Venezuela : Dầu lửa, hoa hậu, trộm cướp và tem phiếu
Nhiều triệu dân Venezuela đã phải tha phương cầu thực. Trong ảnh: Một phụ nữ mang tấm bảng xin việc làm hoặc trợ giúp để nuôi con, tại Manaus, Brazil, 14/01/2019.REUTERS/Bruno Kelly
Tại Venezuela, hầu như không còn nạn cướp ngân hàng. Tên trộm cuối cùng bị bắt quả tang trong lúc đột nhập nhà băng là vào tháng 12 năm ngoái, nhưng hắn ta đang trộm…các máy tính, chứ không phải tiền.
Ngân hàng không còn tiền mặt để cướp
Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã kéo dài từ nhiều năm qua - với lạm phát vượt mức một triệu phần trăm (1.000.000%) trong năm 2018, và theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 10.000.000% năm 2019. Cộng với tình trạng khan hiếm tiền mặt, đã khiến tội phạm phải thích ứng. Xâm nhập vào ngân hàng để cướp tiền chỉ vô ích.
Theo Le Figaro, cách đây vài năm, nạn bắt cóc đòi tiền chuộc đã trở thành nạn dịch thực sự tại Venezuela, chẳng có ai thoát khỏi. Các vụ bắt cóc chớp nhoáng, được gọi là « paseao milonario » (đi dạo bạc triệu) đã trở thành đặc thù địa phương. Đó là bắt một ai đó, buộc họ phải đến máy ATM rút tiền đưa cho mình.
Nhưng ngày nay, hầu như không còn có thể rút tiền từ máy, và nếu may mắn tìm được một máy ATM nào còn tiền, thì cả một hàng người dài xếp hàng chờ đợi. Ngay cả trong trường hợp rút được tiền, thì số tiền có thể nhận được chẳng bao nhiêu. Các vụ bắt cóc còn liên quan đến những nhà buôn trong khu phố, mà két tiền thường đầy vào cuối ngày. Nhưng giờ đây do thiếu giấy bạc, ít ai trả tiền mặt mà bằng thẻ tín dụng. Nạn bắt cóc vẫn tồn tại, nhưng chỉ nhắm vào những ai có thể sở hữu đồng đô la.
Thế nên tội phạm đã di chuyển từ thành phố về nông thôn. Ông Roberto Briceno Leon, giám đốc Cơ quan giám sát bạo lực tại Venezuela (OVV) cho biết : « Chúng tôi ghi nhận tội phạm chuyên nghiệp đã giảm hẳn, nhưng tội phạm nghiệp dư tăng lên ». Những người chăn nuôi bò than thở đã bị mất nhiều bò thả ngoài đồng. Thường thì con vật bị giết để lấy vài tảng thịt, kẻ cắp xẻo một cách vụng về để mang về nuôi gia đình.
Những người trồng hành tây ước lượng từ 30 đến 40% sản lượng bị đánh cắp. Các nhà nông trồng bắp hay cà phê cũng bị mất cắp rất nhiều, cho đến nỗi họ không gieo hạt tại những cánh đồng gần khu dân cư, mà đi thật xa. Toàn bộ chuỗi thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi nạn trộm cắp, từ trộm nông sản cho đến đột nhập vào nhà lấy thức ăn, và quy mô hơn thì cướp cả xe tải chở hàng.
Tội phạm và cảnh sát
Về mặt xã hội, Venezuela là nước mà tỉ lệ người bị bắn chết thuộc loại cao nhất thế giới : 81,6 nạn nhân trên 100.000 dân trong năm 2018 ; tức khoảng 23.400 người thiệt mạng vì súng đạn. Theo xếp loại chính thức, trong số đó có 10.400 vụ giết người, 7.500 trường hợp « chống lại người thi hành công vụ », và 5.000 trường hợp « đang điều tra về nguyên nhân cái chết ».
Những ca « chống lại người thi hành công vụ » có nghĩa là bị cảnh sát bắn chết, ngày càng tăng lên từ năm 2015, khi chính quyền tung ra các « chiến dịch giải phóng nhân dân » để tiêu diệt tội phạm. Mỗi ngày có khoảng 20 người chết dưới họng súng cảnh sát.
Ông Leon kể : « Tháng Chín năm ngoái, một nhóm cảnh sát và quân nhân che mặt xông vào một tòa nhà xã hội ở phía tây Caracas. Họ đuổi một gia đình ra ngoài, bắn chết một thanh niên 22 tuổi. Thân nhân chôn cất người chết, nhưng tuần sau cảnh sát quay lại : họ nhầm người. Gia đình ấy lại bị đuổi ra ngoài, và người anh 26 tuổi của nạn nhân tuần trước bị bắn chết cùng với hôn thê ngay trên giường ». Nếu người anh bị nghi ngờ là tội phạm, thì người em trai và hôn thê của anh này hoàn toàn vô can.
Để có thể quy cho người chết tội « chống lại người thi hành công vụ », lực lượng an ninh đôi khi dàn dựng lại hiện trường. Một bà mẹ thuật lại, cảnh sát đã bắn chết con trai bà ngay trước nhà, sau đó họ đặt vào tay anh một khẩu súng để chứng tỏ là nạn nhân đã kháng cự. Nhưng họ không biết rằng anh thanh niên thuận tay trái, nên đã đặt súng vào bàn tay phải.
Hoa hậu phải thắt lưng buộc bụng
Nhu cầu thiết yếu hàng ngày không được bảo đảm, khiến những hoạt động khác trở thành xa xỉ. Là quốc gia nổi tiếng có nhiều người đẹp (cho đến nay đã có sáu Hoa hậu Thế giới là người Venezuela), nhưng theo AFP, ban tổ chức và các thí sinh cuộc thi hoa hậu Venezuela lần thứ 65 mới đây phải cố gắng xoay sở trong thời buổi khủng hoảng.
Chấm dứt những đêm trình diễn tại các nhà hát có sức chứa 20.000 người. Vừa rồi công ty phụ trách là Venevision đành phải tổ chức ngay tại phòng thu của mình, trước khoảng…200 khán giả. Chuyên viên làm tóc, trang điểm được đề nghị quảng cáo thay vì trả tiền, còn chương trình nghệ thuật thì cầu viện đến những khuôn mặt trẻ thay vì những ngôi sao.
Cả 24 thí sinh hoa hậu cũng phải thích ứng với tình trạng tội phạm lan tràn, hệ thống giao thông công cộng yếu kém. Nhiều cô đi xe buýt đến địa điểm thi, và khi về thì đi nhờ xe, các thí sinh cũng không còn được chụp ảnh trước. Tháng Ba năm rồi, khoảng 12 cựu hoa hậu tố cáo một mạng lưới mại dâm, môi giới những người đẹp cho các đại gia, trong đó có doanh nhân lẫn quan chức chính quyền Maduro.
Phân phối theo « tem phiếu »
Libération trong bài « Venezuela dưới chế độ tem phiếu » cho biết từ hai năm qua, các « sổ yêu nước » ngày càng được sử dụng để mua xăng dầu, thực phẩm…Đối lập tố cáo đây là công cụ để kiểm soát dân chúng.
Chính quyền đang thử nghiệm hai hệ thống giá xăng dầu: thả nổi và phân phối theo sổ, nhằm ngăn chận nạn buôn lậu được ước tính gây thiệt hại 18 tỉ đô la mỗi năm. Giá dầu Venezuela rẻ nhất thế giới, một lít giá chỉ đáng 1% so với đồng xu euro, trả bằng vài tờ giấy bạc bolivar đang bị siêu lạm phát. Những ai có « số ái quốc » được bán theo giá bao cấp.
Những « số » này thực chất là thẻ căn cước sinh trắc, đồng thời là thẻ tín dụng và thẻ cử tri. Hiện nay có 20 triệu người Venezuela sở hữu loại thẻ này – một loại tem phiếu để mua thực phẩm theo giá bao cấp. Tuy nhiên loại thẻ hiện đại này nhiều khi trở thành vô dụng, khi hai phần ba đất nước thường xuyên bị cúp điện sáu, bảy tiếng đồng hồ một ngày, còn internet thì không thể mơ đến. Rốt cuộc để mua xăng giá rẻ, chỉ cần nhét vào tay nhân viên trạm xăng vài đồng bolivar…
Trữ lượng dầu nhiều nhất thế giới, nhưng không còn xuất khẩu năm 2019 ?
Tuy nhiên, trong năm 2019, Venezuela, đất nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, có thể không còn xuất khẩu được dầu nữa.
Vào đầu những năm 2000, nước này có sản lượng 3 triệu thùng dầu/ngày, nhưng đến cuối năm 2018, chỉ còn có 1 triệu thùng/ngày. Đa số cơ sở lọc dầu đã ngưng hoạt động, tai nạn xảy ra hàng ngày và đôi khi gây chết người.
Nhiều tập đoàn ngoại quốc như Exxon, Conoco đã ra đi, Total ngưng đầu tư thêm vào Venezuela. Tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA không còn vay được tiền, và từ khi tướng Manuel Quevedo, một người không hề có kiến thức về lãnh vực này được bổ nhiệm làm tổng giám đốc PSVSA tháng 10/2017, có đến 10.000 nhân viên đã bỏ việc.
Năm nay ông Quevedo đã bị thay thế bằng người khác, nhưng thách thức với PSVSA là khủng khiếp. Theo chuyên gia Francisco Monaldi, Venezuela mỗi năm cần đầu tư 20 tỉ đô la trong vòng mười năm tới, để có thể tăng sản lượng lên 200.000 thùng/ngày, dần dà đạt lại mức của năm 2000. Nhưng tìm đâu ra số tiền này ?
Hôm qua 23/01/2019, Diosdado Cabello, chủ tịch Quốc Hội lập hiến trung thành với ông Maduro, trước lời kêu gọi thay đổi của đối lập nhằm giải quyết khủng hoảng, vẫn khẳng định « Sự chuyển đổi duy nhất tại Venezuela là tiến lên chủ nghĩa xã hội ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190124-venezuela-dau-lua-hoa-hau-trom-cuop-va-tem-phieu
Di dân Quốc tế : Lượng người Venezuela ra đi đã lên đến mức báo động
Một gia đình Venezuela chạy tị nạn tại trung tâm đón tiếp ở biên giới Peru, ngày 24/08/2018.
REUTERS/Douglas Juarez
Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) hôm qua 24/08/2018 cảnh báo, hiện tượng người dân Venezuela đổ xô ra khỏi nước đã lên đến mức báo động, có thể so sánh với tình trạng di dân ở Địa Trung Hải hiện nay.
Luồng người Venezuela bỏ xứ ra đi tha phương cầu thực tràn ngập các nước láng giềng. Colombia, Ecuador và Pêru tuần tới sẽ họp tại Bogota (Colombia) để tìm kiếm một giải pháp. Riêng Ecuador và Pêru gần đây đòi hỏi người Venezuela muốn vào lãnh thổ nước họ phải trình hộ chiếu thay vì chỉ cần thẻ căn cước như trước đây.
Tư pháp Ecuador hôm qua, thứ Sáu 24/08/2018 đã cho tạm ngưng lại quy định, tổ chức ra một hành lang nhân đạo, huy động vài chục xe buýt để giúp di dân đi tiếp. Tuy nhiên hạn chót là đến nửa đêm hôm qua, sau đó cánh cửa sẽ đóng sập lại trước những con người khốn khổ này.
Từ Huaquillas ở vùng biên giới, thông tín viên Eric Samson:
Trong số hàng ngàn người xếp hàng ở biên giới, Kimberly thuộc một nhóm gồm sáu người lớn và bốn trẻ em. Bà khẩn cấp rời khỏi Venezuela hôm thứ Tư 22/8, vẫy xe đi nhờ và xin thức ăn để cố gắng sang được Peru trước khi các quy định nhập cư bị siết chặt. Bà thở phào nhẹ nhõm : không có hộ chiếu, nhưng bà đã đến nơi trước giờ quy định.
Kimberly kể : « Chúng tôi đã được phép đi qua biên giới đúng lúc. Tại đây chúng tôi sẽ tắm rửa cho bọn trẻ, cho chúng ăn một ít, rồi tiếp tục đi về hướng Lima. Chúng tôi chẳng biết sẽ làm gì, nhưng vẫn tiếp tục đi, phó mặc số phận cho trời đất ».
Gina Benavides thì hy vọng tất cả các nước trong khu vực, trong đó có Peru, sẽ không còn đòi hỏi hộ chiếu - vốn rất khó xin được ở Venezuela - để tránh làm cho di dân thêm khổ nhọc.
Bà nói : « Gia đình không thể đoàn tụ được, đôi khi người mẹ có thẻ căn cước đã hết hạn, người cha thì có hộ chiếu còn các con không có giấy tờ gì cả. Trên thực tế, người dân đành bó tay. Họ đành chọn cách vượt qua biên giới bất hợp pháp, với nguy cơ rơi vào tay các đường dây buôn người ».
Đây là mối nguy mà hiện nay tất cả di dân phải đối đầu, nhưng họ vẫn tiếp tục đổ đến khu vực biên giới dù không có hộ chiếu hợp lệ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180825-di-dan-quoc-te-luong-nguoi-venezuela-ra-di-da-len-den-muc-bao-dong
CSVN chờ tin Venezuela tắt thở
Nguyễn Ngọc Sẵng (#Danlambao) - Cách đây mấy tháng, Thủ tướng Phúc niễng của CSVN thỏ thẻ “lắng nghe hơi thở kiều bào”. Tội nghiệp ông thương đồng bào sống sung túc nơi quê người, đất khách và muốn lắng nghe họ thở. Phải chi ông lắng nghe dân mình đang lây lất xếp hàng rồng rắn trước trụ sở tiếp dân Trung ương để nghe họ muốn gì, nguyện vọng họ thế nào, họ còn thở nữa không sau những lần các ông siết cổ họ và gia đình họ. Đó mới là việc cần làm, chớ đám kiều bào đâu cần ông lắng nghe. Ông bợ họ không đúng chỗ, mà cứ bợ hoài.
Người dân đau khổ, oan ức vì bị cướp đất ở Thủ Thiêm, người dân Lộc Hưng bị phá nhà vào dịp giáp Tết cần ông nghe hơi thở, tiếng nói đau thương của họ. Họ cần có nơi trú ngụ trong mùa đông lạnh lẽo, cần chổ đặt bàn thờ để rước Ông Bà trong ba ngày Tết, họ bị chế độ của ông giật sập nhà thành bình địa. Họ kêu than khóc lóc thảm thiết, họ không nơi nương tựa trong lúc xuân về. Họ cần ông lắng nghe, họ cần ông biết họ còn thở nổi dưới chế độ cộng sản nữa không. Chớ đám kiều bào cần quái gì đến các ông.
Ông không thèm đếm xỉa đến nguyện vọng họ, ông dùng bọn côn đồ, phương tiện cơ giới giật sập nhà họ để lấy mảnh đất vàng này đem bán lấy đô la, chia chác với nhau. Người cộng sản đang hốt hụi chót trước khi tháo chạy.
Không lắng nghe dân, vậy ông hãy lắng nghe những gì đang xảy ra ở Venezuela để mà “liệu bề cao chạy xa bay” (Kiều).
Tổng Thống Murado, tên độc tài, tham tàn, biến đất nước từ quốc gia dầu hoả giàu có thành đất nước hoang tàn, dân chúng phải kéo bầy chạy ra nước ngoài để thoát nạn đói vì chế độ Xã Hội Chủ Nghiã mà hắn áp đặt. Một chế độ mà loài người đã ném vào xọt rác gần cả nửa thế kỷ mà những tên u tối, mê muội vẫn dùng để kiềm hảm đất nước, bóc lột, vơ vết dân chúng cho đầy túi tham trước khi bỏ trốn ra nước ngoài sống cuộc đời vương giả. Ông thử hỏi ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trọng của ông để biết XNCN là hoang tưởng.
Murado, ngày 27/1, cùng vợ còn ngồi trên xe tăng trên đường phố để trấn an dân chúng, trấn áp tinh thần phe nổi dậy, thì hôm sau Mỹ tuyên bố cấm vận, đóng băng tài sản Venezuela. Đồng thời Tổng thống Trump kêu gọi quốc tế chọn vị trí mình trong cuộc cách mạng dân chủ của người dân Venezuela. Canada, những nước Nam Mỹ đáp lời kêu gọi ông Trump và Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha đã đồng thanh ủng hộ người dân Venezuela. Vương quốc Anh đóng băng tài sản Murado trước nhất.
Ngày 24 tháng 1, tại Việt Nam giáo sư Tương Lai tuyên bố: "Tôi rất mừng khi tình hình Venezuela hôm nay cho thấy những chế độ độc tài, toàn trị không thể tồn tại được và sớm hay muộn thì những kẻ độc tài, thể chế độc tài, phi dân chủ cũng phải chịu số phận bị lật đổ."
Nhà văn, nhà quan sát Nguyễn Viện nói với BBC hôm 24/1: "Liên hệ với tình hình Việt Nam, tôi tin rằng một Juan Guaido trẻ trung, can đảm sẽ gợi cảm hứng cho tuổi trẻ Việt Nam một cách tích cực. Tôi cũng mong các nhà lãnh đạo trong nước luôn biết lắng nghe nhân dân của mình, kịp thay đổi trong hòa bình. Tất cả mọi tham vọng quyền lực đều sẽ bị trả giá nếu nó không hướng về phía tự do và hạnh phúc của nhân dân."
Nhà báo Ngô Nhật Đăng viết: "Theo các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung nhận định rằng, để Việt Nam không phải rơi vào tình trạng như Venezuela trong tương lai thì phải có sự đồng thuận từ hai phía chính quyền và người dân. Lãnh đạo phải dũng cảm lắng nghe và phải có sự thay đổi từ bên trên giống như là một sáng kiến để huy động sức mạnh của dân tộc, ‘túi khôn’ của dân tộc nằm trong dân chúng".
Với chính sách loại bỏ những nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại, Tổng thống Trump từng bước thực hiện chính sách này.
Ngày 19 tháng 1/2019 chính quyền Trump tuyên bố mọi lựa chọn đã có sẵn, bao gồm hành động quân sự trong việc loại trừ Maduro ra khỏi quyền lực. Bộ Trưởng Nội an John Bolton hé lộ con số 5000 binh sĩ Mỹ sẽ chuyển tới Colombia, nước láng giềng của Venezuela, nơi mà phản lực cơ của Mỹ chỉ mất 45 phút sẽ có mặt tại Caracas, thủ đô Venezuela.
Thế cờ mà Nguyễn Xuân Phúc và những người cộng sản bán nước, hại dân phải biết trước khi quá trễ. Phải nhìn thẳng sự thật đừng nhìn niễng sẽ không thấy. Hôm qua một chiếc phản lực cơ của Nga hạ xuống phi trường Caracas mà báo chí loan tin là để chuyển 20 tấn vàng sang Nga. Murado đang nhanh chóng chuyển tài sản để tháo chạy.
Hiện Murado bày tỏ muốn thương lượng với phe nổi dậy. Nguyễn Xuân Phúc đoán thử coi Murado muốn thương lượng điều gì? Tôi nghĩ dù Bộ Chính Trị của các ông có nhiều tên (không phải vị) như tiến sĩ xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng cũng có thể biết được là Murado muốn người dân cho hắn được rời đất nước bình an và mang theo tất cả tài sản cướp được từ bao lâu nay.
Các ông sẽ đến ngày đó và không xa, nhưng các ông tinh ma hơn Murado, các ông, đa số đã chuyển tiền bạc ra nước ngoài, mua nhà cửa, cho con cái ra nước ngoài hết rồi. Kinh nghiệm cướp đất, cướp chính quyền dạy cho các ông bài học đó, nên đã chuẩn bị trước. Khi tình hình bất ổn, chỉ việc chạy ra sân bay để hạ cánh an toàn tại các nước tư bản mà các ông rêu rao luôn giãy chết.
Các ông còn tinh ranh hơn khi đặt ra qui định những cán bộ cao cấp từ Bộ Chính trị, những bộ trưởng, thứ trưởng, các tướng Lãnh được quyền chạy xe thẳng vào sân bay, được đậu xe cập sát phi cơ để có bề gì là thoát thân trước khi nhân dân lôi ra xử tội. Các ông tính rất chi li, xứng đáng là bọn tinh ma.
Có ai trong đám cán bộ cao cấp dám nói rằng mình không có hộ chiếu của nước ngoài? Hầu hết các ông cao cấp cộng sản đều im thinh thích, thủ sẵn trong nhà hộ chiếu nước ngoài cho mình và vợ con còn tại Việt Nam, những người này còn nán lại để vơ vét thêm trước khi chạy.
Có một điều mà các ông nên biết là Tổng thống độc tài, tham nhũng Ferdinand Marcos khi bị nhân dân Phi Luật Tân lật đổ và sống lưu vong ở Hawaii, trong ngân hàng Thụy Sĩ ông có 4 tỷ Mỹ Kim, không phải bán chổi đót bịp, nuôi heo láo như các ông. Khi Marcos qua đời tại Hawaii, Bà Marcos xin hưởng số tiền đó, nhưng ngân hàng Thụy Sĩ từ chối với lý do tiền đó là do tham nhũng, Thụy Sĩ sẽ trả lại cho đất nước Phi Luật Tân. Bà cựu Đệ nhất phu nhân Phi trong những ngày cuối đời phải bán những tư trang còn lại để sinh sống. Người từng nổi danh thế giới sở hữu 2 ngàn đôi giầy, sống xa hoa trên xương máu dân mình cuối đời phải trả giá. Các ông không ngoại lệ, tiền tham nhũng sẽ trả lại cho nhân dân Việt Nam. Đừng hòng hưởng xương máu, nước mắt của người dân nghèo khó.
Người cộng sản bán nước, hại dân các ông đừng quên vợ chồng tên độc tài Nicolae Ceausescu, chỉ qua 1 giờ xử án vội vàng và đem ra xử bắn lập tức lúc 4 giờ chiều cùng ngày kết liểu cuộc đời tên bạo chúa Romania.
Các ông hãy suy gẫm những tấm gương này để tìm lối thoát cho đất nước, cho bản thân các ông.
Đừng để dân tộc này đổ máu thêm nữa và chắc chắn những vũng máu trong tương lai có máu của các ông, gia đình, họ hàng các ông và những vũng máu này không thể hoà vào máu dân tộc được.
Đừng lắng nghe hơi thở kiều bào nữa, vì kiều bào mà tên mất dạy Phạm Văn Đồng đã tuyên bố ở Paris năm 1977 rằng đó là những rác rưởi, cặn bã của xã hội đang trôi dạc sang bên kia bờ đại dương để hưởng bơ thừa sữa cặn của đế quốc Mỹ.
Có lắng cách mấy cũng không nghe được đâu. Thôi thì “tẫu vi thượng sách”.
31.01.2019
Nguyễn Ngọc Sẵng
danlambaovn.blogspot.com
danlambaovn.blogspot.com