Trung Quốc phải giải quyết các rủi ro tài chính theo “cách thức rõ ràng và có sự phối hợp”, và tạm thời cần chuyển chính sách tài khóa của họ từ cách điều hành theo kiểu thu hẹp dần các hỗ trợ của năm nay sang một chủ trương khác có tính chất trung dung, Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói trong một thông cáo công bố ngày 19/11.
Trong thông cáo từ các nhân viên tham gia cuộc tham vấn Điều khoản IV năm 2021 vừa kết thúc với Trung Quốc, IMF nói: “Sự phục hồi của Trung Quốc đang tiến triển tốt, nhưng không cân bằng và động lực đang chậm lại, ngay cả khi rủi ro đang giảm xuống”.
IMF nói tình trạng chậm lại là do Trung Quốc nhanh chóng rút hỗ trợ chính sách, tiêu thụ bị ảnh hưởng vì COVID-19 bùng phát, trình trạng mất điện gần đây và sự chậm lại trong đầu tư bất động sản.
“Chính sách tài khóa, vốn có nhiều điều chỉnh trong năm nay, nên tạm thời chuyển sang chủ trương trung lập và tập trung vào tăng cường bảo trợ xã hội và thúc đẩy đầu tư xanh thay vì chi tiêu cho cơ sở hạ tầng truyền thống”, IMF nói.
Tổ chức này cũng kêu gọi về “phương pháp tiếp cận tái cơ cấu ngân hàng toàn diện” để củng cố hệ thống ngân hàng của Trung Quốc, cũng như nỗ lực mở cửa thị trường và cải cách các doanh nghiệp nhà nước.
IMF cho biết những nỗ lực liên tục nhằm giải quyết tỷ lệ đòn bẩy cao của doanh nghiệp nên đi kèm với việc thiết lập “các khuôn khổ giải quyết và phá sản dựa trên cơ sở thị trường”.
IMF cũng cảnh báo rằng quy định thắt chặt hơn của Bắc Kinh đối với các lĩnh vực công nghệ đã làm gia tăng sự tính bất ổn về chính sách.
Những khó khăn trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã làm chao đảo các thị trường tài chính và gây nghi ngờ về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
IMF dự kiến nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,0% trong năm nay và 5,6% trong năm tới, mặc dù vậy, thông cáo nói thêm rằng đang ngày càng có nhiều thêm các rủi ro về những mặt tiêu cực.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten