dinsdag 29 december 2020

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ

 

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ

25/12/2020 20:52 GMT+7

TTO - Tạp chí National Geographic đã chọn ra 10 khám phá khoa học tuyệt vời mà chúng ta có thể đã bỏ lỡ trong một một năm đầy biến động như năm 2020.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 1.

Bụi từ một ngôi sao chết mắc kẹt trong một thiên thạch đã va chạm với Trái đất và trở thành vật chất "già" nhất trên hành tinh của chúng ta - Ảnh: NASA

Đại dịch COVID-19, biểu tình chống phân biệt chủng tộc và cuộc bầu cử gây chia rẽ nhất lịch sử nước Mỹ có thể làm lu mờ các khám phá khoa học trong năm 2020. 

Hãy cùng "Nhìn lại 2020" tìm hiểu những khám phá này.

1. Vật chất "già" nhất tìm thấy trên Trái đất còn cổ xưa hơn hệ Mặt trời

Hàng tỉ năm trước khi Hệ mặt trời của chúng ta xuất hiện, một ngôi sao chết đã "nổ tung" và văng các mảnh vỡ cùng bụi vào không gian. Một ít bụi của ngôi sao đó, mắc kẹt trong một thiên thạch đã va chạm với Trái đất vào năm 1969, đã trở thành vật chất "già" nhất từng được tìm thấy trên hành tinh của chúng ta.

Các nhà khoa học tại Bảo tàng Field đã công bố kết luận chính thức này trên Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ hồi tháng 1-2020. Phân tích cho thấy các hạt bụi này có tuổi đời từ 4,6 - 7 tỉ năm, cổ xưa hơn cả Hệ mặt trời của chúng ta - hình thành khoảng 4,5 tỉ năm trước.

Phát hiện thú vị này thúc đẩy các nhà khoa học tiếp tục săn lùng những manh mối về lịch sử hình thành thiên hà của chúng ta.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 2.

Khủng long bạo chúa khi còn nhỏ có kích thước chỉ bằng một con chó Chihuahua - Ảnh: National Geographic

2. Hóa thạch phôi khủng long bạo chúa đầu tiên

Nhà cổ sinh vật học Gregory Funston của ĐH Edinburgh công bố các phát hiện về những hóa thạch đầu tiên, gồm móng vuốt chân và hàm dưới, của những gì còn sót lại từ phôi thai khủng long bạo chúa vào tháng 10.

Hóa thạch móng vuốt được khai quật vào năm 2018 ở Canada trong khi hóa thạch hàm dưới được phục hồi vào năm 1983 tại một khu vực ở bang Montana, Mỹ. Phân tích cho thấy các hóa thạch này có niên đại cách đây 71 - 75 triệu năm.

Các hóa thạch tiết lộ rằng một số loài săn mồi lớn nhất trên Trái đất đã bắt đầu cuộc sống với kích thước của một con Chihuahua - với một cái đuôi thực sự dài. Chiều dài này chỉ bằng 1/10 so với khi trưởng thành, và giúp lý giải vì sao các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy những mẫu vật khác về khủng long bạo chúa khi còn nhỏ vì có thể họ đã bỏ qua những mẫu vật nhỏ này.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 3.

Một phần vành đai phía tây của miệng núi lửa Endeavour của sao Hỏa - Ảnh: NASA

3. Âm thanh lạ trên sao Hỏa

Đầu tháng 10-2020, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố một đoạn ghi âm nhiều âm thanh lạ do tàu đổ bộ InSight thu được và gửi về từ sao Hỏa. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguồn gốc của những âm thanh này.

Trái đất cũng có nhiều rung động trên hành tinh, từ tiếng gió rít đến tiếng sóng vỗ bờ. Tuy nhiên, âm thanh thu được từ sao Hoa lại vang ở âm vực cao hơn hầu hết các âm thanh tự nhiên trên Trái đất. "Âm thanh cực kỳ khó hiểu" - ông Bruce Banerdt, thành viên trong sứ mệnh InSight, nói hồi tháng 2.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 4.

Betelgeuse "ợ" ra các luồng khí nóng (hình trái) và hình thành đám mây mù (hình phải) khiến các quan sát từ Trái đất trông thấy ngôi sao mờ đi - Ảnh: NASA

4. Giải mã bí ẩn về hành vi kỳ lạ của ngôi sao Betelgeuse

Betelgeuse thường nằm trong số những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Tuy nhiên, vào tháng 12-2019, ánh sáng tỏa ra từ ngôi sao này đột nhiên lu mờ đi. Sự thay đổi đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên, cho rằng có lẽ Betelgeuse đang chết dần và sắp nổ tung.

Đến tháng 8-2020, NASA công bố một lời giải thích không thể kỳ lạ hơn cho việc đột nhiên mờ đi của Betelgeuse: ngôi sao này đang "ợ hơi". 

Quan sát từ kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học phát hiện có những luồng khí nóng giải phóng với tốc độ cực nhanh từ phía bầu khí quyển của Betelgeuse hướng ra bên ngoài. 

Quá trình này hình thành một đám mây mù có thể chắn ánh sáng bình thường của Betelgeuse và các quan sát từ Trái đất sẽ thấy ngôi sao này mờ đi.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 5.

Nửa trước được bảo tồn tuyệt vời của con khủng long bọc giáp nặng hơn một tấn được trưng bày tại Bảo tàng Royal Tyrell, Canada - Ảnh: Etemenanki3

5. Hé lộ bữa ăn sáng cuối cùng của khủng long bọc giáp

Nửa trước được bảo tồn tuyệt vời của một con khủng long bọc giáp 110 triệu năm tuổi - với các lớp xương, vẩy và gai nhọn - khiến các nhà khoa học ngạc nhiên và thích thú. 

Con khủng long này vô tình được khai quật trong một mỏ cát dầu ở Alberta vào năm 2011, và các nhà khoa học phát hiện bữa ăn cuối cùng của con vật cũng được giữ nguyên trong dạ dày của nó.

Bụng của khủng long và bằng chứng về loại thức ăn của chúng hiếm khi được bảo tồn. Trong trường hợp này, bữa ăn được bảo quản tốt đến mức những thứ trong dạ dày của nó cho chúng ta biết đây là một loài kén ăn, theo nghiên cứu công bố đầu tháng 6 trên tạp chí Royal Society Open Science.

Con khủng long, thuộc loài ankylosaur, nặng hơn một tấn với vẻ ngoài dữ tợn, nhưng lại chỉ ăn thực vật và đặc biệt khoái dương xỉ. Phần thức ăn được bảo quản trong dạ dày của con khủng long này có kích thước chỉ bằng một trái banh.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 6.

Thành viên Hội Chữ Thập Đỏ quốc tế và Hội Chữ Thập Đỏ Congo gõ cửa từng nhà dân để tuyên truyền cách phòng chống Ebola - Ảnh: GETTY IMAGES

6. Ngăn chặn thành công đợt bùng phát Ebola lớn thứ hai

Vào ngày 25-6, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố kết thúc đợt bùng phát Ebola lớn thứ hai, làm hơn 3.480 người nhiễm bệnh và gần 2.300 người thiệt mạng. Đợt bùng phát này bắt đầu từ một ổ dịch gần tỉnh Kivu, phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo.

Ebola là một bệnh sốt xuất huyết với các triệu chứng sốt cao, xuất huyết, suy nhược và phát ban. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao, lây qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, hay máu hoặc chất thải động vật.

Việc kiểm soát dịch tại Kivu đặc biệt khó khăn do tình hình bất ổn ở địa phương, dẫn đến sự hoài nghi của dân chúng trước những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan Ebola của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.

Tuy nhiên, với vắc xin mới, các nhân viên y tế do WHO dẫn đầu đã triển khai chiến dịch tiêm chủng cho tất cả những ai có thể đã phơi nhiễm với virus này. Nỗ lực đã thành công với hơn 300.000 người tiêm chủng.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 7.

Hộp sọ chưa hoàn chỉnh có niên đại hơn 2 triệu năm - Ảnh: LiveScience

7. Sọ người Homo erectus cổ xưa nhất

Những mảnh sọ đầu tiên được tìm thấy trong khu hang động Drimolen phía tây bắc Johannesburg, Nam Phi. Những nhà khảo cổ học đã nhầm tưởng chúng thuộc về một con khỉ đầu chó cổ xưa.

Tuy nhiên, sau khi khai quật hơn 150 mảnh vỡ để ghép thành hộp sọ, hai sinh viên Jesse Martin và Angeline Leece, theo học tại ĐH La Trobe tại Úc và nằm trong nhóm nghiên cứu, đã nhận ra rằng họ đang giữ trong tay hộp sọ của người Homo erectus - giống người có thời gian tồn tại lâu nhất trong số các tổ tiên của loài người.

Hơn nữa, với niên đại hơn 2 triệu năm, hộp sọ này chính là những gì cổ xưa nhất còn sót lại của giống người cổ đại này, theo nghiên cứu công bố ngày 3 - 4 trên tạp chí Khoa học

Khám phá này giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục giải mã thêm thông tin cho cây phả hệ phức tạp của loài người chúng ta, tìm ra thời điểm và nơi chốn mà những "họ hàng" cổ đại của chúng ta xuất hiện và phát triển.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 8.

Hình minh họa một con khủng long mỏ vịt - Ảnh: Creative Commons

8. Tìm thấy dấu vết ADN trong hóa thạch khủng long

Một nhóm các nhà khoa học từ Mỹ và Trung Quốc ngày 12-1 công bố phát hiện ra ADN và những vật liệu di truyền khác được bảo tồn trong hóa thạch của một con khủng long mỏ vịt 75 triệu năm tuổi, được gọi là Hypacrosaurus.

Nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết cách tách chiết ADN từ các tế bào hóa thạch để có thể tiến hành các nghiên cứu chi tiết hơn nữa. Dù vậy, phát hiện này cho thấy ADN có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với suy đoán trước đây của chúng ta là khoảng 1 triệu năm.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 9.

Các nhà khảo cổ học làm việc hơn 100 ngày trong hang động để khai quật các vật dụng có niên đại cách đây 31.000 năm đến 12.500 năm - Ảnh: NBC

9. Khám phá hang động giúp "viết lại lịch sử loài người xuất hiện ở châu Mỹ"

Các vật dụng được khai quật từ hang động Chiquihuite ở Mexico là bằng chứng cho thấy loài người đã đến châu Mỹ khoảng 30.000 năm trước, sớm hơn khoảng 15.000 năm so với những giả thuyết trước đây.

Các nhà khảo cổ học từng tranh luận về thời điểm này. Nhiều người đồng tình với giả thuyết rằng loài người xuất hiện đầu tiên ở châu Mỹ khoảng 13.500 năm trước, khi các tảng băng tan đi và các tuyến đường di cư từ châu Á mở ra.

Tuy nhiên, dựa vào phân tích các đồ tạo tác gồm các công cụ bằng đá vôi trong hang động Chiquihuite cho thấy chúng có niên đại từ 31.000 năm đến 12.500 năm trước. Phát hiện này chỉ ra rằng con người có thể đã đến châu Mỹ trước khi các sông băng bắt đầu tan chảy.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Ảnh 10.

Tháp san hô cao hơn tòa nhà Empire State 102 tầng ở bang New York, Mỹ - Ảnh: MailOnline

10. Rạn san hô cao hơn tòa nhà Empire State 102 tầng của Mỹ

Một nhóm các nhà khoa học Úc đang lập bản đồ đáy biển phía bắc rạn san hô Great Barrier thì phát hiện "một tòa nhà chọc trời" bằng san hô cao 500m. Đây là công trình tự nhiên đầu tiên thuộc loại hình này được phát hiện trong hơn 120 năm qua.

Tháp san hô này nằm trong quần thể gồm 8 tháp san hô tách biệt trong khu vực có Rạn san hô Great Barrier, cung cấp môi trường sống quan trọng cho các sinh vật như rùa và cá mập. 

Nhóm nghiên cứu đã lập bản đồ rạn san hô tách biệt này, phát hiện nhiều dạng sống khác nhau đang phát triển mạnh trong hệ sinh thái của rạn san hô, xác định được một số loài cá mới.

"Nhờ công nghệ mới vận hành như tay, tai và mắt của chúng ta dưới biển sâu nên chúng ta có thể khám phá những những điều trước đây chúng ta không thể làm được" - bà Wendy Schmidt, đồng sáng lập Viện Đại dương Schmidt, nhận định.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Khoa học chụp ảnh Khoa học chụp ảnh 'chân dung' thật sự của nhiễm sắc thể, không như trong sách

TTO - Trong sách giáo khoa, hình ảnh nhiễm sắc thể của con người thường được minh họa dạng chữ X ‘như 2 thanh xúc xích gắn vào nhau’. Nghiên cứu mới đây cho thấy trên thực tế chúng không phải vậy.

ANH THƯ

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020

28/12/2020 15:00 GMT+7

TTO - Đại dịch COVID-19 khiến nghiên cứu khoa học năm 2020 bị ảnh hưởng và không có nhiều phát hiện mới được công bố. Dù vậy vẫn có những phát hiện khoa học tích cực trong năm khiến chúng ta vui vẻ.

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 1.

Điều chế được vắc xin phòng ngừa COVID-19 là tin tức khoa học được mong chờ nhất trong năm 2020 - Ảnh: Liam McBurney / PA

Tin vui nhất trong năm chính là các nhà khoa học đã tạo ra được vắc xin chống COVID-19. Trong vòng 12 tháng, các nhà khoa học toàn cầu đã phát triển được 223 loại vắc xin được coi là "ứng cử viên sáng giá" để ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Theo thống kê của WHO, 57 loại vắc xin trong số này đã được thử nghiệm trên người, và đến nay đã có ít nhất 2 loại được phê duyệt đưa vào sử dụng.

Sao Kim có thể có dấu hiệu của sự sống

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 2.

Sao Kim - Ảnh: NASA

Vào giữa tháng 9, các nhà khoa học công bố tìm thấy một loại khí cho thấy dấu hiệu của sự sống trong bầu khí quyển sao Kim. Phát hiện này được người đứng đầu NASA gọi là "bước phát triển có ý nghĩa nhất" trong cuộc săn tìm sự sống ngoài Trái đất từ trước đến nay.

Hóa chất được phát hiện trên bầu khí quyển sao Kim là một loại khí phosphine (PH3) cũng được tạo ra trên Trái đất bởi các vi khuẩn và của con người. Phosphine cũng tồn tại trong bầu khí quyển của các hành tinh khí khổng lồ nhưng trước nay không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy một quá trình hóa học như vậy xảy ra trên Sao Kim.

Mặc dù khí này có thể được tạo ra bởi một quá trình hóa học mà chúng ta chưa biết đến nhưng cũng rất có thể đó là "dấu hiệu của sự sống" giống như trên Trái đất.

Sự trở lại của cá voi xanh

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 3.

Sự xuất hiện của cá voi xanh đem lại hi vọng phục hồi loài động vật to lớn này - Ảnh: GETTY

Gần 100 năm sau khi cá voi xanh được liệt vào danh sách gần như tuyệt chủng do nạn săn bắt cá voi công nghiệp, chúng được phát hiện ở vùng biển của đảo Nam Georgia gần Nam Cực.

Vùng biển này từng là trung tâm săn bắt cá voi công nghiệp cho đến khi hoạt động này bị cấm vào những năm 1960. Từ năm 1904 đến năm 1971, có khoảng 42.000 con cá voi xanh đã bị giết và chỉ có một con duy nhất được nhìn thấy từ năm 1998 đến năm 2018 ở khu vực này.

Nhưng một cuộc khảo sát vào đầu năm nay đã đem đến một khám phát bất ngờ rất đáng vui mừng: các nhà khoa học đã đếm được 58 con cá voi xanh ở khu vực, đem lại hi vọng phục hồi loài động vật to lớn này.

Bạch tuộc biết "đấm" vào đầu cá

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 4.

Ảnh: Sampaio, E., M.C. Seco, R. Rosa, and S. Gingins. 2021. Ecology. doi.org/10.1002/ecy.3266

Một phát hiện hài hước và kỳ lạ khác của năm 2020 là việc bạch tuộc đôi khi biết dùng xúc tu để "đấm" vào đầu cá.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy những con bạch tuộc xanh lớn (Octopus cyanea) thường liên kết với cá để tìm thức ăn. Nhưng đôi khi không hài lòng với những con cá đó hoặc không muốn chia sẻ thức ăn cùng săn được, chúng sử dụng "chuyển động một xúc tu cực nhanh" để tạo ra một cú đánh thẳng vào đầu con cá.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát hành vi này 8 lần trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019 ở các vùng biển thuộc Israel và Ai Cập.

Phát hiện thú vị này được công bố ngày 18-12 trên tạp chí Ecology đã khiến không ít người yêu khoa học bật cười.

Phát hiện hải cẩu biết vỗ tay

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 5.

Ảnh: Ben Burville

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Mammal Science vào tháng 1 năm nay, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một con hải cẩu "vỗ tay" trong tự nhiên mà không cần đến sự huấn luyện của con người.

Điều đặc biệt là mặc dù vùng biển gần quần đảo Farne ở đông bắc nước Anh có rất nhiều hải cẩu sinh sống nhưng chỉ những con hải cẩu đực vỗ tay và chúng có xu hướng làm như vậy khi những con hải cẩu khác, bao gồm cả con cái và con đực, ở gần đó.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về hành vi này xem liệu có phải chúng vỗ tay để thu hút bạn tình hay để xua đuổi đối thủ cạnh tranh.

Khủng long biết bơi

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 6.

Ảnh: Jason Treat, NG Staff, and Mesa Schumacher Art: Davide Bonadonna Source: Dr. Nizar Ibrahim, University of Detroit Merc

Khủng long trước nay được biết là loài thú to lớn sống trên cạn và không biết bơi. Nhưng các nhà khảo cổ đã phát hiện một chiếc đuôi giống mái chèo ở miền đông nam Maroc thuộc về loài khủng long ăn thịt, có răng sắc nhọn tên là Spinosaurus aegyptiacus.

Trong công bố hồi tháng 4 trên tạp chí Nature, các nhà khoa học cho biết chiếc đuôi mới này cao và phẳng như vây, gợi liên tưởng đến những chiếc đuôi được tìm thấy ở cá sấu hiện đại.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng vì hóa thạch được tìm thấy trong đất liền, nên loài khủng long này có thể sống cả ở trên cạn và bơi dưới nước, nhưng có thể chỉ ở các con sông hoặc hồ nhỏ, nông.

Bằng chứng đầu tiên về kích thích tố sinh dục ở loài linh trưởng

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 7.

Ảnh: Shutterstock

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Current Biology vào tháng 4, các nhà khoa học công bố phát hiện những con vượn cáo đực biết cách sử dụng hợp chất pheromone để tạo ra mùi thơm cho mục đích sinh sản.

Khi mùa giao phối đến, những con vượn cáo đuôi vòng (tên khoa học: Lemur catta) sẽ chà xát cổ tay với đuôi để khuếch tán một mùi hương tựa như trái cây để thu hút vượn cái.

Khi bình thường, vẫn bằng hành động chà xát này nhưng chúng sẽ tạo ra mùi khó chịu khi gặp kẻ thù hoặc con đực cạnh tranh, nhưng khi tiếp xúc với bạn tình tiềm năng thì mùi hương sẽ "ngọt và dịu" hơn, thu hút con cái hơn.

Điều này có thể đánh dấu bằng chứng đầu tiên về kích thích tố sinh dục ở động vật linh trưởng.

"Sự kết hợp tuyệt vời" của Sao Mộc và Sao Thổ

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 8.

Ảnh: NASA

Vào ngày 21-12, Sao Mộc và Sao Thổ xuất hiện gần nhau trên bầu trời đêm đến nỗi chúng trông giống như "chỉ một vì sao".

Hiện tượng hiếm gặp này được gọi là "Great Conjunction". Các ghi chép khoa học cho thấy hai khối khí khổng lồ này đã không ở gần nhau kể từ năm 1623.

Vẹt là nhà vô địch trong trò chơi trí nhớ

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 9.

Chú vẹt Griffin với nhà tâm lý học Irene Pepperberg - Ảnh: Courtesy Harvard / Stephanie Mitchell

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 trên tạp chí Scientific Reports, một con vẹt xám tên Griffin đã vượt qua 21 sinh viên Harvard trong trò chơi trí nhớ kinh điển.

Vẹt xám châu Phi (Psittacus erithacus) có thể sống hơn 50 năm và luôn được biết đến là có thể ghi nhớ hàng chục từ. Chú vẹt Griffin đã thể hiện ấn tượng hơn thế. Griffin đã ghi nhớ tốt hơn các sinh viên ở 12 trong số 14 thử nghiệm.

Điều này khiến các nhà khoa học hết sức kinh ngạc và thay đổi hướng nghiên cứu về trí nhớ và sự thông minh của các loài động vật.

Giả thuyết mới: phụ nữ săn bắn, đàn ông hái lượm

Những khám phá khoa học vui nhất năm 2020 - Ảnh 10.

Ảnh: Matthew Verdolivo (UC Davis IET Academic Technology Services)

Một ngôi mộ 9.000 năm tuổi của một nữ thợ săn được phát hiện gần đây đã thay đổi nhận định trong nhiều năm rằng thời cổ đại, đàn ông săn bắn còn đàn bà hái lượm.

Qua các phân tích về ngôi mộ này và nhiều khu mộ khác trên khắp châu Mỹ, các nhà khảo cổ phát hiện vào thời cổ đại ở châu Mỹ, phụ nữ cũng săn bắn chẳng kém gì đàn ông.

Điều này cho thấy giả định về những người đàn ông cổ đại đi săn thú và làm công việc nặng nhọc trong khi phụ nữ thu thập các loại thảo mộc và thực vật không phải lúc nào cũng đúng.

Nhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờNhìn lại 2020: 10 khám phá khoa học tuyệt vời bị COVID che mờ

TTO - Tạp chí National Geographic đã chọn ra 10 khám phá khoa học tuyệt vời mà chúng ta có thể đã bỏ lỡ trong một một năm đầy biến động như năm 2020.

MINH HẢI (Theo Livescience)


Khoa học chụp ảnh 'chân dung' thật sự của nhiễm sắc thể, không như trong sách

22/11/2020 17:58 GMT+7

TTO - Trong sách giáo khoa, hình ảnh nhiễm sắc thể của con người thường được minh họa dạng chữ X ‘như 2 thanh xúc xích gắn vào nhau’. Nghiên cứu mới đây cho thấy trên thực tế chúng không phải vậy.

Khoa học chụp ảnh chân dung thật sự của nhiễm sắc thể, không như trong sách - Ảnh 1.

Ảnh 3D tạo bởi nhóm nghiên cứu sinh thuộc Đại học Harvard - Ảnh: scitechdaily/Xiaowei Zhuang lab

Theo SciTechDaily, nhóm nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard đã chụp được ảnh 3D độ phân giải cao của nhiễm sắc thể người - một "ngôi nhà phức tạp" của ADN. Những hình ảnh mới này có thể cung cấp đủ bằng chứng để thay đổi hình ảnh dạng chữ X trong sách giáo khoa sang một dạng phức tạp hơn nhưng lại chính xác hơn rất nhiều.

Điều này không chỉ giúp giảng dạy thế hệ nhà khoa học tiếp theo mà còn giúp thế hệ hiện tại giải mã những bí ẩn về tác động của cấu trúc nhiễm sắc thể lên chức năng.

Các ảnh minh họa nhiễm sắc thể người trong sách giáo khoa, kể cả ở Việt Nam, đều thể hiện nó dưới dạng các chữ X giống những thanh xúc xích được buộc với nhau. Một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết chắc chắn 90% rằng chúng không tồn tại với hình dạng đó.

Khoa học chụp ảnh chân dung thật sự của nhiễm sắc thể, không như trong sách - Ảnh 2.

Nhiễm sắc thể trong sách giáo khoa thường có dạng chữ X như các thanh xúc xích - Ảnh: genengnews.com

Tất cả sinh vật sống bao gồm con người đều phải tạo ra các tế bào mới để thay thế các tế bào già và hết chức năng. Để làm được điều đó, tế bào phân chia và nhân bản ADN. ADN được "gói" bên trong các "thư viện mê cung" bên trong chất nhiễm sắc - vật chất của nhiễm sắc thể.

Nếu được trải thẳng ra, ADN của một tế bào có thể dài tới gần 2 mét, nhưng chúng được gói chặt trong cấu trúc phức tạp của nhân tế bào. Chỉ cần một lỗi sao chép hay lỗi cuộn xoắn cũng có thể gây ra đột biến gen hay sai chức năng.

Việc nắm được cấu trúc tinh vi này là rất quan trọng trong việc xác định tác động của nó đến chức năng hoặc các bệnh. Nhưng việc nhìn cận cảnh để thấy được cấu trúc chất nhiễm sắc rất khó. Phương pháp tạo ảnh 3D của nhóm nghiên cứu sinh có thể giúp ích rất nhiều.

Phương pháp tạo ảnh phân giải cao của nhóm được ví như là Google Maps 3D của bộ gen, giúp đặt ra các giả thuyết mới cho nghiên cứu chuyên sâu. Ngoài ra, họ cũng khám phá rằng không có nhiễm sắc thể nào giống hệt nhau, dù cho chúng ở trong các tế bào giống hệt nhau.

Nhóm nghiên cứu nhận định sẽ còn cần sự hợp sức từ rất nhiều phòng nghiên cứu để có được hiểu biết toàn diện.

Khoa học chụp ảnh 'chân dung' thật sự của nhiễm sắc thể, không như trong sách - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Đa thai và nguy cơ bất thường nhiễm sắc thểĐa thai và nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể

TTO - *Vợ chồng tôi cưới nhau được 3 năm, nhưng vì chưa muốn có con ngay nên tôi kế hoạch bằng cách cho ra ngoài mỗi khi chồng tôi xuất tinh. Và sau 3 năm tôi muốn có con nhưng thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều, mỗi chu kỳ thường kéo dài thêm 10-15 ngày và lượng kinh ngày càng ít so với trước.

LÊ CHUNG

Geen opmerkingen:

Een reactie posten