zondag 12 mei 2024

4 bộ phim không thể bỏ lỡ nhân dịp Mother’s Day

 4 bộ phim không thể bỏ lỡ nhân dịp Mother’s Day


Nhất Anh/Người Việt

HOLLYWOOD, California (NV) – Ngày Mother’s Day luôn là một ngày đặc biệt trong năm vì đó là ngày mà mọi nhà khắp nơi tôn vinh những người làm mẹ.

“A Thousand and One” là hành trình dài đằng đẵng của người mẹ Inez (phải) giành quyền nuôi con. (Hình: Universal Pictures)

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn bộ phim nào để coi với gia đình trong Ngày Lễ Mẹ vào cuối tuần này thì hãy thử tham khảo bốn tác phẩm dưới đây, bảo đảm sẽ đem lại cho bạn và gia đình những giờ phút bên nhau vui vẻ và những điều đáng suy ngẫm.

A Thousand and One

“A Thousand and One” là một dự án độc lập, có kinh phí của đạo diễn A.V. Rockwell, lấy bối cảnh tại các thành phố lân cận ở New York, nơi tập trung nhiều thành phần lao động khác nhau trong xã hội với nhiều định kiến, khó khăn và phức tạp.

Bộ phim kể về câu chuyện của bà mẹ trẻ Inez, lên kế hoạch bắt cóc đứa con trai 6 tuổi của mình sau một thời gian bị ngăn cách do còn quá trẻ và bị gia đình chồng cũ giành quyền nuôi con. Hành trình giành lấy quyền nuôi con của Inez sẽ khiến người xem cảm động khi lột tả chân thật về sự tận tâm và lòng yêu thương của đấng sinh thành, đặc biệt là những suy nghĩ của người da màu khi họ sống trong một xã hội đầy tân tiến nhưng đâu đó vẫn còn sự kỳ thị âm ỉ.

Hóa thân thành nhân vật Inez chính là nữ diễn viên Tayana Taylor, người gốc Trinidad & Tobago. Mặc dù chỉ là diễn viên tay ngang, khi trước đó xuất thân là một vũ công, nhưng Tayana Taylor đã có một màn thể hiện xuất sắc hình ảnh người mẹ trẻ tuổi luôn đau đáu nghĩ về con mình và quá trình bền bỉ đấu tranh để giành quyền nuôi con, được tự tay chăm sóc và nuôi dưỡng con khôn lớn.

“Mother’s Day” là bộ phim tập hợp bốn câu chuyện của bốn gia đình khác nhau trong ngày lễ của mẹ. (Hình: Netflix)

Mother’s Day (2016)

Chỉ nghe đến cái tên thôi thì bạn đã biết bộ phim muốn tôn vinh một Ngày Lễ Mẹ đặc biệt và ý nghĩa như thế nào. Bộ phim do đạo diễn Garry Marshall thực hiện, hãng phim Open Road Film phát hành và do nhà biên kịch Tom Hines chấp bút.

“Mother’s Day” xoay quanh bốn câu chuyện của bốn gia đình khác nhau rất mộc mạc, đơn giản và gần gũi mà chúng ta bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Trong đó, bà mẹ hai con Sandy, do minh tinh Jennifer Aniston đóng, sau khi ly hôn phải đối diện san sẻ trách nhiệm nuôi con với chồng cũ và vợ mới của chồng, trong khi gia đình nhà Bradley đối diện với ngày Mother’s Day đầu tiên không có mẹ bên cạnh khi mẹ hy sinh ở chiến trường. Ngoài ra, cô nàng Kristin ở độ tuổi đôi mươi, vừa đón Ngày Lễ Mẹ đầu tiên với vai trò làm mẹ, vô cùng bỡ ngỡ trước cuộc sống mới, trong khi mẹ của cô, một nhà diễn giả nổi tiếng, lại cô đơn khi chạy theo sự nghiệp và bỏ rơi gia đình.

Mỗi câu chuyện đều có hoàn cảnh khác nhau và đều đọng lại nhiều cảm xúc cho mỗi khán giả xem phim, đặc biệt là khi mang lại một thông điệp vô cùng ý nghĩa về Ngày Của Mẹ.

Trong “Wonder,” Auggie (trái) luôn được mẹ Isabel ủng hộ và động viên hết mình, giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ hãi và tự tin mà đến trường. (Hình: Lionsgate)

Wonder (2017)

Năm 2017, hãng phim Lionsgate ra mắt bộ phim “Wonder,” dựa trên cuốn tiểu thuyết của nhà văn R. J. Palacio, nhanh chóng trở thành một hiện tượng khi thu về $306 triệu trong khi kinh phí chỉ $20 triệu, đem lại thông điệp về gia đình ý nghĩa.

Auggie Pullman là cậu bé không may mắn khi bị mắc bệnh hội chứng biến dạng khuôn mặt từ lúc sinh ra. Mặc dù đã trải qua rất nhiều ca giải phẫu nhưng căn bệnh của Auggie không cải thiện đáng kể. Cậu bé được dạy học ở nhà cho đến khi tròn 10 tuổi và lúc này cha mẹ của Auggie quyết định đưa Auggie đến trường để cậu có thể trải nghiệm và kết nối với mọi người, thoát khỏi vùng an toàn và bỏ đi mặc cảm tự ti.

Với diễn xuất tuyệt vời của cậu bé Jacob Tremblay trong vai Auggie và minh tinh Julia Roberts trong vai người mẹ Isabel, bộ phim không chỉ đem lại cho người xem sự kỳ diệu của tình thương mà còn cả sự bao dung của người mẹ, một người luôn bảo vệ và lo cho Auggie nhưng cũng dũng cảm để con bước ra khỏi vùng an toàn của mình để học cách trải nghiệm.

Bà mẹ Isabel luôn giấu đi nỗi lo của mình trong lòng và thể hiện sự vui vẻ, hài hước bên ngoài để có thể trở thành một người tin cậy và ủng hộ Auggie hết mình trước tiên.

Trong 24 tiếng của ngày “Yes Day,” cha mẹ phải đồng ý thực hiện các yêu cầu của con mình. (Hình: Netflix)

Yes Day (2021)

“Yes Day” do Netflix sản xuất hồi năm 2021 là một bộ phim gia đình tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

Bộ phim dựa trên cuốn sách dành cho trẻ em của hai nhà văn Amy Krouse Rosenthal và Tom Lichtenheld, nói về người mẹ Allison, do minh tinh Jennifer Garner thủ vai, cùng với người cha Carlos, do tài tử Edgar Ramirez đóng, quyết định có một ngày gọi là “Yes Day” dành cho ba người con của mình, Katie, Nando và Layla.

Trong vòng 24 tiếng của ngày “Yes Day,” Allison và Carlos phải thực hiện tất cả những yêu cầu của con mình.

Chính vì phải đồng ý với tất cả mọi yêu cầu của con, từ những việc nhỏ cho đến những việc kỳ quái, cả Allison và Carlos mới có dịp gần gũi, thông cảm và thấu hiểu với ba đứa trẻ, được nhìn cuộc sống dưới lăng kính của những đứa trẻ đang lớn. Mặc dù người lớn sẽ gặp phải những tình huống oái oăm từ yêu cầu của con trẻ, nhưng sợi dây gắn kết gia đình được kết nối chặt hơn, đem lại những bài học thú vị cho những người làm cha làm mẹ. (Nhất Anh) [qd]

—–
Liên lạc tác giả: nguyen.nhatanh@nguoi-viet.com

4 bộ phim không thể bỏ lỡ nhân dịp Mother’s Day (nguoi-viet.com)

Lucy Hsu, cô gái gốc Việt du lịch đến 193 nước Liên Hiệp Quốc

Lucy Hsu, cô gái gốc Việt du lịch đến 193 nước Liên Hiệp Quốc

Kalynh Ngô/Người Việt

SAN JOSE, California (NV) – Nếu sự giàu có của một người được xét theo tiêu chuẩn kinh nghiệm từ những chuyến du lịch vòng quanh thế giới, thì chắc chắn cô gái gốc Việt Lucy Hsu ở San Jose sẽ có tên trong “top 10.” Tháng Năm, 2023, cô chính thức đặt chân đến Syria, quốc gia thứ 193 trong tổng số 195 nước trên bản đồ thế giới.

Lucy Hsu gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ. (Hình: Lucy Hsu cung cấp)

“Tên tôi là Lucy Hoàng. Sau khi lập gia đình thì tôi dùng họ của chồng là Hsu. Tôi đang dạy lớp Hai ở trường tiểu học Cadwallader Elementary School. Dạy học là giấc mơ của tôi. Tôi xin lỗi tôi không nói rành tiếng Việt,” từ San Jose, cô giáo Lucy Hsu kể lại “sự giàu có” cô tích lũy được ở tuổi mới ngoài 40.

Từ giấc mơ khi bé và cuốn sổ thông hành năm 23 tuổi

Cô gái gốc Việt có giọng nói và cách kể chuyện từ tốn, nhẹ nhàng, rõ chữ, đúng phong cách của một giáo viên đang kể cho học trò của mình về những cuộc phiêu lưu ký.

Cha mẹ của Lucy là thuyền nhân. Họ rời Việt Nam năm 1979. Lucy sinh ra và lớn lên ở California. Cô tốt nghiệp đại học University of California, Berkeley năm 22 tuổi. Cho đến thời điểm ấy, cô chưa bao giờ rời nước Mỹ.

Khi còn là một cô bé, Lucy đã mơ về những chuyến du lịch. Nhưng như nhiều gia đình Việt tị nạn buổi đầu khác, du lịch là một điều rất xa xỉ với gia đình cô.

“Cha mẹ tôi không dư dả tài chính. Do đó chúng tôi đã không đi đâu cả, ngoại trừ một lần đi Canada thăm bà con bên mẹ của tôi. Khi đó tôi còn rất nhỏ, và là người Mỹ nên không cần phải có sổ thông hành để qua Canada,” cô Lucy kể.

Sau khi tốt nghiệp University of California, Berkeley, cô làm việc một năm tại đại học Stanford University. Khoảng thời gian đó, Lucy tiết kiệm được một số tiền, và cô quyết định học lên cao học.

Đó cũng là lúc cô có một khoảng thời gian trống. Không ngờ là vài tháng ngắn ngủi đó đã đặt viên gạch đầu tiên cho cô gái 23 tuổi bước ra với thế giới rộng lớn bên ngoài. Cô làm sổ thông hành, bắt đầu chuyến lịch đầu tiên trong đời.

Giấc mơ thuở nhỏ của cô bé Lucy Hoàng đã thành hiện thực.

“Tôi quyết định thực hiện chuyến du lịch vòng quanh các nước Châu Âu, đến các địa danh nổi tiếng như London, Paris, Rome…,” Lucy nhớ lại. “Cha mẹ dạy tôi cách sống tự lập từ nhỏ. Nếu tôi muốn làm điều gì đó, tôi sẽ thực hiện bằng mọi cách. Và tôi đã không chờ đợi ai cả. Tôi là người có cá tính rất độc lập.”

Sau chuyến đi Châu Âu, vẫn còn một chút thời gian trước khi vào học cao học, Lucy thực hiện chuyến đi thứ hai. Lần này cô đến Thái Lan, Singapore, Malaysia và Hồng Kông. Hai chuyến đi này đã “định hình” một mục tiêu mà Lucy đã thực hiện nó suốt cho đến hôm nay, bằng tất cả đam mê, cố gắng, và bản tính độc lập của cô.

“Tôi khám giá ra thế giới thật kỳ diệu. Từ sau hai chuyến đi Châu Âu và Châu Á, mục tiêu của tôi chỉ là đi du lịch mỗi mùa Hè, hai tuần nghỉ Giáng Sinh, nghỉ ‘Spring break,’ ngay cả tuần lễ ‘President’s week’ tôi cũng đi du lịch,” Lucy nói.

Bí kíp của “UN Master” và 193 quốc gia

Đến Tháng Năm, 2023, cô gái người Mỹ gốc Việt chỉ có sổ thông hành vào năm 23 tuổi đã trở thành “UN Master” – một biệt danh do câu lạc bộ du lịch nổi tiếng Nomadmania dành cho những ai đã đi đến tất cả các nước của Liên Hiệp Quốc.

Chuyến du lịch gần nhất của Lucy là Tháng Tư năm nay, cô đã đến Ấn Độ, được vinh dự, lẫn duyên lành, gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma.

“Phái đoàn của tôi đã đến thăm nhiều trại mồ côi, trường học do ngài sáng lập và tài trợ. Chúng tôi cũng làm tình nguyện viên ở các tu viện do ngài mở ra,” Lucy kể.

Lucy Hsu (thứ hai từ trái) ở Afghanistan. (Hình: Lucy Hsu cung cấp)

Cô nói: “Rất nhiều người thắc mắc vì sao tôi có đủ khả năng để chi trả cho bấy nhiêu chuyến du lịch. Khi còn độc thân, tôi thuê một căn phòng hoặc một căn chung cư nhỏ. Tôi rất tiết kiệm, không tiêu xài nhiều. Tôi học tận dụng tối đa điểm thẻ tín dụng một cách hiệu quả nhất. Tôi cũng ghi danh chương trình tích lũy điểm sau mỗi chặng bay. Tôi thích nhất là Star Alliance vì nó ứng dụng đến 30 hãng hàng không. Do đó cứ mỗi lần tôi bay hãng nào, tôi cũng tích lũy được điểm.”

Không chỉ là thế, cô còn dùng chuyên môn của mình để tìm việc trong những chuyến du lịch dài. Có một lần, cô đến Guatemala và dạy học vài tuần. Cô đón xe buýt từ Guatemala đến Belize rồi trở lại Guatemala. Tương tự, cô đi xe buýt đến Honduras và El Salvador. Cả mùa Hè năm đó, Lucy đã du lịch từ bốn đến năm quốc gia.

“Xe buýt rất rẻ, chỉ khoảng $5. Và tôi ở ‘hostel’ (một dạng nhà trọ, lữ quán) chỉ tốn $5. Khi tôi ghi danh tình nguyện viên, tôi sẽ ở nhà người bảo trợ. Tôi đã tình nguyện dạy học khi đến Africa và ở nhà một gia đình người dân,” Lucy kể lại kinh nghiệm của những chuyến đi.

Lucy nói cô tin rằng ai cũng có thể vươn tới những điều tưởng chừng là không thể, chỉ cần theo đuổi những điều thật sự có ý nghĩa với chúng ta.

Để minh chứng, Lucy kể câu chuyện thực tế của chính mình: “Ví dụ, mặc dù tôi là một giáo viên, mức lương của tôi không ‘great’ nhưng tôi sẵn sàng làm việc rất chăm chỉ. Ngoài việc đi dạy, tôi làm nhiều việc khác. Tôi dạy thêm mỗi ngày sau giờ ở trường. Tôi dạy đàn dương cầm vào mỗi cuối tuần. Ngay cả tôi đã đi giao hàng để có thêm thu nhập. Vì tôi rất, rất muốn đạt được giấc mơ của tôi. Do đó tôi chăm chỉ làm việc chứ không xin cha mẹ phải cho tôi tiền để thực hiện ước mơ, cũng không mơ tưởng mình trúng số.”

Lucy nói thêm: “Nhưng quan trọng là tích cực săn tìm giá vé rẻ. Tôi rất thích dùng skyscanner.com. Tôi vào đó, ghi vào khoảng thời gian tôi có thể đi du lịch để xem nơi nào có giá vé rẻ.”

Quan trọng hơn, là tìm hiểu kỹ về nơi mình sẽ đến. Cô gái này đã đến những quốc gia “nóng” nhất tính theo tình hình chính trị thế giới: Bắc Hàn, Afghanistan, và cả Iraq.

“Đừng vội nghĩ là sao tôi khờ khạo quá lại du lịch đến Bắc Hàn hay Afghanistan. Tôi đã tìm hiểu, tham khảo rất nhiều từ những du khách trước. Tôi là thành viên của những nhóm du lịch đến hơn 150 quốc gia. Họ chia sẻ kinh nghiệm khi biết nơi tôi muốn đến,” cô nói.

Lucy Hsu đã đến Bắc Hàn, chụp ảnh ngay ở biên giới DMZ. Cô đến Afghanistan, dùng cơm với gia đình người bản xứ.

Lucy Hsu chụp ảnh tại DMZ ở Bắc Hàn. (Hình: Lucy Hsu cung cấp)

Thay đổi nhân sinh quan

Câu chuyện với “UN Master” Lucy Hsu ngày càng thêm thú vị và ý nghĩa khi cô chia sẻ về sự thay đổi nhân sinh quan của một cô gái gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Mỹ.

“Rất nhiều thứ,” Lucy nói. “Chính tôi đã không thể tin được. Tôi là con gái của gia đình tị nạn, tôi lớn lên trong cuộc sống không có nhiều điều kiện và tôi có thể đạt được ước mơ của mình là du lịch đến mỗi quốc gia trên thế giới.”

Phần thưởng lớn nhất Lucy Hsu có được chính là bạn bè và kinh nghiệm. Cô nói: “Tôi đã thật sự khám phá thế giới và hiểu con người có nhiều cách khác nhau để sinh tồn. Dù tôi ở bất cứ nơi nào, Africa hay Châu Á, Châu Âu, Nam Mỹ, tôi đều có thể có bạn. Dù chúng ta khác văn hóa, khác nền tảng, nhưng tất cả chúng ta đều có điểm giống nhau là chăm lo cho gia đình, quan tâm đến giáo dục, đến cơ hội tốt…”

Sau những chuyến đi đầu tiên, Lucy nói cô đã đẩy lùi khỏi tư tưởng của mình những suy nghĩ mà cô gọi là “American mindset:” “Khi tôi bắt đầu du lịch, tôi chọn những nơi nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, tháp Eiffel, London Bridge… Tư tưởng của tôi còn rất ‘American mindset.’ Tôi thường so sánh cái này, cái kia với nước Mỹ. Nhưng khi tôi quyết định du lịch nhiều hơn và lâu hơn, tôi bắt đầu kết bạn với người địa phương và hiểu về văn hóa của họ. Đó là lúc tôi thấy cách nghĩ đó không còn thích hợp nữa.”

Từ những quốc gia mà Lucy chọn để du lịch và làm thiện nguyện, cô đã nhìn thấy nhiều điều ý nghĩa hơn, đẹp đẽ hơn là hai từ “địa danh.” Cho dù, đó là những nơi không có nhà vệ sinh, không có nước sạch, những lớp học chỉ là một túp lều mong manh.

“Tôi đến Kenya, nhà vệ sinh chỉ là một cái hố dưới mặt đất. Tôi phải mang theo nước uống. Nếu muốn nước nóng, tôi phải đi nấu. Không có nhà tắm, chỉ là thau nước và miếng bọt biển. Khi tôi đưa ra những tấm ảnh về cuộc sống ở đó, mọi người đều cho rằng cuộc sống quá khó khăn. Tôi không cho là thế. Tất cả chỉ là chúng ta nghĩ như thế,” Lucy nói.

“Đừng cứ mãi than phiền, xe tôi không đẹp như xe kia, nhà tôi không to như nhà kia, thời tiết hôm nay tệ quá, đường phố hôm nay đông xe quá… Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta trân trọng những gì chúng ta đang có mỗi ngày. Tôi nghĩ rằng đó là giá trị mà tôi học được, trân quý những gì tôi có, công việc tôi đang làm, ngôi nhà tôi đang ở. Tôi biết mình hạnh phúc,” cô gái “UN Master” nở nụ cười viên mãn.

Mùa Hè sắp đến, Lucy Hsu lại chuẩn bị cho chuyến hành trình kế tiếp. Chắc chắn học trò của cô sẽ lại được nghe về cuộc phiêu lưu kỳ thú của cô giáo mình.

Trước khi kết thúc buổi trò chuyện, cô chân thành nhắn gửi: “Nếu các bạn cần hỏi gì về những chuyến du lịch, đừng ngại liên lạc với tôi ở Instagram: Calgirl2003.” [qd]

—–
Liên lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com

Lucy Hsu, cô gái gốc Việt du lịch đến 193 nước Liên Hiệp Quốc (nguoi-viet.com)

vrijdag 10 mei 2024

Nhạc sĩ Cung Tiến (1938-2022) tác giả ca khúc nổi tiếng "Hương Xưa"

Nhạc sĩ Cung Tiến (1938-2022) tác giả ca khúc nổi tiếng "Hương Xưa" 

Nhân 2 năm ngày mất của Nhạc Sĩ Cung Tiến (10/5/2022 - 10/5/2024) xin mời đọc lại : Tác giả ‘Hương Xưa’ qua đời tại California

😢
(Hình : Nhạc sĩ Cung Tiến được biết đến qua các nhạc phẩm "Hương Xưa", "Hoài Cảm"...)
Từ khi đi di tản sau 1975, nhạc sĩ Cung Tiến chưa lần nào về Việt Nam, cũng như được biết ông từ chối mọi lời mời phỏng vấn từ Việt Nam hoặc về nước tham dự biểu diễn.
Những người thân cận với gia đình của nhạc sĩ Cung Tiến đều biết ông đã qua đời ngày 10 Tháng Năm, nhưng đến ngày 4 Tháng Sáu, sau khi hậu sự hoàn tất, gia đình mới đăng cáo phó. Những người thân biết ngày qua đời của nhạc sĩ cũng được dặn dò là xin hãy giữ yên lặng cho đến khi hoàn tất tang lễ.
Khi mất, nhạc sĩ Cung Tiến hưởng thọ 83 tuổi, và lễ hỏa táng thực hiện vào ngày 2 Tháng Sáu, ở Nam California. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm cao quý như bài học mở đường của tân nhạc Việt Nam, đồng thời đóng góp nhiều công sức của mình cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nơi ông giữ chức Tổng Giám đốc Kế hoạch và Dự án, hoạt động như kinh tế gia, giúp cho Bộ tài nguyên và Thiên Nhiên Minesota nhiều năm, sau khi tỵ nạn từ 1975.
Với giới chức cũ của Việt Nam Cộng Hòa, nhạc sĩ Cung Tiến được nhớ đến như là một trong ba Tổng Giám đốc trụ cột của Bộ Kế hoạch trước năm 1975. Còn với giới văn nghệ, ông được đánh giá không khác gì một thần đồng âm nhạc. Từ khi đi di tản sau 1975, nhạc sĩ Cung Tiến chưa có lần nào về Việt Nam, cũng như được biết ông từ chối mọi lời mời phỏng vấn từ Việt Nam hoặc về nước tham dự biểu diễn.
Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm ngày 27 Tháng Mười Một 1938 tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế và ông có tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại nhạc viện Sydney. Từ năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại đại học Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.
Ngoài sáng tác, ông còn là nhà hòa âm, soạn khí nhạc, hợp xướng… và chơi được các nhạc cụ như mandolin, guitar và piano.
Tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Cung Tiến bộc phát trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật. “Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc nhất là âm nhạc mới, không có ai cả”, nhạc sĩ Cung Tiến lưu bút.
Trong lớp nhạc sĩ đầu thế kỷ, với những khúc tân nhạc hoàn chỉnh như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đoàn Chuẩn, nhạc sĩ Cung Tiến là người hiếm hoi viết hoàn chỉnh ca khúc ở năm 14 tuổi (1953). Bài Hoài Cảm – cũng là ca khúc đầu tay của ông, mà theo tâm tình lúc sinh thời là lúc đó, ông mới học đệ lục và là một học sinh chịu nhiều ảnh hưởng thơ mới lãng mạn của Huy Cận, Xuân Diệu ….”Riêng với tôi nó là đứa con đầu lòng vẫn còn được thính giả yêu thích tôi vẫn thích vì nó giản dị và là một thời học trò của mình”, lời của nhạc sĩ Cung Tiến.
Nhạc sĩ Cung Tiến cũng là người dùng từ ngữ mô tả mãnh liệt nhất, và đầu tiên: “lòng cuồng điên vì nhớ” cho một nỗi nhớ nhung của một thiếu niên về tình yêu đầu đời. Vào lúc bài hát ra đời cũng có nhiều người không quen và cảm thấy khó chịu với sự mô tả hết sức dữ dội này. Nhưng rồi dần người ta nhận thấy rằng đó là cách diễn đạt chân thành và không kém phần tinh tế khi hoán đổi “điên cuồng” thành “cuồng điên” – khiến khung cảnh bài hát cũng nhẹ nhàng, bay bổng hơn. Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi đó là cách sắp xếp đầy mỹ cảm về phương diện tu từ học.
Nhiều người khi biết về ông đều ngạc nhiên, vì sao có một kinh tế gia và một nhạc sĩ xen lẫn trong cuộc đời một con người. Thế nhưng khi tìm hiểu sâu thêm về bối cảnh xã hội và cuộc đời của nhạc sĩ Cung Tiến, người ta lại càng thán phục. Là một nhạc sĩ và có tinh thần hiếu học, ông chỉ muốn mình được học sâu và cao hơn về âm nhạc. Thế nhưng lúc đó các con đường du học và cấp học bổng chỉ có cho kinh tế. Vì vậy, nhạc sĩ Cung Tiến quyết định thi lấy học bổng kinh tế để đi nước ngoài du học rồi bên cạnh đó sẽ tìm hiểu và học thêm âm nhạc ở xứ người. Và từ đó chính quyền Việt Nam Cộng hòa có thêm một nhạc sĩ và một kinh tế gia tài giỏi.
Nhưng không phải ai cũng biết rằng nhạc sĩ Cung Tiến còn là một nhà văn và là một dịch giả. Ông có thời gian cộng tác chặt chẽ với nhóm Sáng Tạo, một nhóm tiền phong về văn hóa nghệ thuật của những người miền Bắc di cư vào Nam sau năm 1954. Nhiều người trong nhóm Sáng Tạo đã dựng nên một góc trời văn chương cho người Việt, trong đó có Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền…
Bút danh của nhạc sĩ Cung Tiến lúc đó là Thạch Chương, ông tham gia cả mảng sáng tác, nhận định và phê bình văn học. Ông có dịch hai đại tác phẩm của hai văn hào Nga là Fyodor Mikhailovich Dostoevski và Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn ra Việt Ngữ. Đó là Hồi Ký Viết Dưới Hầm (bản dịch tác phẩm của M. Dostoievski, 1969) và Một Ngày Trong Đời Ivan Denissovitch (dịch từ A. Solzhenitsyn, 1969). Riêng về Một Ngày của Ivan Denissovitch kể về những gì xảy đến cho một người tù cải tạo tên Ivan Denissovitch trong một ngày dưới chế độ bạo ngược cộng sản Stalin.
Một người tài hoa, trầm lặng
Năm 1956, nhân 200 năm ngày sinh của thiên tài âm nhạc Mozart, tổng thống Ngô Đình Diệm có tổ chức một buổi hòa nhạc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Lúc đó nhạc sĩ Cung Tiến chỉ mới gần 18 tuổi, nhưng vì nghe danh tiếng của ông, đích thân tổng thống Ngô Đình Diệm đã viết thư mời ông tham dự. Trong tâm tình với báo chí về sau, nhạc sĩ Cung Tiến nói lúc đó ông tràn ngập niềm vui sướng vì được tham dự chương trình hòa nhạc về một tài năng âm nhạc thế giới mà ông vô cùng hâm mộ. Và kế đó, là ngỡ ngàng là vì sao một cậu bé như mình lại được tổng thống mời đích danh.
Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông có viết cho một số báo với bút danh là Đăng Hoàng. Nhưng với âm nhạc, nhạc sĩ Cung Tiến vẫn nối dài các sinh hoạt của mình. Ngoài chức vụ Ủy viên Diễn đàn các nhà soan nhạc Hoa Kỳ, ông vẫn sáng tác và sinh hoạt âm nhạc thính phòng để quáng bá tinh thần âm nhạc Việt Nam. Năm 1987, Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh phụ ngâm, soạn cho 21 nhạc khí tây phương, được trình diễn lần đầu vào năm 1988 tại San Jose với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học nghệ thuật quốc khánh 1988.
Vào đầu thập kỷ 1980 Cung Tiến phổ nhạc từ 12 bài thơ trong tù cải tạo của Thanh Tâm Tuyền mang tên “Vang Vang Trời Vào Xuân”, tập nhạc này được viết cho giọng hát và Piano và được trình bày lần đầu tiên tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào năm 1985.
Năm 1992, Cung Tiến soạn tập Ta Về, thơ Tô Thùy Yên, cho giọng hát, nói, ngâm và một đội nhạc cụ thính phòng. Năm 2003, Ông đã thực hiện một tác phẩm nhạc đương đại Lơ thơ tơ liễu buông mành dựa trên một điệu dân ca chèo cổ. Ông cũng là hội viên của diễn đàn nhạc sĩ sáng tác Hoa Kỳ.
Hầu hết người yêu nhạc, biết đến một Cung Tiến, là đều tìm về kho tàng của 20 năm văn hóa vàng son của miền Nam. Trong một phát hiện mang tính sử nhạc của nhà thơ Du Tử Lê, một dấu ấn đặc biệt của riêng ông, là nhạc sĩ đầu tiên phổ nhạc từ dòng thơ tự do.
Từ giã nhạc sĩ Cung Tiến, là một lần nghiêng mình trước một người tài hoa, trầm lặng; và cũng là nghiêng mình trước một thế hệ tiền nhân đã cống hiến cho văn hóa Việt có được những điều đẹp đẽ và quý báu như hôm nay.
Tuấn Khanh
Kan een afbeelding zijn van 1 persoon
Alle reacties:
Vang Vo

donderdag 9 mei 2024

Belangrijke mijlpaal: elektrische vrachtwagen laadt met 1 Megawatt

 

Belangrijke mijlpaal: elektrische vrachtwagen laadt met 1 Megawatt

Belangrijke mijlpaal: elektrische vrachtwagen laadt met 1 Megawatt© Aangeboden door Bright.nl

De snelst ladende elektrische auto’s halen tegen de 250 kW. Een vrachtwagen van Mercedes heeft bij een test 1001 kW gehaald. Een belangrijke mijlpaal.

Vrachtwagens gebruiken aanzienlijk meer brandstof of stroom om een kilometer te rijden dan een auto. Lange tijd werd dan ook gedacht dat een vrachtwagen op batterijen alleen in een binnenstad op korte afstanden zou werken. Maar de afgelopen jaren bleek dat de elektrische lange afstandsvrachtwagen dichterbij is dan we vermoedden. De belangrijkste factoren: laadsnelheid en rijbereik.

Mercedes-Benz komt eind dit jaar met de Actros in elektrische vorm: de eActros 600. Deze vrachtwagen krijgt in eerste instantie een reguliere CCS plug, die ook op elektrische personenwagens zit. De eActros kan echter voorbereid worden voor de nieuwe standaard voor vrachtauto’s: Megawatt Charging System (MCS). De naam verklapt de belangrijkste feature: laden met 1 Megawatt (en dat is 1000 kW).

Rijtijd moet stroken met pauzes

Bij een test met een prototype lukte het om daadwerkelijk te pieken op 1001 kW: genoeg om de batterij in 30 minuten van 10 naar 80 procent te laden. De accu in de vrachtwagen is ongeveer 10x groter dan die in een gemiddelde elektrische auto: 621 kWh ligt er in de vrachtwagen. De kunst bij het ontwerpen van elektrische vrachtwagens is om de mogelijke rijtijd af te stemmen op de maximale rijtijd van de chauffeur. Die mag maximaal 4,5 uur ononderbroken rijden.

Na die 4,5 uur rijtijd moet hij of zij een pauze nemen van 45 minuten. Alternatief kan de rijtijd opgeknipt worden in twee delen. Met een eerste pauze van minimaal 15 minuten en binnen de 4,5 uur rijtijd nog een pauze van minimaal 30 minuten. Gezien het rijbereik van de eActros zo’n 500 kilometer is en een vrachtwagen nergens meer dan 90 km/u is, lijkt het in deze Mercedes-Benz perfect op elkaar afgestemd. Enige voorwaarde is dan nog dat er voldoende laadpalen komen voor de elektrische vrachtwagens.

Meer elektrisch rijden en mis niets met onze Bright-app.

Belangrijke mijlpaal: elektrische vrachtwagen laadt met 1 Megawatt (msn.com)