maandag 1 juli 2013

Hạ viện Mỹ thông qua luật nhân quyền VN

Hạ viện Mỹ thông qua luật nhân quyền VN


Cập nhật: 05:31 GMT - thứ sáu, 28 tháng 6, 2013

Quốc hội Hoa Kỳ
Các dự luật phải được lưỡng viện phê chuẩn trước khi lên trình tổng thống
Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897 kêu gọi siết chặt chế tài với Hà Nội vừa được Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ thông qua, nhưng còn phải qua nhiều bước nữa.
Thông cáo từ Hạ viện Mỹ cho hay dự luật này được các dân biểu thuộc Ủy ban Đối ngoại nhất trí thông qua.
Đây là dự luật do hai nghị sỹ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California; và Chris Smith, đảng Cộng hòa, bang New Jersey, khởi xướng.
Dự luật HR 1897 đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.
Dự luật này sẽ phải được đưa ra bỏ phiếu thông qua tại phiên họp chung của Hạ viện vào tháng 10/2013, sau đó chuyển qua cho Thượng viện xem xét.
Nếu được thông qua tại Thượng viện, dự luật sẽ được chuyển lên trình Tổng thống để ông Barack Obama phê chuẩn thành luật. Chỉ khi đó, nó mới có hiệu lực.
Tuy nhiên các dự luật tương tự đã nhiều lần bị chặn lại tại Thượng viện.
Những người chủ xướng cho rằng dự luậ́t này sẽ giúp cải thiện tình hình nhân quyền trong nước Việt Nam, thúc đẩy nhà nước cộng sản tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và các quyền dân chủ, lao động khác, đồng thời giải quyết nạn buôn người.
Dân biểu Chris Smith nói trong một thông cáo gửi tới BBC rằng phiên điều trần về nhân quyền mới đây tại Hạ viện, với các nhân chứng người Việt, cho thấy tình trạng vi phạm "rất nghiêm trọng".
"Việt Nam tiếp tục là một trong các nước vi phạm nhiều nhất về tự do tôn giáo trên thế giới", ông Chris Smith cáo buộc.
Ngược lại, chính phủ Việt Nam nhiều lần gọi dự luật nói trên là "sai trái" và khẳng định "những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận".


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

 

‘Mỹ phải gây sức ép về nhân quyền’

Cập nhật: 06:53 GMT - thứ năm, 6 tháng 6, 2013
Quốc hội Hoa Kỳ trên đồi Capitol
Một số dân biểu Mỹ bất bình với tình hình nhân quyền hiện nay ở Việt Nam
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ hôm thứ Tư ngày 5/6 đã cảnh báo rằng thành tích nhân quyền của Việt Nam đang ngày càng xuống cấp trong bối cảnh một số dân biểu nước này đang kêu gọi chính quyền đưa ra những điều kiện cứng rắn hơn trong quan hệ giữa hai nước.
Ông Joe Yun, quyền trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á, được hãng thông tấn AFP dẫn lời nói rằng nước ông có khả năng gây sức ép đáng kể lên chính quyền Việt Nam trong bối cảnh hai nước cựu thù này đang xây dựng các quan hệ thương mại và an ninh.
“Chúng tôi thừa nhận rằng tình hình hiện tại, dù là bất cứ vấn đề gì, đã đi lùi. Không có gì phải bàn cãi,” Yun phát biểu trước một tiểu ban của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.
“Những diễn biến mới đây quả thật là rất đáng thất vọng và đáng nản, nhưng tôi hứa rằng sự can dự của chúng tôi, thông qua các tổ chức dân sự xã hội hiện đang ở Việt Nam và các hoạt động kinh tế, sẽ giúp ích,” ông nói.
Ông Daniel Baer, quan chức ngoại giao đã đối thoại với phía Việt Nam về nhân quyền hồi tháng Tư ở Hà Nội, cho biết nước này hiện đang giam giữ hơn 120 tù chính trị. Ông cũng lên tiếng cảnh báo về sự đàn áp của chính quyền cộng sản trên mạng Internet.
Nghị sỹ Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, lưu ý rằng Việt Nam đã kết án tù hai thanh niên là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vì tội phát truyền đơn chỉ một tháng sau khi Baer có cuộc đối thoại về nhân quyền với Hà Nội.

‘Vô trách nhiệm’

“Hoa Kỳ có nhiều thứ mà Việt Nam cần,” dân biểu Royce, người đại diện cho một quận ở miền Nam tiểu bang California nơi có đông người gốc Việt sinh sống, nói.
"Hoa Kỳ có nhiều thứ mà Việt Nam cần. Thật vô trách nhiệm nếu nước Mỹ với khả năng gây sức ép của mình lại không có hành động đi đôi với lời nói trên vấn đề này."
Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện
“Thật vô trách nhiệm nếu nước Mỹ với khả năng gây sức ép của mình lại không có hành động đi đôi với lời nói trên vấn đề này,” ông nói thêm.
Nghị sỹ Gerry Connolly thuộc Đảng Dân chủ cảnh báo rằng Hạ viện có thể bác việc cho Việt Nam gia nhập Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu nước này không có cải thiện trong hồ sơ nhân quyền.
“Nếu quý vị muốn thấy TPP đụng phải thác ghềnh thì cứ việc không giải quyết hồ sơ này,” dân biểu Connolly, đại diện cho một quận phía Bắc tiểu bang Virginia nơi cũng có đông người gốc Việt, cảnh báo
Việt Nam là một trong số 12 nước tham gia vào các cuộc đàm phán về TPP mà Tổng thống Obama cho rằng là cách để tạo ra luật chơi mới ở khu vực đang tăng trưởng nhanh chóng.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã có phiên điều trần kéo dài hai ngày về tình hình nhân quyền ở Việt Nam dưới sự chủ trì của ông Chris Smith, thành viên cao cấp của Ủy ban.
Phiên đầu trần đã lắng nghe các cáo buộc vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam, nhất là trong vấn đề tự do tôn giáo và cưỡng chiếm đất đai.
Cũng trong phiên điều trần, một số người tham dự đã kêu gọi Chính quyền Obama đưa Việt Nam trở lại sổ đen các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, tức CPC, của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và đặt điều kiện về nhân quyền trong quá trình đàm phán TPP với Hà Nội.

Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten