maandag 8 juli 2013

Sinh viên Việt Nam đông thứ 8 tại Mỹ, khoảng 7000 học sinh và sinh viên

Sinh viên VN đông thứ 8 tại Mỹ


Cập nhật: 14:45 GMT - thứ ba, 16 tháng 4, 2013

Sinh viên
Cha mẹ tại Việt Nam chi tiền tỷ để gửi con đi du học nước ngoài
Việt Nam là trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ, với TQ đứng đầu danh sách này.
Hiện nay 10 quốc gia có số lượng sinh viên học đông nhất tại Mỹ là theo thứ tự sau: đứng đầu là Trung Quốc, kế tiếp là Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Mexico và Iran.
Năm nay, lần đầu tiên, số sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ vượt số sinh viên Ấn Độ hơn 200 người.
Cũng giống với các sinh viên quốc tế khác, số lượng sinh viên Hàn Quốc tại các ký túc xá của trường tăng 67% kể từ năm 2008. Tuy nhiên, số sinh viên Trung Quốc tăng gần 400% trong thời gian đó, với tổng số sinh viên đăng ký học lên tới 1.642 sinh viên vào mùa thu năm 2012.
Bà Cristen Casey, Giám đốc Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế, cho biết có một vài lý do tại sao số sinh viên quốc tế đang ngày càng tăng lên.
"Đôi khi có một giáo sư trong trường đang tuyển sinh từ một nước nào đó trên thế giới", bà nói. "Chúng tôi cũng thấy một số khoa của trường muốn tuyển sinh từ một nước nhất định nào đó trên thế giới. Có khi chính chúng tôi trên phương diện là một trường đại học cũng chủ động trong việc tuyển sinh. "
Trần Trà, một kinh tế gia trẻ và là chủ tịch của Mạng lưới Văn hóa, Giáo dục Hữu nghị Việt Nam (VINCEF), cho biết hiện tại có 30 thành viên đang hoạt động trong tổ chức này, và con số này được cho là sẽ tăng thêm. VINCEF là một tổ chức sinh viên khá mới mẻ, hình thành vào tháng Tám năm ngoái sau khi nhóm này tham gia Tuần quốc tế.

Kết nối

Văn phòng sinh viên quốc tế hoạt động nhằm kết nối sinh viên quốc tế với nhà trường và tham gia vào các tổ chức sinh viên qua việc tham gia nhiều sự kiện hơn, bà Casey nói.
Sự đa dạng của sinh viên quốc tế trong trường là một cánh cổng để sinh viên trong nước có điều kiện giao lưu kết nối trên phạm vi lớn hơn, bà Casey nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng", bà nói. "Tôi xem đây là một cách thức để thu hẹp và xóa bỏ định kiến và tạo các kết nối mà nhờ đó sẽ cho phép tất cả mọi người trở nên mạnh mẽ hơn trong kinh doanh, trong cuộc sống riêng tư cũng như trong nghề của họ."
Sinh viên quốc tế qua cộng đồng của mình có thể tìm cách tiếp cận với lớp sinh viên đi trước, bà Casey nói. Trong năm ngoái, tiền học bổng từ các cựu sinh viên tặng cho sinh viên đang theo học tăng lên, đa phần có thể được cho là nhờ tiếp cận qua cộng đồng sinh viên, bà nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng."
Cristen Casey, Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế
Có nhiều cơ hội để sinh viên quốc tế kết nối với cộng đồng sinh viên, bà nói. Các trường trung học và tiểu học địa phương mời các sinh viên quốc tế tới "Ngày văn hóa" của trường để nói về kinh nghiệm của họ.
Đàm Đức, sinh viên năm thứ hai kinh tế và điều phối viên giáo dục của VINCEF, cho biết Việt Little Brother, một chương trình mùa hè tại Việt Nam, đã giúp người ta biết về việc đi học ở Mỹ nhờ các cựu sinh viên kể về các chương trình thực tập và cơ hội phát triển ở Mỹ.
Một mặt trường đại học đang nỗ lực trong việc kéo sinh viên quốc tế tham gia các hoạt động ở trường, thì Văn phòng Học giả và Sinh viên Quốc tế (ISSO) cũng làm việc để khuyến khích sinh viên bản xứ tiếp cận với cộng đồng sinh viên quốc tế, bà Casey nói.
"Hầu hết sinh viên quốc tế đều thực sự phấn khởi và đầy hào hứng muốn hiểu biết về người Mỹ", bà nói. "Nhìn chung, chúng tôi thấy sinh viên quốc tế đều tìm cách kết bạn với sinh viên Mỹ, và họ đang rất cởi mở về trong chuyện đó."


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2013/04/130416_viet_students_us.shtml

Dân VN 'chi hàng tỉ đôla' cho con du học


Cập nhật: 10:10 GMT - thứ bảy, 5 tháng 1, 2013

Hiện có khoảng 7000 học sinh và sinh viên Việt Nam học tập tại Anh Quốc.
Bộ Tài chính Việt Nam nói người dân chuyển hàng tỷ đôla ra nước ngoài mỗi năm cho con em học tập, theo truyền thông trong nước.
Ông Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, dẫn số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết 106.104 học sinh, sinh viên du học nước ngoài trong năm 2011-2012 so với 98.536 năm 2010-2011.
Trong số hơn 106.000 người du học trong năm học 2011-2012 thì có khoảng 35% (35.900 người) đang theo học tại các nước châu Á.
Ông Giang mô tả 'Bình quân một suất học tập ở nước ngoài phải chi phí tối thiểu 10.000 - 15.000 USD/năm và nhân con số này với số người đang học tập ở nước ngoài sẽ thấy mỗi năm Việt Nam phải chuyển ra nước ngoài ít nhất 1-1,5 tỷ USD'.
Ông cũng nói thêm 'đấy mới chỉ là cách tính trung bình, chi phí thực có thể còn cao hơn'.
Hiện chưa rõ số học sinh và sinh viên du học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo không nắm được danh sách là bao nhiêu người.
Việc công bố thông tin này có thể xem là động thái thúc giục chính phủ Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục trong nước để khuyến khích học sinh, sinh viên học tập ở trong nước thay vì ra nước ngoài.
'Đầu tư chất xám'
Nhiều sinh viên xem cơ hội hoc tập ở nước ngoài là bước khởi đầu để tái định cư.
Tuy nhiên nỗ lực này đối diện một số thực tế.
Thứ nhất, chất lượng đào tạo của Việt Nam hiện còn kém xa các nước trong khu vực, chưa nói tới các nước phương Tây.
Thứ hai, thực tế cho thấy nhiều gia đinh muốn con cái họ kiếm việc làm và thậm chí định cư lâu dài ở nước ngoài sau khi học, do đó kế hoạch ''đầu tư chất xám'' chỉ là bước đầu trong kế hoạch đầu tư chung.
Thứ ba, với việc có người nhà du học nước ngoài, người ta có thể mở tài khoản tại nước ngoài và có thể chuyển ngoại tệ ra khỏi Việt Nam.
Một số gia đình khá giả thậm chí đã đầu tư vào bất động sản tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật, Pháp, Úc và các nước khác thông qua cầu nối là con cái mình.
Mặc dù có sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cho tiềm năng giáo dục tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam mới chỉ cấp phép cho một vài trường đại học quốc tế tại Việt Nam, trong đó có Đại học Hoàng gia Úc (RMIT) hay gần đây là Đại học British University Vietnam.
Được biết để có giấy phép mở trường, các nhà đầu tư phải đi qua nhiều khâu nhiêu khê, kéo dài nhiều năm và trường hợp Đại học British University Vietnam đã gây sự chú ý do dự án được triển khai tại Bấm Văn Giang ở Hưng Yên, địa bàn từng bị Bấm cưỡng chế giải tỏa đât vào năm 2012.
Đó là chưa kể Chính phủ Việt Nam ra Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 quy định chi tiết về điều kiện mở trường đại học quốc tế tại Việt Nam trong đó yêu cầu tổng số vốn đầu tư ít nhất không thấp hơn 300 tỷ đồng (khoảng 15 triệu đôla)”.


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/01/130105_vn_studying_abroad.shtml

Geen opmerkingen:

Een reactie posten