vrijdag 26 november 2021

Cơ quan Điều tra Môi trường Quốc tế (EIA) : Việt Nam là trung tâm của tội phạm buôn bán động vật hoang dã trên toàn cầu

 

Việt Nam là trung tâm của tội phạm buôn bán động vật hoang dã trên toàn cầu

Việt Nam là trung tâm của tội phạm buôn bán động vật hoang dã trên toàn cầuHình minh hoạ: Hình chụp hôm 28/9/2019 của VNA: Hải quân VN bắt giữ vẩy tê tê nhập vào ở Hà Nội theo đường hàng không
 AFP

Cơ quan Điều tra Môi trường Quốc tế (EIA), một tổ chức phi chính phủ tại Anh, hôm 24/11 lên tiếng cảnh báo Việt Nam là một trung tâm của tội phạm buôn bán động vật hoang dã của thế giới, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc chống lại tội phạm này trong thập niên qua.

Báo cáo của EIA có tựa tạm dịch là “Dấu chân của Việt Nam ở Châu Phi: Một phân tích về vai trò của các nhóm tội phạm trong buôn bán động vật hoang dã”.

Trong báo cáo này, EIA cảnh báo danh tiếng của Việt Nam trên toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng xấu vì quốc gia này vẫn là điểm đến chính cho các sản phẩm động vật hoang dã được buôn bán lậu đến từ khắp Châu Phi và do các mạng lưới tội phạm vận chuyển trực tiếp hoặc không trực tiếp đến theo nhu cầu ở Việt Nam và các nơi khác.

Báo cáo cho biết, các mạng lưới tội phạm động vật hoang dã của Việt Nam đã hoạt động ở Châu Phi từ gần hai thập niên qua. Kể từ năm 2010, dựa theo số liệu bắt giữ, Việt Nam có liên quan đến các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ít nhất 18.000 con voi, 111.000 con tê tê và 976 con tê giác. Đây chỉ là một phần trong con số thực tế các vụ buôn bán động vật hoang dã có liên quan đến Việt Nam, vì nhiều vụ không được phát hiện.

Theo EIA, các nhóm tội phạm Việt Nam có mặt ở nhiều nước Châu Phi bao gồm: Angola, Cameroon, Cộng Hoà Dân Chủ Congo, Mozambique, Nigeria, Nam Phi, Uganda. Đây là các quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng săn bắn trộm.

Thông cáo báo chí của EIA cho biết, kể từ năm 2010, có ít nhất 120 vụ bắt giữ các sản phẩm động vật hoang dã được vận chuyển về Việt Nam theo đường hàng không và đường biển, bao gồm, voi, tê tê, sừng tê giác. Ít nhất 51% các vụ vận chuyển bị bắt giữ có nguồn gốc từ Châu Phi và có số lượng lớn.

Điều đáng báo động là dù các vụ bắt giữ vận chuyển lậu bằng đường biển bao gồm hơn 15 tấn ngà voi, 36 tấn vẩy tê tê kể từ năm 2018 đến nay, nhưng không có ai bị bắt giữ hay kết án.

Hồi năm 2018, báo cáo của EIA cho biết cựu Đại sứ Việt Nam tại Mozambique là Nguyễn Văn Trung đã tham giam móc nối giúp những kẻ buôn lậu ngà voi người Việt với các quan chức cao cấp trong lực lượng cảnh sát và hải quan của quốc gia Châu Phi này. Ông Trung bị cáo buộc là đã báo động cho nhóm tội phạm khi các nhà chức trách phát hiện tội phạm và tiến hành điều tra.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten