Trung Quốc đòi kiểm duyệt thô bạo truyền thông Pháp ngay tại Pháp
Cyril Payen, phóng viên đài FRANCE 24
DR
Sự kiện đã xẩy ra từ đầu tháng Sáu, và vào hôm qua, 12/06/2013, đài truyền hình Pháp FRANCE 24 công khai loan báo : Đài đã bác bỏ yêu sách của chính quyền Trung Quốc, muốn FRANCE 24 hủy bỏ việc phát đi một phóng sự do một thông tín viên của đài tại Bangkok bí mật thực hiện ở Tây Tạng. Hành động gây sức ép của Bắc Kinh - đồng nghĩa với việc kiểm duyệt một phương tiện truyền thông không thuộc quyền quản lý của mình - đã gây phẫn nộ trong báo giới Pháp.
Trong bản tin trên trang web của mình, đài FRANCE 24 nói rõ là phóng sự truyền hình mang tựa đề là « Bảy ngày ở Tây Tạng » của Cyril Payen đã được phát hình ngày 30/05 vừa qua. Trong phóng sự này, thông tín viên của FRANCE 24 đã thẳng thắn tố cáo sự kiện người dân Tây Tạng bị đàn áp dưới ách cai trị của Trung Quốc. Kết luận của nhà báo Payen rất rõ ràng : chính sách « diệt chủng văn hóa » từng bị lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng là đức Đạt Lai Lạt Ma lên án vào năm 2008 vẫn đang được Trung Quốc áp dụng.
Phóng sự này đã khiến nhà chức trách Trung Quốc phẫn nộ. Theo đài FRANCE 24, chỉ vài ngày sau khi tài liệu được phát sóng, quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã đến trụ sở của đài, để đòi hủy bỏ việc phát phóng sự này kể cả trên trang web của FRANCE 24.
Dĩ nhiên là đòi hỏi quá đáng của chính quyền Trung Quốc đã bị từ chối. Trong một bản thông cáo gởi đến nhà báo của đài, ông Marc Saikali, Giám đốc biên tập của FRANCE 24 xác định : « Ban Giám đốc đã không hề lùi bước trước các hành vi hù dọa, và vẫn duy trì phóng sự này trên cả chương trình phát sóng lẫn trên các phương tiện đa truyền thông », như internet, điện thoại di động...
Hành động can thiệp thô bạo của sứ quán Trung Quốc tại Pháp dĩ nhiên đã được lập tức báo cáo. Ông Saikali cho biết : « Ban Giám đốc (đài FRANCE 24) đã báo cáo lên cấp cao nhất của chính phủ Pháp, cũng như cho các tổ chức chuyên bảo vệ nhân quyền nói chung, và các nhà báo nói riêng ».
Lời báo động của đài FRANCE 24 không phải là thừa, vì hành động hù dọa của chính quyền Trung Quốc không chỉ nhắm vào đài mà còn vào cả bản thân nhà báo đã thực hiện phóng sự đó.
Tại Bangkok, nơi anh là thông tín viên thường trú của FRANCE 24, Cyril Payen đang bị Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan tích cực săn lùng. Họ đã dò tìm được số điện thoại cá nhân của anh, và liên tục gọi điện hay gởi tin nhắn để triệu mời anh đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok để giải thích về việc anh đã « gian lận » để có visa nhập cảnh Trung Quốc.
Thật vậy, Payen đã vào Trung Quốc với một thị thực du lịch, và đã tranh thủ một lúc lơi lỏng kiểm soát để lên vùng Tây Tạng, bí mật thực hiện phóng sự của mình. Phải nói là kể từ khi nổ ra các vụ bạo động tại Tây Tạng vào năm 2008, Trung Quốc đã bị cấm không cho nhà báo lên vùng này, và chỉ cho người nước ngoài đến khu vực đó một cách nhỏ giọt.
Cyril Payen đã nêu cụ thể các hành vi hù dọa mà sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan đã tiến hành : « Tôi trở lại Bangkok ngày 4 tháng 6, và từ đó đến nay, diễn biến xẩy ra dồn dập. Một nhà ngoại giao nữ Trung Quốc đã để lại cho tôi một tin nhắn trên điện thoại của tôi và đã tỏ rõ thái độ hù dọa. Cô ta yêu cầu tôi đến đại sứ quán để giải thích về những « lời nói dối » mà tôi đã nêu lên trong phóng sự của tôi. Sau cùng, cô ta còn đe dọa tôi như sau : « Nếu ông không đến Đại sứ quán trước ngày 11 tháng 6, thì ông sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả ».
Sự kiện chính quyền Bắc Kinh áp dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với truyền thông Trung Quốc, dù đáng chê trách, nhưng có thể giải thích được. Thế nhưng việc đòi truyền thông một nước khác phải kiểm duyệt theo ý Bắc Kinh, lại còn hù dọa nhà báo đã viết sai ý mình, đó là một phản ứng bị coi là quá hống hách.
Trong một bản thông cáo công bố hôm 11/06 vừa qua, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã không ngần ngại đánh đồng hành động của các quan chức ngoại giao Trung Quốc với hành vi của các nhóm mafia.
Phóng viên Không Biên giới ghi rõ : « Các phương pháp không thể chấp nhận được đó là của giới trộm cướp hơn là của các công chức cao cấp. Sự kiện một đại sứ quán bày tỏ quan điểm bất đồng về một phóng sự là điều có thể chấp nhận. Nhưng khi các nhà ngoại giao tìm cách hù dọa để đòi thay đổi một nội dung biên tập, đả kích, triệu mời một nhà báo với mục đích được tuyên bố là để hỏi cung, điều đó đã vượt quá giới hạn của những gì có thể chấp nhận được ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130613-trung-quoc-doi-kiem-duyet-tho-bao-truyen-thong-phap-ngay-tai-phap
Phóng sự này đã khiến nhà chức trách Trung Quốc phẫn nộ. Theo đài FRANCE 24, chỉ vài ngày sau khi tài liệu được phát sóng, quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã đến trụ sở của đài, để đòi hủy bỏ việc phát phóng sự này kể cả trên trang web của FRANCE 24.
Dĩ nhiên là đòi hỏi quá đáng của chính quyền Trung Quốc đã bị từ chối. Trong một bản thông cáo gởi đến nhà báo của đài, ông Marc Saikali, Giám đốc biên tập của FRANCE 24 xác định : « Ban Giám đốc đã không hề lùi bước trước các hành vi hù dọa, và vẫn duy trì phóng sự này trên cả chương trình phát sóng lẫn trên các phương tiện đa truyền thông », như internet, điện thoại di động...
Hành động can thiệp thô bạo của sứ quán Trung Quốc tại Pháp dĩ nhiên đã được lập tức báo cáo. Ông Saikali cho biết : « Ban Giám đốc (đài FRANCE 24) đã báo cáo lên cấp cao nhất của chính phủ Pháp, cũng như cho các tổ chức chuyên bảo vệ nhân quyền nói chung, và các nhà báo nói riêng ».
Lời báo động của đài FRANCE 24 không phải là thừa, vì hành động hù dọa của chính quyền Trung Quốc không chỉ nhắm vào đài mà còn vào cả bản thân nhà báo đã thực hiện phóng sự đó.
Tại Bangkok, nơi anh là thông tín viên thường trú của FRANCE 24, Cyril Payen đang bị Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan tích cực săn lùng. Họ đã dò tìm được số điện thoại cá nhân của anh, và liên tục gọi điện hay gởi tin nhắn để triệu mời anh đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok để giải thích về việc anh đã « gian lận » để có visa nhập cảnh Trung Quốc.
Thật vậy, Payen đã vào Trung Quốc với một thị thực du lịch, và đã tranh thủ một lúc lơi lỏng kiểm soát để lên vùng Tây Tạng, bí mật thực hiện phóng sự của mình. Phải nói là kể từ khi nổ ra các vụ bạo động tại Tây Tạng vào năm 2008, Trung Quốc đã bị cấm không cho nhà báo lên vùng này, và chỉ cho người nước ngoài đến khu vực đó một cách nhỏ giọt.
Cyril Payen đã nêu cụ thể các hành vi hù dọa mà sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan đã tiến hành : « Tôi trở lại Bangkok ngày 4 tháng 6, và từ đó đến nay, diễn biến xẩy ra dồn dập. Một nhà ngoại giao nữ Trung Quốc đã để lại cho tôi một tin nhắn trên điện thoại của tôi và đã tỏ rõ thái độ hù dọa. Cô ta yêu cầu tôi đến đại sứ quán để giải thích về những « lời nói dối » mà tôi đã nêu lên trong phóng sự của tôi. Sau cùng, cô ta còn đe dọa tôi như sau : « Nếu ông không đến Đại sứ quán trước ngày 11 tháng 6, thì ông sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả ».
Sự kiện chính quyền Bắc Kinh áp dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với truyền thông Trung Quốc, dù đáng chê trách, nhưng có thể giải thích được. Thế nhưng việc đòi truyền thông một nước khác phải kiểm duyệt theo ý Bắc Kinh, lại còn hù dọa nhà báo đã viết sai ý mình, đó là một phản ứng bị coi là quá hống hách.
Trong một bản thông cáo công bố hôm 11/06 vừa qua, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã không ngần ngại đánh đồng hành động của các quan chức ngoại giao Trung Quốc với hành vi của các nhóm mafia.
Phóng viên Không Biên giới ghi rõ : « Các phương pháp không thể chấp nhận được đó là của giới trộm cướp hơn là của các công chức cao cấp. Sự kiện một đại sứ quán bày tỏ quan điểm bất đồng về một phóng sự là điều có thể chấp nhận. Nhưng khi các nhà ngoại giao tìm cách hù dọa để đòi thay đổi một nội dung biên tập, đả kích, triệu mời một nhà báo với mục đích được tuyên bố là để hỏi cung, điều đó đã vượt quá giới hạn của những gì có thể chấp nhận được ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130613-trung-quoc-doi-kiem-duyet-tho-bao-truyen-thong-phap-ngay-tai-phap
Geen opmerkingen:
Een reactie posten