maandag 15 juli 2013

Lễ hội trái cây chủ đề Trường Sa-Hoàng Sa

Lễ hội trái cây chủ đề Trường Sa-Hoàng Sa

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-06-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Tác phẩm tạo hình nghệ thuật bằng trái cây tham gia Lễ hội trái cây Lái Thiêu 2013.
Tác phẩm tạo hình nghệ thuật bằng trái cây tham gia Lễ hội trái cây Lái Thiêu 2013.
Photos Do Truong/TNO

Nghe bài này
Lúc 20h ngày 8 tháng 6 năm 2013, tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương diễn ra lễ khai mạc “Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín” với sự tham gia, tham dự của hơn mười ngàn khách tham quan, du lịch ngoài tỉnh và hơn hai mươi ngàn người địa phương. Lễ hội trái cây năm nay ở Bình Dương có chủ đề khá đặc biệt, kêu gọi bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Những mô hình, biểu tượng Trường sa, Hoàng Sa bằng trái cây được sắp đặt khá đẹp mắt khắp khu trưng bày lễ hội.
Chủ đề Trường SaCó thể nói, Lái Thiêu là một thị xã thuộc vào diện rất đặc biệt của Việt Nam, nạn trộm cắp, móc túi, giựt dọc hầu như không có, lực lượng an ninh ở đây đặt vấn đề an sinh xã hội lên hàng đầu, bất kỳ một kẻ trộm chó nào vào đến đất Lái Thiêu đều bị bắt tạm nhốt hai mươi bốn giờ, sau đó chuyển lên tuyến trên. Việc bắt nhốt cũng không nhất thiết phải có bằng chứng, chỉ cần thấy dấu hiệu đáng nghi là họ sẽ chặn đường, xét hỏi và nếu thấy có các dụng cụ hành nghề thì bắt giữ ngay.
Điểm đặc biệt nữa là người dân ở đây có mối quan tâm đặc biệt về Trường Sa, Hoàng Sa. Đề tài Trường Sa, Hoàng Sa được bàn luận tại nhiều quán cà phê khá sôi nổi. Và, trong lễ hội trái cây năm nay, hai đề tài thường được nhắc đến là lấy lại thương hiệu của trái cây Lái Thiêu và bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa.
Một người đàn ông tên Hưng, là nhân viên biên chế của lực lượng dân phòng xã Hưng Định, Thuận An chia sẻ với chúng tôi rằng nhiều năm trước, lễ hội trái cây ở Lái Thiêu bị nạn chặt chém, du khách đến đây cảm thấy bực bội và không muốn đến lần sau, mặc dù nhà cầm quyền địa phương vẫn có chính sách hỗ trợ cho người bán trái cây trong hội chợ nhưng họ vẫn không chịu ngưng việc lấy giá trên trời với khách.
Tác phẩm tạo hình nghệ thuật bằng trái cây tham gia lễ hội
Tác phẩm tạo hình nghệ thuật bằng trái cây tham gia lễ hội. Photo Do TRuong/TNO

Đặc biệt nữa là người dân ở đây có mối quan tâm đặc biệt về Trường Sa, Hoàng Sa.Đề tài TS, HS được bàn luận tại nhiều quán cà phê khá sôi nổi. Và, trong lễ hội trái cây năm nay, hai đề tài thường được nhắc đến là lấy lại thương hiệu của trái cây Lái Thiêu và bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa
Năm nay, để đảm bảo lễ hội giữ được thương hiệu trái cây Lái Thiêu, nhà cầm quyền đưa ra những nội qui lễ hội, trong đó có nhiều biện pháp chế tài như cấm bán trái cây và cấm thu tiền giữ xe vượt giá đã qui định, nếu khách hàng nào bị chặt chém giá cả, chỉ cần gọi vào đường dây nóng có dán ở khắp nơi trong thị xã Lái Thiêu, lực lượng an ninh sẽ có mặt ngay tức thì để xử lý.
Một nhân viên dân phòng khác tên Quốc, biệt danh là Quốc Đen, chia sẻ thêm về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, ông này nói rằng bây giờ, chỉ còn hy vọng vào Trường Sa, Hoàng Sa hết hy vọng lấy lại rồi vì nhà nước Trung Quốc đã cho xây dựng khu hành chính, khu dân sinh, sân bay, bưu điện và các loại khác trên quần đảo, điều đó cũng mặc định một vấn đề là muốn lấy lại Hoàng Sa, chỉ còn biết chờ đợi vào các tổ chức quốc tế can thiệp.
Riêng vấn đề Trường Sa, ông Quốc nói rằng dân ở đây theo dõi rất kĩ những chuyện liên quan đến người Trung Quốc trên biển vì phần đông người dân Lái Thiêu, sau khi làm vườn, hay mang chuyện thời sự ra bàn luận ở các quán nước, quán cà phê, lúc trà dư tửu hậu, và trên hết là họ tiếp xúc với người Trung Quốc sang đây làm việc, thậm chí những công nhân Trung Quốc làm bauxite ở tận Tây Nguyên cũng đến đây nghỉ mát, thái độ và hành xử của những người Trung Quốc rất ngang tàng, coi rẻ người Việt Nam.
Chính vì nhìn thấy những điều chướng tai gai mắt gần đây, tâm lý của ngươi dân bắt đầu thấy lo về việc Trung Quốc sẽ xâm chiếm Việt Nam. Và mối bận tâm lớn nhất của ông Quốc là nếu chiến tranh xãy ra, nguy cơ mất nước sẽ nằm trong tầm nhìn thấy, vì hai mũi tiến công từ biển đánh vào và từ Tây Nguyên – mái nhà Đông Dương đánh xuống, chiến sự Việt Nam sẽ bị tê liệt.
Mạng lưới điện miền Nam Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào đường dây này, và đây cũng là yếu điểm mà người Trung Quốc nhìn thấy được, nếu có vấn đề gì, chỉ cần một tác động của họ lên đường dây này ở đoạn qua Tây Nguyên thì mọi hoạt động của miền Nam hoàn toàn tê liệt
ông Quốc, nhân viên dân phòng
Hơn nữa, ông rất bận tâm về vấn đề mạng lưới điện quốc gia. Ông nói rằng trong một lần ngẫu nhiên, xe cần cẩu của một công ty công viên cây xanh làm đứt đường dây 500kv Bắc – Nam, tình trạng cúp điện toàn miền Nam diễn ra trong khoảng thời gian khá dài. Như vậy, mạng lưới điện miền Nam Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào đường dây này, và đây cũng là yếu điểm mà người Trung Quốc nhìn thấy được, nếu có vấn đề gì, chỉ cần một tác động của họ lên đường dây này ở đoạn qua Tây Nguyên thì mọi hoạt động của miền Nam hoàn toàn tê liệt. Và lúc đó, không chừng Lái Thiêu lại trở thành thủ phủ mới của Trung Quốc.

Lễ hội và trăn trở
Tuy nhiên, cũng theo ông Quốc, vấn đề uy tín của lễ hội trái cây Lái Tiêu, Bình Dương còn nhiều điều phải suy nghĩ.
Một du khách tới Lái Thiêu lần đầu, tên Hạnh Thi, chi sẻ với chúng tôi rằng cô thấy cảnh vật và con người ở Lái Thiêu rất hiền hòa, đáng yêu.
Nhưng đó là khi chưa mua trái cây, còn khi cô đi mua trái cây, vẻ hiền hòa của người bán trái cây hình như đã phôi phai rất nhiều, họ lạnh lùng và ít hiếu khách, giá bán cũng cao hơn so với những nơi khác.
Một du khách đến từ Hà Nội, tên Nguyên, chia sẻ thêm với chúng tôi rằng chị rất thích cảnh vật ở Lái Thiêu, dường như thiên nhiên luôn mời chào và giúp cho con người hòa quyện làm một với nó. Nhưng chị cũng rất ngại cảnh an ninh đứng khắp nơi trong khu vực lễ hội, như thế cho cảm giác an ninh nhưng lại gò bó, không thoải mái, mỗi khi đi xuống lòng đường thì liền bị nhắc phải đi lên trên lề, mà trên lề thì nhiều nắp cống bị hở, rung rinh dưới bước chân, đi trên đó thấy rất ớn lạnh.
Chị thấy mừng vì ít nhất, trong một lễ hội trái cây, nhà cầm quyền đã nhắc đến Trường Sa, Hoàng Sa để người dân ý thức và hiểu biết hơn về hai quần đảo đã và đang bị mất của quốc gia
chị Nguyên
Về vấn đề chủ đề Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam trong lễ hội năm nay, chị Nguyên chia sẻ thêm rằng chị cũng là người rất quan tâm đến vấn đề sống còn của quốc gia này. Chị thấy mừng vì ít nhất, trong một lễ hội trái cây, nhà cầm quyền đã nhắc đến Trường Sa, Hoàng Sa để người dân ý thức và hiểu biết hơn về hai quần đảo đã và đang bị mất của quốc gia.
Nhưng chị cũng tỏ ra quan ngại vì vấn đề chỉ dừng ở tuyên truyền để rồi sau đó đẩy nếp nghĩ nhân dân vào chỗ chờ đợi và thương lượng, Việt Nam không thể đánh thắng Trung Quốc vì vũ khí và quân đội của họ quá mạnh, chúng ta chỉ phản đối… E rằng làm như thế sẽ dẫn đến tinh thần nhân dân bị chùng xuống, yếu tố kêu gọi toàn dân phản đối bị giảm thiểu. Vấn đề biết cần phải đi đôi với làm, vì biết mà không làm thì chỉ là lý thuyết suông, dẫn đến mất nước.
Một khách tham quan lễ hội trái cây tên Dũng, đến từ Bù Đăng, Bình Phước, chia sẻ thêm là anh rất thích lễ hội này, vì nó cho anh mở mang tầm mắt, ở Bù Đăng, Bù Đốp quê anh, khó có ai hiểu biển chuyện thời sự biển đảo, xuống Lái Thiêu, anh được một bữa no mắt nhờ mô hình trái cây và no trí tuệ nhờ những buổi cà phê cóc, nghe người ta bàn luận về chuyện quốc gia đại sự.
Lễ hội trái cây còn diễn ra cho đến ngày 12 tháng 6 nằm 2013. Du khách ở mọi miền đất nước tìm đến lễ hội ngày càng đông, hiện tượng cháy phòng ở các sách sạn, nhà nghỉ khiến một số du khách phải vất vả tìm phòng trọ cách xa lễ hội hàng chục kilomet.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten