dinsdag 18 juni 2013

Blogger Việt Nam: người bị bắt, kẻ an toàn. Vì sao?

Blogger Việt Nam: người bị bắt, kẻ an toàn. Vì sao?

Thanh Quang- RFA
2013-06-17



Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này


the-swallows-with-omen-of-vietnam-spring
Hai blooggers trẻ tuổi, chim én báo mùa xuân Việt Nam
iixij.blogspot.com photo

Những người tài trí

Từ các bloggers thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do như Điếu Cày, AnhBaSàigòn, Tạ Phong Tần – những người mà blogger Người Buôn Gió cho là “một tập hợp đội ngũ có tài, có trí, rất can đảm, dấn thân, rất có tinh thần yêu nước – bị vào vòng lao lý cho tới blogger Trương Duy Nhất , rồi blogger Phạm Viết Đào và hiện là blogger Đinh Nhật Uy bị giới cầm quyền bắt giam với lý do mơ hồ “ lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Blogger Gò Cỏ May đã nói về những lý do đó: “Như ai cũng biết, luật của ‘xứ thiên đường’ nhà mình nó cũng hay bị lắt léo theo cách giải thích luật vòng vo tam quốc của những người có chức quyền. Bởi thế, có khi cả rừng luật thật đấy lại thua một thứ ‘luật rừng’ cũng là lẽ đương nhiên”

Hung hăng và quỵ luỵ

Trong khi đó, những bloggers khác cũng có lòng với quê hương, dân tộc và sẵn sàng nói lên sự thật – tức thực trạng sa sút hầu như mọi mặt của xã hội VN ngày nay cùng “hiểm hoạ phương Bắc” trong bối cảnh “hèn với giặc, ác với dân” – nhưng họ vẫn còn an toàn thì – nói theo nhà văn Phạm Thị Hoài, “chẳng qua là của để dành”.
Nếu trường hợp blogger Trương Duy Nhất với “Một góc nhìn khác” của ông – khác với cái nhìn của 700 tờ báo quốc doanh trong một đất nước độc đảng, độc quyền – phải bị lâm nạn vì ông đã làm cho các quan “tức tối và nhất là…sợ!”, mà nói theo blogger Cánh Cò:
Chức vụ càng cao thì nỗi sợ càng lớn. "Một góc nhìn khác" là lưỡi dao bén gọt những gì che chắn bên ngoài của các quan chức chóp bu. Đưa ra những khuôn mặt lở lói, dị dạng của các ông Trọng, Dũng, Sang, Hùng để từ đó, người dân thấy rõ hơn những trái khuấy, kệch cỡm và gian manh của họ từ "một góc nhìn khác.”
Thì blogger Bà Đầm Xoè cho rằng “ tội của Bác (Phạm Viết) Đào mà các cơ quan bảo vệ pháp luật nước ta còn chưa ‘trưng ra’ để bắt Bác là cái tội lúc nào Bác cũng găm đầy trên blog của Bác bài viết, hình ảnh về tội ác của Quân Trung Quốc đã xâm lược chuẩn bị xâm lược Việt Nam ta”, trong bối cảnh mà Bà Đầm Xoè không quên lưu ý rằng “Nước mình và nước Tàu hiện nay đang từng ngày, từng giờ dốc lòng, dốc sức cho việc tô thắm thêm những hàng chữ đỏ ‘4 tốt’ và chữ vàng ‘16 chữ’, đến mức tượng đài, bia tạc về tội ác của Tàu trên miền biên giới phía Bắc cũng đã phải phá đi, đục bỏ đi”.
Trong tình trạng ngày càng có nhiều người trong giới bloggers bị nạn như vậy chỉ vì có lòng với quê hương, dân tộc, sẵn sàng báo động sự xâm lược đang tiếp diễn của phương Bắc trong sự quy luỵ của giới cầm quyền Hà Nội, thì một blogger trẻ tuổi, yêu quê hương VN, là Nguyễn Hoàng Vy, lên tiếng:
"Càng ngày nhà cầm quyền càng ra lệnh bắt bớ các bloggers. Trong thời gian gần đây, tôi cho rằng càng ngày, nhà cầm quyền càng hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân VN, đàn áp tiếng nói đối lập với tư tưởng của đảng".

Bị động và sợ hãi. Ai?

truong-duy-nhat
Blogger Trương Duy Nhất - hieuminh.org photo

Theo nhận xét của blogger Bùi Tín từ Paris, Pháp Quốc, thì hành động hiện nay của giới cầm quyền trong nước đối với giới bloggers thực ra chứng tỏ rằng họ “bị động chứ không phải tấn công”, chỉ vì họ “sợ”. Nhà báo Bùi Tín cho biết tiếp về hành động này của giới cầm quyền:
Đó là chính sách xưa nay vẫn thế. Bởi vì tình hình của giới cầm quyền trong nước nguy ngập, và họ thấy phong trào bloggers đang phát triển thì họ rất lo sợ. Thật ra họ đang bị động chứ không phải tấn công. Họ lo sợ bloggers nên cuống cả lên và chặn lại như thế - chặn lại bằng mọi giá. Bởi vì nếu phong trào quần chúng lên mạnh nữa, thì có nguy cơ quần chúng nổi dậy và họ sẽ bị sụp đổ.”
Blogger Mẹ Nấm cũng lưu ý tới sự e ngại của giới cầm quyền trước “cách bùng phát” đưa tin không theo “lề phải” của giới bloggers, và khẳng định rằng:
“Giới cầm quyền hành xử như hôm nay chỉ làm cho bloggers càng ngày càng hết sợ hải thôi. Không ai cảm thấy sợ đâu.”
Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội cũng đề cập tới hiện tình “đàn áp quyết liệt” của giới cầm quyền hiện nay:
“Những tiếng nói của bloggers là những tiếng nói độc lập, không chịu sự kiểm duyệt và chi phối. Tôi nghĩ có 2 vấn đề: Vấn đề thứ nhất là quyền phát biểu, tự do tư tưởng của một con người thì cần phải được bảo đảm. Và việc ngày càng có nhiều bloggers  bị bắt trong thời gian qua và gần đây, như các blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, cho thấy tiếng nói độc lập ngày càng bị đàn áp rất căng thẳng và quyết liệt.”

Quyền lực nhân dân không chùn bước

Theo blogger Hiệu Minh thì hành động của bloggers đối đầu với giới quyền lực trong tay là “trò chơi với lửa”, khiến họ lâm vào vòng lao lý vì “biết quá nhiều và viết quá nhiều liên quan đến hậu trường chính trị ”, nhất là liên quan đến giới lãnh đạo. Nhưng, blogger Hiệu Minh nhấn mạnh, “không phải vì thế mà giới blogger nói riêng và “quyền lực nhân dân” nói chung chấp nhận im lặng, đặc biệt là trong thời đại Internet ngày nay vốn có thừa khả năng và rất hữu hiệu trong việc “bạch hoá lịch sử”, nhất là thứ “lịch sử bị bóp méo hay che đậy”. Cũng như, thế giới ảo không bao giờ bỏ qua bất kỳ “vùng cấm nhậy cảm” nào của giới cầm quyền.
dinh-nhat-uy
Blogger Đinh Nhật Uy- courtesy danlambao.com photo

Như vậy là hành động đàn áp của giới cầm quyền hiện nay khó có thể làm chùn bước giới bloggers yêu nước khi các trang blog “lề dân” của họ ngày càng có đông độc giả, được cảm kích và hoan nghênh. Blogger Bùi Tín lưu ý thêm về diễn tiến này:
Theo nhận định của riêng tôi thì tất nhiên giới cầm quyền có làm cho một số bloggers chùn bước. Nhưng số chùn bước này không nhiều trong khi số bloggers tham gia thêm, quyết liệt đấu tranh thêm thì sẽ gia tăng với tốc độ cao hơn. Như chúng ta thấy hiện danh sách của những người cùng tuyệt thực với TS Cù Huy Hà vũ, kể cả bloggers, đã lên rất mạnh, tham gia đến hàng mấy chục người rồi.”
Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh nhấn mạnh đến việc “bạo lực không thể dập tắt được công lý”, và “sự thật, công chính” thì luôn phát triển:
Tôi nghĩ những gì công chính và sự thật thì càng phát triển thôi, cho dù bị bạo lực hay bất cứ gì thì nó vẫn càng phát triển, bởi vì bạo lực không thể dập tắt được tiếng nói của công lý cũng như tiếng nói của sự thật, tiếng nói lương tâm của mỗi con người. Do vậy, dù những bloggers chân chính, phát biểu thẳng thắn mà phải bị như vậy, thì tôi nghĩ người ta vẫn tiếp tục có những tiếng nói của họ, bởi vì đó là nhu cầu thiết yếu của người dân và của xã hội. Đó là điều không thể dập tắt được. Vấn đề ở chỗ nếu như bộ luật hoặc khung pháp luật chưa phù hợp thì cần phải điều chỉnh cho nó phù hợp với nhu cầu xã hội và nhu cầu của đất nước.”
Theo blogger Người Buôn Gió, hành động đàn áp bloggers, đàn áp tự do bày tỏ chính kiến của giới cầm quyền đã làm cho giới viết nhật ký trên mạng càng thêm phẫn nộ.
Hành động bắt bớ những dân báo và các bloggers như thế này thực sự gây bực bội, tức giận cho các bloggers khác, vì họ thấy họ chỉ thể hiện quyền chính kiến cá nhân, tự do ngôn luận mang tính chất đóng góp cho xã hội – việc làm lẽ ra phải đáng ghi nhận, nhưng giới cầm quyền lại bắt bớ người ta.
Một blogger yêu cầu ẩn danh đề cập tới cả một “tiến trình lịch sử” mà giới bloggers đã gầy dựng được – tức tiếng nói, ảnh hưởng ngày càng vững mạnh của giới bloggers trong xã hội VN, khó mà đảo ngược được:
Theo tôi nghĩ một tiến trình, một khi đã có được sự ủng hộ của công luận và có tiếng tiếng nói rộng rãi trong quần chúng, trong xã hội, thì khi bị bất kể hành động đàn áp hoặc sự cản trở nào, có thể nó bị tác động. Nhưng tôi nghĩ tác động ấy không lớn, vì rõ ràng tiến trình như vừa nói đã mang tính lịch sử. Điều cũng rõ ràng là trong vài năm gần đây, tiến trình đó mỗi ngày mỗi mở rộng hơn. Nó có sức lan toả nhiều hơn và hiệu quả cũng lớn hơn. Tôi nghĩ rằng tác động ấy của giới cầm quyền cũng chả làm thay đổi được tiến trình này đâu.

Không thể "bịt miệng" cả nước

blogger-pham-viet-dao
Blogger Phạm Viết Đào - phamvietdao4.blogspot.com photo

Nếu khi chưa rơi vào vòng lao lý như hiện giờ, blogger Sự Thật và Công Lý, tức Tạ Phong Tần, từng khẳng định rằng:
Nhà cầm quyền có thể đàn áp, bịt miệng những người như blogger chúng tôi. Nhưng họ không thể bịt miệng tất cả bloggers trên đất nước VN. Và cũng chẳng có kết quả gì nếu một nhà nước chỉ dựa vào bạo lực một cách trái phép, dựa vào sự dối tra, sự bưng bít để tồn tại.
Thì blogger AnhBaSaigòn, qua một bài viết còn dang dở, cũng đã bày tỏ rằng:
Blog là nơi mà bất cứ ai cũng có thể thực hành quyền được nói, quyền được mở miệng. Blogger bị bắt, bị theo dõi, bị đàn áp, bị đe dọa ở khắp nơi và đến nay chúng ta cũng dần hiểu được kẻ khủng bố đe dọa chúng ta là ai. Chỉ có nhà nước mới có thể dùng Pháp luật để đảm bảo quyền được nói cho chúng ta, nhưng cũng chính các nhà nước độc tài đang là mối đe dọa trực diện lên quyền được nói của chúng ta.
Tuy thế quyền được nói, được tự do tư tưởng, chia sẻ và truyền bá tư tưởng là quyền tự nhiên không cần phải chứng minh và cũng không cần ai ban phát. Blogger Việt nam đã và đang làm được nhiều điều cho đất nước, họ vẫn bàn bạc, thảo luận, họp hành và nghị sự về bất cứ vấn đề trọng đại nào của đất nước. Họ là nghị viện nhân dân đích thực bởi họ đang nói lên tiếng nói của người dân…

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/more-and-more-bloggers-in-vietnam-arrested-06172013103232.html

Những con số đáng nguyền rủa

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2013-06-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

000_Hkg5181840-305.jpg
Ảnh minh họa công an VN
AFP photo

Khi Trương Duy Nhất bị bắt, nhiều người khẳng định anh là một thành viên trong các phe phái đang đấu đá với nhau và bị bắt vì phe của anh yếu hơn phe kia.
Phạm Viết Đào bị bắt, người ta lại tiếp tục khẳng định sự chống nhau trong các phe ngày một ác liệt và đến hồi gây cấn.
Có điều không ai xác định được Đào hay Nhất thuộc phe nào. Hai người có cùng phe với nhau hay không. Nếu cùng một phe thì cái ông chủ mà hai anh theo thật hèn, có hai cây viết đầy bản lĩnh như vậy mà không biết bảo vệ để cho kẻ thù tiêu diệt. Thật đáng hổ thẹn.
Nếu hai anh khác phe thì sao? Vậy thì xem như cân bằng lực lượng. Bên tám lạng kẻ nửa cân. Người thua trong cuộc cờ này chính là hai anh, phục vụ cho những kẻ không xứng đáng vì khi hai anh bị bắt, bị dẫn đi như tội phạm nguy hiểm họ im lặng hoàn toàn. Không ai lên tiếng, không ai bênh vực và người ta xem như hai con chốt bị gạt ra khỏi ván cờ chính trị.
Nhưng nếu một mệnh đề khác được đặt ra: Không ai trong hai anh là tôi tớ cho bất cứ thế lực nào. Hai anh thuộc loại làm báo ngang tàng, không khuất phục bọn quan lại đỏ vì hai anh cũng từ cái lò đạo tạo ấy mà ra. Hai anh là "nhà báo đỏ" tự phục hồi tư cách nhà báo của mình thông qua trang blog để từ đó có thể tự do viết, tự do phê phán và quan trọng nhất là tự do vạch mặt chỉ tên những quan lại đang đào tường khoét vách căn nhà Việt Nam.
Cả hai anh cùng giống nhau một điểm: không sợ hãi.
Hai anh cũng có điểm khác nhau rất lớn: Nhất băm vằm cả bộ máy chính phủ vì đã ăn bẩn, phá hoại, khoát lác, ngu ngốc và tác hại dân lành. Nhất không đăng bài của ai. Anh cũng không dông dài, bài nào cũng chỉ vài dòng nhưng ngắn gọn và sắc bén như dao cạo.
Phạm Viết Đào thì khác, anh chọn đăng những bài phản biện đối với cá nhân lãnh đạo còn riêng anh thì chăm chú tới một vấn đề cốt lõi trong toàn bộ hàng trăm bài phỏng vấn, phóng sự, video clip tập trung vào chủ đề cuộc chiến tranh biên giới. Đào bị bắt khi ông Trương Tấn Sang sắp sang Trung Quốc khiến người ta lại một phen liên tưởng tới yếu tố Trung Quốc.
Hai con người cụ thể này vốn có nhiều khác biệt nhưng khi bị bắt thì lại giống nhau ở ba con số: 258.
Hai năm tám. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Câu cú đúng là chỉ có đất nước mình mới có. Quyền tự do dân chủ do hiến pháp quy định, chúng có chương, có hồi có vai ác, vai lành, nhưng người dân không có quyền trao đổi để hoàn thiện nền dân chủ do nhà nước tập trung quản lý. Cái dân chủ mơ hồ và bất định ấy làm sao hại được ai nếu không muốn nói là chỉ tự hại được mình khi nghe theo lời tuyên truyền của nhà nước để thực hiện quyền làm chủ rất bâng quơ và đầy trúc trắc, để rồi sau đó tự đưa tay vào còng với những con số 79, 88, bây giờ là 258.
Những con số làm cho hiến pháp Việt Nam đáng xấu hổ. Những con số bị ghét bỏ và căm thù.
Một con số khác, có thể áp dụng cho một nhà báo khác: 263, cho nhà báo Huy Đức.
Hai sáu ba là tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước.
Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
Nhà báo Huy Đức với tác phẩm "Bên thắng cuộc" nếu bị ghép vào tội danh này thì cũng không làm ai ngạc nhiên, ngoại trừ những con lừa biết đọc chữ.
Trong cuốn sách đồ sộ này hàng ngàn chi tiết có thể xem như bí mật quốc gia mặc dù chúng đã xảy ra hơn ba mươi năm về trước. Huy Đức tìm nó ở đâu và bằng cách nào nhà nước không cần biết. Có điều chắc chắn rằng những tiết lộ của anh là khả tín vì có chứng cứ. Từ những chứng cứ ấy nhà nước dễ dàng khẳng định chúng là tài sản, là bí mật quốc gia vì liên quan đến các nhân vật lịch sử, dính liền tới cuộc chiến tranh thần thánh cũng như những sai lầm mà lãnh đạo đang nổ lực sửa sai.
Tuy nhiên nhà nước có cho phép đâu mà anh dám phát tán những tài liệu tuyệt mật này?
Trên facebook, Huy Đức viết anh đang giã từ nước Mỹ. Anh trở về vì hương thơm của nước mắm và vị ngọt ngào của tô phở quê hương.
Khó ai tin điều này mặc dù đó là tâm sự đắng lòng của một nhà báo tầm cỡ. Huy Đức không chấp nhận ở lại nước Mỹ mặc dù anh biết chắc khi về lại quê nhà là bước vào địa ngục. Nơi đó ngọn lửa căm thù sự thật đang chờ để thiêu rụi một con người, một ý chí.
Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào cũng không ngây thơ gì khi viết trên trang blog của họ những bài viết có thể lật đổ cả một thể chế. Họ biết sẽ bị bắt, sẽ bị cầm tù và có thể chết nếu sức khỏe không đủ để trang trải cái án dành cho họ.
Cả ba người đều ý thức được việc họ làm. Vì vậy những ai còn ngây thơ nghĩ rằng họ đang bị điều gì đó dẫn dắt thì hãy nên xem lại. Ba con người này tuy mỗi người một tố chất, một tính cách và một cuộc đời nhưng trên hết họ là ba nhà báo chân chính.
Họ dám đổi cả sinh mạng cho bài viết, cho tác phẩm. Họ từ chối các đặc ân mà nhà nước ban cho mà đổi lại sẽ trở thành một nhà báo tầm thường, mang chiếc hàm thiếc của những con ngựa thồ lọc cọc chạy trên bảy ngàn tờ báo lớn nhỏ.
Đặc ân mà họ từ chối nhận lãnh là sự ngờ nghệch do chấp nhận tẩy não. Không dị ứng với những con đường một chiều trong truyền thông. Biết cúi đầu trước những ông tổng biên tập có lá gan của một con giun, và gò lưng trước đồng tiền kiếm được từ những bài không đáng mang tên họ.
Mỗi người trong họ có một chỗ dựa để viết.
Phạm Viết Đào dựa vào những bóng ma, những oan hồn bộ đội trong đó có người em trai cật ruột đã hy sinh.
Trương Duy Nhất dựa vào những oan khuất, khốn nạn của dân tình mà viết.
Chỗ dựa của Huy Đức không phải là con người đang sống. Anh dựa vào sự thật lịch sử để viết. Anh tắm gội bộ mặt lịch sử cận đại Việt Nam để trả lại những gì mà nó vốn có.
Tiếc thay, người cộng sản không bao giờ yêu sự thật. Nếu họ yêu và theo đuổi sự thật như họ luôn rêu rao thì Huy Đức sẽ không có cơ hội viết Bên thắng cuộc. Phạm Viết Đào sẽ không có cơ hội đòi hỏi trả lại công đạo cho chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến 1979 và Trương Duy Nhất cũng sẽ trở thành lố bịch khi một mực kêu rêu lãnh đạo là những kẻ không đáng mang thân phận của một con người nói chi là con người có vai có vế.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten