woensdag 31 oktober 2012

Philippines mua 5 tàu của Pháp để tuần tra Biển Đông

Thứ ba 30 Tháng Mười 2012

Philippines mua 5 tàu của Pháp để tuần tra Biển Đông

Philippines gia tăng sự hiện diện hải quân tại vùng biển phía Tây trước nguy cơ gây hấn của Trung Quốc. Trong ảnh, đảo Pag-asa của Philippines
Philippines gia tăng sự hiện diện hải quân tại vùng biển phía Tây trước nguy cơ gây hấn của Trung Quốc. Trong ảnh, đảo Pag-asa của Philippines
Reuters / Kyodo

Anh Vũ
AFP hôm nay 30/10 dẫn nguồn tin từ lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết họ chuẩn bị mua 5 tàu tuần duyên hiện đại của Pháp với giá khoảng 90 triệu euro để phục vụ cho hoạt động cảnh giới các khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.

Chuẩn đô đốc Luis Tuason, chỉ huy hải đội tuần duyên Philippines cho biết thêm chi tiết, từ nay đến năm 2014 lực lượng tuần duyên sẽ được nhận một tàu chiến dài 82 m và bốn chiếc khác dài 24 m. Mặc dù nằm giữa biển nhưng trang bị của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines khá nghèo nàn. Các tàu mua của Pháp sẽ được tăng cường cho đội tàu tuần tra trên biển Đông, mà Philippines gọi là vùng biển Tây Phi.
Thông cáo của lực lượng tuần duyên Philippines giải thích thêm lý do mua tàu lớn « Mỗi khi chúng tôi tuần tra trên biển Tây Phi, chúng tôi vẫn hay gặp sóng lớn, vì thế chúng tôi cần có thêm các tàu lớn ». Đại úy Armand Balilo, phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cũng nói là hiện tại họ đang cần được trang bị thêm các tàu lớn.
Khu việc Biển Đông có diện tích 3 triệu km2, nơi có tuyến đường hàng hải quan trọng và là khu vực được đánh giá có trữ lượng lớn về dầu khí, nguồn hải sản dồi dào. Thời gian gần đây nhiều khu vực trên Biển Đông luôn xảy ra các tranh chấp căng thẳng về chủ quyền giữa các nước xung quanh như Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam. Một trong những căn nguyên tranh chấp là những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc về hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông. Để xác quyết đòi hỏi của mình, Bắc Kinh cũng không ngần ngại tiến hành những việc làm có tính chất khiêu khích và thách thức các nước liên quan bằng các hoạt động dân sự cũng như quân sự.
Từ hồi tháng Tư năm nay, quan hệ Trung Quốc Philippines đã trở nên căng thẳng vì những tranh chấp chủ quyền khu vực bãi đá ngầm Scarborourgh.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121030-philippines-mua-5-tau-cua-phap-de-phuc-vu-tuan-tra-tren-bien-dong

Sint Nicolaaskerk wordt basiliek

wo 31 okt 2012, 08:07
|
lees voor

Sint Nicolaaskerk wordt basiliek


AMSTERDAM - De Sint Nicolaaskerk in Amsterdam mag zich vanaf 9 december een basiliek noemen. Dat maakte het bisdom van Haarlem-Amsterdam woensdag bekend.

Sint Nicolaaskerk in Amsterdam Sint Nicolaaskerk in Amsterdam
De kerk, die vlak bij het Amsterdamse Centraal Station ligt, is de 24e basiliek van Nederland. Een kerk mag deze eretitel dragen als het een bijzonder bouwwerk is en als er veel bezoekers komen, bijvoorbeeld vanwege een bijzondere verering. De Sint Nicolaaskerk wordt druk bezocht vanwege het 'Mirakel van Amsterdam' en omdat Sint Nicolaas de stadspatroon is van de hoofdstad.
Dankzij de titel, die is toegekend door de Romeinse Congregatie voor de Goddelijke Eredienst, schaart de kerk zich in hetzelfde rijtje waarin ook de Sint Jan in Den Bosch en de Sint Servaas in Maastricht staan.
 

Các hãng phim Việt tại quận Cam “bơi” trong nạn 'download'

Các hãng phim Việt tại quận Cam “bơi” trong nạn 'download'
Monday, October 29, 2012 7:54:01 PM



Thiên An/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Ðằng sau việc sản phẩm của các hãng phim Việt đến với khán giả dễ dàng hơn qua Internet là sự khủng hoảng tài chính của họ. Dù sản phẩm ngày được phổ biến qua nhiều đài tivi tiếng Việt, các công ty sản xuất phim trong khu vực quận Cam, giống như các ngành sống nhờ phát hành băng dĩa khác, đang đối mặt với nguy cơ phá sản vì tình trạng cộng đồng tải phim lan tràn trên mạng.


DVD là nguồn thu nhập chính của các hãng lồng tiếng và sản xuất phim tiếng Việt tại quận Cam. (Hình: Thiên An/Người Việt)

Hằng Lâm, giám đốc một công ty lồng tiếng phim tại Santa Ana, cho biết “Mười năm về trước, ngành phân phối phim sống được lắm. Bây giờ thì hôm nay ra phim, mai là thấy trên mạng rồi, trên nhiều các website Việt Nam lắm, cứ lên là thấy phim của mình. Mình ráng bơi thôi, không biết khi nào thì không còn sức mà bơi nữa.”
Ngành chuyển âm và sản xuất phim có nhiều thay đổi lớn trong những năm gần đây. Các đài tivi tiếng Việt không những là thành phần tiêu thụ mới của các công ty phim lồng tiếng, mà còn giúp mang sản phẩm đến với nhiều khán giả hơn. Kỹ thuật phát triển khiến cho công việc chuyển âm bớt tốn công sức. Ngược lại, nhờ có các kỹ thuật tiên tiến mà việc tải phim trên mạng ngày một dễ dàng, với chất lượng âm thanh hình ảnh tốt hơn. Giữa các lợi và hại mà kỹ thuật cao mang lại, các công ty sản xuất phim của cộng đồng Việt có vẻ bị “hại” nhiều hơn là được hưởng “lợi”.
Thắng Nguyễn, phó giám đốc Vina Entertainment, tâm sự “Mình rất vui vì thấy ngày càng nhiều người coi phim của công ty qua đài SBTN và SET. Thử thách lớn nhất là các trang website cho người ta coi miễn phí và còn download làm DVD để dành. Vina Entertainment gặp nhiều khó khăn trong hai năm trở lại đây.”
Tương tự công ty của Hằng Lâm ở Santa Ana, công ty Vina Entertainment trụ sở tại Garden Grove chuyên chuyển âm và sản xuất phim cho cộng đồng người Việt. Phim từ nước ngoài được những công ty này mua về, chuyển ngữ kịch bản, lồng tiếng Việt, chỉnh sửa kỹ thuật và sản xuất thành DVD bán vào thị trường. Mặc dù “phim Ðại Hàn mắc gấp tám lần phim Trung Quốc,” các công ty sản xuất phim Việt hiện không tiếc đầu tư tiền bạc và công sức cho loại phim này để phục vụ thị hiếu khán giả. Thắng cho biết “Mỗi tuần một bộ phim Ðại Hàn vẫn không đủ cung cấp cho thị trường, bà con người Việt xem nhanh lắm, có người coi một ngày là hết một bộ”.
Chi nhiều, nhưng thu thì ngày càng ít đi. Hằng Lâm tâm sự “Phim bán ít đi một nửa so với thời xưa, hồi xưa chưa có kỹ thuật tải phim tinh vi và phổ biến như bây giờ. Hồi xưa các đại lý mua phim nhiều hơn, giờ mình xuống giá mà người ta cũng không còn mua nhiều”. Cộng tác viên của Vina Entertainment, Ngọc Ðan Thanh, nói “Cứ vầy không biết tiếp tục thêm được bao lâu. Nếu phải đóng cửa thì ngành lồng tiếng và sản xuất phim khó mà khởi đầu lại được.”
“Họ cũng tội lắm, khi đến đây bỏ phim cho tiệm bán, ai cũng than về nạn download phim” - một chị, xin giấu tên, tại tiệm mua bán và cho thê băng dĩa Show Time Video ở Westminster, chia sẻ về các hãng sản xuất phim Việt trong khu vực lân cận. Chị nói thêm “Khách hàng của tiệm hầu hết là Việt Nam. Họ đến mua băng gốc vì họ thích coi phim cho rõ trên màn hình rộng”.
Theo người nhân viên trên, khách hàng mua băng gốc là vì chất lượng âm thanh và hình ảnh, những điều mà phim download bất hợp pháp trên mạng trong khoảng thời gian gần đây đã đạt được. Hằng Lâm của Xell Entertainment cho biết, “Hai năm trở lại đây, kinh tế thì xuống mà kỹ thuật download phim thì lên, người ta có thể cắm máy tính vào màn hình lớn để coi. Mình dùng các kỹ thuật đặc biệt để làm giảm chất lượng phim sao chép, họ cũng vượt qua được”.
Duy Ngô, 26 tuổi, cư dân Huntington Beach, nói “Nhiều phim Hàn trên mạng chất lượng kém lắm, nhưng cũng có một số rõ như phim gốc vậy. Coi ở nhà thì đỡ mất thời gian chạy ra tiệm DVD, mà không tốn tiền nữa. Muốn phim gì google là có hết”. Hàng ngàn người có thói quen coi phim trên mạng chắc hẳn cũng chia sẻ những ý nghĩ của Duy.
“Nếu thấy được cái cực khổ của tụi chị, người ta sẽ không nỡ đâu” - Hằng Lâm tâm sự khi được hỏi cảm nghĩ chị dành cho khán giả coi phim của Xell Entertainment qua máy tính “Sản xuất ra được một bộ phim là cũng trầy vi tróc vảy đó, bao nhiêu công sức, bao nhiêu tiền bạc... người ta không thấy được thôi”.
Hoàng Ðạo, người chuyên lồng tiếng vai nam chính của công ty Vina Entertainment, đùa rằng “Mồ hôi và nước mắt là khi làm, còn khi mang ra bán là máu với nước mắt luôn”. Bên cạnh công việc chính là một thợ cắt tóc, Ðạo theo nghề lồng tiếng phim để thỏa đam mê nghệ thuật của bản thân. “Tiền công thì không bao nhiêu. Thấy khán giả gửi email khen, muốn gặp mặt, là động lực lớn nhất để theo nghề. Hy vọng khán giả mua DVD ủng hộ để các công ty sản xuất phim không phải đóng cửa” - anh Ðạo nói thêm, trước khi bước vào phòng chuyển âm tiếp tục khóc cười theo các diễn viên Ðại Hàn mà anh đang thủ vai.
Trong khi các công ty phim ảnh trong cộng đồng Việt đang gắng gồng mang phim đến khán giả, việc coi phim miễn phí và download phim trên mạng chưa có vẻ gì là thuyên giảm. “Phim Hàn tiếng Việt thì mình coi băng gốc vẫn tốt hơn, nhưng ai hỏi cách download thì mình cũng chỉ thôi. Nhiều người không rành máy tính tìm hỏi mình lắm, ai rành thì mò google là xong.” Duy Ngô nói.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=157013&zoneid=1

Ði xe đò Hoàng

Ði xe đò Hoàng
Monday, October 29, 2012 1:31:53 PM




Bài và ảnh: Huy Phương/Người Việt

Nước Mỹ, vùng đất của cơ hội và sáng kiến.
Có hai cộng đồng người Việt lớn nhất, nhì nước Mỹ hiện nay là cộng đồng vùng San José và Westminster, đều thuộc tiểu bang California. Theo thống kê dân số quốc gia năm 2010 người Việt đông nhất ở vùng Los Angeles, Long Beach, Santa Ana là 271,234 người, thứ đến là vùng San José, Sunnyvale, Santa Clara có 125,774 người. Là đồng bào với nhau, hai cộng đồng người Việt ở Nam, Bắc Cali này có những sinh hoạt, thân thiết gắn bó với nhau, cần sự giao tiếp, sinh hoạt, thăm viếng. Khoảng cách giữa hai vùng này là 375 miles, không quá xa xôi, nhưng cũng chẳng gần gũi cho việc đi lại. Từ những năm cộng đồng người Việt ở Mỹ chưa đông, việc qua lại giữa hai vùng đất này, người ta dùng các phương tiện xe đò Greyhound, máy bay hay lái xe.

Chuyến xe đầy khách khởi hành từ thành phố Westminster.

Một thanh niên Việt Nam trẻ tuổi, đến Mỹ năm 1990 khi mới 23 tuổi, đã có ý nghĩ là nối hai vùng đất này bằng một phương tiện di chuyển dành cho người Việt, đáp ứng nhu cầu đi lại của cộng đồng người Việt, nhất là vào thập niên 90 khi mà người Việt di dân đến Mỹ càng ngày càng đông, qua các đợt vượt biên, cựu tù nhân chính trị, con lai, bảo lãnh... Sau nhiều năm làm trong các hãng xưởng, lái xe truck đường xa, rồi dạy lái xe cho đồng hương mới đến Mỹ, Hoàng Linh, người chủ xe đò Hoàng hôm nay, làm một cuộc thử nghiệm, bắt đầu bằng một chiếc minivan 7 chỗ do anh tự lái, rước khách nhờ những quảng cáo nhỏ trên một hai tờ nhật báo tiếng Việt, đi San José và về trong hai ngày Thứ Tư và Chủ Nhật.
Nhu cầu đi lại giữa hai vùng đất Nam và Bắc Cali quả có thật, ba năm sau, chiếc minivan đổi thành chiếc minibus, và từ năm 2001, những chiếc xe bus lớn 57 chỗ ngồi bắt đầu rong ruổi trên xa lộ 5, nối liền hai vùng đất Nam-Bắc Cali, và cái tên “Xe Ðò Hoàng” nghiễm nhiên trở thành một thương hiệu quen thuộc của người Việt California.
Năm 2001 cũng là năm biến cố 9-11 xảy ra ở New York làm ai cũng sợ bước lên máy bay, nhất là trong thời gian này, việc kiểm soát an ninh rất chặt chẽ, phải mất thêm thời gian dành cho một chuyến đi. Những chuyến Greyhound từ Orange County đi San Francisco phải mất hơn 10 tiếng đồng hồ, ghé nhiều trạm để đổi xe, điều này không mấy thuận tiện cho người Việt mới định cư ở Mỹ.
Ngày nay những chuyến xe đò Westminster-San José đã trở thành quen thuộc. Mỗi ngày có hai chuyến đi về, Thứ Sáu Chủ Nhật tăng cường thêm chuyến chiều để tiện cho khách hàng còn phải kẹt công việc, cuối tuần có thể trở về thăm nhà hay đi chơi xa. Bây giờ khách đã có thể đi từ Westminster đến San Francisco, San Diego hay Arizona với giá rẻ mà khỏi phải chờ chực ở sân bay hay đổ xăng giá đắt.

Chuyến xe chở theo “văn hóa Việt Nam”

Cuối cùng Xe Ðò Hoàng trở thành chuyến xe Việt Nam dành riêng cho người Việt trong vùng Nam-Bắc Cali. Trong phần góp ý kiến, nhiều khách ngoại quốc đã chọn thử đi chuyến xe này nhưng hình như không thuận lợi và chút ít về văn hóa, không mấy phù hợp. Trước hết tuy trên online có phần đặt chỗ trước và ngay cả dặn chỗ qua điện thoại, nhưng khi đến địa điểm xe đậu thì rõ ràng là ai đến trước, lên trước. Ðôi lúc, khách đi xe, vì ai cũng muốn có chỗ ngồi tốt, nhất là ngại phải ngồi sau, xe xóc hay gần restroom, đôi lúc đã không biết nhường nhịn, làm mất trật tự, khách ngoại quốc nhìn vào thiếu thiện cảm.
Nhiều người lên xe rồi, bỏ hành lý lên ghế, dành mấy chỗ cho ông chồng đi vệ sinh hay bà chị chưa đến kịp như chúng ta vẫn thường gặp trong rạp chiếu phim ở những vùng đông người Việt. Ðó là cái “tật” của người Việt đã lỡ mang theo, không ngày một, ngày hai mà bỏ được, dù đã sống trên đất Mỹ hai, ba mươi năm.

Hành khách xuống xe và nhận hành lý tại bến xe San José.

Lên xe, suốt mấy tiếng đồng hồ trên đường đi, khách được thưởng thức những chương trình ca nhạc của Thúy Nga, Asia hay Vân Sơn, nhưng đây cũng là một cực hình cho khách ngoại quốc. Có thói quen như người Tàu, lên xe, người Việt nói chuyện lớn tiếng, dai dẳng ngay cả khi qua điện thoại cầm tay. Có lần trong chuyến đi San José, ngồi sau hàng ghế của hai bà “đồng hương” tôi đã bị “tra tấn” bởi câu chuyện mở hết âm lượng, từ chuyện con cái thành đạt, mua nhà mới, chuyện đi du lịch Việt Nam. Những người khách này quả đã không biết, người ta chọn phương tiện di chuyển này là vì tiết kiệm, làm việc mệt nhọc, lại lười lái xe, nên trong thời gian xe chạy có thể nghỉ ngơi hay ngủ chập chờn một đôi chút.

Xe Ðò Hoàng trong cộng đồng Việt Nam

Ở hai vùng Nam-Bắc Cali, dân chúng không lạ gì với cái tên “Xe Ðò Hoàng,” nó xuất hiện trên các tờ báo tiếng Việt địa phương mỗi ngày, cũng như sự đóng góp của gia đình này trong sinh hoạt cộng đồng. Có việc biểu tình, tranh đấu trong cộng đồng, Xe Ðò Hoàng đã cung cấp những chuyến chuyên chở miễn phí hay giảm giá, kể cả những chuyến đi xa từ Orange County lên San Francisco qua đêm, để biểu tình trước Tòa Lãnh Sự Cộng Sản.
Tài xế của những chuyến xe Nam-Bắc Cali luôn luôn dành những chỗ ưu tiên trên mỗi xe cho những vị tu sĩ, chức sắc tôn giáo, những người khuyết tật mà không cần phải thông báo trước. Ðể đáp ứng với việc an toàn cho khách đi xe, khi xe bắt đầu di chuyển đã có những đoạn video căn dặn về an toàn bằng ba thứ tiếng Anh, Việt và Hoa. Mặc dầu trên xe, phần lớn đều là những vị có tuổi, không ai mang theo “laptop,” nhưng trên xe luôn có “Free Wifi”.
Ðối với khách hàng, ngay cả trong thời gian tháng 10 năm 2012, giá xăng tăng vượt bực, lên đến $4.65/gallon, cũng chỉ phải trả $40.00 cho một chuyến đi. Giá cả này từ 5 năm nay chưa thay đổi.
Ông Nguyễn Khải, ở thành phố Garden Grove, Nam Cali, một nhiếp ảnh gia cũng là người thường có dịch vụ chụp hình đám cưới tại San José, Bắc Cali vẫn thường đi về bằng Xe Ðò Hoàng. David Nguyễn, một kỹ sư có công việc ở Milpitas, nhưng chưa thể chuyển gia đình về San José, vì vợ còn đi làm, các con đều có trường tốt, nên cứ mỗi tuần, chiều Thứ Sáu là ông lên xe về Nam, chiều Chủ Nhật trở lại Bắc.
Ông bà Trần Quan An, ở thành phố Westminster, hầu như mỗi năm đều có việc phải đi San José năm bảy lượt, bà có hai em gái, hai em trai ở quanh vùng San José, ông thì có nhiều bạn bè, sinh hoạt với các hội đoàn ở Bắc Cali. Bà An nói với chúng tôi, không những giá vé rẻ, nhiều khi ở nhà đi, sợ trễ xe, không kịp ăn sáng, lên xe đã có thức ăn, nói chung là đúng giờ đi, giờ đến. Ngày ông bà sang Mỹ theo diện H.O. cũng là thời gian Xe Ðò Hoàng bắt đầu phát triển, nên gia đình này chưa bao giờ phải đi San José bằng máy bay. Một ổ bánh mì thịt hay một đĩa xôi, chay hay mặn, một chai nước lọc, khăn ăn, bao đựng rác, tuy đơn giản, nhưng quả là tiện nghi tối thiểu cho khách với 5 tiếng rưỡi đồng hồ ngồi trên xe.
Những vị khách từ miền Ðông sang Cali, có thân quyến, bạn bè ở cả hai vùng Nam Bắc thường dùng chỗ đến là Westminster, xong dùng phương tiện xe đò đi San José rồi trở lại. Những người ở xa về Little Saigon, sử dụng Xe Ðò Hoàng lần đầu đều ngạc nhiên về giá cả và tiện nghi của loại xe này. Washington D.C., Philadelphia và New York là ba thành phố tương đối gần nhau, có người Việt cư ngụ, nhưng số người chưa đủ đông để nơi đây có thể gầy dựng một công ty xe đò như ở Little Saigon.
Từ chuyện một mình tự lái chiếc minivan chạy mỗi tuần hai lần, chở năm ba người khách đến ngày nay công ty có 10 xe bus lớn, tiện nghi (bảo hiểm 1.5 triệu,) một người Việt Nam đã đi một bước dài trong kinh doanh, từ thử nghiệm đến thành công phải mất một thời gian 16 năm. Trong thời gian này, việc kinh doanh không phải là không gặp khó khăn, kể cả việc bị cạnh tranh nghề nghiệp, nhiều lúc đã đưa đến những tình huống khá nguy hiểm.
Không phải chỉ ở những quán cà phê, mà tại bến Xe Ðò Hoàng người ta cũng gặp nhiều người quen cũ, có khi là những ông bạn già trong quân ngũ, trong trại tù, ở tận miền Ðông sang đây, ngỡ ngàng nhận ra nhau, đến quận Cam, nhân tiện đi San José thăm bà con hay gặp gỡ bạn bè vài ngày.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=156982&zoneid=3

Kinh tế Nhật có nguy cơ bị tê liệt do hết ngân sách

Thứ hai 29 Tháng Mười 2012

Kinh tế Nhật có nguy cơ bị tê liệt do hết ngân sách

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và bọ trưởng Tài chính Seiji Maehara tại Tokyo (REUTERS /Issei Kato)
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và bọ trưởng Tài chính Seiji Maehara tại Tokyo (REUTERS /Issei Kato)

Đức Tâm
Hôm nay, 29/10/2012, thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ nền kinh tế và bộ máy Nhà nước xứ hoa anh đào bị tê liệt do ngân sách cạn kiệt và vì lý do chính trị, phe đối lập không chấp nhận để cho chính phủ phát hành công trái mới, đi vay trên thị trường.

Tại Hạ viện Nhật Bản, thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố rằng nếu tình hình này tiếp tục, các cơ quan hành chính sẽ phải ngừng hoạt động, điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người dân và gây khó khăn cho việc phục hồi kinh tế.
Việc phát hành công trái mới sẽ cho phép đáp ứng được 40% tổng số chi ngân sách, từ tháng Tư năm nay đến tháng Ba năm 2013. Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường trình :
« Nếu chính phủ của thủ tướng Yoshihiko Noda không thuyết phục được phe đối lập cho phép phát hành các công trái mới, Nhật Bản có nguy cơ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, từ nay đến cuối tháng 11/2012. Lần đầu tiên kể từ sau Đệ nhị Thế chiến, các khoản chi ngân sách cho các trường đại học và các chính quyền địa phương đã bị đẩy lùi lại.
Phe đối lập từ chối chấp thuận cho phát hành công trái mới chừng nào chính phủ chưa thông báo ngày tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn. Từ bốn năm nay, nguồn tài chính của hơn một nửa ngân sách hàng năm của Nhật Bản được huy động qua việc phát hành công trái. Nợ công của Nhật Bản tương đương 236% tổng sản phẩm quốc nội, mức cao nhất so với tất cả các nước công nghiệp phát triển khác.
Hiện giờ, Nhật Bản hầu như không có khoản nợ nào phải trả cho các nhà đầu tư nước ngoài, thế nhưng trong vòng ba năm tới, mức tiết kiệm của Nhật Bản không đủ để thanh thoán các khoản nợ công. Chính phủ cần phải thoát ra khỏi sự bế tắc ngân sách này, bởi vì nền kinh tế Nhật Bản, chủ yếu dựa vào xuất khẩu, có nguy cơ rơi vào suy thoái bất kỳ lúc nào ».
Giống như trường hợp của Mỹ trong dịp hè năm 2011, Nhật Bản đang đứng bên bờ vực của tình trạng mất khả năng thanh toán, vì bất đồng giữa phe đối lập và phe đa số. Trong trường hợp của Tokyo, đây chỉ là một đạo luật mang tính kỹ thuật, nhưng vì là một đạo luật ngân sách, do vậy, cần phải có sự chấp thuận của cả Thượng viện và Hạ viện.
Bình thường ra, việc thông qua đạo luật nói trên chỉ là một thủ tục, nhưng giờ đây, phe đối lập, chiếm đa số tại Thượng viện đã sử dụng lá bái này để gây sức ép, buộc thủ tướng Noda cho tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn.
Nếu không có nguồn tài chính qua phát hành công trái, vào đầu tháng 12 tới, ngân sách Nhật Bản cạn kiệt. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng giả thuyết này khó xẩy ra. Ông David Rea, thuộc Viện Nghiên cứu Capital Economics, nhận định là việc ngừng hoạt động của các cơ quan chính phủ, về mặt lý thuyết, là có thể xẩy ra, nhưng trên thực tế, điều này không bao giờ diễn ra cả.
Hai đảng chính, đảng trung tả Dân chủ Nhật Bản (PDJ) và đảng đối lập cánh hữu Tự do Dân chủ (PLD) sẽ bị mất uy tín nghiêm trọng nếu không đạt được đồng thuận và để xẩy ra tình trạng hỗn loạn. Có nhiều khả năng, hai đảng này sẽ có được đồng thuận vào giờ chót, cuối tháng 11.
Sở dĩ phe đối lập lần này tỏ thái độ cứng rắn, bởi vì trong tháng 8 vừa qua, thủ tướng Noda đã hứa với phe đối lập là sẽ cho sớm tổ chức bầu cử lập pháp khi nghị viện bỏ phiếu thông qua một dự luật nâng thuế tiêu dùng.
Quốc hội hiện nay sẽ mãn nhiệm kỳ vào mùa hè năm tới. Nhưng phe đối lập muốn bầu cử càng sớm càng tốt, tranh thủ việc đảng cầm quyền và thủ tướng bị mất uy tín nghiêm trọng.
Cuộc đấu đá trên chính truờng Nhật Bản làm rõ thêm thực trạng tài chính của nền kinh tế đứng hàng thứ ba trên thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF – nợ công của Nhật Bản lên tới 236% tổng sản phẩm nội địa, khoảng 10 000 tỷ euro, trong khi đó, tỷ lệ này của Hy Lạp là 170%, Ý 126% hoặc Tây Ban Nha 90%.
Đáng chú ý là 90% số nợ công của Nhật Bản do chính người dân nước này cho vay, nhờ vậy, nguồn tài chính công của xứ hoa anh đào không bị giới đầu tư ngoại quốc tấn công. Bên cạnh đó, Nhật Bản có mức dự trữ ngoại tệ lớn và đồng tiền có giá.
Tuy nhiên, các ưu thế này sẽ không tồn tại lâu do thâm thủng ngân sách ngày càng lớn, khoảng 10% trong năm nay. Với đà này, theo giới phân tích, tài chính công sẽ trở thành một gánh nặng cho các thế hệ tương lai tại một đất nước mà dân số ngày càng già đi.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121029-kinh-te-nhat-ban-co-nguy-co-te-liet-do-het-ngan-sach

Một hành tinh mới ngoài hệ mặt trời vừa được phát hiện

Thứ hai 29 Tháng Mười 2012

Một hành tinh mới ngoài hệ mặt trời vừa được phát hiện

Các hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng của ngôi sao trung tâm (@Wiki Commons)
Các hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng của ngôi sao trung tâm (@Wiki Commons)

Thanh Hà
Tạp chí khoa học Nature số đề ngày 17/10/2012 đưa tin một nhóm nghiên cứu thiên văn châu Âu vừa phát hiện ra một hành tinh mới, ngoài hệ mặt trời. Đây là hành tinh gần trái đất nhất. Khám phá mới này làm dấy lên trở lại nghi vấn về cuộc sống ở ngoài hành tinh của chúng ta. RFI đặt câu hỏi với nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, Paris.

RFI : Kính chào giáo sư Nguyễn Quang Riệu, thưa ông đâu là những lý do khiến các chuyên gia đã liên tục tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời ?

Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu
29/10/2012
Nguyễn Quang Riệu
: Một trong những đề tài nghiên cứu đang được thịnh hành trong thiên văn học là tìm kiếm các hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Trong thời gian gần đây các phương tiện truyền thông đại chúng đã tường thuật những sự kiện liên quan đến sự phát hiện hành tinh. Những trạm tự động được phóng lên các hành tinh lân cận trong hệ mặt trời để quan sát bề mặt hành tinh. Những hành tinh láng giềng gần gũi nhất của trái đất như hành tinh Hỏa được thăm dò trực tiếp bằng xe tự hành gọi là "rover".
Hành tinh Hỏa vừa gần vừa có những đặc điểm tương đồng với trái đất nên thu hút được sự chú ý của các nhà thiên văn. Công việc tìm kiếm vết tích của sự sống và những yếu tố cần thiết cho sự sống trên hành tinh Hỏa vẫn đang được tiếp tục. Hệ mặt trời chỉ có 8 hành tinh, nhưng đa số là những hành tinh toàn là khí hoặc không có điều kiện thích hợp để sự sống có thể tồn tại.
Do đó, phạm vi tìm kiếm sự sống phải được mở rộng ra ngoài hệ mặt trời, bởi vì riêng trong dải Ngân hà cũng có khả năng có đến hàng tỷ hành tinh trong số đó có thể có hành tinh chứa được sự sống. Điều kiện tối thiểu để tìm kiếm thành công sự sống là hành tinh phải là loại có vỏ rắn như trái đất và có quỹ đạo không quá gần hay không quá xa ngôi sao trung tâm để hành tinh có được nhiệt độ ôn hòa và sinh vật có thể sinh sôi nảy nở. Những hành tinh xa xôi này chỉ có thể được thăm dò bằng kính thiên văn.
RFI : Một hành tinh gần hệ mặt trời nhất vừa mới được phát hiện. Đặc điểm của hành tinh này là gì ?
Nguyễn Quang Riệu : Mới đây, các nhà thiên văn thuộc đài Thiên văn Genève đã tìm thấy một hành tinh quay xung quanh một ngôi sao thuộc hệ sao Alpha Centauri trong chòm Bán Nhân Mã nhìn thấy được trên bầu trời Nam Bán cầu. Đặc điểm là hành tinh này chỉ cách xa trái đất khoảng 4,3 năm ánh sáng, tức là hành tinh gần trái đất nhất trong số khoảng 800 hành tinh phát hiện được ngoài hệ mặt trời từ trước tới nay. Kết quả đầu tiên cho thấy hành tinh này có vỏ rắn như trái đất, nhưng chỉ lớn hơn trái đất một chút và quay xung quanh một ngôi sao có kích thước xấp xỉ bằng mặt trời.
Quỹ đạo cuả hành tinh rất hẹp, hành tinh chỉ cách xa ngôi sao mẹ có 6 triệu km, trong khi trái đất thì cách xa mặt trời những 150 triệu km. Do đó, hành tinh trong hệ Alpha Centauri nóng ngột ngạt tới 1200 độ C và một năm trên hành tinh chỉ là 3,2 ngày, so với 365 ngày trên trái đất. Những điều kiện khí hậu khắc nghiệt như thế thì cũng ít hy vọng làm nảy nở và nuôi dưỡng được sự sống tương tự như sinh vật trên trái đất.
RFI : Tầm quan trọng của sự phát hiện này đối với thiên văn học ?
Nguyễn Quang Riệu : Phát hiện những hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời không phải là công việc dễ dàng. Thứ nhất là hành tinh không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng của ngôi sao trung tâm nên rất tối so với ngôi sao sáng loá. Sự tương phản ánh sáng của ngôi sao và của hành tinh là một trở ngại lớn đối với các nhà thiên văn trong công việc phát hiện hành tinh.
Thứ hai là khoảng cách biểu kiến, tức là nhìn từ xa, giữa hành tinh và ngôi sao thường không lớn lắm, nên độ phân giải của kính thiên văn không đủ cao để phân biệt được hành tinh và ngôi sao. Cho nên các nhà thiên văn thường phải dùng những phương pháp đo đạc gián tiếp để phát hiện hành tinh. Một trong những phương pháp thường dùng là đo sự thay đổi của tốc độ ngôi sao, do ảnh hưởng của trường hấp dẫn của hành tinh quay xung quanh lôi kéo ngôi sao xê xích xa gần người quan sát.
Phổ kế dùng trong công việc đo đạc này phải rất tinh vi và phải có khả năng phát hiện được sự nhiễu loạn tuần hoàn cực kỳ nhỏ của sự chuyển động của ngôi sao gây ra bởi sự tương tác với hành tinh đồng hành. Hành tinh càng nhỏ thì càng ít tác động đến sự chuyển động của ngôi sao trung tâm. Cho tới nay đã có đến hàng trăm hành tinh được phát hiện bằng kỹ thuật này.
RFI : Dường như con người đã phát hiện ra những hành tinh ngoài hệ mặt trời từ những năm 1990, vậy tại sao sự phát hiện ra hành tinh trong chòm Bán Nhân Mã lại là một thành tựu ?
Nguyễn Quang Riệu : Hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời được phát hiện từ năm 1995 bằng phương pháp đo đạc sự thay đổi tốc độ của ngôi sao trung tâm. Hồi đó, các nhà thiên văn sử dụng kính thiên văn có kích thước khiêm tốn và phổ kế chưa được tinh vi. Cho nên họ chỉ phát hiện được những hành tinh cỡ lớn. Sự phát hiện ra hành tinh trong hệ sao của chòm Bán Nhân Mã được thực hiện bằng phổ kế thế hệ mới nhất và được đặt trên một chiếc kính thiên văn lớn có đường kính 3,6 m tại Chilê.
Ý nghĩa cuả công trình khoa học này là bước đầu cuả sự phát hiện những hành tinh ngày càng nhỏ giống như trái đất bằng những thiết bị ngày càng hiện đại. Hành tinh trong chòm Bán Nhân Mã tương đối gần trái đất sẽ là mục tiêu quan sát ưu tiên để thăm dò hàm lượng của các hoá chất trong khí quyển của hành tinh. Tuy là hành tinh ở ngoài hệ mặt trời gần trái đất nhất, nhưng với công nghệ đẩy tàu sẵn có hiện nay thì cũng phải mất tới khoảng 40.000 năm mới phóng được phi hành gia lên tới hành tinh !
RFI : Liệu có sự sống ngoài trái đất ?
Nguyễn Quang Riệu : Trong dải Ngân hà có khả năng có hàng tỷ hệ sao có hành tinh quay xung quanh. Tuy nhiên, chỉ có những hành tinh nào nằm trong vùng có khí hậu ôn hòa và điều kiện lý hóa không quá khắc nghiệt và cần phải có nước và một bầu khí quyển chứa những loại khí thích hợp thì sự sống tương tự như trên trái đất mới có thể tồn tại.
Trên nguyên tắc thì có khả năng là có sinh vật trên những hành tinh khác. Sự săn tìm sự sống tương tự như trên trái đất cần phải được hướng về phía những hành tinh có quỹ đạo nằm trong vùng mà sinh vật có thể tồn tại. Tìm sự sống không có nghĩa là chỉ tìm những nền văn minh siêu việt mà trước hết phải tìm những sinh vật đơn sơ dưới dạng vi khuẩn. Bởi vì sự tiến hoá từ những sinh vật đơn bào đến loài người là một quá trình vô cùng phức tạp nên sự hiện diện của người ngoài hành tinh trái đất có thể̉ là hiếm hoi.
Khoảng cách giữa những ngôi sao cũng là vô cùng lớn nên sự liên lạc dù bằng tín hiệu vô tuyến truyền qua khoảng không vũ trụ với tốc độ ánh sáng cũng rất là khó khăn. Những chiến dịch thu tín hiệu vô tuyến của những nền văn minh ngoài trái đất bằng kính thiên văn vô tuyến vẫn đang được tiến hành.
Trong khi chờ đợi để có ngày được trao đổi trực tiếp với đồng loại ngoài trái đất, các nhà thiên văn đang cố gắng tìm kiếm trong dải Ngân hà những hoá chất như amino acid, thành phần cơ bản cuả tế bào sinh vật. Sự phát hiện những phân tử sinh học trong vũ trụ là bước đầu của sự săn tìm sự sống ngoài trái đất.

http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20121029-mot-hanh-tinh-moi-ngoai-he-mat-troi-vua-duoc-phat-hien

Thanh toán mua hàng bằng ngón tay, không cần thẻ ngân hàng

Thứ ba 30 Tháng Mười 2012

Thanh toán mua hàng bằng ngón tay, không cần thẻ ngân hàng

AFP

Đức Tâm
Nước Pháp đang thử nghiệm một loại công nghệ duy nhất trên thế giới: Dùng ngón tay thay cho thẻ ngân hàng.

Trong tháng 10 năm 2012, người dân ở Villeneuve d’Ascq, vùng Nord-Pas-de-Calais, phía bắc nước Pháp, khi trả tiền mua hàng ở một số cửa hiệu, siêu thị, chỉ cần đặt ngón tay lên một máy đọc.
Công nghệ độc đáo này, của công ty tin học Natural Security, được thử nghiệm cho đến hết tháng Ba năm 2013, với sự tham gia của 1500 người. Đầu tháng 11, việc thử nghiệm được tiến hành thêm ở thành phố Angoulème, vùng Poitou-Charentes, miền trung phía tây.
Ứng dụng này đòi hỏi phải có thẻ ngân hàng và một túi bọc thẻ đặc biệt. Khi làm thẻ, ngân hàng sẽ lấy vân tay của khách hàng.
Khi thanh toán, thay vì dùng thẻ, khách hàng đặt ngón tay lên máy sinh trắc. Máy sẽ gửi thông tin đọc vân tay đến thẻ ngân hàng mà khách hàng mang trên người (ở trong túi sách tay, túi áo, túi quần…) để so sánh với vân tay đã đăng ký và lưu trên thẻ ngân hàng.
Nếu hai vân tay giống nhau, thông tin này được chuyển về máy chủ quản lý tài khoản và việc thanh toán được chấp nhận. Quy trình thử nghiệm tại Angoulème là đọc và so sánh vân tay, còn tại Villeneuve d’Ascq là đọc và so sánh mạng lưới mạch máu trên ngón tay.
Giới chuyên gia Pháp nhấn mạnh, công nghệ này là độc đáo nhất trên thế giới: Việc so sánh dấu vân tay hay mạng lưới mạch máu đầu ngón tay không phải đi qua ngân hàng, bởi vì theo luật pháp của Pháp, ngân hàng không được phép lưu trữ các dữ liệu này. Tất cả các thông tin của khách hàng được lưu trên thẻ thanh toán của họ.
Cần phải nói thêm là công nghệ đọc và so sánh vân tay cũng đã được thử nghiệm tại Mỹ và Nhật, nhưng các dữ liệu lại do ngân hàng quản lý.
Đại diện công ty tin học Natural Security cho biết, đối với khách hàng, quy trình thanh toán cực kỳ đơn giản và đặc biệt là an toàn. Các thông tin chuyển từ máy đọc sinh trắc đến thẻ ngân hàng đều được mã hóa. Ngoài ra, thẻ ngân hàng có thể kiểm tra xem máy đọc vân tay có bị tin tặc tấn công hay không trước khi chuyển các dữ liệu về máy chủ. Tương tự, máy chủ cũng có khả năng kiểm tra xem thẻ ngân hàng có bị biến đổi hay không trước khi chấp nhận cho thanh toán.
Ngoài việc dùng để thanh toán ở các cửa hàng, công ty Natural Security còn có kế hoạch phát triển ứng dụng này cho máy rút tiền tự động và chế tạo thiết bị đọc vân tay khi thanh toán trên mạng.
Với công nghệ đọc vân tay hoặc mạng lưới mạch máu đầu ngón tay, kẻ gian có lấy được thẻ ngân hàng, cũng không thể giả mạo rút tiền hoặc mua hàng trên internet.

http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20121030-thanh-toan-mua-hang-bang-ngon-tay-khong-can-the-ngan-hang

Rượu vang Pháp trong tầm ngắm của Trung Quốc

Thứ ba 30 Tháng Mười 2012
Rượu vang Pháp trong tầm ngắm của Trung Quốc
Vang đỏ, một biểu tượng của nước Pháp
Vang đỏ, một biểu tượng của nước Pháp
DR
Thanh Hà
Châu Á đang trở thành thị trường tiêu thụ rượu vang mạnh nhất thế giới. Sau khi bắt rễ ở vùng Bordeaux - miền Nam, các nhà đầu tư Trung Quốc đã hướng tới những ruộng nho nổi tiếng của vùng Bourgone -ở phía đông - để nắm bắt bí quyết làm rượu vang của Pháp.
Các đại gia Trung Quốc giaa không chỉ hài lòng khi làm chủ những tòa lâu đài trên quê hương Victor Hugo mà còn muốn chiếm đoạt luôn bí quyết làm ra những chai rượu vang đỏ, vang trắng mà tên tuổi đã đi vào huyền thoại.

Từ năm 2008 trên 30 cơ ngơi sản xuất rượu của hai vùng Bordeaux và Bourgogne đã lần lượt ngả vào tay các chủ nhân Trung Quốc. Ở Bordeaux chẳng hạn, tập đoàn chế biến lượng thực Trung Quốc, COFCO cách nay 2 năm đã mua lại Château de Viaud nổi tiếng với những chai Pomerol. Hai nhà sản xuất lừng danh khác trong vùng là Château Latour Laguens và Lafite Rothschild cũng đã trở thành « tài sản » của các đại gia Trung Quốc.

Tuy nhiên tới nay các nhà đầu tư đến từ quê hương Mao Trạch Đông hãy còn trong giai đoạn thăm dò thị trường và mới chỉ nhắm tới những cơ ngơi mà trong bảng xếp hạng về rượu ngon của Pháp chỉ được coi là những đồn điền hạng 2, và thậm chí là hạng 3.

Oliver Vizerie, giám đốc cơ quan môi giới địa ốc Millésime Immobilier tại Libourne, chuyên mua bán các đồn điền trồng nho giải thích :

« Ban đầu các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại những cơ ngơi khoảng từ 1 đến 5 triệu euro với diện tích khoảng từ 10 đến 20 hecta. Nhưng cũng có một vài ông chủ đã chi ra đến 10 triệu euro để mua lại các đồn điền lớn hơn. Giờ đây thì khách hàng của chúng tôi chịu chi ra khoảng 30 triệu euro. Tôi nghĩ là bước đầu họ đến đây để tìm hiểu môi trường, để làm quen với nghệ thuật làm rượu vang. Bây giờ thì họ thực sự muốn phát triển. Trong những tháng tới chúng tôi sẽ còn có những khách hàng nặng ký hơn nữa và họ sẽ nhắm tới những nhãn hiệu còn nổi tiếng hơn nữa, như là trường hợp vừa mới đây tại vùng Bourgogne, với khu vực của lâu đài Château de Gevrey-Chambertin ».

Tại Bordeaux chẳng hạn các nhà đầu tư Nhật Bản, hay Mỹ ngay từ đầu đã chủ trương chỉ nhắm tới những cơ ngơi sản xuất vang được gọi là « vin classé » tức phải là những loại rất nổi tiếng. Chẳng hạn như các nhà đầu tư Nhật Bản gần đây đã mua lại cơ ngơi của Château Lagrange và Beychevelle cả hai cùng thuộc loại được coi là vang ngon nhất của vùng trồng nho Saint Julien. Những đồn điền nổi tiếng như vậy được bán với giá là 1,1 triệu euro/hecta.

Chiến lược từng bước của các nhà đầu tư Trung Quốc

Tới nay chiến lược của các nhà đầu tư Trung Quốc còn được coi là rất thận trọng. Điển hình là khi Daisy Chang, con gái của nhà thầu địa ốc Longhai International Trading của Trung Quốc mua lại khu trồng nho thuộc về Château Laguens ở Bordeaux. Năm 2008 Longhai International Trading đã chi ra 1,4 triệu euro để làm chủ Château Laguens và để cho cô gái chưa đầy 30 tuổi là Daisy điều hành. Đây chỉ là một đồn điền được xếp vào hạng 2 nhưng không phải tình cờ mà gia đình họ Chang chọn cắm dùi vào vùng đất này. Séphane Toutoundji, một chuyên gia về rượu vang Bordeaux giải thích :

« Lần đầu tiên tôi đến đây, chủ nhân lâu đài Château Laguens là một phụ nữ còn rất trẻ. Cô đặt lên bàn tất cả mọi loại rượu được cất từ đồn điền nho của mình. Trong đó có những chai rượu trắng và đương nhiên là phải kể đến vang đỏ, đặc sản của vùng Haut Medoc và cô chủ đồn điền tuyên bố thích loại rượu như thế này. »

Về sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc Séphane Toutoundji cho biết thêm :

« Người Trung Quốc có thói quen uống trà và họ thích vị đắng của trà. Khi uống rượu họ cũng thích tìm thấy vị đắng và hơi chát một chút đó. Chính vì thế người sành điệu thích những loại rượu với những hương vị rất đều nhau : không quá nhiều mùi gỗ, không quá nhiều vị ngọt hay quá chát »

Cô Daisy Chang là người Trung Quốc đầu tiên tấn công vào một đồn điền trồng nho của vùng Bordeaux và cũng đã không tránh khỏi nhiều dị nghị. Séphane Toutoundji giải thích :

« Ban đầu đã có rất nhiều nghi vấn chung quanh việc một nhà đầu tư Trung Quốc mua lại ruộng nho và cả tòa lâu đài, cả vùng đất đai chung quanh ngay tại nơi trồng nho và sản xuất rượu vang nổi tiếng của Bordeaux. Nhưng rồi mọi người đều nhận thấy rằng đó là những khoản đầu tư. Các doanh nhân Trung Quốc muốn làm chủ hẳn một cơ ngơi, không hẳn đấy phải là những thửa ruộng nho nổi tiếng nhất vùng ; nhưng họ muốn mua luôn cả cơ ngơi tương đối rộng rãi chung quanh để có thể sản xuất với một khối lượng lớn. Tính toán đằng sau là sản xuất đủ để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc »
Nho Bordeaux
DR

Cái hay của nữ chủ nhân Trung Quốc là cô đã giữ lại hầu hết nhân viên, những người đã quá quen thuộc với từng chân nho, từng giống nho và từng loại rượu làm ra từ cơ ngơi này. Jean Baptiste Soula là người đứng đầu, trông coi và quản lý Château Laguens cho biết mục tiêu mà cô chủ người Trung Quốc của ông đang hướng tới.

« Rượu vang với nhãn hiệu của Château Laguens hiện đã được phân phối cho khoảng 15 cửa hàng tại Trung Quốc. Mục tiêu là trong không bao lâu chúng tôi có thể cung cấp một cách có hệ thống trên toàn quốc. Tuy nhiên, với khả năng sản xuất 200 000 chai /năm, hiện tại là không đủ để đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng Trung Quốc ».

Một nguồn đầu tư với nhiều nghi vấn

Đương nhiên là trong giai đoạn đầu, gia đình họ Chang phải chịu khá nhiều tốn kém : bên cạnh khoản 1,4 triệu euro để mua lại cơ ngơi này, còn phải tính đến những khoản đầu tư để nâng cao năng suất và khối lượng hòng thỏa mãn nhu cầu rất lớn của thị trường Trung Quốc. Ông Jean Baptiste Soula cho biết thêm :

« Trồng lại nho, mở rộng thêm diện tích trồng nho, mua các thùng chứa rượu mới… chủ nhân đã tốn thêm 700 ngàn euro. Bên cạnh đó phải tính thêm là trong tương lai, tòa lâu đài này phải được trùng tu và tốn kém sẽ tăng thêm ít nhất là từ 2 đến 3 triệu euro nữa. Dù sao theo tôi khi bỏ tiền ra để đầu tư vào các ruộng đất trồng nho, thì trước hết là mình phải thực sự yêu thích vùng đất và công việc này.

Tuy nhiên cô chủ Château Laguens cũng đã bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu về nho, về chất lượng của rượu vang ở đây trước khi lấy quyết định sau cùng. Cô cũng đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên cô đã đề ra cho tôi những mục tiêu rất rõ ràng : thứ nhất là chất lượng phải được nâng cao hàng năm, thứ hai là cán cân chi, thu phải được cân bằng ».

Trung Quốc, Hồng Kông tương lai của vang Pháp ?

Thực tế cho thấy là Longhai International Trading Co nhắm vào thị trường rượu thuộc gam trung bình vào cao cấp tại Trung Quốc. Nhưng theo các cơ quan môi giới địa ốc chuyên mua bán các vườn nho đẻ làm rượu của vùng Bordeaux hay Bourgogne đang nhận thấy rằng, chính sách đầu tư vào rượu vang Pháp của Trung Quốc đang chuyển hướng. Georges Haussalter, chủ tịch nghiệp đoàn các nhà sản xuất rượu Bordeaux phân tích :

« Nếu tính về khối lượng thì trong 12 tháng trở lại đây, vang Bordeaux đã cung cấp 90 triệu trai cho thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. Ở trung hoa đại lục chúng tôi bán tất cả các loại vang Bordeaux. Nhưng riêng tại Hồng Kông thì chúng tôi chỉ phân phối loại vang hạng sang mà thôi. Từ 2008 chính quyền Hồng Kông bão bỏ mọi hàng rào thuế quan đối với rượu nhập từ nước ngoài. Điều này càng tạo thuận lợi cho chúng tôi. Hồng Kông có một bề dày lịch sử lâu đời với rượu vang của Pháp. Có khá nhiều chuyên gia rất sành về vang Bordeaux tại đây ».

Về kim ngạch xuất khẩu của Pháp, rượu vang chiếm hạng thứ nhì, chỉ sau có ngành công nghiệp hàng không không gian, nhưng lại đem về nhiều ngoại tệ hơn so với ngành mỹ phẩm và nước hoa. Hàng năm nước Pháp thu về đến 10 tỷ euro nhờ xuất khẩu các loại rượu và champagne. Đây cũng là một lĩnh vực bảo đảm 250 000công việc làm. Hiện tại Châu Á được coi là một trong những thị trường quan trọng nhất của các nhà sản xuất Pháp, chiếm đến ¼ thị phần. Riêng Trung Quốc mỗi năm nhập vào đến 1 tỷ euro rượu và champagne của Pháp. Đấy chính là điều mà giới trong ngành cho rằng tương lai của ngành rượu vang Pháp đang được đặt ở Châu Á.

Sau rượu Bordeaux đến lượt vang Bourgogne

Tháng 8 vừa qua, cơ ngơi trồng nho và sản xuất rượu vang nổi tiếng của vùng Bourgogne Gevrey Chambertin đã được một ông chủ sòng bạc ở Macao mua lại đã khiến các nhà sản xuất rượu ở vùng Bourgogne vô cùng hoang mang.

Trước hết, đây là lần đầu tiên, một nhà sản xuất vang truyền thống của vùng Bourgogne về tay một ông chủ ngoại quốc. Khác với ở vùng Bordeaux vốn có truyền thống giao mở rộng các hoạt động với các nhà đầu tư nước ngoài từ hàng trăm năm qua, vang của Bourgogne, đến nay đều do người dân của vùng này sản xuất. Trong số trên dưới 8 000 đồn điền trồng nho và sản xuất rượu vang Bordeaux, đã có 30 cơ sở thuộc về các chủ nhân Trung Quốc. Nhưng trước những nhà đầu tư Trung Quốc thì đã có không ít các đại gia người Nhật Bản, người Hà Lan, Anh Quốc, Đan Mạch hay Bỉ, Đức… đến đây lập nghiệp và khai thác lĩnh vực kinh tế được coi là hái ra tiền này.

Oliver Vizerie, giám đốc cơ quan môi giới địa ốc Millésime Immobilier tại Libourne, chuyên mua bán các đồn điền trồng nho nói về sức thu hút lớn của các cơ ngơi vùng Bordeaux :

« Trước đây, chính phủ Pháp có đề ra hẳn một chính sách hỗ trợ để khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm đến công nghệ sản xuất rượu vang. Hơn nữa vang Bordeaux có sức hấp dẫn lớn nhờ những thương hiệu nổi tiếng. Lafite Rothschild rất nổi tiếng ở Trung Quốc và thậm chí tại Pháp, giá những chai rượu này cũng đã tăng vọt nhờ vào thị trường của Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc nhận thấy rằng đây thực sự là một lĩnh vực kinh tế có rất nhiều tiềm năng. Ngoài ra cũng nên biết rằng, hiện có khá nhiều người trồng nho của Pháp đến Trung Quốc để đào tạo cho nông dân Trung Quốc trồng nho và làm rượu. Kết hợp rượu sản xuất từ Trung Quốc với rượu vang sản xuất từ Pháp … thì thực sự đây là một thị trường hết sức hấp dẫn »

Về điểm này, Georges Haussalter, chủ tịch nghiệp đoàn các nhà sản xuất vang Bordeaux giải thích thêm :

« Nếu tính về khối lượng thì trong 12 tháng trở lại đây, vang bordeaux đã cung cấp 90 triệu trai cho thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. Ở trung hoa đại lục chúng tôi bán tất cả các loại vang Bordeaux. Nhưng riêng tại Hồng Kông thì chúng tôi chỉ phân phối loại vang hạng sang mà thôi. Từ 2008 chính quyền Hồng Kông bão bỏ mọi hàng rào thuế quan đối với rượu nhập từ nước ngoài. Điều này càng tạo thuận lợi cho chúng tôi. Hồng Kông có một bề dày lịch sử lâu đời với rượu vang của Pháp. Có khá nhiều chuyên gia rất sành về vang Bordeaux tại đây ».

Về kim ngạch xuất khẩu của Pháp, rượu vang chiếm hạng thứ nhì, chỉ sau có ngành công nghiệp hàng không không gian, nhưng lại đem về nhiều ngoại tệ hơn so với ngành mỹ phẩm và nước hoa. Hàng năm nước Pháp thu về đến 10 tỷ euro nhờ xuất khẩu các loại rượu và champagne. Đây cũng là một lĩnh vực bảo đảm 250 000công việc làm. Hiện tại Châu Á được coi là một t
Vang trắng Bourgogne
DR
rong những thị trường quan trọng nhất của các nhà sản xuất Pháp, chiếm đến ¼ thị phần.

Riêng Trung Quốc mỗi năm nhập vào đến 1 tỷ euro rượu và champagne của Pháp. Đấy chính là điều mà giới trong ngành cho rằng tương lai của ngành rượu vang Pháp đang được đặt ở Châu Á.

Nếu như Bordeaux có truyền thống mở rộng cửa đón các nhà tư bản quốc tế, thì ngược lại vùng Bourgogne tới nay hãy còn khá khép kín và là độc quyền của các nhà sản xuất địa phương. Tới nay, trên 4000 nhà làm rượu của Bourgogne, mới chỉ có hai cơ sở được bán lại cho người ngoại quốc. Cho nên việc chuyển nhượng một cơ ngơi vào tay người nước ngoài đã không khỏi là dấy lên một sự hoài nghi.

Nhưng có điều khiến giới trong ngành lo ngại hơn cả là khi cơ ngơi cùng tòa lâu đài Gevrey Chambertin được rao bán thì đã có những nhà đầu tư địa phương đề nghị mua lại với giá từ 3,5 cho tới 4 triệu euro. Đề nghị đó không hấp dẫn bằng khoản tiền 8 triệu mà ông chủ sòng bạc Macao đã dễ dàng chi ra để làm chủ cả một dịnh thự và 2 hecta đất trồng nho.

Pierre Henry Gagey chủ tịch nghiệp đoàn các nhà sản xuất rượu vang của vùng Bourgogne trở lại về tranh cãi chung quanh việc cơ ngơi Gevrey Chambertin rơi vào tay một chủ nhân Trung Quốc :

« Diện tích đất trồng nho ở vùng Bourgogne không thể mở rộng thêm được, cho nên nếu như các nhà sản xuất trong vùng tập trung bán vang cho Trung Quốc thì họ sẽ không thể tiếp tục cung cấp cho các thị trường của Hoa Kỳ, Canada và Pháp như hiện nay. Các nhà sản xuất rượu Bourgogne, mong muốn hiện diện ở mọi nơi và Trung Quốc sẽ chỉ là một trong số 3 thị trường lớng của chúng tôi mà thôi ».

Hiện tại trên tổng số 4000 nhà sản xuất rượu ở vùng Bourgogne, hiện mới chỉ có hai nhà cơ ngơi đã được bán đứt cho Trung Quốc. Nhưng cũng đủ để dân trong vùng nêu lên nhiều câu hỏi.

Điều quan trọng hơn đối với ông Gagey là các nhà sản xuất địa phương cần phải có một chiến lược rõ ràng tránh để đe dọa đến tương lai của một loại rượu nổi tiếng như vang của vùng Bourgogne :

« Thực ra đầu tư của Trung Quốc không phải là một sự kiện. Mọi người thắc mắc chẳng qua chỉ vì Château Gevrey Chambertin là một nhãn hiệu quá nổi tiếng đối với giới sành điệu của thế giới. Tuy nhiên điều này khiến các nhà sản xuất phải suy nghĩ rất nhiều về tương lai, về chiến lược của ngành làm rượu ở Bourgogne. Có một điều chắc chắn là ở đây không ai muốn giá địa ốc tăng vọt quá đáng, một khi các nhà đầu tư ngoại quốc tung tiền ra mua lại các ruộng nho có tiếng trong vùng để đầu cơ. Bản thân chúng tôi là những người sống vì ruộng, đất. Do vậy chúng tôi muốn là những người đầu tư vào đây phải là những người cũng yêu quý cây nho, tha thiết với nghề làm rượu vang với truyền thống và những nét đặc thù của vùng Bourgogne. Chúng tôi không chấp nhận những nhà đầu tư chôn tiền vào đây chỉ với mục đích kiếm lời ».

Đành rằng ở Pháp, trong số các loại vang Bourgogne, nhãn hiệu Château Gevrey Chambertin không được ưa chuộng bằng những chai Nuits Saint Georges, hay Pommard thể nhưng Château Gevrey Chambertin đã trở thành một chuẩn mực nhất định trong bảng xếp hạng về rượu vang đối với giới sành điệu từ Tokyo đến New York. Việc mua lại một đồn điển danh tiếng như Château Gevrey Chambertin cho thấy là các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu tăng tốc trong chiến lược thâu tóm thị trường vang Pháp.

http://www.viet.rfi.fr/phap/20121030-ruou-vang-phap-trong-tam-ngam-cua-trung-quoc

Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''


Thứ ba 30 Tháng Mười 2012

Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''


Hai nhạc sĩ Việt Khang (phải) và Trần Vũ Anh Bình (trái)

Thanh Phương / Trọng Thành
Hôm nay, 30/10/2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản thúc đối với nhạc sĩ Việt Khang và 6 năm tù giam và 2 năm quản thúc đối với nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. Cả hai đều ra toà với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », vì là tác giả những bài hát thể hiện lòng yêu nước, phản đối những hành động xâm lấn của Trung Quốc.


Hai nhạc sĩ Việt Khang (tức Võ Minh Trí) và Trần Vũ Anh Bình (còn có tên là Hoàng Nhật Thông) đã bị bắt từ cuối năm 2011, trong bối cảnh chính quyền gia tăng đàn áp phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc. Tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » vẫn thường được chính quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù các nhà đối lập, nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.

Nhạc sĩ Việt Khang được nhiều người biết đến qua một số nhạc phẩm thể hiện lòng yêu nước trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa như “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?”. Anh đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào mùa hè năm 2011.

Còn nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là thành viên một ca đoàn thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Theo Truyền thông Chúa Cứu Thế, những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích, như "Người Việt Nam", "Rạng Ngời Nước Nam". . .

Trả lời RFI Việt ngữ sau phiên tòa, luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, khẳng định rằng không thể xem những sáng tác của anh là hành động chống Nhà nước và cho biết ông sẽ tiếp tục yêu cầu trả tự do cho Việt Khang, để anh được đoàn tụ với vợ con :








Luật sư Trần Vũ Hải


 30/10/2012



Nghe (04:30)












Luật sư Trần Vũ Hải : Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ đến 12 giờ 30, cuối cùng Tòa kết án anh Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam và 2 năm quản chế, còn anh Võ Mạnh Trí, tức là nhạc sĩ Việt Khang là 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Điều khoản áp dụng là điều 88 Bộ Luật hình sự khoản 1, như vậy có thay đổi một chút, so với đề nghị của Viện kiểm sát, là điều 88, khoản 2. Khoản 2 là từ 10 đến 20 năm tù. Còn khoản 1 là từ 3 đến 12 năm tù.

RFI : Thưa luật sư, luật sư có hài lòng về kết quả của phiên tòa ?
LS Trần Vũ Hải : Tôi chỉ nói ngắn gọn như thế này. Tôi là luật sư cũng như anh Việt Khang, chỉ mong rằng, kết thúc phiên tòa anh Việt Khang sẽ được trả tự do tại tòa dưới bất kỳ hình thức gì. Việc anh ấy không được tự do tại tòa tất nhiên chúng tôi không hài lòng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận trước khả năng như vậy và anh Việt Khang, theo tôi, cũng sẽ kháng cáo. Bởi vì anh có mong muốn lớn nhất là được đoàn tụ với gia đình. Anh ấy có vợ và một đứa con 4 tuổi, anh ấy muốn được đoàn tụ với gia đình càng sớm càng tốt. Tôi, là luật sư, sẽ giúp anh ấy đạt được nguyện vọng đó.

RFI : Theo luật sư, việc tòa án quy kết anh Việt Khang như vậy có bảo đảm tính chất pháp lý không ?
LS Trần Vũ Hải : Khi tôi yêu cầu triệu tập giám định viên văn hóa, liên quan đến các bài hát của các bị cáo, trong đó có của anh Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang), thì Tòa có triệu tập, nhưng họ chưa đến. Chúng tôi thấy rằng, như vậy cũng chưa được nghiêm túc. Tuy nhiên, Tòa án và Viện kiểm soát cho rằng kết luận giám định chỉ là tham khảo, không phải là bắt buộc trong các phiên tòa. Nhưng tôi cũng nói rằng, dù thế nào thì Tòa và Viện kiểm sát cũng dựa vào kết luận giám định ấy để truy cứu, xét xử các bị cáo, nên (giám định viên) cũng cần phải có mặt. Đấy là một cái mà về mặt tố tụng tôi thấy là chưa hài lòng.

Anh Việt Khang nói rằng, hai bài hát mà anh ấy viết, (anh ấy) thừa nhận rằng có hai ý thức (tức là hai nhận thức khác nhau về bài hát này) mà anh biết được. Ý thức thứ nhất là thể hiện lòng yêu nước. Thì thực ra anh ấy biết rằng, nếu hát bài này lên, thì nhiều người hiểu rằng, nội dung này là cũng « chống Nhà nước », tức là anh ấy thừa nhận, có hai ý thức từ hai bài hát này. Anh ấy nói như vậy tại phiên tòa, cũng như tại cơ quan điều tra.

Còn tôi, với tư cách là luật sư, tôi cũng nói rằng là, nếu xem bài đó một cách khách quan, thì ngay cả chỗ giám định viên văn hóa cũng nói rằng, hầu hết các bài đều có nội dung chống Nhà nước « ở mức độ này hay mức độ khác ». Như vậy, tôi nói rằng không phải tất cả các bài đều có nội dung chống Nhà nước. « Ở mức độ này hay mức độ khác » thì có thể rút kinh nghiệm, xử lý hành chính… chứ không phải ở mức độ hình sự. Như vậy, ngay trong nội dung kết luận giám định cũng mờ mờ, ảo ảo. Tôi có nói thêm là riêng bài hát « Anh là ai ? », thì chỗ giám định có nói rằng : (bài hát này) chỉ phản kháng lại việc giải quyết của chính quyền. Tức là có một số vụ biểu tình được coi là trái phép và chính quyền giải tán, thì bài hát này phản kháng lại việc đó.

Tôi nói rằng, phản kháng và phản đối các cách (hành xử) của chính quyền thì không phải là chống Nhà nước. Bởi vì chính quyền cũng có thể làm đúng, làm sai, và người ta cũng có quyền phê phán, và cái chuyện đó cũng là chuyện bình thường. Và hôm nay tôi chưa nói, nhưng tương lai, tôi sẽ nói là, ngay cả việc đó (việc giải tán biểu tình bằng bạo lực), thì chính quyền cũng thừa nhận là sai. Ví dụ vụ anh (Nguyễn Chí) Đức, biểu tình viên bị đạp vào mặt. Thì rõ ràng người ta cũng thừa nhận là sai cơ mà. Như vậy, bài hát này không thể coi là chống (Nhà nước), mà chỉ có thể nói là phản kháng thôi. Tất nhiên là nghe cái bài hát này có thể không tốt cho chính quyền, nhưng đó là chuyện khác.

Bài hát thứ hai, Viện kiểm sát có nói và anh Việt Khang có nói là : Có một cái câu, một cụm từ, anh (Việt Khang) không ghi, nhưng một người bạn ở bên Mỹ, một chủ trang mạng, họ sửa lại, nhưng anh ấy, với tư cách là tác giả, anh ấy phải chịu trách nhiệm. Tức là có nói đến « Chống quân xâm lược phương Bắc, chống bè lũ bán nước ». Anh ấy nói rằng, thực tế là anh viết « Chống quân xâm lược phương Bắc cướp nước Việt Nam », chứ anh không nói phần còn lại. Thế thì, anh cũng thừa nhận rằng, nếu viết theo người sửa chữa kia, thì (có thể) được hiểu là phỉ báng Nhà nước, thì anh cũng hiểu như vậy, nhưng thực ra không phải là câu xuất phát từ anh. Thì Viện Kiểm sát cũng nói cái đoạn thêm bớt từ, Việt Khang có thể không có ý thức được điều đó, nhưng để cho người khác lợi dụng, và từ đó mà dẫn tới nói xấu chính quyền Việt Nam. Chúng tôi cũng nói rằng, trách nhiệm đó cũng cần phải tranh cãi. Cái này cũng chỉ là nói ám chỉ thôi, chứ không phải là đích danh. Bởi vì nếu chống ai, thì phải nói rõ là chống người đó, kể tên đích danh, còn nếu ám chỉ thì hiện nay trong văn học, có rất nhiều tác phẩm ám chỉ, có thể đúng, có thể sai. Nhưng nếu chúng ta kết tội tất cả các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có ám chỉ, thì rất là không hay.

Phản ứng của các tổ chức nhân quyền

Theo AFP, trước khi phiên tòa diễn ra hôm nay, nhiều tổ chức nhân quyền đã kêu gọi trả tự do cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Ông Rupert Abbot, thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố : « Đối xứ như vậy với những người chỉ sáng tác các bài hát thì thật là lố bịch ». Đối với ông Abbot, hai nhạc sĩ nói trên là những « tù nhân lương thức ». Về phần ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch thì lên án « sự đàn áp ngày càng tăng đối với quyền tự do ngôn luận ». Theo ông Robertson, « đầu tiên là những người chỉ trích chính quyền, tiếp đến là các blogger, rồi đến các nhà thơ, bây giờ là các nhạc sĩ ( cũng bị bỏ tù) ».

Vào cuối tháng 9 vừa qua, ba blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon và Tạ Phong Tần đã bị kết án tù nặng nề cũng với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », những bản án đã bị quốc tế phản đối kịch liệt, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu.

Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HCM, cũng đã bị bắt giữ từ ngày 14/10 và cũng bị cáo buộc tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », do đã tham gia vào việc rải truyền đơn chống Trung Quốc.

Công an bắt giữ em trai LS Lê Quốc Quân

Theo tin từ mạng xã hội Facebook, sáng sớm hôm nay, 30/10/2012, gần 70 an ninh thành phố Hà Nội đã ập vào nhà riêng của doanh nhân Lê Đình Quản, giám đốc công ty VietnamCredit và là em trai của luật sư Lê Quốc Quân. Anh Lê Đình Quản bị còng tay, bắt đi, với cáo buộc trốn thuế và sẽ bị tạm giam 3 tháng để điều tra.

Các tin bài liên quan

Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng (Phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng)

Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10

Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước (Phỏng vấn mẹ Nguyễn Phương Uyên)

Luật sư Lê Quốc Quân xác định bị công an hành hung
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ

(Phỏng vấn giáo sư Phạm Cao Dương)
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121030-viet-nam-ket-an-tu-2-nhac-si-viet-khang-va-tran-vu-anh-binh-voi-toi-danh-%C2%AB-tuyen-t

München với “Một Ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”

München với “Một Ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”

2012-10-21
Ngày thứ bảy 20 tháng 10 vừa qua, hơn 300 người Việt tại Đức đã xuống đường tuần hành trong lòng thành phố Munich (München); cuộc tuần hành được kết thúc bằng buổi chiếu phim “Hoàng sa, Nỗi đau mất mát” với mục đích khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc.
Hình do thính giả Võ Kiều Lê gửi
Hơn 300 người Việt tại Đức đã xuống đường tuần hành tại thành phố Munich hôm 20 tháng 10 năm 2012 để khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Nhằm mục đích:

  • Phản đối chính quyền Trung Quốc liên tục xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên Việt Nam,
  • Vạch trần chính sách bành trướng, đe dọa hòa bình của chính quyền Trung Quốc trước công luận quốc tế,
  • Thể hiện quyết tâm bảo vệ quê hương Việt Nam của người Việt hải ngoại,
  • Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cương quyết khẳng định chủ quyền đất nước và độc lập dân tộc, đồng thời tôn trọng và khuyến khích quyền biểu hiện công khai lòng yêu nước của mọi công dân Việt Nam.
Đó là nội dung trong lời kêu gọi của nhóm khởi xướng cuộc xuống đường tuần hành “Một Ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”.
Trong một ngày nắng đẹp hiếm hoi của tháng 10, khoảng 300 người Việt, Đức đã bước đi giữa lòng thành phố Munich (München), bắt đầu tại quảng trường Geschwister-Scholl, dọc theo dòng sông Isar với trên tay là bản đồ Việt Nam, với những biểu ngữ nội dung phản đối đường lưỡi bò của TQ, ủng hộ tinh thần yêu nước của người Việt trong nước, đòi hỏi nhà nước Việt Nam tôn trọng và tạo điều kiện cho người dân trong nước được biểu tình, qua đó, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Cuối cùng đoàn tuần hành dừng lại tại SendlingerTorPlatz, bên bức tường thành rêu phong được dựng lên từ năm 1918, bao bọc phía Nam thành phố München.
rất nhiều người bạn, rất nhiều người trẻ nữa, rất quan tâm, đề nghị là phải tổ chức thêm một lần biểu tình nữa để nói lên tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm bảo vệ bảo vệ đất nước của người Việt ở hải ngoại.
Ô. Nguyễn Thương Việt
Một trong 8 người khởi xướng cuộc biểu tình tuần hành này là ông Nguyễn Thương Việt. Năm ngoái, ông và bạn hữu cũng tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Ông cho biết lý do thúc đẩy ông và nhóm bạn hữu lại phải tiếp tục lên tiếng:
“Năm trước mình cũng có làm một cuộc biểu tình tương tự như năm nay; Tình hình chủ quyền ở biển Đông, tình hình biển đảo cũng không có cải thiện, cho nên rất nhiều người bạn, rất nhiều người trẻ nữa, rất quan tâm, đề nghị là phải tổ chức thêm một lần biểu tình nữa để nói lên tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm bảo vệ bảo vệ đất nước của người Việt ở hải ngoại.
Một trong những mục đích chính của chúng tôi là muốn bày tỏ cho dân bản xứ ở đây biết về tình hình bành trướng bá quyền của nhà cầm quyền Bắc Kinh và chúng tôi cũng muốn quy động tất cả mọi thành phần. Ở Đức thì có rất nhiều thành phần khác nhau: Những anh chị em từ bên Đông Âu đi qua, sinh viên du học hay là những người tị nạn của làn sóng thuyền nhân hoặc là những em du học sinh mới qua nữa. Họ gồm nhiều thành phần, nhiều nguồn gốc khác nhau với rất nhiều khác biệt. Cho nên chúng tôi muốn làm sao tổ chức được một cuộc biểu tình, làm sao quy động được số đông, tất cả đều với tư cách con dân người Việt ở hải ngoại để nói lên lòng yêu nước.”

Chung một nhịp đập

mot-ngay-cho-vn-250.jpg
Ông André Hồ Cương Quyết có mặt trong đoàn tuần hành tại Munich hôm 20/10/2012.Hình do thính giả Võ Kiều Lê gửi.
Điểm khởi hành là Quảng trường Geschwister-Scholl, cũng không phải là một lựa chọn tình cờ, đây là nơi người Đức kỷ niệm hai anh em Hans và Sophie Scholl. Hai anh em Scholl còn được gọi là Hoa Hồng Trắng; thời đệ nhị thế chiến, hai sinh viên này đã phát tờ rơi để chống chế độ độc tài Hitler. Cả hai đã bị tòa án Nhân dân chặt đầu ngày 22/2/1943 trong một nhà tù ở Munich.
Sau hậu chiến, họ đã trở thành những biểu tượng chống chế độ độc tài toàn trị. Chị Ái Vân, một cư dân Munich, cho biết lý do chị tham gia biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh:
“Rất đơn giản, bởi vì mình là người Việt Nam. Mình rất vui khi thấy rằng người Việt mình tuy sống xa tổ quốc quê hương nhưng luôn luôn giữ được bản sắc dân tộc. Mình thấy rằng tất cả mọi người chúng ta đoàn kết lại bảo vệ mảnh đất thiêng liêng mà Cha Ông của chúng ta từ ngàn năm về trước đã đổ xương máu đấu tranh để gìn giữ.
Mình thấy rằng tất cả mọi người chúng ta đoàn kết lại bảo vệ mảnh đất thiêng liêng mà Cha Ông của chúng ta từ ngàn năm về trước đã đổ xương máu đấu tranh để gìn giữ.
Chị Ái Vân
Mặc dù mình sống xa quê hương hơn 30 năm, mình thấy rằng, Cha Mẹ mình sinh mình ra thì mình có một trách nhiệm nào đó, một tiếng nói nho nhỏ thôi, mỗi một người mình có một niềm mơ ước, đấu tranh bằng một cái gì đó rất là hòa bình. Chỉ hy vọng là trong tương lai thế hệ sau họ sẽ suy nghĩ và họ sẽ tiếp tục sự nghiệp này của Cha Ông.”
Đoàn người biểu tình dưới sự hướng dẫn của cảnh sát đi dọc suốt đại lộ chính của Munich đã gây được sự chú ý của nhiều người dân sở tại trong thành phố lớn thứ ba của nước Đức này. Và không phải chỉ có người Đức quan tâm đến tiếng hô vang của đoàn người xuống đường, điều làm cho chị Ái Vân cảm động nhất là sự có mặt của một người Pháp trong cuộc tuần hành này:
“Mình thấy có một ông đạo diễn người Pháp; ông ấy nói tiếng Việt như là người Việt ấy; mình vừa ngạc nhiên vừa cảm động. Là một người Pháp, không phải là người Việt Nam nhé, không phải quê hương của ổng, ổng đứng lên đọc một bài diễn văn bằng tiếng Việt trên cái quảng trường của nước Đức. Bản thân ông ấy còn chảy nước mắt thì mình cảm thấy là mình quá xúc động.
Người ta không phải là người Việt mà người ta còn đứng lên bảo vệ cho mảnh đất quê hương của mình. Cái này họ không chỉ bảo vệ cho Việt Nam mà còn bảo vệ cho hòa bình của cả thế giới này.”
hoang-sa-movie-poster-250.jpg
Áp phích phim Hoàng Sa, nỗi đau mất mát. RFA file.
Vâng, người Pháp có quốc tịch Việt mà chị Ái Vân nói đến không ai khác hơn là ông André Hồ Cương Quyết, người có mặt trong hầu hết các cuộc xuống đường chống Trung Quốc tại Sài Gòn. Cũng có mặt trong đoàn tuần hành tại Munich, ông Quyết, cho biết tại sao ông lại tham gia biểu tình hôm nay:
“Tôi đi biểu tình cho dư luận tại Đức biết cụ thể cách hành xử vô nhân đạo, thậm chí khủng bố của nhà cầm quyền TQ. Tôi đi biểu tình để tố cáo các tội ác của chính sách xâm lược, bành trướng của bọn diều hâu Bắc Kinh. Đồng thời tôi đi biểu tình để phản đối việc các đồng bào yêu nước thật sự bị cấm biểu tình trong nước,bị vu khống,đánh đập, và một số bị bỏ trong tù.
Lý do thứ hai cũng rất quan trọng đối với tôi, đó là một sự kiện mới. Rất hiếm có! Là việc một cộng đồng Việt Kiều vốn là phức tạp về nguồn gốc,về kinh nghiệm, về tầng lớp xã hội, về chính kiến, nhưng họ có đủ dũng cảm, đủ thông minh, tỉnh táo và lòng yêu nước để gác lại các mâu thuẫn và xuống đường cùng nhau như một, để bảo vệ đất nước của mình.
Tôi xin phép được cám ơn các bạn từ Hannover, từ Koln, từ Leipzig, từ Frankfurt, từ Stuttgart, từ Sarrebrûcken, từ Nuernberg, từ Phaha đã vượt mấy trăm cây số đến đây để tham gia ngày đoàn kết cho Việt Nam.”
Cuộc biểu tình tuần hành dài khoảng 3 km, bắt đầu lúc 1 giờ trưa và chấm dứt lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Sau đó, khoảng 7 giờ tối, mọi người cùng lắng nghe thông điệp của ngư dân miền Trung về những nỗi đau mất chồng, mất cha bởi kẻ xâm lược, nhưng vẫn quyết tâm bảo vệ vùng biển truyền thống của tổ tiên. Niềm tự hào bất khuất của họ được thể hiện qua cuốn phim tài liệu "Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi Đau Mất Mát" của ông André Menras Hồ Cương Quyết. Cuốn phim đã bị lực lượng an ninh TPHCM ngăn cấm chiếu nhiều lần tại Việt Nam và tại Pháp bởi nhiều thành phần khác nhau.
Trở về Âu Châu lần này để tiếp tục chiếu phim “HS, Việt Nam Nỗi đau mất mát”, được biết, ngoài tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh, phim còn được dịch ra tiếng Nhật; vì theo ông Quyết, dư luận Nhật đánh giá nguy cơ từ TQ rất lớn, nên việc người Nhật xem phim ấy là một điều rất tốt cho các ngư dân Việt, tạo điều kiện các khán giả nước này có thiện cảm với họ và có thể phát động một phong trào, lập một Quỹ để hỗ trợ ngư dân Lý Sơn. Ông nói thêm:
“Hiện nay với những sự cố mới xảy ra tại đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc hàng ngàn người Nhật được xem phim ấy là một điều rất tốt cho các ngư dân Việt. Có một điều rất thú vị đối với tôi: là việc Tokyo được nghe tiếng nói của các ngư phủ và góa phụ Lý Sơn trong khi Sài Gòn và Hà Nội chưa được phép nghe họ; cũng có cái gì ở đó, rất “lạ”, “lạ “như các tàu “lạ” và cái nước “lạ” mà mình tiếc quá quen.”
mot-ngay-cho-vn-2-250.gif
Người Việt tại Đức đã xuống đường tuần hành tại thành phố Munich hôm 20 tháng 10 năm 2012 để khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trước sự bành trướng của Trung Quốc. Hình do thính giả Võ Kiều Lê gửi.
Trong dòng người xuống đường ở Munich hôm nay, dù họ không cùng một nơi đến, dù còn nhiều hệ lụy chưa tháo gỡ. Nhưng hôm nay những trái tim của họ đã đập cùng một nhịp với biển đảo quê hương. Xin mượn lời tâm tình của nha sĩ Thục Quyên, tác giả “Lá thư gửi người thương” được phổ biến trên internet, cũng đã góp mặt trong đoàn biểu tình để khép lại bài tường thuật về cuộc xuống đường “Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam”:
“Vận mệnh đất nước VN nằm trong tay 90 triệu dân trong nước. Phương cách đem lại Tự do Dân chủ nơi quê nhà nằm trong tay đồng bào trong nước.
Là người VN sống tại hải ngoại tôi nhìn lại bổn phận cũng như vai trò của tôi trước hết là ủng hộ người dân trong nước được quyền bày tỏ ý kiến của mình trong việc bảo vệ quê cha đất tổ xây đắp một nền Tự do Dân chủ. Ngoài ra muốn ủng hộ đồng bào trong nước, điều tiên quyết theo tôi là phải chú tâm lắng tai nhu cầu của họ hầu mình có thể bổ túc những gì mà trong hoàn cảnh hiện tại họ không làm được tại quê nhà.
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào đồng bào trong nước, tự biết mình muốn gì, tự biết mình phải làm gì, và tôi tin rằng họ sẽ làm những điều cần làm. Dân chủ theo tôi, là tôn trọng ý muốn của người dân."

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/munich-with-one-day-for-vietnam-tan-10212012123205.html

Nhận định của hải quân Thái về vấn đề ngư dân Việt vi phạm lãnh hải Thái Lan

Nhận định của hải quân Thái về vấn đề ngư dân Việt vi phạm lãnh hải Thái Lan

2012-10-04
Ngư dân Việt xâm nhập vùng biển Thái Lan và đánh bắt cá trái phép ở đây là chuyện đã xảy ra thường xuyên bao năm.
Source cc.hải quân Sataheep/TháiLan
Những tàu cá Việt Nam đang câu mực trong vịnh Thái Lan
Mùa mực trong hải phận Thái Lan
Không chỉ ngư dân Việt mà cả tàu cá và ngư dân Kampuchia, tuy không đông bằng, cũng thường vào sâu trong hải phận Thái để đánh bắt mực khi đến mùa.
Tuy nhiên tàu cá của người Việt lớn hơn và tổ chức qui cũ hơn, có khi đi thành đoàn mươi mười lăm chiếc chứ không nhỏ lẻ như tàu cá Kampuchia.
Đó là lời các sĩ quan cao cấp thuộc Bộ chỉ huy Vùng I Lãnh hải của Hải Quân Hoàng Gia Thái Lan tại căn cứ hải quân Sattahip thuộc tỉnh Chon Buri hôm thứ Sáu ngày 20 tháng Chín, nơi Thanh Trúc đến sau khi đã đi gặp một vài trong số 108 ngư dân Việt bị bắt về Rayong vì tội giăng câu bắt cá trái phép trong hải phận Thái từ hơn một tuần trước đó.
Theo như Đại tá Hải quân Atorn ở Chon Buri nói, thì đánh bắt mực trên biển khó hơn đánh bắt cá vì cần nhiều thời gian hơn và phải làm vào ban đêm, một công việc mà ngư dân người Thái Lan không thích làm.
Ngoài mực hoặc cá, ngư phủ Việt còn đánh bắt những con đẻn, tên gọi của một loại đỉa biển có chiều dài khoảng một mét. Đại tá Atorn cho biết thêm, theo suy đoán của người dân Thái Lan thì ngư phủ Việt bắt đẻn mang về làm thức ăn hoặc bán cho những nhà hàng đặc sản, còn người Thái không ăn loại đỉa biển này.
Không chỉ ngư dân Việt mà cả tàu cá và ngư dân Kampuchia, tuy không đông bằng, cũng thường vào sâu trong hải phận Thái để đánh bắt mực khi đến mùa
Đại tá Aton, hải quân Thái Lan
Tàu cá Việt Nam khi đi câu mực trong Vịnh Thái Lan thường cộ theo nhiều thuyền thúng, nếu trúng mùa có nhiều mực thì giăng lưới để bắt, gặp lúc không phải mùa thì hạ thuyền thúng xuống,
Canô của lực lượng tuần duyên Thái Lan cặp vào tàu cá Việt Nam hôm 13 tháng 9, 2012. RFA
Canô của lực lượng tuần duyên Thái Lan cặp vào tàu cá Việt Nam hôm 13 tháng 9, 2012. RFA
mỗi chiếc một hai người và cứ thế câu mực suốt đêm.

Mực trong vùng Vịnh Thái Lan thường lớn con và ngọt thịt nên rất được ưa chuộng, có thể vì thế mà ngư dân Việt thích qua đây lưới về để bán rất được giá. Họ làm như thế đã bao năm qua chứ không đợi tới bây giờ. Thỉnh thoảng vẫn có người bị bắt, có tàu bị tịch thu, phải nộp tiền phạt mới được thả cho về. Nhưng chưa có lần nào mà hải quân Thái Lan phải mở đợt vây bắt qui mô một lúc mười hai chiếc như trong hai tuần lễ đầu tháng Chín mà Thanh Trúc đã đưa tin cũng như tường trình chi tiết.
Cũng tại căn cứ hải quân Sattahip ở Chon Buri, nơi phát xuất cuộc hành quân truy bắt tàu cá Việt Nam hoạt động trái phép trong hải phận Thái, người trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân là Đại tá Panom Kuanpradit cho biết:
Cũng như mọi quốc gia khác, canh gác và kiểm soát hải phận là trách nhiệm của duyên phòng cũng như Hải Quân Hoàng Gia Thái. Tàu cá Việt Nam đương nhiên mang bảng số khác với tàu cá Thái Lan nên phát hiện và
Sau khi bị bắt các ngư dân Việt được đưa lên tàu của Thái Lan. RFA
Sau khi bị bắt các ngư dân Việt được đưa lên tàu của Thái Lan. RFA
định vị chúng ở ngoài khơi xa cũng không phải là chuyện khó.

Tiếng chuông cảnh báo
Theo đại tá Panom Kuanpradit, Vịnh Thái Lan là khu vực dồi dào hải sản và tài nguyên thiên nhiên, thường những tàu cá người Việt hay người Kampuchia mà bị bắt đều có bằng chứng rõ ràng là có rất nhiều mực lưới được trong khoang. Những chuyện như vậy, ông nói, duyên phòng và nhất là đơn vị ngư nghiệp Thái ở tỉnh Rayong nắm rất rõ:
Phải nói rõ là quan hệ Việt Nam Thái Lan, đặc biệt quan hệ giữa lực lượng duyên phòng hai quốc gia, với những cuộc họp và tiếp xúc hoặc gặp gỡ thường kỳ vẫn diễn ra đều đặn. Hải quân Thái thường nhắc nhở thẩm quyền nước bạn về chuyện tàu cá nước bạn xâm nhập vùng biển của chúng tôi, báo cho họ biết về những vụ bắt giữ và phạt vạ do chúng tôi thực hiện, thế nhưng thực tế mà nói thì chưa bao giờ có một văn bản chính thức để nêu những vấn đề chúng tôi coi là nhỏ lẻ trên biển cho tới khi xảy ra đợt vây bắt mười mấy chiếc tàu cá với hơn một trăm ngư dân Việt trong tháng Chín.
Phải huy động một lúc nhiều tàu lớn với sự yểm trợ của trực thăng để vây bắt tàu cá Việt Nam là vì chuyện xảy ra đương nhiên và quá rõ ràng, mặt khác Thái Lan cũng muốn nhân đó đánh tiếng cho các ngư dân Việt Nam biết đừng nên tìm cách xâm phạm lãnh hải của Thái Lan.
Chúng tôi cũng không rõ phía duyên phòng Việt Nam có làm việc và có khuyến cáo ngư dân của họ về chuyện không nên xâm nhập và đánh bắt cá trái phép trên Vịnh Thái Lan của chúng tôi nữa hay không, dù như trong
Ngư dân Việt được phát thuốc sau khi bị lực lượng hải quân Thái bắt giữ.
Ngư dân Việt được phát thuốc sau khi bị lực lượng hải quân Thái bắt giữ. RFA
mỗi cuộc họp thì vấn đề thường được nêu lên và thường được phía bạn tiếp nhận cũng như lắng nghe một cách nghiêm túc.

Việc huy động một lúc nhiều tàu lớn với sự yểm trợ của trực thăng để vây bắt tàu cá Việt Nam là vì chuyện xảy ra đương nhiên và quá rõ ràng, mặt khác Thái Lan cũng muốn nhân đó đánh tiếng cho các ngư dân Việt Nam biết đừng nên tìm cách xâm phạm lãnh hải của Thái Lan
Đại tá hải quân Panom Kuanpradit
Sự kiện tàu cá và ngư dân Việt Nam đến đánh bắt hải sản trong Vịnh Thái Lan, đại tá hải quân Panom Kuanpradit khẳng định, có chiều hướng tăng cao trong vòng hai năm trở lại đây. Làm thế nào để xử lý mà không đụng chạm đến quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia liên quan đến những chuyện đánh bắt cá như thế này là điều Hải Quân Hoàng Gia và cả chính phủ Thái Lan rất dè chừng:
Thái Lan coi đây là vấn đề cần lưu ý hơn là làm cho lớn chuyện. Chúng tôi hiểu có thể là phía Việt Nam cũng đang quan tâm đến vấn đề này và đang cố ngăn chận để chuyện tàu cá nước này xâm nhập lãnh hải nước nọ sẽ không xảy ra nữa.
Một điều tôi muốn trình bày ở đây là vào khi Thái Lan cũng như Việt Nam đang dồn mọi nỗ lực để tăng cường quan hệ và tiến tới qui chế AEC tức Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN năm 2015, lực lượng Hải Quân Hoàng Gia Thái Lan mong muốn những vấn đề lẻ tẻ này sẽ không ảnh hưởng đến viễn ảnh và tương lai hứa hẹn của hai nước thành viên AEC là quí quốc và Thái Lan chúng tôi.
Điều sau cùng tôi muốn bày tỏ là nếu ngư dân Việt cứ tiếp tục bị bắt giữ khi đang hoạt động trái phép trong vùng biển Thái như trước giờ thì e rằng ít nhiều cũng tạo ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hữu nghị cũng như hợp tác vốn có giữa đôi bên.
Đại úy hải quân Panom Kuanpradit trả lời phóng viên Thanh Trúc RFA
Đại úy hải quân Panom Kuanpradit trả lời phóng viên Thanh Trúc RFA
Đại tá Panom Kuanpradit không quên đề cập đến một vấn đề mà ông đánh giá là tế nhị nhưng nhất thiết phải nói cho rõ:

Vấn đề xử lý mười hai tàu cá và 108 ngư dân Việt Nam đang bị giam ở tỉnh Rayong hoàn toàn nằm trong qui định của luật lệ Thái. Đây là câu chuyện giữa thẩm quyền hai nước chứ không phải chuyện qua lại thường tình giữa người dân hai bên với nhau. Đã có tin đồn lọt vào tai chúng tôi là một vài viên chức Thái ở Rayong, với sự móc nối của những người Việt sống trong tỉnh này, sẽ nhận tiền từ người nhà ngư dân ở Việt Nam gởi qua trung gian để chuộc người thân của họ về trong thời gian sớm nhất.
Chúng tôi khẳng định chuyện này không có thật và nếu như có thì hoàn toàn đi ngược lại luật pháp của Thái Lan. Mọi việc đang trong tiến trình điều tra sắp xếp để xử lý theo luật. Chúng tôi không rõ bên công tố quốc gia cần bao nhiêu thời gian nữa trước khi quyết định đưa vụ việc ra tòa. Điều chúng tôi có thể xác nhận trong lời nói cũng như qua hồ sơ báo cáo là tất cả các ngư phủ Việt Nam bị giam trong nhà tù Rayong được đối đãi tử tế đúng theo tinh thần bảo vệ và tôn trọng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Với câu hỏi mới nhất hôm nay do phóng viên Thanapa Tuitiengsat của đài Á Châu Tự Do thực hiện từ Bangkok, viên chức cảnh sát từ đồn Bann Pe ở Rayong trả lời và được cô Thanapa thuật lại:
Trên nguyên tắc công tố viên quốc gia Thái Lan là người ký lịnh khởi tố những ngư phủ Việt Nam này ra tòa, vì thế trong lúc đang hoàn chỉnh hồ sơ thì khả năng đến ngày 16 tháng Mười dù có quyết định hay chưa có quyết định thì cơ quan cảnh sát Bann Pe ở Rayong cũng phải chính thức yêu cầu công tố viên quốc gia ban hành lệnh khởi tố.
Nói một cách khác, một trăm lẻ tám ngư dân Việt sẽ bị nhà cầm quyền Thái Lan, thông qua Bộ Tư Pháp, khởi kiện tội xâm nhập bất hợp pháp và đánh bắt trộm hải sản trái phép ngay trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Thái Lan.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, với nhận định của Hải Quân Hoàng Gia Thái Lan trước sự việc ngư phủ Việt Nam thường xuyên đi vào vùng biển Thái, tạm kết thúc ở đây. Thanh Trúc kính chào, và xin hẹn thứ Năm tuần tới.

Theo dòng thời sự:


http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/thaila-n-vn-fishman-10042012062227.html