Hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông bị lên án tại Thượng viện Mỹ
Một tàu hải giám Trung Quốc chạy gần tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
REUTERS/Kyodo/Files
Trong một dự thảo nghị quyết trình ra Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 10/06/2013, ba Thượng nghị sĩ Mỹ đã tố cáo một loạt hành động của Bắc Kinh trong thời gian gần đây nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Dự thảo nghị quyết cũng yêu cầu các nước có tranh chấp thông qua một bộ quy tắc ứng xử để tránh không cho xung đột bùng lên.
Nghị quyết lên án Trung Quốc mang ký hiệu S. Res. 167 đã được ba Thượng nghị sĩ có uy tín tại Mỹ đồng ký tên : Robert Menendrez (đảng Dân chủ, tiểu bang New Jersey), chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ; Ben Cardin (đảng Dân chủ, tiểu bang Maryland), thành viên Ủy ban Đối ngoại ; và ông Marco Antonio Rubio (đảng Cộng hòa, tiểu bang Florida), một Thượng nghị sĩ có uy thế, thường được xem là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 2016.
Mang tựa đề « Tái khẳng định hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ cho việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trong vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương », văn kiện này không ngần ngại lên án đích danh Trung Quốc là tác giả của một loạt hành động hù dọa hay dùng võ lực nhắm vào các nước từ Philippines, Việt Nam cho đến Nhật Bản.
Về các hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết nêu rõ các vụ việc bị coi là « nguy hiểm và dễ gây mất ổn định », từ vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam hồi tháng 5 năm 2011, cho đến vụ tàu Trung Quốc chặn lối vào bãi Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng Tư năm 2012.
Văn kiện cũng nêu lên sự kiện là kể từ ngày 08 tháng Năm 2013, chiến hạm và tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu hiện diện thường xuyên ở vùng biển xung quanh bãi Second Thomas Shoal, chỉ cách đảo Palawan của Philippines khoảng 105 hải lý về phía tây bắc, và đang có quân đội Philippines đồn trú bên trên.
Hai hành động quyết đoán khác của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông cũng bị nêu bật trong dự thảo nghị quyết : Việc Bắc Kinh phát hành một bản đồ chính thức xác định đường 9 đoạn mà họ vẽ ra trên Biển Đông là biên giới quốc gia của Trung Quốc, cũng như việc nâng Tam Sa lên cấp thành phố để quản lý toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền, và cho đặt một đơn vị quân đội đồn trú trong khu vực.
Các hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Nhật Bản tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu ngư ngoài biển Hoa Đông cũng bị các Thượng nghị sĩ Mỹ vạch trần.
Dự thảo nghị quyết do đó đã yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án « việc sử dụng các biện pháp ép buộc, đe dọa, hoặc lực lượng hải quân, hải giám, tàu đánh cá và máy bay quân sự hay dân sự… » để khẳng định chủ quyền trên các vùng biển đang tranh chấp hoặc để thay đổi hiện trạng.
Nghị quyết cũng yêu cầu các bên tranh chấp tự kiềm chế, tìm kiếm giải pháp trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc thông qua trọng tài quốc tế.
Văn kiện dĩ nhiên ủng hộ hoàn toàn các nỗ lực của chính phủ cũng như quân đội Hoa Kỳ nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130613-hanh-dong-hung-hang-cua-trung-quoc-tai-bien-dong-bi-len-an-tai-thuong-vien-my
Mang tựa đề « Tái khẳng định hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ cho việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trong vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương », văn kiện này không ngần ngại lên án đích danh Trung Quốc là tác giả của một loạt hành động hù dọa hay dùng võ lực nhắm vào các nước từ Philippines, Việt Nam cho đến Nhật Bản.
Về các hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết nêu rõ các vụ việc bị coi là « nguy hiểm và dễ gây mất ổn định », từ vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam hồi tháng 5 năm 2011, cho đến vụ tàu Trung Quốc chặn lối vào bãi Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng Tư năm 2012.
Văn kiện cũng nêu lên sự kiện là kể từ ngày 08 tháng Năm 2013, chiến hạm và tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu hiện diện thường xuyên ở vùng biển xung quanh bãi Second Thomas Shoal, chỉ cách đảo Palawan của Philippines khoảng 105 hải lý về phía tây bắc, và đang có quân đội Philippines đồn trú bên trên.
Hai hành động quyết đoán khác của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông cũng bị nêu bật trong dự thảo nghị quyết : Việc Bắc Kinh phát hành một bản đồ chính thức xác định đường 9 đoạn mà họ vẽ ra trên Biển Đông là biên giới quốc gia của Trung Quốc, cũng như việc nâng Tam Sa lên cấp thành phố để quản lý toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền, và cho đặt một đơn vị quân đội đồn trú trong khu vực.
Các hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Nhật Bản tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu ngư ngoài biển Hoa Đông cũng bị các Thượng nghị sĩ Mỹ vạch trần.
Dự thảo nghị quyết do đó đã yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án « việc sử dụng các biện pháp ép buộc, đe dọa, hoặc lực lượng hải quân, hải giám, tàu đánh cá và máy bay quân sự hay dân sự… » để khẳng định chủ quyền trên các vùng biển đang tranh chấp hoặc để thay đổi hiện trạng.
Nghị quyết cũng yêu cầu các bên tranh chấp tự kiềm chế, tìm kiếm giải pháp trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc thông qua trọng tài quốc tế.
Văn kiện dĩ nhiên ủng hộ hoàn toàn các nỗ lực của chính phủ cũng như quân đội Hoa Kỳ nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130613-hanh-dong-hung-hang-cua-trung-quoc-tai-bien-dong-bi-len-an-tai-thuong-vien-my
Geen opmerkingen:
Een reactie posten