Bắc Triều Tiên hay Iran vào diện cường quốc có vũ khí hạt nhân, cho rằng các chương trình vũ khí nguyên tử của họ vẫn ở trong giai đoạn đầu.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130603-trung-quoc-an-do-va-pakistan-gia-tang-chay-dua-vu-khi-hat-nhan
Báo cáo thường niên của Viện SIPRI đã tỏ ý quan ngại trước hiện tượng chạy đua võ trang hạt nhân tại vùng châu Á, đặc biệt trong bối cảnh được mệnh danh là « hòa bình mong manh », với tình hình căng thẳng từ năm 2008 đến nay giữa Ấn Độ với Pakistan, giữa Trung Quốc và Nhật Bản, với cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hay là ở nơi khác.
Theo Viện SIPRI : « Trong khi các quốc gia cố tránh xung đột trực tiếp với nhau và đã ngừng hỗ trợ các phong trào phiến loạn trên lãnh thổ của nhau, tâm lý nghi kỵ nhau kéo dài trong hàng chục năm qua vẫn tồn tại, và quá trình hội nhập kinh tế lại không đi kèm với hội nhập chính trị ».
Trong tình hình đó, chỉ có hai siêu cường hạt nhân cũ là Nga và Mỹ là đã giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của mình, với Nga từ 10.000 đầu đạn nguyên tử xuống còn 8.500, và Mỹ từ 8.000 xuống còn 7.700. Riêng Pháp vẫn duy trì nguyên trạng ở mức 300 đầu đạn hạt nhân, cũng như Anh với 225, và Israel 80.
Vấn đề như chính SIPRI cũng thừa nhận, là nhiều số liệu nêu trong báo cáo chỉ mang tính chất ước lượng, vì lẽ không phải cường quốc hạt nhân nào cũng đều minh bạch như nhau. Trung Quốc là nước hoàn toàn bưng bít thông tin trong địa hạt này, trong lúc Nga đang càng ngày càng kém thông thoáng hơn.
SIPRI không xếp Bắc Triều Tiên hay Iran vào diện cường quốc có vũ khí hạt nhân, cho rằng các chương trình vũ khí nguyên tử của họ vẫn ở trong giai đoạn đầu.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130603-trung-quoc-an-do-va-pakistan-gia-tang-chay-dua-vu-khi-hat-nhan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten