vrijdag 30 november 2012

Những bức ảnh sexy nhất năm 2012

 30/11/2012
Lựa chọn ra 15 bức ảnh tiêu biểu, tạp chí Sun đã tổ chức một cuộc bình chọn bức hình sexy nhất trong năm 2012.
Hai siêu mẫu Kate Moss và Naomi Campbell cùng nhau chụp nude cho tạp chí Interview.

Kate Upton làm người mẫu trang bìa cho tạp chí Sports Illustrated.

Rihanna nửa kín nửa hả trên trang bìa tạp chí GQ.

Amy Childs trong một shoot hình quảng cáo cho thương hiệu áo lót Bra Queen.

Siêu mẫu Kelly Brook tự làm mẫu trong bộ sưu tập đồ lót do chính cô thiết kế, New Look.

Thiên thần Victoria’s Secret đã giành được danh hiệu Người phụ nữ đương đại quyến rũ
nhất do tạp chí Esquire, Anh quốc bình chọn.

Kim Kardashian khoe ba vòng tuyệt đẹp trong một buổi chụp ảnh bên bờ biển.

Mila Kunis được tạp chí Esquire Mỹ chọn là Người phụ nữ quyến rũ nhất và cô đã chứng
minh cho mọi người thấy tại sao mình được trao danh hiệu này bằng một bức hình
chụp bán nude trên trang bìa tạp chí.

Imogen Thomas quyến rũ trong bộ đồ lót tím đen cực kỳ khêu gợi.

Hình ảnh của Coco Austin trong mắt người hâm mộ luôn ngồn ngộn như thế này.

Lauren Goodger tự sướng bằng một bức ảnh chụp với bộ đồ lót sexy.

Pamela Anderson chứng minh cô vẫn còn rất quyến rũ khi tự khoe một bức ảnh trên Twitter.

Nữ giám khảo X Factor Tulisa Contostavlos ngọt ngào và sexy trong bộ bikini hoa trên bờ
biển. Nhờ v ẻ đẹp này mà cô đã được tạp chí dành cho đàn ông FHM bầu là Người phụ
nữ sexy nhất thế giới.

Nữ ca sĩ kiêm giám khảo X Factor Nicole Scherzinger khêu gợi trong bộ đồ Halloween.

Các thiên thần Victoria’s Secret gồm Miranda Kerr, Alessandra Ambrosio, Adriana Lima
và Erin Heatherton lộng lẫy trong buổi biểu diễn hàng năm của thương hiệu đồ lót
danh tiếng thế giới.

Jodie Marsh và Kirk Norcross gây xôn xao với bức ảnh nude chụp chung khi quảng
bá một sản phẩm dinh dưỡng dành cho người tập thể thao.

Theo Xzone.vn

http://docbao.vn/News.aspx?cid=9&id=159594&d=30112012






cadaverous flower: Blooms once every 40 years for 3 days!

Blooms once every 40 years for 3 days!
LOOK AT THIS!

God is the producer; that's why it is so magnificent!

One of nature's jewels that so many may never see.
The largest flower in the world was blooming in
Blanco, Veracruz , Mexico.
Two meters (6 5/8 feet) high and weighing 75 kilos (165 1/3 lbs).
It has the peculiarity of blooming only during three days every 40 years.

You'd only see it once or twice in a lifetime!
Shouldn't this qualify as the "8th Wonder of the World"?





Amorphophallus titanum (Araceae), also called "cadaverous flower"
has the peculiarity of blooming only during three (3) days every 40 years.
“Do you suppose God gave us a flower that represents the 40 years in the desert?
And it only blooms for 3 days ….

Trung Quốc: Tác hại của chính sách một con được thừa nhận

Về dấu hiệu cáo chung của « chủ thuyết » một con tại Trung Quốc, trên trang quốc tế, báo Le Figaro xác định là chính các chuyên gia có trách nhiệm thực hiện chính sách áp dụng từ năm 1979, đã chủ trương việc dẹp bỏ, hầu hạn chế đà dân số suy giảm và đối phó với các thách thức về mặt kinh tế.
Theo tờ báo, cuộc tranh luận về chính sách một con áp đặt lên người dân Trung Quốc từ 30 năm nay, ngày càng lan rộng, và đây sẽ là một ưu tiên của ê-kíp lãnh đạo mới. Ủy ban kế hoạch hóa gia đình có trách nhiệm thực hiện chính sách này đã cho thấy rõ ý định thay đổi chính sách.
Công cuộc cải tổ chủ yếu là nhắm vào người dân thành thị, về mặt chính thức sẽ có quyền có hai con.
Điều gây chú ý, theo Le Figaro, là chính sách một con đến nay vẫn thường bị giới bảo vệ nhân quyền chỉ trích, nhưng giờ đây vấn đề có vẻ cấp bách khiến cho ngay cả một cơ quan nhà nước cũng như giới tham vấn như China Development Research Foundation, rất có uy tín, cũng đề nghị bỏ dần chính sách này, cho phép có hai con trên cả nước vào năm 2015, và hoàn toàn bãi bỏ việc kiểm soát sinh đẻ vào năm 2020.
Giới kinh tế Trung Quốc hiện lo ngại về hậu quả của chính sách một con khi mà theo họ, lượng người trong tuổi lao động sẽ bắt đầu giảm đi vào năm 2016. Kèm theo đó là tình trạng xã hội bị lão hóa : Sinh suất hiện nay ở Trung Quốc là 1,18 và 13,3% dân số trên 60 tuổi. Tỉ lệ này có thể lên 33% vào năm 2050.
Ngoài vấn đề kinh tế, đây còn là một vấn đề xã hội, người dân rất phẫn nộ trước việc cưỡng bức phá thai thường đi kèm với chính sách một con.
Ngày vui cho người Palestine
Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về quy chế nhà nước quan sát viên cho Palestine vào hôm nay, tình hình kinh tế chính trị không mấy tốt đẹp của Pháp như Le Monde nêu bật trong hàng tít lớn trang đầu : « Thất nghiệp bùng nổ », hoặc tít đập vào mắt của Le Figaro : « Đảng UMP trong ngõ cụt »… đó là những chủ đề nổi trội được theo dõi và bình luận nhiều.
Về thời sự quốc tế, như nói trên, sự kiện Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về quy chế nhà nước quan sát viên cho Palestine, rất được báo giới Pháp chú ý, nhưng lại dưới những góc độ khác nhau.
Rõ ràng là Palestine sẽ được hưởng quy chế mới, vì có đến 130 trên tổng số 193 quốc gia thành viên đã cho biết sẽ tán đồng. Báo Cộng sản Pháp L’ Humanité chào mừng sự kiện qua hàng tít lớn trang nhất : « Liên Hiệp Quốc : Cuộc hẹn với lịch sử ». Báo La Croix điềm tĩnh hơn nói đến : « Một bước tiến về phiá Palestine, tại Liên Hiệp Quốc » và xem cử chỉ biểu tượng này là một sự ủng hộ đối với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. La Croix nhìn thấy là Israel đành phải chấp nhận.
Riêng báo Les Echos, thì lại ghi nhận sự hiện diện của một « Nhà nước khập khễnh ở Liên Hiệp Quốc », vì như tờ báo nhắc lại, Palestine không phải là thành viên mà cũng không đơn thuần là quan sát viên vì tổ chức Giải phóng Palestine PLO của ông Yasser Arafat đã là quan sát viên từ năm 1974.
Tờ Le Figaro thì chú ý hơn đến « Sự chia rẽ của Châu Âu trên vấn đề quy chế Palestine », tít lớn trang quốc tế. Tờ báo công nhận quy chế mới là cử chỉ mang tính chất biểu tượng ủng hộ ông Abbas, trước sức mạnh của lực lượng Hamas.
Nhưng nếu Mỹ và Israel từ lâu cương quyết chống đối mọi quy chế tăng tầm quan trọng của Palestine, cuộc bỏ phiếu hôm nay đặt Châu Âu trước sự chia rẽ của mình vì như ngoại trưởng Pháp đã công nhận là Liên Hiệp Châu Âu « không đi đến được một lập trường chung ». Đức, Hà Lan, Cộng hoà Séc dứt khoát là không, trong lúc Anh Quốc cho đến hôm qua vẫn do dự giữa bỏ phiếu thuận hay là không bỏ phiếu.
Nhưng có một điểm mà không ai đụng đến là trợ giúp Palestine (325 triệu euro) vẫn sẽ nguyên vẹn.
Pháp tìm cách giảm lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
Về tình hình Pháp, ngoài vấn đề kinh tế thất nghiệp, và khủng hoảng trong đảng cánh hữu UMP như Le Figaro nhận xét là « đang trong ngõ cụt », hai sự kiện khác được lưu ý : thứ nhất là cuộc tranh luận về sự chuyển đổi về mặt năng lượng ở Pháp - mà cuộc họp đầu tiên của Ủy ban quốc gia đặc trách vấn đề này mở ra vào hôm nay - và thứ hai là thông tri của Bộ trưởng Nội vụ Valls về việc hợp thức hóa người không giấy tờ hợp lệ.
Về năng lượng, công trình của Ủy ban nói trên sẽ kéo dài 6 tháng để đưa ra trước Quốc hội ra một chương trình chuyển đổi vào mùa hè tới. La Croix ghi nhận mục tiêu đầu tiên là giảm sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Pháp theo tờ báo, đã cam kết là sẽ giảm 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ đây đến năm 2020, và cũng giảm phần điện hạt nhân từ 75% hiện nay xuống mức 50%.
Theo tờ báo, vấn đề năng lượng thường gây tranh cãi gay gắt ở Pháp, nhưng có một điều mà ai cũng công nhận không thể tiếp tục như trước, và biện pháp được sự đồng thuận ngày nay là tiết kiệm, giảm bớt tiêu thụ, như thế mới bớt lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Một trong những công trình quan trọng đang thực hiện hiện nay trên vấn đề này là việc cải thiện hệ thống sưởi cho các tòa nhà. Lãnh vực thứ hai trong tầm nhắm là hệ thống chuyên chở. Làm sao giảm tối đa chuyên chở đường bộ cũng như việc sử dụng xe hơi riêng.
Quy định mới về việc hợp thức hóa người không giấy tờ tại Pháp
Chủ đề mà báo giới cũng quan tâm là thông tri của Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls, về việc hợp thức hóa những người không giấy tờ hợp lệ, được công bố hôm qua, nêu lên những tiêu chí mà báo giới đánh giá khác nhau.
La Croix nhìn thấy có sự uyển chuyển hơn trước một chút, tít trang Xã hội, trong khi Le Figaro đánh giá : « Ông Manuel Valls tạo điều kiện dễ dàng cho việc hợp thức hoá người không giấy tờ ». Le Figaro nêu lại một số điểm chính như tiêu chí đối với một hộ gia đình là cả hai người phải cư ngụ ít nhất 5 năm tại Pháp, có một đứa con đi học ít nhất 3 năm. Còn người lao động không giấy tờ cũng phải hiện diện trên đất Pháp tối thiểu 5 năm, và phải đã làm việc ít nhất 8 tháng trên 24 tháng cuối cùng hoặc 30 tháng trong 5 năm trước ngày xin hợp thức hóa.
Điều được lưu ý nữa là những tiêu chí hợp thức hóa sẽ áp dụng đồng đều như nhau ở mọi nơi, chứ không để xử lý theo tùy trường hợp, tùy nơi, như trước đây. Những tiêu chí mới sẽ được áp dụng vào ngày 3/12 tới đây.
Theo Le Figaro, chính phủ đang đùa với lửa và những thông tri của ông Valls sẽ dẫn đến việc Pháp phải chấp nhận nhập cư nhiều hơn và đây cũng là một hành vi khuyến khích nhập cư lậu.
Báo Les Echos chạy một hàng tít ngược lại : ông Valls cho thấy một đường lối cứng rắn về nhập cư. Ông chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của các tổ chức bảo vệ người không giấy tờ.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121129-chau-a-vung-tien-thu-mua-khu-pho-tai-chanh-city-tai-luan-don

Châu Á vung tiền mua khu phố tài chánh City tại Luân Đôn

Thứ năm 29 Tháng Mười Một 2012

Châu Á vung tiền mua khu phố tài chánh City tại Luân Đôn

Khu phố tài chính City tại Luân Đôn.
Khu phố tài chính City tại Luân Đôn.
REUTERS

Mai Vân
Báo chí Pháp ngày 29/11/2012 quan tâm khá nhiều đến Châu Á, từ việc Châu Âu đang nghiên cứu một hiệp ước tự do mậu dịch với Nhật Bản trên báo kinh tế Les Echos, cho đến chính sách ‘một con’ tại Trung Quốc đến hồi kết thúc trên báo Le Figaro. Tuy nhiên một sự kiện lạ rất đáng chú ý liên quan đến Châu Á đã được Le Figaro khai thác trong phụ trang kinh tế dưới hàng tựa : « Người châu Á thâu tóm khu phố City tại Luân Đôn ».

City chính là khu phố tài chính của thủ đô Anh Quốc, thường được xem là thủ phủ kinh tế của châu Âu và thế giới. Theo ghi nhận của tờ báo Pháp, khu phố này ngày càng thu hút người Châu Á đến đầu tư vào lãnh vực địa ốc văn phòng.
Le Figaro nhắc lại sự kiện nhà tỷ phú Nhật Bản Akira Mori ngày 28/11/2012, đã thông báo cho hãng tin Mỹ Bloomberg biết là ông sắp chi 100 tỉ yen, tức gần 1 tỉ euro, để đầu tư vào ngành điạ ốc văn phòng ở Tokyo, New York và Luân Đôn. Đối với nhà tỉ phú đứng đầu tập đoàn Mori Trust, đang quản lý 67 cơ sở điạ ốc ở Nhật, thì đó là cách đầu tư tốt nhất hiện nay, khi lãnh vực này đang hồi phục trong bối cảnh đồng yen cao giá.
Đối với Le Figaro, trường hợp ông Akira Mori không phải là duy nhất. Đó chỉ là cái cây che khuất cánh rừng. Trong năm 2012 này, theo tờ báo Pháp, người Châu Á đứng đầu trong việc mua văn phòng ở khu City, Luân Đôn.
Một bản nghiên cứu do hãng BNP Paribas Real Estate - Vương quốc Anh thực hiện cho thấy là từ đầu năm đến nay, 71% của khoảng 7,5 tỉ euro đầu tư vào khu gọi là Trung tâm Luân Đôn (Central London) đến từ các nhóm nước ngoài, một tỉ lệ lên đến 85% nếu tính riêng khu City. Đáng chú ý là đầu tư của người Châu Á đã vượt qua đầu tư của Anh và Mỹ.
Theo Le Figaro, đầu tư của châu Á nói chung trong 9 tháng đầu năm nay, chiếm 28% tổng trị giá đầu tư, trong khi Anh Quốc chỉ chiếm 20% và Hoa Kỳ 19%. Theo Le Figaro, đó là một bước nhảy vọt ngoạn mục, vì cách đây 2 năm, tức là năm 2010, tỉ lệ đầu tư của nguời Châu Á vào khu City chỉ khoảng 4%. Ngay từ năm ngoái, bước nhảy vọt đã khởi sự để lên mức 24%.
Nhân dạng những kẻ được Le Figaro gọi là kẻ ‘chinh phục’ năm nay là ai ? Đó là các quỹ đầu tư Malaysia và Hàn Quốc, trong đó có Quỹ của các nhà giáo Hàn Quốc. Nhật Bản từng xa lánh khu City vào năm 2005, cũng đang quay trở lại, và dĩ nhiên không thiếu bóng Trung Quốc.
Giới đầu tư châu Á này tranh thủ giá địa ốc sụt giảm ở khu City từ năm 2007, và giá đồng tiền ở Châu Á, từ đồng yen cho đến đồng đô la Singapore đang cao hiện nay. Theo tính toán của họ, đầu tư vào địa ốc ở Luân Đôn có lợi hơn là đầu tư trong nước họ.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121129-chau-a-vung-tien-thu-mua-khu-pho-tai-chanh-city-tai-luan-don

donderdag 29 november 2012

Đến hồ Nakura ngắm chim hồng hạc đẹp nhất thế giới

Đến với Kenya (một quốc gia Đông Phi), du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh ngập tràn chim hồng hạc chao lượn đẹp mắt trên mặt hồ Nakuru.



Nakuru là một trong 3 hồ lớn nối liền nhau nằm ở Rift Valley của Kenya.

Những hồ nước này đã trở thành ngôi nhà quy tụ 13 chủng loại chim quý hiếm đang bị đe dọa cùng với một số loại chim khác trên thế giới.


Hồ Nakuru được giới nghiên cứu chim ca ngợi là "thiên đường", sân chim lớn nhất thế giới; với đàn chim hồng hạc đặc trưng.




Cảnh tượng hàng nghìn, thậm chí hàng triệu con hồng hạc xếp hàng chật kín bờ hồ trải dài bất tận, thảnh thơi dạo chơi và kiếm ăn chỉ có thể bắt gặp ở hồ Nakuru.




Hồng hạc tụ lại dày đặc ven bờ hồ. Hàng nghìn con khác tản về phía lòng hồ kiếm ăn.


Hàng triệu hồng hạc đậu chật kín mặt hồ.


Số lượng của chim hồng hạc ở Nakuru lên đến hàng chục nghìn, thậm chí lên đến hàng triệu con.


Những chú chim hồng hạc nhỏ ở đây có thể được phân biệt với các loại khác bởi bộ lông màu hồng và phần mỏ màu đỏ son, không giống như các con chim hồng hạc lớn - loại này thường có mỏ màu đen ở phần chóp.


Những chú chim hồng hạc nhỏ là loại thường được ghi hình và chụp ảnh và chủ yếu xuất hiện trong các bộ phim tài liệu bởi chúng có số lượng nhiều hơn chim hồng hạc lớn.


Nguồn tảo rất phong phú, đa dạng trong hồ là “vũ khí” thu hút và “giữ chân” loài chim quý, tuyệt đẹp này bởi chim hồng hạc chủ yếu ăn tảo.


Trong khi đó, phân chim hồng hạc cùng nhiệt độ lý tưởng của vùng nước có tính kiềm ở hồ Nukaru cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển các loài tảo.


Trên thực tế, đây là khu vực có nguồn thức ăn dồi dào nhất đối với loài hồng hạc hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, tại hồ Nakuru tập trung khoảng hơn 1 triệu, thậm chí, 2 triệu hồng hạc, mỗi năm tiêu thụ khoảng 250 nghìn kg tảo/hecta.

Ngoài ra, hồ Nakuru còn là nơi làm tổ và kiếm ăn lý tưởng của loài bồ nông trắng lớn.


Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số lượng chim hồng hạc đã giảm xuống đáng kể, nguyên nhân chính có lẽ là do có quá nhiều khách du lịch tới thưởng ngoạn cảnh đẹp ở đây.

Nguyên nhân khác cũng là do ô nhiễm nước thải từ các nhà máy công nghiệp gần đó thải ra hồ, điều này làm cho chất lượng nước hồ thay đổi.


Ô nhiễm môi trường và lụt lội đã phá hủy không gian sống cũng như nguồn thức ăn của loài chim hồng hạc. Các loại khuẩn tảo lục (Cyanobacteria) và tảo xanh đã trôi đi nơi khác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn.

Phim toàn bộ kế hoạch hạ Bin Laden

Phim dài 1 giờ 15 phút rất căng thẳng hồi hộp. Một kế hoạch rất hoàn hảo để thanh toán tên trùm khủng bố Bin Laden hồi đầu tháng Năm 2011. Mởi các bạn dành thì giờ xem cho hết, bỏ qua rất uổng.

Tổng thư ký ASEAN : Biển Đông có thể trở thành "Palestine của châu Á"

Thứ tư 28 Tháng Mười Một 2012

Tổng thư ký ASEAN : Biển Đông có thể trở thành "Palestine của châu Á"

Ông Surin Pitsuwan mãn nhiệm chức vụ tổng thư ký ASEAN vào tháng 12/2012 (Reuters)
Ông Surin Pitsuwan mãn nhiệm chức vụ tổng thư ký ASEAN vào tháng 12/2012 (Reuters)

Thanh Phương
Trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Anh Financial Times vào hôm nay 28/11/2012, tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cảnh báo là các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông có thể biến vùng này thành một “Palestine của châu Á”. Ông cho rằng những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo đang tranh chấp với Việt Nam, Philipines và các nước khác có nguy cơ gây mất ổn định toàn khu vực.

Ông Surin Pitsuwan cũng bày tỏ mối quan ngại về khả năng của ASEAN giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Theo lời tổng thư ký ASEAN, sẽ mãn nhiệm vào tháng tới, tình hình đang xấu đi ở Biển Đông là hậu quả của “những động lực trong nội bộ Trung Quốc”, với việc Bắc Kinh tập trung vào vấn đề chủ quyền và lãnh thổ, trong bối cảnh vừa chuyển giao quyền lãnh đạo.
Trong bài trả lời phỏng vấn với Financial Times, tổng thư ký ASEAN còn tuyên bố là ông rất hiểu những động cơ đã thúc đẩy Cam Bốt ngả theo Bắc Kinh và cản trở Philippines và Việt Nam đạt đồng thuận trong ASEAN trước những hành động xác quyết chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Surin cho rằng : “Cam Bốt phải tự tìm thế cân bằng trong cuộc tranh giành thế lực ngày càng gay gắt.”
Theo ông Surin, cách tốt nhất để tránh xung đột là ASEAN và Trung Quốc đồng ý với nhau về một bộ quy tắc ứng xử, để ngăn chận việc các quốc gia trong vùng tìm cách chiếm các đảo, các mỏ dầu và các vùng đánh cá để yểm trợ cho các đòi hỏi chủ quyền của họ.
Nhưng tổng thư ký ASEAN cho rằng, đây sẽ là một thách đố lớn lao, bởi vì các định chế chính trị và các cơ chế giải quyết tranh chấp của châu Á còn rất yếu kém, chưa theo kịp với sức mạnh kinh tế của một vùng đang phát triển.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121128-tong-thu-ky-asean-bien-dong-co-the-tro-thanh-palestine-cua-chau-a

Triển lãm Đại học 2012 : Cơ hội du học Pháp

Thứ tư 28 Tháng Mười Một 2012
Triển lãm Đại học 2012 : Cơ hội du học Pháp
Ảnh Campus France
Trọng Thành
Cuối tuần tới, sẽ diễn ra Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp, vào hai ngày Thứ bảy 08/12/2012 tại khách sạn Horison, Hà Nội và Chủ nhật 09/12/2012 tại khách sạn REX, TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm sắp tới đem lại nhiều cơ hội cho các học sinh, sinh viên Việt Nam mong muốn học tập và nghiên cứu tại Pháp.
Để cung cấp thêm thông tin đến quý thính độc giả, Tạp chí Cộng đồng của RFI đã liên lạc với Campus France tại Việt Nam, cơ sở phụ trách cuộc triển lãm kể trên. Khách mời đầu tiên của tạp chí, bà Marie-Christine Charlieu, người phụ trách dự án Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp 2012.
Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin chuyển tới quý vị các chia sẻ kinh nghiệm của một số du học sinh và cựu du học sinh Việt Nam. Nhận lời mời của chúng tôi có anh Phi Anh, cựu sinh viên Pháp, hiện đang làm việc cho EduViet - một công ty hướng dẫn du học -, chị Nguyễn Thị Lan Anh, học sinh trường song ngữ tiếng Pháp ở Hạ Long, vừa nhập học năm thứ nhất tại trường đại học Bordeaux 4 và các ông Trần Mạnh Đức và Nguyễn Văn San, tốt nghiệp tiến sĩ tại Pháp và hiện là các lãnh đạo Hội cựu du học sinh Pháp tại Việt Nam (UAFV). Rất mong rằng, tiếng nói của các vị khách mời sẽ đem lại các thông tin hữu ích cho dự định du học của quí vị hay những người thân của quý vị.
Phần phỏng vấn Tạp chí Du học Pháp
28/11/2012





Triển lãm du học : một hình ảnh đa sắc về nền đại học Pháp
Bà Marie-Christine Charlieu trình bày một đôi nét về các hoạt động chính trong ngày Triển lãm, đồng thời các hoạt động chủ yếu khác của Campus France nhằm hỗ trợ các bạn trẻ có nguyện vọng sang Pháp du học.
Bà Marie-Christine Charlieu : « Trước hết cần nói rằng Triển lãm du học đại học Pháp sắp tới cho thấy một hình ảnh đa sắc về giáo dục đại học Pháp, bởi vì ở đó sẽ có các trường đại học tổng hợp công lập, các trường kỹ sư, các trường thương mại và trường chuyên ngành. Điều này cho phép các sinh viên Việt Nam, cũng như các học sinh phổ thông trung học Việt Nam, có thể tiếp cận được nhiều lĩnh vực, như khoa kinh tế học, quản lý, công nghệ, khoa học cơ bản, luật học… ở tất cả các cấp học, từ đào tạo các năm đầu đại học, cho đến master và tiến sĩ.
Trong Triển lãm này, có hai kiểu gặp gỡ. Thứ nhất, các sinh viên, không có một dự án học tập cụ thể nào, có thể đến tiếp xúc với các đại diện cơ sở đào tạo để có được tất cả các thông tin cần thiết. Thứ hai, đối với các ứng viên bắt đầu xây dựng một kế hoạch du học, và muốn có một cuộc hẹn với các cơ sở đào tạo, để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch du học của mình. Như vậy, ứng viên có thể lựa chọn cơ sở đào tạo và, về phần mình, cơ sở đào tạo có thể quyết định giữ lại ứng viên phù hợp.
Thực tế là từ hơn một tháng nay, nhiều ứng viên đang chuẩn bị một kế hoạch du học, đã gửi kế hoạch du học của mình đến cơ sở đào tạo qua internet, giải thích các động cơ, kế hoạch học tập, và cơ sở đào tạo có thể xem xét hồ sơ của các ứng viên và dành cho họ một cuộc hẹn vào ngày Triển lãm.
Campus France sát cánh với sinh viên, học sinh Việt Nam
Về các hoạt động khác của Campus France tại Việt Nam, tất nhiên chúng tôi không dừng lại ở một triển lãm. Chúng tôi rất hiểu rằng, các học sinh sinh viên rất cần sự hỗ trợ của chúng tôi ở tất cả mọi giai đoạn chuẩn bị kế hoạch du học. Chúng tôi cũng đồng thời tổ chức các hoạt động phổ biến thông tin giáo dục trên toàn quốc, vào tháng 1 và tháng 3 hàng năm.
Dịp tháng 1 là dành cho các học sinh phổ thông. Bởi vì theo lịch, ứng viên học sinh phổ thông sẽ phải quyết định chọn trường trước ngày 31/3. Trong dịp này, những ngày dành cho Du học Pháp sẽ được tổ chức tại khắp các thành phố lớn như Đà Nẵng, HCM, Hà Nội, với các khóa đào tạo ngắn để cung cấp thông tin, phổ biến các thủ tục, trắc nghiệm tiếng… Chúng tôi cũng mời cả các cựu sinh viên đến truyền đạt các kinh nghiệm của mình.
Dịp tháng 3 là dành cho các sinh viên ở bậc học master và tiến sĩ, dành cho các sinh viên.
Trong khi đó, từ tháng 9 đến tháng 10, tháng 11, chúng tôi sẽ tới các trường học ở Việt Nam, tới gặp các sinh viên để giới thiệu với họ về giảng dạy đại học Pháp, những lý do khiến nên chọn hướng du học Pháp, các điểm mạnh của giáo dục Pháp, để họ có thể lựa chọn. Bởi vì bên cạnh, những người đã xác định rõ hướng đi, có nhiều người còn đang phân vân. Nhìn chung, từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, chúng tôi có rất nhiều hoạt động để hỗ trợ các sinh viên, học sinh xây dựng các kế hoạch học tập của mình.
Chúng tôi có những hoạt động, như đến trường trung học tổ chức buổi gặp gỡ dưới hình thức ‘‘bữa ăn sáng Pháp’’ với các cha mẹ học sinh, cùng các học sinh, vào ngày nghỉ cuối tuần để trao đổi. Chúng tôi cũng đi nhiều nơi khác. Vì ngoài ba thành phố lớn nói trên, còn nhiều nơi khác có các trường học song ngữ tiếng Pháp, như Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt… Chúng tôi đi đến tất cả mọi nơi để gặp gỡ các sinh viên, học sinh, không chỉ các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. »
Vấn đề đầu tiên : Tìm hiểu thật kỹ thông tin
Anh Phi Anh, cựu du học sinh Pháp, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình.
Anh Phi Anh : « Hiện sinh viên Việt Nam rất thiếu thông tin về hệ thống giáo dục Pháp. Campus France hàng năm vào tháng 12, có tổ chức Hội thảo giới thiệu về các trường ở Pháp. Trong hội thảo này, Campus France cũng mời được một số trường. Đợt này sang Việt Nam mới chỉ có tầm hơn 20 chục trường, thì đây cũng là nỗ lực rất tốt. Tuy nhiên, mình cũng nên tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, để có thể đối chiếu thêm.
Vấn đề đầu tiên là các bạn phải đối chiếu kỹ và phải có đầy đủ thông tin trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Mình nên chuẩn bị thật kỹ cho kỳ đi du học của mình. Tại vì đó là một kế hoạch rất là lớn, vì nhiều khi do mình chưa dành đủ thời gian cho nó, thì mình sẽ thiếu rất nhiều thông tin.
Bản thân tôi, trước khi đi sang học ở Pháp, không tìm hiểu kỹ về trường. Sang đấy, tôi đăng ký vào một trường bình thường, gọi là Université d’Angers. Sau khi học một năm ở đấy, thì thấy trường đó chưa được tốt, chương trình giảng dậy chưa được tốt, và bằng cấp chưa được đánh giá cao, thế là sau đó tôi phải thi sang một trường khác, gọi là Paris-Dauphine. Sau đó, tôi tìm hiểu các ngành học ở Pháp, có ngành vừa học vừa làm, rất là thuận lợi, và rất là hấp dẫn với cả sinh viên học sinh Việt Nam.
Những thông tin ấy ở Việt Nam chưa bao giờ tôi được biết. Như vậy, tôi đã phí mất hơn một năm trời. Tức là tôi muốn nói rằng, các bạn nên tìm hiểu kỹ về trường, về ngành, về khóa học và hệ thống ngành. Ví dụ, sang Pháp có thể học theo formation initiale, hoặc là formation apprentissage… Những hệ học khác nhau sẽ có ưu điểm khác nhau.
Thiếu định hướng nghề nghiệp : nguy cơ gây lãng phí của giáo dục Việt Nam
Vấn đề các sinh viên học sinh muốn du học Pháp không có được các thông tin cần thiết và thiếu khả năng xây dựng một kế hoạch du học – đào tạo hiệu quả là ghi nhận của ông Trần Mạnh Đức :
Ông Trần Mạnh Đức : « Theo tôi, định hướng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng, mà đây là điều mà hệ thống giáo dục Việt Nam đang thiếu. Mỗi một trường hay một đơn vị đào tạo có hẳn một bộ phận gọi là ‘‘orientation profesionnelle’’. Người ta giúp mình định hướng chọn những nghề nào phù hợp với khả năng của mình và cái định hướng nghề nghiệp sau này của mình. Ở Việt Nam làm chưa tốt, dẫn đến tình trạng, nhiều học sinh sau một thời gian học rồi, thậm chí sau bốn năm sau khi ra trường, mới cảm thấy những gì mình học không phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Theo tôi, đây là một lãng phí lớn, mà nền giáo dục Pháp đang làm rất tốt việc này.
Để vượt qua việc này, các du học sinh Việt Nam, khi sang Pháp du học, thì thứ nhất qua các công tác sinh hoạt hội, qua việc tham gia vào các hoạt động của hội sinh viên Việt Nam tại các thành phố mà mình theo học, thì mình học hỏi kinh nghiệm của các anh chị em đi trước. Cái thứ hai nữa là mình nên chủ động, tích cực hơn nữa, trong việc tìm hiểu định hướng nghề nghiệp, và đặc biệt là nên chủ động đến các bộ phận định hướng nghề nghiệp, tại các cơ sở giáo dục mà mình theo học. »
Trải nghiệm của người vượt qua cửa ải đầu tiên
Từ góc độ của một người vừa mới trải qua « cửa ải đầu tiên » của việc du học, là một học sinh phổ thông du học tự túc, chị Nguyễn Thị Lan Anh cho biết những kinh nghiệm của mình :
Chị Lan Anh : « Hiện tôi đang là sinh viên trường Bordeaux 4, chuyên ngành về kinh tế ‘‘Economie et Gestion’’. Đây vốn là nguyện vọng của tôi, hơn nữa sau khi tìm hiểu, thấy trường Bordeaux 4 cũng là một trường dạy kinh tế rất tốt. Vì hồi học cấp 3 ở Việt Nam, tôi cũng rất tự tin với điểm số của mình, tôi đã được nhận ngay, nhưng cũng có một số trường hợp, do điểm hồi cấp 3 xét không được tốt toàn bộ, thế nên có một bạn đã không được nhận theo nguyện vọng 1, và phải chuyển sang nguyện vọng 2.
Các bạn cũng nên dựa vào sức học của mình, vào bảng điểm của mình để chọn trường cho phù hợp, ví dụ cũng không nên nhất thiết phải học trên Paris, hoặc học ở một trường nào đó thật tốt. Các bạn có thể tìm một trường nào đó phù hợp với sức mình. Nếu mà học tốt thì đến năm 2, năm 3 các bạn vẫn có thể chuyển trường cũng vẫn được, cũng không gặp quá nhiều khó khăn.
Tôi có quyết định này đã từ khi học lớp 11. Vậy nên đến lớp 12, ngay từ tháng 11, tháng 12, tôi đã bắt đầu làm hồ sơ gửi qua mạng, để cho các trường bên này để làm hồ sơ nhập học. Đầu tiên thì các cô giáo ở Việt Nam đã giúp mình rất nhiều trong việc dịch các hồ sơ, như là học bạ, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu… sang tiếng Pháp. Sau đó, làm hồ sơ trực tiếp trên mạng gửi qua Campus France. Đó là một trang web trung chuyển hồ sơ ở Việt Nam. Khi làm hồ sơ đó, thì các bạn nhập tất cả các bảng điểm vào để gửi sang các trường bên này. Lúc đó các bạn có ba nguyện vọng chọn ba trường đại học, ngoài ra có thể học IUT, hoặc là một số hệ học khác. Sau khi mình làm hồ sơ đó xong, thì tầm tháng 3 đến tháng 6 là các trường bên này bắt đầu trả lời nguyện vọng. Nếu nguyện vọng 1 bạn được nhận, thì bạn chỉ chuẩn bị hồ sơ visa tiếp tục, để chờ sang đây nhập học. Nếu không, các bạn có thể chờ nguyện vọng 2 hoặc 3, nếu không cũng còn cơ hội học IUT, hoặc các cơ hội khác.
Mình đã được ngay từ nguyện vọng 1, vào làm sinh viên của trường Montesquieu Bordeaux – 4. Sau đó, nhận được giấy gọi, thì lên làm visa. Sau đó, đến giữa tháng 8, thì mình làm visa, và đến đầu tháng 9, thì được nhận. Ngay sau khi được nhận visa bốn ngày, thì mình nhận vé máy bay vào ngày 8/9 và sang Pháp vào ngày 9/9. Khi sang bên này, mình được các anh chị đến vào năm trước, giúp đỡ rất nhiều. Hiện tại, mình đang chuẩn bị thi giữa kỳ và hết kỳ.»
Hai giới du học sinh Pháp : Trào lưu mê « bằng cấp » và …
Về những khó khăn nói chung của các sinh viên Việt Nam, sau đây là một suy nghĩ của ông Nguyễn Văn San :
Ông Nguyễn Văn San : « Nói về chuyện du học sinh Việt Nam sang Pháp, trước hết phải nói là, người trong nước tìm hiểu về cơ hội du học chưa đầy đủ, mặc dù phía Đại sứ quán có tổ chức Campus France và nhiều dịp để cung cấp thông tin cho các bạn.
Có thể chia du học sinh Pháp thành hai giới. Một giới thông thạo sẵn rồi, biết được thông tin đầy đủ khi du học, nên khi sang học, thì tương đối thuận lợi. Nhưng đặc biệt có một nhóm thứ hai, có thể tạm gọi là phần nhiều đi học do nhu cầu của bố mẹ, vì bố mẹ cho rằng đi học ở nước ngoài, có bằng cấp ở nước ngoài rất là thích thú hay ho, thế là cho tiền, khuyến khích con du học.
Đối với lực lượng du học sinh chưa nắm được thông tin ấy mình thấy là cũng nhiều. Và họ không hiểu hết được yếu tố là : Điều kiện bắt buộc để du học, là phải biết được ngoại ngữ tương đối. Nhiều khi học sinh còn đối phó. Đến lúc mà sang bên kia thì gặp rất nhiều khó khăn. Thứ hai là, chưa hiểu đầy đủ về việc đi du học, là nhằm có một kiến thức mới ở một môi trường đào tạo tiến bộ, tiếp cận được những cái văn minh, lối sống, những cách giao tiếp… thực sự rất đáng quý. Mà họ nhầm tưởng, theo một trào lưu ở Việt Nam gọi là trào lưu ‘‘bằng cấp’’.
Nhóm tương đối chủ động hơn, thì tất nhiên cũng có rất nhiều khó khăn trong du học, nhưng là những khó khăn cũng giống như những khó khăn bươn chải trong cuộc sống bình thường thôi. Có thể, có những khó khăn hơn nhiều là do thay đổi môi trường và ngôn ngữ. Nhưng cũng có nhiều người, mới đầu chưa nắm rõ lắm, nhưng cố gắng tìm hiểu, và nhất là nỗ lực trong giai đoạn đầu mới qua Pháp. Nỗ lực tìm hiểu thì cũng trải qua được. »
Đưa giáo dục Pháp, văn hóa Pháp đến tận người có nhu cầu
Về phần mình ông Trần Mạnh Đức nhấn mạnh đến sự khác biệt về văn hóa và sự thiếu chuẩn bị của nhiều du học sinh Việt Nam và có một đề xuất giúp cho các thế hệ du học sinh trong tương lai dễ dàng đến với giáo dục Pháp, văn hóa Pháp :
« Theo quan điểm của tôi, để cho cái việc này (Triển lãm du học Pháp) mang lại hiệu quả thiết thực hơn, thì ngoài sự kiện này, nếu được tổ chức thường xuyên hơn thì tốt, nếu không chúng ta cũng phải có những cách tuyên truyền phổ biến khác, để nền giáo dục Pháp, hay là nền văn hóa Pháp, có thể càng ngày càng ăn sâu vào trong tâm trí của những người Việt yêu thích nước Pháp và mong muốn du học ở Pháp.
Theo tôi, có thể là qua việc tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, những sự kiện văn hóa nghệ thuật. Tổ chức làm thế nào đế đến được tận những người thực sự có nhu cầu. Đấy là những học sinh cấp ba, đấy là những tân sinh viên các trường đại học, là những đối tượng mà theo tôi trực tiếp quan tâm đến nền giáo dục của Pháp ».
Tổ chức đào tạo hỗ trợ trước du học : còn nhiều cản trở
Ông Nguyễn Văn San, cựu du học sinh Pháp, nhấn mạnh đến một số việc cần làm để san bớt khoảng cách giữa trình độ của các sinh viên Việt Nam, với chương trình đào tạo ở Pháp. Thực tế này đòi hỏi một sự chuẩn bị mà hiện tại về cơ bản trong nước chưa cung cấp được, đặc biệt là ở khối ngành kinh tế, chuyên ngành đào tạo của ông.
« Toàn bộ giáo dục phổ thông ở Việt Nam, và càng lên cao, giáo dục đại học và sau đại học, càng cách xa, cách quãng so với các nước tiên tiến. Cho nên, ngay khi tốt nghiệp phổ thông mà các bạn đi du học ngay, thì thấy tiếp thu được nhiều hơn. Mà hết đại học rồi mới đi du học, thì thấy hụt hẫng. Mà đặc biệt là những người đi làm nghiên cứu sinh, tốt nghiệp cao học trong nước rồi, đi sang bên ấy lại càng cách xa.
Chính vì thế, gần đây một số tổ chức quốc tế của Pháp, một số trường đại học, một số Việt Kiều về nước, tổ chức một loại hình đào tạo, gọi là ''đào tạo hỗ trợ du học'' , ví dụ Pre-master, để chuẩn bị đi học nghiên cứu sinh chẳng hạn, hỗ trợ để các bạn đã có đào tạo cao học trong nước, để các bạn có thể cập nhật được tình hình ở nước ngoài. Hy vọng với quy trình ấy, các bạn mới đáp ứng được việc học ở Pháp.
Sau 10 năm, tức là từ khi Việt Nam bắt đầu cho sinh viên, học sinh ồ ạt sang du học Pháp, thì số lượng nghiên cứu được học tập ở Pháp về đã khá nhiều. Và chính chương trình này muốn dựa vào nền tảng là những nghiên cứu sinh đã du học ở nước ngoài, ở Pháp về, tham gia vào chương trình làm lực lượng chính, kết hợp với các giáo sư ở nước ngoài, hỗ trợ đào tạo.
Theo như mình biết, trong lĩnh vực kinh tế, gần đây có thầy Lê Văn Cường, nguyên giáo sư ở Paris 1, tổ chức một số chương trình, kết hợp với một số đại học trong nước, đào tạo Pre-master cho nghiên cứu sinh ngành kinh tế. Mình thấy mô hình ấy rất hay.
Từ lâu rồi, ở Việt Nam, các nhà khoa học có hai cái xu hướng. Một là muốn xây dựng một số trường đại học và trung tâm đào tạo sau đại học có đẳng cấp quốc tế. Xu hướng này đã được làm, nhưng do điều kiện cơ chế ở Việt Nam, nên nhiều chương trình không thành hiện thực. Chính vì thế, nhiều nhà khoa học Việt Kiều và trong nước cấp tiến có mong muốn xây dựng một hình thức mới, là thúc đẩy các bạn đi học ở nước ngoài, nhưng không phải tự phát như trước.
Vì từ trước các bạn phần nhiều tham khảo các chương trình học bổng, kể cả của nhà nước, nhưng các chương trình đó có hạn chế và không phổ cập lắm, và điều kiện đáp ứng cũng rất khó khăn, như vậy cần phải có một bước đệm. Bước đệm ấy (tức đào tạo trước master) có bản chất là giúp các bạn có kiến thức. Chính kiến thức ấy, cùng với lời giới thiệu của các giáo sư tham gia giảng dậy một chương trình ‘‘bước đệm’’ (phổ biến kiến thức sau đại học, gần như là nhập môn), có thể giúp cho các bạn tiếp cận được việc du học.
Tuy nhiên, gần đây, mình theo dõi chương trình hỗ trợ Pre-master của trường Paris 1 thì thấy nó cũng không phải là dễ dàng. Kinh nghiệm cho thấy, việc kết hợp với các trường đại học công ở Việt Nam, chỉ mới được một khóa thôi đã trục trặc rồi. Theo mình được biết thì chương trình này đang phải thay đổi. »
Theo bà Marie-Christine Charlieu, vào năm tới Campus France có kế hoạch thực hiện một chương trình theo mô hình "Pré-France", dành riêng cho những người chuẩn bị đào tạo nghiên cứu sinh tại Pháp, bao gồm học tiếng và học về phương pháp luận. Riêng đối với các học sinh sắp học xong trung học muốn sang Pháp du học, hiện chưa có hình thức đào tạo hỗ trợ nào để chuẩn bị về mặt khoa học. Cũng theo bà Charlieu, Campus France sẽ rất khuyến khích đối với các sáng kiến đào tạo theo kiểu Pre-master như trên.
Trở lại cuộc triển lãm giới thiệu đại học Pháp sắp tới, chúng tôi xin chuyển tới quý vị lời nhắn của bà Marie-Christine Charlieu – trưởng dự án Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp của Campus France – với các bạn sinh viên học sinh tham dự ngày Triển lãm : Nếu các bạn có kế hoạch du học đang chuẩn bị, hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về nơi đào tạo, liên lạc với các cơ sở đào tạo để kịp có các cuộc hẹn và chuẩn bị tốt cuộc phỏng vấn. Còn đối với những người đang tìm cách xây dựng một kế hoạch cụ thể, hãy đến Triển lãm. Bên ngoài kiểu nói chuyện cần đăng ký trước qua các cuộc gặp như trên, các bạn có thể tiếp xúc với đại diện các cơ sở đại học và hãy đặt các câu hỏi để biết rõ hơn cơ sở nào là phù hợp nhất với dự kiến đào tạo của bạn sau này.
RFI xin chân thành cảm ơn văn phòng Campus France tại TP Hồ Chí Minh, các vị khách và quý bạn đọc, bạn nghe đài đã quan tâm đến chương trình hôm nay
Các tin bài liên quan
Du học tại Pháp : các trở ngại và những điều cần biết để thành công
Thông tư mới về sinh viên nước ngoài làm việc ở Pháp : những điều cần lưu ý

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121128-trien-lam-dai-hoc-2012-co-hoi-du-hoc-phap-0

Elton John vinh danh nhà ly khai Ngải Vị Vị ngay tại Bắc Kinh

Thứ hai 26 Tháng Mười Một 2012

Elton John vinh danh nhà ly khai Ngải Vị Vị ngay tại Bắc Kinh

Elton John
Elton John
REUTERS

Tú Anh
Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Anh Elton John đã dành buổi trình diễn tại sân vận động Thế vận Bắc Kinh để vinh danh nghệ sĩ Ngải Vị Vị, người công khai chống chế độ độc tài Trung Quốc. Chưa thấy Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao vì vào cuối tuần này, Elton John còn một buổi trình diễn tai Quảng Đông.

Theo AFP, ngày 25/11/2012, tại Bắc Kinh, 12.000 khán giả mộ điệu đã đi xem và cổ vũ ca sĩ nhạc Rock người Anh Elton John trên sân bóng rổ Thế vận hội 2008. Điểm bất ngờ là ca sĩ Elton John đã tuyên bố dành buổi trình diễn để vinh danh nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị đang bị quản chế sau ba tháng dài bị công an bắt cóc.
Trả lời phỏng vấn AFP, ông Ngải Vị Vị cho biết ông rất ngạc nhiên vì trong cuộc gặp gỡ trước giờ trình diễn, Elton John không nói ý định này. Theo nhà ly khai Trung Quốc thì chính quyền chắc chắn không hài lòng nhưng chẳng làm gì được vì Elton John là một ca sĩ quá nổi tiếng thế giới.
Từ sau vụ nữ ca sĩ người Iceland, Bjork nhân buổi trình diễn tại Thượng Hải năm 2008, thêm hai chữ « Tây tạng, Tây tạng » trong bài hát « Tuyên bố độc lập » chính quyền Trung Quốc đã cấm nhiều ca sĩ quốc tế đến hát tại Trung Quốc cho đến những tháng gần đây.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121126-ngoi-sao-nhac-rock-elton-john-vinh-danh-nha-ly-khai-ngai-vi-vi-ngay-tai-bac-kinh