dinsdag 18 juni 2013

Du lịch Việt Nam nhìn từ thiên đường du lịch Thái

Du lịch Việt Nam nhìn từ thiên đường du lịch Thái

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-06-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

034_3036425-305.jpg
Một phần trong tour du lịch Thái
AFP photo



Việt Nam, một điểm đến của nhiều du khách trong khu vực và thế giới, được đánh giá ra sao bởi một viên chức du lịch của Thái Lan, một vùng đất được mệnh danh là thiên đường du lịch?
Gia Minh hỏi chuyện bà Pornthip Hirunkate, phó chủ tịch Hội đồng Du lịch Thái Lan. Mở đầu cuộc trò chuyện, bà này cho biết:
Tôi từng đến Việt Nam nhiều lần và thấy điểm đến Việt Nam đang có nhiều cải thiện với thêm các khách sạn, rồi những khu nghỉ dưỡng ven biển. Chúng tôi không xem Việt Nam như là một đối thủ cạnh tranh mà coi đó là một kết hợp với Thái Lan. Chúng tôi có nhiều du khách đến và trở lại; khi trở lại như thế họ còn muốn đến thăm những khu vực tại Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Tôi từng đến Việt Nam nhiều lần, và mỗi lần đến tôi đều thấy có một số những cải thiện về mặt cơ sở hạ tầng, những điểm tham quan mới. Tôi phải nói là quí vị có những bãi biển thật đẹp, có thêm nhiều khách sạn.
Trong quá khứ, tôi phải nói là du lịch Việt Nam khá đắt đỏ vì lúc đó quí vị không có đủ khách sạn; thế nhưng nay thiếu sót đó quí vị đã vượt qua. Nhiều khách sạn mọc lên ở Sài gòn, Hà Nội, thành phố biển Đà Nẵng…
Chúng tôi thấy có nhiều du khách, ngay cả khách Nga đang chuyển các thua thuê bao đến Việt Nam vì họ rất mê biển. Từ đó chúng tôi có thể bán những tua đến nhiều điểm khác nhau; sắp đến đây lại có Cộng đồng Kinh tế ASEAN, AEC, nên chúng tôi không chỉ bán tua trong nước mà còn cả khối. Đó là một tín hiệu tích cực.

Bảo tồn di sản văn hóa

Gia Minh: Đối với nhiều du khách Phương Tây, dường như các nước Á Châu giống giống hao hao nhau, vậy theo bà thì Việt Nam và Thái Lan cần làm gì để giữ được nét nổi bật riêng?
Bà Pornthip Hirunkate: Theo tôi việc gìn giữ nền văn hóa, di sản riêng là yếu tố chính thu hút du khách đến Á Châu, trong đó có Việt Nam, Thái Lan. Tôi nhận thấy người ta rất thích trang phục áo dài mà phụ nữ Việt Nam vẫn còn mặc; họ thấy thật đẹp một cách gợi cảm. Thiếu nữ Việt Nam tóc dài, mặc áo dài đi xe máy trông thật sang, rồi cả khi đi bộ nữa. Tôi thấy Việt Nam vẫn còn những chợ ven đường, họ bán bánh mì Pháp vào buổi sáng. Ngoài biển vẫn còn những thuyền buồm lớn… Tất cả những thứ đó du khách thật thích thú.

Theo tôi nếu Việt Nam giữ được những đặc trưng riêng như thế thì đó là cách tốt nhất để làm du lịch. Đừng cố biến thành quá Tây, vì du khách đến để ngắm xem những thứ thực sự mang tính Á đông.
-Bà Pornthip Hirunkate
Theo tôi nếu Việt Nam giữ được những đặc trưng riêng như thế thì đó là cách tốt nhất để làm du lịch. Đừng cố biến thành quá Tây, vì du khách đến để ngắm xem những thứ thực sự mang tính Á đông. Đây là bài học mà nhiều người Việt Nam nói học được từ Thái Lan. Chúng tôi có nhiều điểm yếu mà hiện nay chúng tôi đang cố chỉnh sửa. Ngành du lịch của chúng tôi bị thương mại hóa quá, còn đối với Việt Nam tôi thấy đang đi theo đúng hướng. Tôi ủng  hộ cách làm của Việt Nam bảo tồn di sản của họ.
Gia Minh: Hợp tác hiện nay giữa Thái Lan với Việt Nam, cũng như một số nước khác trong lĩnh vực du lịch thế nào?
Bà Pornthip Hirunkate: Về mặt du lịch, chúng tôi luôn chào tua Thái Lan và Đông Dương cùng với nhau. Hiện nay chúng tôi đang bàn đến vấn đề ‘một vi sa’. Thái Lan và Kampuchia đã khởi động chương trình visa song phương. Những quốc gia khác trong khu vực Đông Dương, theo tôi, sẽ có tua trọn gói. Nhiều du khách, nhiều người từ Châu Ân đến Thái Lan họ không cần visa. Nếu những tua đưa khách từ Việt Nam  và Kampuchia có liên doanh với chúng tôi để miễn thị thực cho du khách được tiến hành thì sẽ giúp cho Việt Nam thu hút thêm nhiều du khách nữa. Việt Nam là một điểm đến du lịch tuyệt vời nhưng nếu cùng chào bán tua chung đi Thái Lan, Kampuchia sẽ là chìa khóa giúp chúng ta.
000_Hkg8245987-250.jpg
Khách du lịch nước ngoài giải khát tại các quán vỉa hè Việt Nam

Gia Minh: Điều đó sẽ được thực hiện thế nào khi ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế?
Bà Pornthip Hirunkate: Tôi nghĩ chuyện đó đã được thực hiện rồi. Nhiều công ty, đơn vị lũ hành đã tiến hành những tua kết hợp các điểm đến. Tuy nhiên tôi cần có nhiều hơn nữa. Hiện đang có thêm những hãng hàng không như Thái, Vietnam Airlines; rồi những hãng hàng không giá rẻ tham gia. Theo tôi đó là điểm chính yếu- những phương tiện tiếp cận. Vietnam Airlines nay có đội bay mới có thể bay đường dài, điều đó giúp rất nhiều. Du khách muốn có thể bay trực tiếp đến Việt Nam, không phải quá cảnh, người ta đâu thích quá cảnh nhiều đâu. Hiện nay Vietnam Airlines chưa có nhiều tuyến, nên chính phủ Việt Nam có thể cải thiện điều đó, có thêm những chuyến bay trực tiếp thì sẽ khiến có thêm nhiều du khách đến Việt Nam.
Gia Minh: Vậy còn có những trở ngại nào nữa mà các nước trong khối ASEAN phải vượt qua để thu hút thêm du khách?
Bà Pornthip Hirunkate: Visa, thủ thụcvisa vẫn là vấn đề chính. Đối với tiền tệ thì VN dùng USD, Thái Lan dùng bath nhưng đó không phải là vấn đề.
Gia Minh: Và câu cuối hoạt động du lịch cũng mang tính hai chiều thu hút khách đến và đưa du khách nội địa đi du lịch, vậy còn những điều gì cần phải làm trong tương lai?
Bà Pornthip Hirunkate: Đã có hợp tác mà chúng ta thấy là nhiều du khách Việt Nam đến tham quan Thái Lan, và nếu cầu Hữu Nghị Thái- Lào thông xe sẽ có nhiều du khách Việt đi đường bộ sang Thái. Tại Thái có những người gốc Việt có thể nói tiếng Việt nên họ có thể làm hướng dẫn viên cho du khách Việt. Theo tôi đó là mối quan hệ tốt.
Về mục tiêu, năm ngoái có 600 ngàn du khách Việt sang thăm Thái Lan; năm nay chúng tôi muốn tăng ít nhất chừng từ 10 đến 15%. Tương tự đối với du khách Thái, với tăng trưởng tốt hơn và mối quan hệ tốt hơn sẽ có nhiều du khách Thái sang thăm Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn bà.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten