zaterdag 30 juni 2012

Di dân gốc Việt bị truy tố tội giúp Al Qaeda

NEW YORK (NV) -Một người gốc Việt bị bắt ở Anh và bị truy tố ở New York tội giúp khủng bố al Qaeda, theo thông cáo của biện lý liên bang tại đó.


Yemen, nơi Minh Quang Phạm bị tố cáo tới sống trong 8 tháng để huấn luyện quân sự với al Qaeda bán đảo Ả Rập.


Minh Quang Phạm, 29 tuổi, bị tố cáo đã tới Yemen để huấn luyện với thành phần AQAP, tức Al Qaeda bán đảo Ả Rập.

Ông cũng bị tố cáo giúp AQAP tuyên truyền trên mạng. Biện lý cuộc nói ông ở Yemen từ tháng 12 năm 2010 tới tháng 7 năm 2011.

WNBC ở New York trích nguồn tin nặc danh cho hay Minh Quang Phạm đã gặp nhiều giới chức lãnh đạo AQAP tại Yemen, kể cả người đứng đầu AQAP Anwar al-Awlaki, và Samir Khan, người chủ bút tờ báo tiếng Anh “Inspire” của nhóm này. Hai nhân vật này đều là người Mỹ và đều đã bị máy bay không người lái hạ sát hồi tháng 9 năm ngoái.

Janice K. Fedarcyk, phụ tá giám đốc chi nhánh FBI tại New York, nói “bị cáo không chỉ tuyên thệ trung thành với AQAP, và được huấn luyện quân sự bởi AQAP, mà còn giúp thiết kế và truyền bá tuyên truyền của nhóm này”.

Minh hiện còn đang bị cảnh sát di trú của Anh giam giữ, chưa rõ bao giờ sẽ bị dẫn độ qua Mỹ.

AQAP được xem là nguồn khủng bố nguy hiểm nhất ở hải ngoại cho nước Mỹ. (H.N.V.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=151247&zoneid=1

Trung Quốc muốn lập bộ chỉ huy quân sự tại Hoàng Sa

June 29, 2012
BẮC KINH (NV) - Quân đội Trung Quốc đang có kế hoạch thành lập một bộ chỉ huy quân sự cho thành phố cấp huyện Tam Sa đặt tại đảo Vĩnh Hưng (tức Phú Lâm), thuộc quần đảo Hoàng Sa.


Ðảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng đảo) trong quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng một phi trường và hai cảng cho các loại tàu. (Hình: Chinamil)


Tân Hoa Xã hôm Thứ Sáu 29 tháng 6, 2012 tường thuật lời Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, nói trong cuộc họp báo thường lệ là Trung Quốc có thể đặt một bộ chỉ huy quân sự ở tại thành phố Tam Sa.

Tam Sa là thành phố cấp huyện mà nhà cầm quyền Bắc Kinh loan báo thành lập chính thức ngày 21 tháng 6, 2012 ngay sau khi Quốc Hội Việt Nam thông qua luật Biển, xác nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Tam Sa bao gồm 3 quần đảo gồm Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (tức Trường Sa).

Nguồn tin trên nói cơ sở hành chánh sẽ được đặt tại đảo Vĩnh Hưng tức đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nay, lời bắn tiếng của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh gia tăng cường độ thách đố với Việt Nam trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Ðông.

Hậu thuẫn cho phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Tướng La Viện, một tướng nổi tiếng hiếu chiến của Bắc Kinh kêu gọi nhà cầm quyền nước này nên đưa lực lượng quân đội cấp sư đoàn tới Tam Sa cũng như thành lập khu vực không phận báo động và phòng không cho khu vực này. Mục đích là đe dọa và ngăn cản hoạt động của không quân và hải quân Việt Nam trên biển Ðông tại khu vực tranh chấp.

Báo chí tại Việt Nam đưa tin hai chiến đấu cơ Sukhoi SU-27 hộ tống một máy bay vận tải bay tới hai đảo Song Tử Tây và Ðá Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa từ căn cứ không quân Phù Cát, tỉnh Bình Ðịnh ngày 16 tháng 6, 2012. Một số phi vụ bay tới Trường Sa trước đây đều xuất phát từ căn cứ Biên Hòa ở miền Nam.

Bản tin báo Thanh Niên đưa tin này nói phi vụ vừa kể “thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

Ngày 1 tháng 5, một nguồn tin cho hay máy bay khu trục của Trung Quốc đã bay bên trên để đe dọa chiếc tàu tiếp tế của Trường Sa ngay ở khu vực bán đảo Cam Ranh và phía Bắc tỉnh Ninh Thuận.

Không thấy có tin tức chính thức từ Hà Nội xác nhận hay phản đối vụ việc, nhưng theo lời nhà báo Thanh Thảo từ Quảng Ngãi, trong chuyến đi thăm huyện đảo Trường Sa của đoàn đại biểu CSVN từ thành phố Ðà Nẵng vào ngày 21 tháng 4 đến 28 tháng 4 vừa qua, khi đoàn ra Trường Sa, cũng đã xảy ra máy bay Trung Quốc đã bay bên trên để hù dọa.

Lời loan báo của phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc và lời kêu gọi của Tướng La Viện góp thêm phần căng thẳng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy thường xuyên đưa hai khẩu hiệu “16 chữ vàng” và “4 tốt” ra hô hò mỗi khi lãnh tụ hai nước gặp nhau, nhưng những diễn biến gần đây có vẻ báo hiệu những rạn nứt nghiêm trọng.

Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã, Cảnh Nhạn Sinh còn đưa ra lời bình luận bất bình về sự chuyển hướng quân sự của Hoa Kỳ sang phía Thái Bình Dương.

Khi tham dự Diễn Ðàn An Ninh Khu Vục Shangri-La ở Singapore đầu Tháng Sáu, Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta loan báo Mỹ sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân đến khu vực Á Châu từ nay đến năm 2020 dù ngân sách quốc phòng mỗi ngày một tiết giảm. Cảnh Nhạn Sinh nói “Trung Quốc quan tâm đến lời phát biểu của ông Panetta” và rằng sự tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ ở khu vực như thế “đi ngược lại xu hướng hòa bình, phát triển cũng như tạo được niềm tin của các nước trong khu vực”.

Có vẻ như để trấn an Bắc Kinh, hôm Thứ Tư, khi tham dự cuộc hội thảo về tranh chấp biển Ðông tổ chức ở Hoa Thịnh Ðốn, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Mỹ Kurt Campbell phát biểu “Một trong những điều quan trọng nhất của chúng tôi là khi tham dự Diễn Ðàn ASEAN (vào tháng tới) (bà Ngọai Trưởng Hillary Clinton) sẽ nói rất rõ cho các người đồng cấp trong ASEAN rằng Hoa Kỳ theo đuổi một mối quan hệ mạnh mẽ, bền vững và lâu dài với Trung Quốc”.

Theo lời ông Marty Natalegawa, ngoại trưởng Indonesia, cuộc họp vào tháng 7 tổ chức ở Cambodia sẽ đặt trọng tâm vào hai vấn đề là nhân quyền và biển Ðông. (T.N.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=151246&zoneid=1

'Thiên đường tốc độ' tại Đông dương

30/6/2012

Thoát khỏi biển báo "80" và camera tốc độ, chúng ta có thể thoải mái đạp ga lên 150 km/h, tận hưởng những cảm giác chưa bao giờ có.


Lái xe du lịch caravan ngày càng phổ biến và cung đường được lựa chọn nhiều nhất là Đông dương, qua các nước Campuchia, Lào, Thái Lan. Ngoài khám phá thiên nhiên, điểm hấp dẫn nhất có lẽ là sự tự do về tốc độ trên quãng đường 1.000 km. Ở đó có thể đạp ga lên đến 200 km/h, qua các cung đường rừng yên bình và vắng vẻ trên đất Lào và Campuchia.

Đoàn Caravan xuyên Đông dương những ngày tháng 6.
Đoàn Caravan xuyên Đông dương những ngày tháng 6.

Đường ở Lào thường được các tay lái Việt ví von như “LaoBahn” (Autobahn là cung đường có những làn không giới hạn tốc độ duy nhất trên thế giới ở Đức), hai bên là cánh đồng trống vắng, yên bình. Không có cảnh chen lấn, xô bồ. Không có xe máy tạt ngang đầu, bám đít. Không có những chiếc camera bắn tốc độ ẩn nấp dọc đường. Không có cả những tiếng còi đầy bức xúc.

Đoàn xe từ cửa khẩu Dom Kro Cam đến Paksé, tỉnh Champasak (Lào) với dài 150 km nhưng thời gian chỉ mất 1 giờ 15 phút, một con số trong mơ với giao thông Việt Nam. "Chạy sướng lắm!" là câu trả lời chung của tất cả những ai từng tham gia caravan xuyên Đông Dương. Tốc độ nhanh, an toàn và rất ít chướng ngại vật. Cung đường từ Nam lên Bắc Lào với hành trình ngày hai hơn 720 km nhưng ít ai thấy mệt với tốc độ trên 100 km/h bằng cảm giác thanh bình dọc theo tuyến sông Mekong.

Tốc độ 150 km/h, điều hiếm khi có được ở Việt Nam.
Tốc độ 150 km/h, điều hiếm khi có được ở Việt Nam.

Người dân Lào khá tôn trọng luật lệ giao thông và đặc biệt luôn nhường đường khi gặp đoàn xe có cảnh sát dẫn đường. Theo lời kể của anh hướng dẫn viên du lịch Lào thì có công nhân từng bị bắt bỏ tù do không nhường đường.

Từ Lào đến Bangkok, đường có đến 3 và 4 làn xe, khá đông nhưng vẫn có thể phi đều đều 100 km/h. Thỉnh thoảng vẫn có những chiếc bán tải vượt qua. Ấn tượng nhất trong việc thiết kế đường cao tố ở Thái Lan là các khúc cua gắt đều thiết kế theo kiểu lòng chảo, tạo độ an toàn ngay cả khi cua ở 120-150 km/h.

Cao tốc Thái Lan.
Cao tốc Thái Lan.

Hành trình ngược lại cũng mang nhiều cảm xúc và khi trở về Việt Nam, chúng ta tự nhiên thấy khó chịu, xe cũng gầm gừ hơn. Giao thông hỗn loạn khiến nỗi bực dọc thường thấy lại ùa về. Mong một ngày chiếc xe của mỗi người được chạy trên "Vietbahn".

Hải Đỗ

Giao thông của chúng ta đang bị lạc hậu
Đường ở Lào quá tốt và người dân chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Đường cao tốc như hình chụp ở trên được biết Thái Lan họ xây dựng cách đây hơn 35 năm nhưng không hề giảm chất lượng và khi lái xe trên những cung đường như thế này thì chạnh lòng hỏi tại sao chúng ta không thể làm được như họ, nếu so sánh với chất lượng cao tốc Trung Lương và cao tốc Thăng Long thì thấy khác biệt không chỉ nhiều mà còn rất nhiều. Di chuyển trên đường Xuyên Á do ngân hàng ADB tài trợ xây dựng băng qua những cánh đồng trồng lúa như Việt Nam nhưng tốc độ vẫn đạt từ 120-150km/h vì không thấy ổ gà hay đường lún như đường Xuyên Á của chúng ta đi từ Sài Gòn - Nha Trang khởi công cùng thời điểm. Đây là cảm nhận của riêng tôi vì vì bản thân mình cũng là thành viên tham gia chuyến caravan xuyên Đông Dương này

Việt nam không có đường cao tốc
Chào các bạn, Xem người lại ngẫm đến ta, càng tủi hổ. Tôi cũng đã sinh sống ở châu Âu và thấy rằng Việt nam chưa có đường cao tốc. Chúng ta đang ngộ nhận hoặc tự huyễn hoặc mà thôi. Cụ thể là các nguyên nhân sau: - Cả tuyến đường Hà Nội-Ninh Bình là 80 km nhưng không có một trạm tiếp xăng - Cả tuyến trên không có một nơi dừng nghỉ đúng nghĩa - và nhiều lý do khác ......... Như vậy nếu ai đang đi trên cao tốc muốn tiếp xăng, dầu, nghỉ ngơi thì đều phải vòng vào một đô thị nào dấy sau đó lại vòng ngược lại cao tốc. Tôi không hiểu quy chuẩn cao tốc của việt nam như thế nào, hình như chỉ là tuyến đường đóng kín để thu phí khi xe ra vào hay sao ý.

Cũng như không
Nói như độc giả thanh nguyen thì đúng rồi. Vì vậy mà chất lượng đường xá ở VN mình tệ như thế này đấy. Bây giờ là thời kinh tế thị trường chứ có phải thời bao cấp đâu. Làm không tới đâu hết mà lúc nào cũng ta đây rồi nổ như pháo cho người khác nể. Làm đường nào thì cũng nói là hiện đại bậc nhất nhưng rồi cũng mau xuống cấp nhất. Công nghệ làm đường ở VN có bao nhiêu quy trình, tại sao đường mới làm mà đã xuống cấp. Đường hiện đại nhất Sài Gòn mới đi được mấy tháng mà như cái đường lên núi, ổ gà, sụt lún tùm lum. đụng đến thì nói là do xe. Không biết hầm Thủ Thiêm công khai là hiện đại nhất ĐNA tồn tại được bao lâu, VN không bao giờ khá là do thế đấy.

Ủng hộ Bác Thanh Nguyên
Bác nói chí Phải.... Ôi VN

Vietbabn khó gì
các bác có biết là ở Lào, những con đường tốt nhất đều có phần đóng góp công sức của ngành cầu đường Việt Nam không? nhưng đó là làm vì: 1/ tình nghĩa; 2/ tài chính luôn cung cấp đủ và kịp thời (giải ngân tốt vì thường là viện trợ của VN dùng cho công ty cầu đường VN); 3/ lương bổng cho công nhân và kỹ sư Việt Nam đi công tác nước ngoài (Lào là nước ngoài rồi còn gì) rất tốt; 4/ tinh thần tôn trọng luật pháp của người dân thường nước Lào cũng rất tốt, nếu có việc giải phóng mặt bằng thì cũng không dây dưa mất thời gian như ở VN...
Vậy, nếu ở VN mà có được những điều kiện kia, tôi cũng phần nào tin rằng VN sẽ có được Vietbabn thôi

Phí cao tốc Bắc - Nam, ai sẽ đi ?
Đường cao tốc Bắc - Nam sẽ có và liệu người dân có kham nổi không khi phí cao tốc như hiện nay ! Điều này được hiểu là chi phí làm đường ở ta còn quá cao, nhưng chất lượng thì ai cũng đã biết, do vậy có cao tốc chăng nữa thì ai sẽ đi hay chỉ dành cho xe cấp cứu và xe quân đội.

Thiên đường tốc độ'
Đường cao tốc là đường thật tốt ! Mà xe không tốt, lái xe không tốt thì cũng như không ! Xe quá tải quá khổ, lái xe ẩu không chấp hành luật giao thông , đi chẳng nhường ai làm sao là đường cao tốc được.Đi đường tốt mà ngán đóng tiền , thì cao huyết áp chứ cao tốc gì ! Ngán tiền phí cầu đường thì xe chắc là không xịn rồi !

Tiêu cực
Lỗi không phải của ta, mà là của "chúng ta"

Yếu kém
Chúng ta làm đường còn thuê đủ chuyên gia ,tư vấn nước ngoài...chứng tỏ chúng ta chưa tự chủ được, xe máy xây dựng nhập 101%, nhựa, phụ gia nhập...chỉ có đá và nhân công là Việt nam, chi phí thất thoát lớn, "ăn nhiều" ... nói chung quá nhiều yếu kém, vậy nên chất lượng kém, hình thức thì không chấp nhận được, nay hỏng cái này, mai cái kia, không có đội sửa chữa...các bạn không tin ra Đại lộ Thăng long đi từ TT hội nghị QG đến Hòa lạc và so sánh chúng với đường Thái lan coi!!!!

Không có gì to tát cả
Việc thiết kế và thi công đường cao tốc ở Việt Nam hoàn toàn có thể đạt tới chất lượng của các nước tiên tiến. Tuy nhiên những bất cập của các dự án từ khi khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Việc tỉ lệ ăn chia % trong các giai đoạn thì bất kì ai làm xây dựng cũng có thể biết được, và tất nhiên những khoản tiền này từ công trình mà ra !

Bệnh thành tích nữa
Còn một khía cạnh nữa mà chưa thấy các bạn nhắc đến: đó là Việt Nam quá chạy theo việc giảm số tai nạn giao thông nên cứ cắm giới hạn tốc độ. Thực tế hầu hết các tuyến đường quốc lộ được thiết kế để vận hành tối ưu (đa số xe chạy ở tốc độ trung bình này) với vận tốc 60-80km/h hoặc 120km/h với đường cao tốc nhưng thực tế chỉ được cắm biển cho chạy với tốc độ thấp hơn để giảm số tai nạn giao thông. Ở Đức hoặc một số nước khác họ có quan điểm thoáng hơn về tai nạn giao thông: chấp nhận một tỷ lệ tai nạn nhất định nhưng bù lại tăng được hiệu quả xã hội về tiết kiệm thời gian, nhiên liệu, sức lực của người tham gia giao thông... chứ không chỉ nhìn một chiều vào số vụ tai nạn như ở Việt Nam. Về ổ gà thì ở đâu chả gặp phải, vấn đề là giải quyết thế nào thôi: khi có ổ gà thì sửa chữa ngay và có các biển báo từ rất xa

Ý thức tham gia giao thông!
Ý thức tham gia giao thông của người Lào tốt hơn người Việt rất nhiều.
Ví dụ: Khi người Việt lái xe trên đất Lào vào buổi tối thì thường nháy đèn, bóp còi có ý "cướp" đường, lấn làn sang bên phần đường của xe ngược chiều, lúc đó nếu là người Lào họ sẵn sàng nhường đường, thậm chí còn tắt cả đèn pha đi. Nếu xe ngược chiều không có hành động tương tự thì 90% cả 2 xe này đều do người Việt điều khiển trên đất Lào.
Họ sẵn sàng chờ đợi khi ùn tắc, sẵn sàng đàm phán khi vô tình va chạm...

Học hỏi
Có lẽ là những ai đọc bài báo này cần điều chỉnh ngay kỷ luật khi tham gia giao thông, trong đó có mình...hic

Giao thông thông minh!
Tự lái đi dọc bắc nam trên QL 1A bằng xe ô tô cá nhân quả thực thấy rất buồn. Đất nước sau giải phỏng cả 35-40 năm rồi và nền kinh tế thì luôn có mấy mỹ từ nào rồng, hổ rồi nhất nhì khu vực với tg về tốc độ tăng gdp nhưng cái trục đường bộ xương sống lại èo uột, quá tải, nhỏ hẹp, không đồng bộ và thủng lỗ chỗ khắp các nơi nhất là khu vực trung nam bộ.
Nhìn vào cái quốc lộ đó đủ thấy đất nước còn nghèo khổ, xa vời với công nghiệp hóa hiện đại hóa ra sao. Vậy mà cứ thấy bàn tàu điện cao tốc với cả hàng chục tỉ đô la, trong khi con đường bộ huyết mạch thì què quặt, èo uột ám ảnh các tài xế. Bao giờ chạy QL1 mà HN- ĐN chỉ mất 6-7 ô tiếng bằng ô tô thì mới là con đường trục xương sống thực sự, và bộ mặt đất nước lúc đó chắc khá hơn, chứ như hiện nay buồn quá các bạn ạ! Một vấn đề lớn khác trong vấn đề phát triển giao thông mà tôi thấy giới lãnh đạo nước nhà cần một tư duy thay đổi ngay, cần học hỏi và nhìn nhận lại ngay lập tức để thay đổi bộ mặt giao thông là vấn đề phát triển xe ô tô cá nhân!.
Bản thân ô tô cá nhân là một phương tiện giao thông văn minh hiện đại, một phát minh quan trọng bậc nhất của con người cho vấn đề giao thông. Ô tô với độ an toàn cho người lưu thông trên nó, người lái phải tuân thủ luật giao thông với ý thức cao do mức phạt lớn, bồi thường và sửa chữa với chi phí lớn đã chính là giải pháp cho giao thông văn minh, an toàn rồi. Hạn chế ô tô bằng thuế, phí chính là đã loại bỏ đi giải pháp số một về an toàn và ùn tắc mất rồi thì sao mà giao thông VN không lâm vào bế tắc hả trời?
Những tư duy của một vài lãnh đạo là "nếu không hạn chế xe ô tô từ bây giờ thì không có cả chỗ đỗ nó nói gì đến lưu thông" thể hiện sự ấu trĩ, thiển cận không khác gì tư duy của những người công nhân đã đập phá máy móc do sợ mất việc làm hồi thế kỉ 18-19 cả. Bởi khi ô tô phát triển thì tất cả các vấn đề về mật độ đô thị, mật độ giao thông đều sẽ có hướng có cách giải quyết do sự phát triển kinh tế xã hội mà nền kinh tế xe ô tô tạo ra. Nếu để phân tích thì rất dài...tuy nhiên nếu bạn nào muốn quan tâm tranh luận về vấn đề này có thể contact với tôi qua địa chỉ hộp thư stc010@gmail.com.

Hãy hỏi Lào họ làm thế nào
Hic! Tôi nói đã lâu rồi các bác chả tin, bạy giờ chắc tin rồi hỉ. Cứ sang mấy em campuchia, lào mà học họ chả phô trương gì cả cứ im lặng mà làm, thử hỏi cứ vỗ ngực xưng tên là anh nhưng sao nghèo, hèn thế chẳng bằng em út tí nào. tí lại đòi tăng giá, phí, thuế...Lại còn so với Mỹ kia đấy. Các bác hãy chờ đấy - Ta sẽ bằng nước mỹ bây giờ sau 100 năm nữa.

Hãy nói về ý thức tham gia giao thông của chính mình đã
Tôi chỉ thấy các Bác tập trung chê Việt Nam, mà các Bác hằng ngày cũng tham gia giao thông đấy, đường Việt Nam cũng còn rộng rãi và tốt chán, chứ cũng không đến nỗi lắm đâu, các Bác tự xem lại chính mình xem các Bác tham gia giao thông đã có ý thức chưa? tôi thấy ở Việt Nam mình có kiểu tham gia giao thông: Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, biết chửi bới cảnh sát giao thông mới là sành điệu, đi oto phải biết lấn đường, vượt phải, mới là sành điệu.
Tôi nghĩ những vấn đề này nhà nước phải có trang Web diễn đàn riêng để hàng ngày các độc giả ghi lại được những hình ảnh xấu đó để lên án, và áp dụng phạt tự động. Nếu ý thức chúng ta tham gia giao thông tốt thì tôi nghĩ các nhà chức trách sẽ không hạn chế tốc độ của chúng ta nhiều đến như vậy đâu, và cảnh sát giao thông cũng có ít cơ hội ăn tiền của chúng ta hơn đấy. Rồng Đen

Thaibahn
Cảm ơn bài viết. Tôi cũng đã từng ở Thái Lan vài năm, đi lại trên nhiều cung đường Bắc, Đông Bắc Thái nối sang Lào, Mianmar. Những gì bài viết phản ánh là trung thực, đúng thực tế cơ sở hạ tầng giao thông của Thái Lan, tất nhiên còn nhiều điểm ưu việt khác nữa. Chỉ biết đặt "ngôi sao hy vọng" vào lãnh đạo từ cao đến thấp ở Việt Nam, mong một ngày không xa, hoặc chí ít đời con cháu chúng ta được hưởng những tiện nghi như vậy ở Việt Nam.
Từ lãnh đạo cho đến đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên của Việt Nam cũng có nhiều kiến thức (mà thực tế kiến thức và kỹ thuật là của cả nhân loại - không làm được thì thuê), nhưng có lẽ chúng ta học thì nhiều, nghiên cứu cũng nhiều, nhưng gắn với thực tiễn và biến những gì học được từ các nước bè bạn vào Việt Nam còn là một khoảng cách quá lớn. Chúng ta cần có lòng dũng cảm. Dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật - Chúng ta đang ở đâu trong bản đồ hạ tầng giao thông khu vực và sẽ cần phải làm gì.
Tôi sống ở Hà Nội. Chắc chắn nhiều bạn đã từng đi trên hơn 20 km Đại lộ Thăng Long, và nếu như chưa chạy xe ở Lào, Thái Lan...sẽ khó có sự so sánh (dù tương đối). Dù được xây dựng bởi tổng thầu cỡ lớn nhất Việt Nam, tư vấn trong ngoài nước có cả, nhưng chất lượng mặt đường và hệ thống tổng thể còn nhiều vấn đề cần phải xem lại, lẽ ra phải từ khi bắt đầu thiết kế. Chúng ta cần phải phấn đấu nhiều. Tham nhũng và tiêu cực còn triền miên, không minh bạch trong quản lý dự án, vốn vay, vốn "chùa", sẽ rất khó để chúng ta thực hiện được giấc mơ Vietbahn. Vài lời đóng góp.

Các bác lãnh đạo không có thời gian mà đọc đâu ?
- Việt nam làm được mấy đoạn đường cho xe chạy tới 100km/h mà phí thì thu khùng thê ? - mấy thập kỷ thì Việt nam mới có văn hóa giao thông như nước Lao nhỉ ?

Chấp nhận thôi
Thưa các bạn. Vấn đề đường xá ở đây thì Việt Nam làm được tất. Thật ra kỹ thuật làm đường của các Cty Việt không thua ai đâu nhưng vì không làm hoặc không dám làm thôi. Không làm: vì giá thầu bỏ thấp thì lấy đâu ra chất lượng cao trong khi cty nào bỏ giá thấp thì chắc thắng và tiền lại quả. Không dám làm: nhiều cty biết làm nhưng không dám làm vì hàng loạt cty sân sau. Nếu anh làm tốt thì người ta nhìn vào so sánh cty sân sau của Tôi lấy gì Tôi ăn. Nói sơ sơ các bạn hiểu rồi.

Đường Cao Tốc Tp.HCM - Trung Lương
Hix, phía Nam mình có một đoạn được cao tốc Tp.HCM Trung Lương dài 40km, tốc độ giới hạn là 60 - 100km/h, tiền thu phí xe dưới 7 chổ là 1000 đ/km. Theo các bác thì là đường cao gì?

Adele wordt moeder

vr 29 jun 2012, 20:16

Adele wordt moeder

van onze redactie
AMSTERDAM - De 24-jarige Britse zangeres Adele is zwanger van haar eerste kindje.

    Foto: AFP
    Dat schrijft de Britse Rolling in the Deep-zangeres op haar website. ‘Ik ben enorm blij dat ik kan mededelen dat ik Simon en ik samen ons eerste kindje verwachten. Ik wilde graag dat jullie dat nieuws van mij te horen zouden krijgen.
    Adele (24) en haar vriend Simon Konecki vragen in het bericht om respect voor hun privacy. "We zijn uiteraard blij en opgewonden, maar respecteer alsjeblieft onze privacy op dit prachtige moment.”
    Adele kan de komende tijd dan waarschijnlijk ongestoord aan haar taalgebruik werken...

    http://www.telegraaf.nl/prive/12462138/__Adele_wordt_moeder__.html

    Nederlandse recordroeier bijna overvaren

    vr 29 jun 2012, 22:05
    |
    lees voor

    Nederlandse recordroeier bijna overvaren


    PERTH - De Nederlandse avonturier Ralph Tuijn is donderdag begonnen aan zijn roeitocht van Australië naar Afrika, maar werd vrijdag bijna overvaren door een vrachtschip. Dat staat te lezen op zijn blog.

      Foto: TUIJN, RALPH
      Het vrachtschip heeft Tuijn waarschijnlijk niet gezien door de hoge golven. De avonturier moest uit alle macht roeien om uit de ramkoers te komen. Het schip voer uiteindelijk zo'n 20 meter achter Tuijn langs. Op zijn blog meldt hij verder dat zijn automatische watermaker kapot is en dat hij 15 blaren van het roeien heeft.
      De roeier heeft weken moeten wachten op goed weer om zijn tocht te beginnen. Hij bevindt zich momenteel in het Geelvinck-kanaal bij de westkust van Australië.
      Tuijn wil de Indische oceaan non-stop over roeien, wat goed zou zijn voor een wereldrecord. De 10.000 kilometer zal zo'n 120 dagen in beslag nemen. In 2008 maakte Tuijn de oversteek over de Grote Oceaan. Hij roeide toen ruim 19.000 kilometer in 281 dagen. Ook de Atlantische Oceaan stak hij al eens over.

      http://www.telegraaf.nl/binnenland/12462605/__Recordroeier_bijna_overvaren__.html

      Verre vakantie op eigen boot

      za 30 jun 2012, 07:00

      Jachttransport steeds belangrijker


      Verre vakantie op eigen boot

      Epco Ongering
      AMSTERDAM - In het buitenland een boot huren is populair onder de Nederlandse watersporters. Toch zie je steeds meer mensen die er voor kiezen om op de eigen boot in verre vaargebieden te varen. Mensen die de tijd hebben gaan op eigen kiel, maar een groeiende groep kiest voor professioneel jachttransport. Met de boot op de vrachtauto of… op de boot.

        Geen 'te water lating', maar de Sensation wordt aan boord gehesen. Geen 'te water lating', maar de Sensation wordt aan boord gehesen.
        Goed ingepakt vertrekken de boten per vrachtwagen naar zonnige oorden. Goed ingepakt vertrekken de boten per vrachtwagen naar zonnige oorden.
        Wie een beetje thuis is in de wereld van professioneel jachttransport kent Van de Wetering uit Loosdrecht.
        Dat bedrijf heeft als motto: ‘Kan niet bestaat niet’, en het personeel draait de hand niet om voor het vervoer van een flatgebouwgroot megajacht over de weg of van een kostbare, maar kwetsbare klassieker in het ruim van een zeeschip.
        Willem Lamme verklaart de drukte in het bedrijf: „Inmiddels zien mensen in dat beleggen op de beurs niks oplevert. Wijs geworden besluiten ze om van het leven te genieten en dus kopen ze een boot, een veel betere belegging. En Wij helpen ze op weg.“
        De populairste bestemmingen zijn Scandinavië en natuurlijk de Middellandse Zee. En de prijs?
        Lamme: „Dat hangt van heel veel dingen af. Hoeveel boten passen er op een trailer, hoe breed, hoe hoog en door welke landen moet je heen? Een sportboot naar het Gardameer, dat kost tussen de 2.000 en 4.000 euro. Maar voor brede en hoge transporten heb je begeleiding nodig en dat kost goudgeld. In het ene land mag je dan alleen ‘s nachts rijden, in het volgende alleen overdag tussen bepaalde uren en in Zwitserland willen ze alles nameten. Maar dat is allemaal onze zorg, net als al het papierwerk. Daar heeft de klant geen last van. Die geeft de boot en de sleutel en krijgt deze op de gewenste plek, ook al is het aan de andere kant van de wereld, weer terug."

        Luxe
        In Monaco liggen de mooiste grote jachten en die worden regelmatig door professionals over zee naar andere plekken gebracht.
        Jan te Siepe is de oprichter en directeur van Star Class Jachttransport. Hij regelt alle soorten jachttransport, maar vooral die van luxe motorjachten.
        „Ons werk kun je overal doen waar je een telefoon en een kladblok hebt. En ik werk liever ergens waar de zon schijnt.”
        Te Siepe was ooit de jongste kapitein van Nederland en de eerste die jachttransport via de zee als bedrijfstak oppakte. Door de jarenlange ervaring kent te Siepe alle valkuilen van jachttransport.
        Hij adviseert zijn klanten over de beste haven en de meest gunstige vertrektijd. De transportmogelijkheden variëren van float in-float out, lift on-lift off of roll on-roll off in een container.
        Desgewenst regelt zijn bedrijf een professionele schipper om een deel van de route over water af te leggen. Meestal gaat het om vervoer één kant op.
        Te Siepe: „Een paar jaar terug moesten we het transport van een Azimut 86 regelen voor een Arabische prinses. Haar jacht moest van Italië naar Jeddah. Maar een jaar later was ze het daar alweer beu en wilde ze de boot weer de andere kant op. Dat vinden wij niet erg.”

        Tolwegen
        Wim Spinhoven van Transportpartners in Steenbergen schat dat er jaarlijks 3000 boten van zes tot negen meter lengte worden vervoerd.
        „Onze transporten gaan vaak van de USA naar Noord-Europa, maar er vertrekken ook veel boten van hier naar de Middellandse Zee. Voor de prijs maakt dat trouwens niet zo veel uit. De boten zijn vanuit de westkust van Amerika ongeveer twee weken onderweg en voor een boot van 7-8 meter kost dat ongeveer 2500 euro. Nu zie je weer dat veel boten door buitenlandse particulieren in Nederland worden gekocht en dan leveren wij ze af. Daarnaast doen we veel transport van buitenlandse werven naar Nederland. Wij zorgen voor de transportpapieren en de benodigde vergunningen, het laden en lossen en waar nodig ook een bok om de boot tijdens het transport op een vrachtboot op te plaatsen. Als je alles zelf wilt regelen, heb je daar een dagtaak aan. Denk alleen al aan het kranen van de boten, de verzekering en de invoerrechten. Die worden over de aankoopsom plus de vrachtkosten geheven. Als je nagaat wat het kost om een bootje van pakweg acht meter naar Spanje te laten transporteren, begrijp je wel dat veel mensen dat verkiezen boven een helse rit over de Franse tolwegen met een zwabberende trailer achter zich.”

        http://www.telegraaf.nl/vaarkrant/12461645/__Verre_vakantie_op_eigen_boot__.html

        Trung Quốc công khai ý đồ độc chiếm Biển Đông

        30/6/2012

        Bắc Kinh đang liên tiếp đưa ra các hành động vi phạm những cam kết và luật pháp quốc tế, dẫn đến sự phản đối kịch liệt từ phía Việt Nam và nhận sự chỉ trích của giới học giả quốc tế.
        > Nghị sĩ Mỹ: 'Trung Quốc khiêu khích Việt Nam'
        > Trung Quốc lập đội tuần tra 'ứng chiến' ở Biển Đông


        Tình hình Biển Đông đang dậy sóng với những động thái liên tiếp bằng cả biện pháp hành chính, chính trị và quân sự của chính phủ Trung Quốc, thể hiện sự không tuân thủ các cam kết của Bắc Kinh với nước láng giềng Việt Nam, đồng thời cho thấy rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế.

        Những động thái liên tiếp


        Hành động đầu tiên trong chuỗi các động thái gây bức xúc của Trung Quốc đợt này là tuyên bố thông qua việc lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng, nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).

        Ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, đồng thời khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến nhấn mạnh quyết định của Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý".

        Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa". Trước đây, Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó quyết định xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam này đã bị hủy bỏ.

        Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).

        Nghiêm trọng hơn, ngày 23/6, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), dưới sự cho phép của chính phủ nước này, đã ngang ngược thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hơn nữa đây lại là vùng hoàn toàn không có tranh chấp từ trước đến nay.

        Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái nói trên. Ông nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên".

        Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao Công hàm phản đối CNOOC mời thầu tại Biển Đông. Cùng ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu họp báo để phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp.

        Các lô mà Trung Quốc mời thầu nằm trên khu vực rộng hơn 160.000 km2, chồng lên các lô mà PVN đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Vùng biển Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý (hơn 140 km), cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý (hơn 105 km) và cách đảo Phú Quý 30 hải lý (55 km).

        PVN cho biết đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Trung Quốc công khai mời thầu dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp việc bản thân CNOOC và PVN cũng đã có quan hệ với nhiều hợp đồng thăm dò chung. PVN yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên và khẳng định Việt Nam tiếp tục triển khai các hợp đồng khai thác dầu khí với đối tác nước ngoài tại Biển Đông.

        Trong bối cảnh đó, ngày 28/6, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố nước này có các đội tuần tra có tính "sẵn sàng chiến đấu" trên các vùng nước mà họ cho là thuộc chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông này cũng cho biết Bắc Kinh có thể sẽ thành lập Bộ tư lệnh quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa. Đây là diễn biến mới nhất trong loạt các hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

        Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam.
        Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.

        'Trung Quốc khiêu khích Việt Nam'


        Các động thái của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm diễn ra hội thảo An ninh hàng hải Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại Washington. Phần lớn các học giả và quan chức quốc tế, trong đó có giáo sư nổi tiếng người Australia Carlyle Thayer, khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

        Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia cũng cho rằng "Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Nhà nghiên cứu này cũng cho đây là một hành động chính trị hơn là một hành động kinh tế.

        Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman chung quan điểm với Giáo sư Thayer khi phát biểu rằng việc Trung Quốc mời thầu là "hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội". Ông đánh giá việc CNOOC mời thầu tại Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vốn được luật pháp quốc tế thừa nhận.

        Do vậy giới nghiên cứu quốc tế nhận định sẽ không có công ty nước ngoài nào quan tâm tới lời mời thầu phi pháp của Trung Quốc. Financial Times dẫn lời ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán: "Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu). Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".

        Tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS cho rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia đấu thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ kỹ càng" trước khi quyết định.

        Trung Quốc đang đi ngược các cam kết


        Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều thỏa thuận cấp cao, trong đó quan trọng là sự kiện tháng 10/2011, khi hai bên ký Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển gồm 6 điểm. Thỏa thuận này nhấn mạnh việc hai bên tôn trọng các nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

        Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng là một bên tham gia ký Tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc (DOC) năm 2002. Theo DOC, các bên khẳng định cam kết với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 cũng như Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC).

        Tuy nhiên, việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" và đặc biệt là việc mời thầu dầu khí trên vùng biển của Việt Nam đã đi ngược lại với tất cả các cam kết giữa nước này với Việt Nam cũng như với các nước trong khu vực, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và DOC, đồng thời làm phức tạp thêm tình hình biển Đông.

        Liên quan đến Luật Biển được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hôm 21/6, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định đây là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam. "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện pháp hòa bình", ông nhấn mạnh.

        Tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng 29/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, Luật Biển đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, do đó Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền.

        Mai Trang
        http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2012/06/trung-quoc-cong-khai-y-do-doc-chiem-bien-dong/
        Theo dòng sự kiện:
        Trung Quốc với mưu đồ bá chủ biển Đông (29/06)
        'Yêu cầu Trung Quốc hủy ngay việc mời thầu sai trái' (29/06)
        Ba bài học từ vụ Scarborough/Hoàng Nham (28/06)
        '9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc Việt Nam' (28/06)
        Philippines sẽ bỏ lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông (28/06)
        Mỹ muốn nghe bàn thảo Quy tắc ứng xử Biển Đông (28/06)

        vrijdag 29 juni 2012

        Nhật Bản khám phá một mỏ đất hiếm ngoài khơi Thái Bình Dương

        29 Tháng Sáu 2012       
        Đất hiếm khai thác từ mỏ Steenkampskraal, Nam Phi.
        Đất hiếm khai thác từ mỏ Steenkampskraal, Nam Phi.
        LCM

        Thanh Phương
        Báo chí Nhật Bản hôm nay 29/06/2012 loan tin là các nhà địa chất học Nhật Bản vừa khám phá một mỏ đất hiếm rất lớn dưới lòng biển ngoài khơi Thái Bình Dương. Trữ lượng của mỏ đất hiếm này có thể thỏa mãn nhu cầu của ngành công nghiệp Nhật Bản trong hai thế kỷ.

        Mỏ đất hiếm do ê-kíp của giáo sư Yasuhiro Kato, trường đại học Tokyo, khám phá, nằm gần đảo Minami Torishima, cách Tokyo khoảng 2.000 km về phía Đông Nam, trên một diện tích 1.000 km vuông, có trữ lượng ước tính khoảng 6,8 triệu tấn, đủ để các công ty Nhật Bản xài trong 227 năm.
        Như vậy là với mỏ đất hiếm vừa được khám phá, Nhật Bản có thể sẽ không còn phụ thuộc vào Trung Quốc, quốc gia hiện kiểm soát 95% sản lượng đất hiếm toàn cầu và hiện đang cố tình hạn chế xuất khẩu, khiến giá nguyên liệu này tăng vọt. Liên hiệp châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã kiện Trung Quốc ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới, yêu cầu tuyên phạt Bắc Kinh về hành động này.
        Đất hiếm là một trong nhóm 17 kim loại cần thiết cho việc sản xuất xe hơi chạy bằng điện, máy phát điện gió, màn hình phẳng, đĩa cứng máy vi tính, và các máy điện tử. Hiện giờ hơn 90% nguồn cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản là từ Trung Quốc. Các công ty Nhật Bản đã từng lao đao do việc Bắc Kinh ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật vào tháng 9/2010, giữa lúc hai nước đang gặp khủng hoảng ngoại giao.

        http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120629-nhat-ban-kham-pha-mot-mo-dat-hiem-ngoai-khoi-thai-binh-duong

        Thanh niên gốc Việt nhận Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh


        Thủ tướng Canada Stephen Harper, Paul Nguyễn, và Toàn quyền Canada David Johnston tại buổi lễ trao Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh Elizabeth II năm 2012
        CỠ CHỮ - +

        Một thanh niên Việt Nam ở Canada dùng sức mạnh của internet để thay đổi sự kỳ thị và những thành kiến xưa nay đối với cộng đồng nơi anh sinh sống. Những cống hiến không mệt mỏi cho các hoạt động xã hội của chàng trai sinh năm 1980, Paul Nguyễn, đã mang về cho anh rất nhiều vinh dự và giải thưởng danh tiếng từ chính tay các nhà lãnh đạo cao cấp của Canada trao tặng, và gần đây nhất là Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012, vinh danh các công dân Canada có công đóng góp cho đất nước.

        Lớn lên ở vùng Jane-Finch thuộc Toronto, Canada, một địa bàn khét tiếng có nhiều tội phạm với đa số cư dân nghèo khó ở đáy xã hội, năm 2004 đã Paul quyết định mở trang web Jane-Finch.com để xóa tan các định kiến không hay về khu vực anh cư trú. Paul biên tập nội dung trang web, làm ra các bản tin và phóng sự radio-video phản ánh những nét đẹp trong cộng đồng, đăng lên web, và hướng dẫn cho các cộng tác viên trẻ khác trong nhóm cùng làm. Chẳng bao lâu, kênh thông tin Jane-Finch.com cùng chủ nhân của nó trở thành câu chuyện thành công nổi tiếng khắp đất nước Canada, và câu chuyện này sẽ do chính nhà hoạt động xã hội trẻ Paul Nguyễn chia sẻ với chúng ta trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay.

        Paul Nguyễn: Xin chào các bạn. Tôi là Paul Nguyễn, sinh ra ở Toronto, Canada. Tôi sống trong vùng Jane-Finch. Ba mẹ tôi vượt biển tìm tự do tới Canada năm 1979. Tôi được sinh ra ở Canada vào năm 1980. Hiện tôi đang làm việc cho chính phủ. Trang web Jane-Finch do tôi thành lập là một dự án cá nhân, phi lợi nhuận. Tôi dành thời gian cho nó nhiều hơn cho công việc mưu sinh của tôi hằng ngày nữa vì tôi yêu thích việc làm xã hội này.

        Trà Mi: Hiện trang web của Paul có bao nhiêu cộng sự viên tham gia?

        Paul Nguyễn: Hiện chúng tôi có 6 cộng sự viên lâu năm. Nhiệm vụ chính của tôi là coi sóc bảo đảm cho nội dung trang web càng khách quan càng tốt vì tôi muốn đây là một kênh thông tin có uy tín.

        Trà Mi: Mình hiểu rằng đây là việc làm tự nguyện, nhưng các bạn có nguồn quỹ nào hỗ trợ để vận hành trang web không?

        Paul Nguyễn: Trang web của tôi không nhận bất kỳ nguồn quỹ nào tài trợ. Có nhiều cơ hội có quỹ, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi nhận tài trợ chúng tôi dễ bị ràng buộc, bị chi phối, hay bị điều khiển. Chúng tôi cố gắng vận hành một trang thông tin độc lập, khách quan. Đã 8 năm nay kể từ ngày ra mắt, trang web của tôi hoàn toàn vận hành dựa trên các nỗ lực tình nguyện. Các bạn trẻ tham gia vì họ thật sự quan tâm đến cộng đồng và muốn đóng gớp cho xã hội. Và chúng tôi có những thành viên cộng tác rất lâu dài. Đa số các cộng tác viên xuất thân từ những khán-thính-hay độc giả của trang web. Họ là những người trẻ, đa phần là học sinh hay sinh viên.

        Trà Mi: Từ kinh nghiệm nào hay động lực nào mà bạn quyết định thành lập trang web này?

        Paul Nguyễn: Động lực chính khiến tôi thành lập trang này năm 2004 là vì tôi sống trong vùng Jane-Finch, một cộng đồng nhỏ ở phía Bắc Toronto, nổi danh là một địa bàn phức tạp nhiều tai tiếng ở Canada. Có lẽ đây là một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada, qua những gì thường thấy phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là khu vực đa văn hóa, đủ mọi sắc tộc, khét tiếng về các hoạt động tội phạm như tình trạng bạo lực băng đảng và súng ống. Cư dân ở đây như tôi tự nhiên trong đầu óc có ngay suy nghĩ là mọi người bên ngoài không nghĩ tốt về chúng tôi. Sinh ra, lớn lên ở đây và chứng kiến thực trạng này, tôi muốn thay đổi những hình ảnh đó. Và tôi đã tạo ra trang web Jane-Finch để cho mọi người thấy một hình ảnh khác của khu vực Jane-Finch, rằng vùng này không phải chỉ có những gì tồi tệ, tiêu cực mà thật ra có rất nhiều cái hay, cái đẹp ở đây.

        Trà Mi: Vùng Jane-Finch mà bạn sinh ra và lớn lên có nhiều người Việt sinh sống ở đó không?

        Paul Nguyễn: Một trong những lý do mà ba mẹ tôi dọn tới đây là vì khu vực này giá nhà rẻ và rất đông người Việt sinh sống. Đây là một vùng đất nghèo và có nhiều vấn đề xã hội.

        Trà Mi: Bằng cách nào trang web của bạn trở nên thành công như thế?

        Paul Nguyễn: Thành công của trang Jane-Finch.com có liên hệ rất nhiều tới đoạn nhạc video do tôi đạo diễn và sản xuất cách đây nhiều năm nhan đề ‘You Got Beef’ với phần trình bày của ca sĩ nhạc rap người Việt tên là Chuckie. Đoạn video nhạc rap này được nhiều người xem và biết đến trước khi xuất hiện các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, hay Twitter. Một đài tin tức ở Canada có bản tin về sự kiện này phát sóng trên toàn quốc. Và sau đó, trang web của tôi được nhiều người ghé thăm và càng lúc càng nhiều người biết đến.

        Trà Mi: Làm thế nào mà trang web của bạn có thể giúp xóa đi các định kiến xưa nay về nơi mà bạn miêu tả là ‘một trong những vùng tồi tệ nhất của Canada’ này?

        Paul Nguyễn: Trang Jane-Finch.com được lập ra để tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ với nhau. Đa phần các thành kiến không hay về vùng đất này chủ yếu là qua các vụ bắn giết và nạn bạo động được các phương tiện truyền thông đăng tải. Nếu như bức tranh về vùng này qua các phương tiện truyền thông có màu đen tối thì trang web của tôi là nơi để cư dân ở đây nói về cuộc sống của mình, các sinh hoạt tích cực và các sự kiện của cộng đồng. Trang web này là một kênh thông tin cho mọi người biết đến một bộ mặt khác của Jane-Finch với những điều tốt đẹp. Qua các phương tiện truyền thông, người ta chỉ thấy những mặt xấu của Jane-Finch, nhưng qua trang web này, mọi người có thể biết rằng ở vùng này cũng có nhiều cái hay, cái đẹp, và nhiều nét tích cực.

        Trà Mi: Chuyên phản ảnh những mặt tốt trong cộng đồng, làm thế nào trang thông tin này có thể giữ được tính cân bằng và không thiêng lệch?

        Paul Nguyễn: Các tình nguyện viên của Jane-Finch.com cố gắng tập trung phản ánh những nét đẹp, điều hay của vùng Jane-Finch, nhưng chúng tôi không muốn trở thành một công cụ tuyên truyền vì như vậy chúng tôi sẽ đánh mất uy tín của mình. Cho nên, chúng tôi phản ánh mọi thứ diễn ra ở đây nhưng tập trung nhấn mạnh tới những nét tích cực của vùng Jane-Finch, vì báo chí ít nói về những điểm này.

        Trà Mi: Động lực nào thúc đẩy bạn trở thành một nhà hoạt động xã hội tích cực dấn thân cho các công việc cộng đồng dù bạn đang có một việc làm toàn thời gian với chính phủ?

        Paul Nguyễn: Mọi việc khởi sự từ những việc rất nhỏ, từ việc tôi và một nhóm bạn muốn cùng chia sẻ công việc và quan điểm. Sau khi trang web được trình làng, nhìn vào ảnh hưởng và sức mạnh của nó (chẳng hạn như một số người đã tìm tới tôi và nói rằng tôi đã thay đổi cuộc sống của họ hay cách nhìn của họ về vùng này), tôi nhận ra rằng trang web Jane-Finch có thể là một công cụ rất hữu ích. Và chúng tôi quyết định đại diện cho cộng đồng cư dân ở đây vận động cho website này thành một công cụ để truyền tải thông điệp của chúng tôi ra bên ngoài.

        Trà Mi: Với nhịp sống bận bịu trong xã hội hiện đại-công nghiệp, như ở Canada chẳng hạn, nhiều người nhất là giới trẻ thường cảm thấy không đủ thời gian cho việc học, việc làm, đời sống, giải trí...Bạn đã xoay sở thế nào để có thể dành nhiều thời gian cho công tác thiện nguyện, phục vụ xã hội?

        Paul Nguyễn: Tôi nghĩ rằng giới trẻ thật ra có rất nhiều thời gian. Giờ đây chúng ta có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và những tiến bộ công nghệ đó giúp chúng ta nhanh hơn, dễ dàng hơn trong công việc và chúng ta có thể sử dụng quỹ thời gian của mình hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tôi có thể vừa làm việc toàn thời gian vừa có thời giờ dành cho trang web xã hội của mình, vừa có thể tham gia các hoạt động xã hội khác nữa. Theo tôi người trẻ có rất nhiều thời gian để làm được nhiều việc, chỉ cần mình biết hy sinh cho mọi người hoặc biết cách phân bổ thời gian một cách hiệu quả cho những việc quan trọng và cần thiết.

        x
        ​​Trà Mi: Là một nhà hoạt động xã hội thành công với nhiều giải thưởng vinh danh, bài học lớn nhất mà bạn học được cho mình là gì?

        Paul Nguyễn: Tôi nhận ra rằng hoạt động tích cực trong cộng đồng không phải là con đường lúc nào cũng bằng phẳng. Trong quá khứ, chúng tôi đã gặp một số phản kháng từ một số đảng phái khác nhau vì họ không đồng tình với những gì chúng tôi làm. Họ chỉ trích và tạo ra rất nhiều trở ngại để trấn áp tiếng nói của chúng tôi.

        Trà Mi: Những người không ủng hộ họ nói những điều không hay về việc làm của bạn, những mặt trái của công việc như thế đó có ý nghĩa thế nào đối với bạn?

        Paul Nguyễn: Tôi cho rằng mình không nên để những phê bình tiêu cực ảnh hưởng công việc của mình. Mình nên lấy những điều đó làm động cơ thúc đẩy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Điều tôi muốn phản ảnh qua trang Jane-Finch là vùng này không chỉ có tội phạm mà cũng có rất nhiều người trẻ chăm chỉ, có tài mà xã hội cần phải để ý tới họ để giúp đỡ họ phát huy tối đa khả năng của họ.

        Trà Mi: Bạn nhiều lần được vinh danh cũng như nhận được rất nhiều giải thưởng khác nhau vì những cống hiến của bạn dành cho xã hội. Những giải thưởng đó có ý nghĩa thế nào với bạn?

        Paul Nguyễn: Những sự ghi nhận mà chúng tôi nhận được cho trang web Jane-Finch.com quả thật rất lớn lao và tôi vô cùng cảm kích điều đó. Những sự ghi nhận này chứng tỏ công việc chúng tôi làm có tác dụng, và đồng thời cũng tiếp sức thêm cho chúng tôi tiếp tục công việc của mình.

        Trà Mi: Là một nhà hoạt động tích cực, bạn nghĩ thế nào về vai trò của người trẻ trong việc dấn thân cho các công tác xã hội cũng như vai trò đóng góp của người trẻ đối với xã hội?

        Paul Nguyễn: Tại Canada này, tất cả các học sinh trung học đều phải trải qua 40 giờ làm việc cộng đồng. Nhưng theo tôi, người trẻ cần phải làm hơn số thời gian bắt buộc này. Đóng góp sức mình cho cộng đồng mang lại cho người trẻ rất nhiều lợi ích. Bạn sẽ trưởng thành rất nhiều, được mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của bản thân từ việc gặp gỡ và tiếp xúc với những người kém may mắn hơn mình.

        Trà Mi: Vấn đề là làm thế nào để ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào các công việc thiện nguyện xã hội hơn nữa. Ý kiến của bạn thế nào?

        Paul Nguyễn: Ngày nay công nghệ hiện đại và sự xuất hiện của các mạng lưới xã hội như Twitter hay Facebook đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người tham gia vào các công tác cộng đồng hay hoạt động xã hội. Bạn chỉ cần mở một trang trên Facebook nói về các vấn đề xã hội mà mọi người cùng quan tâm là mọi người có thể cùng nhau hợp sức để tìm giải pháp cho vấn đề. Dùng như công cụ như thế giúp bạn dấn thân vào các công tác xã hội dễ dàng hơn nhiều.

        Trà Mi: Câu chuyện thành công của bạn mang thông điệp gì đến với giới trẻ người Việt ở khắp nơi?

        Paul Nguyễn: Nếu bạn muốn tham gia công tác xã hội nhưng cảm thấy không có đủ thời gian, tiền bạc, hay nguồn lực để thực hiện mong muốn đó, đừng lấy đó làm cớ để thoái lui. Bạn có thể nghĩ ra một điều gì đó đơn giản thôi như trang web Jane-Finch.com của tôi chẳng hạn. Tôi xuất thân từ một vùng rất nghèo, tôi không có được những món đồ chơi xa xỉ hay các nguồn lực cần thiết khác, nhưng tôi đã tự xoay sở để có thể làm một điều gì đó cho xã hội xung quanh mình. Tôi đã tận dụng sức mạnh của internet để vươn tới mọi người. Một thanh niên nghèo sinh trưởng từ một khu vực có nhiều vấn đề như tôi có thể được nhiều người biết đến như vậy chứng tỏ tất cả các bạn đều có thể làm một điều gì đó cho xã hội, miễn là các bạn đặt tim óc của mình vào đấy.

        Trà Mi: Paul có dự định gì sắp tới cho trang web Jane-Finch hay cho các hoạt động xã hội của mình?

        Paul Nguyễn: Tôi dự định lập ra một trang web xã hội tương tự như trang Jane-Finch.com nhưng tập trung nói về giới trẻ Việt Nam tại Canada, giới thiệu về văn hóa, truyền thống của người Việt, hầu giúp không chỉ các bạn trẻ Việt ở đây mà cả giới trẻ thuộc các sắc tộc khác học hỏi, tìm hiểu thêm về văn hóa của người Việt.

        Trà Mi: Cảm ơn Paul rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

        Vừa rồi là Paul Nguyễn, một nhà hoạt động xã hội trẻ gốc Việt tại Canada vừa được trao tặng Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012 vì những đóng góp của anh giúp thay đổi xã hội với trang web Jane-Finch.com do chính anh thành lập.

        Các bạn nghe đài muốn chia sẻ quan điểm hay bình luận về câu chuyện này, xin vui lòng đóng góp trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.

        Tạp chí Thanh Niên mong được đón tiếp tất cả quý vị và các bạn trên làn sóng của đài VOA trong buổi phát thanh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
         

        MỘT LOẠI UNG THƯ VÚ MỚI : Bệnh Paget

        MỘT LOẠI UNG THƯ VÚ MỚI
        http://media.tinmoi.vn/2010/01/20/nguc-180110.jpg

        Ung thư vú
        This is so important to every woman you know. Please share it with everyone you know and particularly those you care about.
        New Kind of Breast Cancer
        Thông tin rất quan trọng đối với phụ nữ
        Hãy chia sẽ thông tin cho tất cả mọi người
        Chuyển ngay đến những người quen biết và đặc biệt là những người bạn quan tâm
        MỘT LOẠI UNG THƯ VÚ MỚI

        New kind of Breast Cancer - DO NOT DELETE
        Please forward to all of the women in your
        lives: Mothers, daughters, sisters, aunts, friends, etc.

        In November, a rare kind of breast cancer was found. A lady developed a rash on her breast, similar to that of young mothers who are nursing..

        Vào tháng 11, người ta đã phát hiện ra một loại bệnh ung thư vú rất hiếm. Một phụ nữ có một cái nhọt trên ngực của mình, giống như những bà mẹ trẽ khác đang cho con bú...Because her mammogram had been clear, the doctor treated her with antibiotics for infections.. After 2 rounds, it continued to get worse, so her doctor sent her for another mammogram. This time it showed a mass..
        Bởi vì ảnh chụp x quang khối u trên ngực của cô quá rõ, bác sĩ đã điều trị bằng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng...sau 2 đợt điều trị, nó còn tồi tệ hơn, do đó bác sĩ đã cho cô chụp nhũ ảnh một lần nữa, và lần này thì là một khối u....

        A biopsy found a fast growing malignancy. Chemo was started in order to shrink the growth; then a mastectomy was performed; then a full round of Chemo; then radiation.. After about 9 months of intense treatment, she was given a clean bill of health.
        Một khối u ác tính phát triển rất nhanh đã được phát hiện khi làm sinh thiết. Và việc trị liệu bằng hóa chất đã được tiến hành nhằm làm giảm sự tăng trưởng; và sau đó là cắt bỏ vú; rồi lại đến một đợt hóa trị; xạ trị...sau 9 tháng điều trị tích cực, cô đã được cho xuất viện.

        She had one year of living each day to its
        fullest. Then the cancer returned to the liver area. She took 4 treatments and decided that she wanted quality of life, not the after effects of Chemo. She had 5 great months and she planned each detail of the final days. After a few days of needing morphine, she died. She left this message to be delivered to women everywhere:
        Cô đã sống một năm với từng ngày trọn vẹn nhất, rồi căn bệnh ung thư quay trở lại tại vùng gan. Cô đã trãi qua 4 lần điều trị và cô quyết định sống một cuộc sống có chất lượng, chứ không phải sau những hiệu quả của việc hóa trị. Cô đã có 5 tháng thật tuyệt vời và cô đã lên kế hoạch thật chi tiết cho những ngày cuối cùng. Sau một vài ngày phải dùng thuốc morphine , cô qua đời. Cô để lại lời nhắn này cho phụ nữ ở khắp nơi

        Women, PLEASE be alert to anything that is not normal, and be persistent in getting help as soon as possible.

        Phụ nữ, Hãy cảnh báo bất cứ điều gì đó bất bình thường, và kiên trì trong việc được chữa trị càng sớm càng tốt.
        Now, I suspect not many women out there know a lesion or rash on the nipple or aureole can be breastcancer. (Mine started out as a single red pimple on the aureole. One of the biggest problems with Paget's disease of the nipple is that the symptoms appear to be harmless. It is frequently thought to be a skin inflammation or infection, leading to unfortunate delays in detection and care.)

        Hiện nay, tôi không nghi ngờ rằng không có nhiều phụ nữ biết có một tổn thương hoặc mụn nhọt trên núm vú hoặc vùng quầng có thể là ung thư vú. (vú của tôi bắt đầu như một mụn đỏ duy nhất trên vùng quầng này. Một trong những vấn đề lớn nhất với bệnh Paget núm vú là các triệu chứng xuất hiện xem như vô hại. Nó thường được cho là một tình trạng viêm da hoặc nhiễm trùng, dẫn đến sự chậm trễ đáng tiếc trong phát hiện và chăm sóc.)

        Paget's Disease: This is a rare form of breast cancer, and is on the outside of the breast, on the nipple and aureole It appeared as a rash, which later became a lesion with a crusty outer edge. I would not have ever suspected it to be breast cancer but it was. My nipple never seemed any different to me, but the rash bothered me, so I went to the doctor for that. Sometimes, it itched and was sore, but other than that it didn't bother me. It was just ugly and a nuisance, and could not be cleared up with all the creams prescribed by my doctor and dermatologist for the dermatitis on my eyes just prior to this outbreak They seemed a little concerned but did not warn me it could be cancerous.

        Bệnh Paget: Đây là một dạng hiếm của ung thư vú, và bên ngoài của vú, trên núm vú và vùng quầng Nó xuất hiện như là một phát ban, sau này trở thành một tổn thương với một rìa ngoài cứng. Tôi sẽ không có bao giờ nghi ngờ nó sẽ là ung thư vú nhưng nó đã là ung thư vú đấy. Tôi dường như không bao giờ thấy có gì khác lạ của núm vú của tôi, nhưng cái mụn nhọt làm phiền tôi, vì vậy tôi đã đi đến các bác sĩ để khám. Đôi khi, nó ngứa và đau, nhưng khác hơn là nó đã không làm phiền tôi. Nó đã chỉ là xấu xí và gây phiền toái, và không thể được xoá với tất cả các loại kem theo toa của bác sĩ và bác sĩ da liễu của tôi đối với viêm da trên mắt tôi ngay trước khi ổ dịch này một ít Chúng dường như có liên quan với nhau nhưng đã không cảnh báo cho tôi nó có thể là ung thư.

        What are the symptoms?
        các triệu chứng là gì?
        1. A persistent redness, oozing, and crusting of your nipple causing it to itch and burn (As I stated, mine did not itch or burn much, and had no oozing I was aware of, but it did have a crust along the outer edge on one side.)
        Núm vú của bạn bị đóng vảy cứng, chảy nước và bị đỏ liên tục làm cho nó bị ngứa và sưng (Như tôi đã nói, tôi đã không ngứa hoặc bị sưng nhiều, và không có chảy nước.Tôi đã nhận thức được, nhưng nó đã có một lớp vỏ dọc theo rìa ngoài ở một bên.)
        2. A sore on your nipple that will not heal. (Mine was on the aureole area with a whitish thick looking area in center of nipple).2. Cơn đau núm vú của bạn sẽ không thể chữa lành. (trường hợp của tôi là trên diện tích vùng quầng với một màu trắng dày tại khu vực trung tâm của núm vú).
        3. Usually only one nipple is affected. How is it diagnosed? Your doctor will do a physical exam and should suggest having a mammogram of both breasts, done immediately. Even though the redness, oozing and crusting closely resemble dermatitis (inflammation of the skin), your doctor should suspect cancer if the sore is only on one breast. Your doctor should order a biopsy of your sore to confirm what is going on.
        3. Thông thường chỉ có một núm vú bị ảnh hưởng. Làm thế nào chẩn đoán được? Bác sĩ sẽ khám và sẽ đề nghị có chụp hình vú của cả hai vú, được thực hiện ngay lập tức. Mặc dù các mẩn đỏ, chảy nước và vảy cứng gần giống viêm da, bác sĩ của bạn nên nghi ngờ ung thư nếu bị đau chỉ ở một vú. Bác sĩ của bạn nên làm một sinh thiết chỗ đau của bạn để kiểm chứng những gì đang xảy ra.

        This message should be taken seriously and passed on to as many of your relatives and friends as possible; it could save someone's life.
        Bạn nên đọc cẩn thận và chuyển cho bạn bè và người thân của bạn càng nhiều càng tốt; vì nó có thể sẽ cứu mạng sống của họ đấy
        My breast cancer has spread and metastasized to my bones after receiving mega doses of chemotherapy, 28 treatments of radiation and taking Tamaxofin. If this had been diagnosed as breast cancer in the beginning, perhaps it would not have spread...
        Căn bệnh ung thư vú của tôi đã lan rộng và di căn đến xương của tôi sau khi được điều trị liều cực mạnh của hóa trị liệu, 28 lần điều trị bằng bức xạ và lấy Tamaxofin. Nếu điều này đã được chẩn đoán là ung thư vú ngay từ đầu, có lẽ nó sẽ không có phát triển như thế ...

        TO ALL READERS
        :

        This is sad as women are not aware of Paget's disease. If, by passing this around on the e-mail, we can make others aware of it and its potential danger, we are helping women everywhere.

        Please, if you can, take a moment to forward this message to as many people as possible, especially to your family and friends. It only takes a moment, yet the results could save a life.

        Cùng tất cả bạn đọc:

        Đây là nỗi buồn nếu như phụ nữ không nhận thức được bệnh Paget. Nếu, bằng cách chuyển e-mail này đi khắp nơi, chúng ta có thể làm cho người khác biết về nó và mối nguy hiểm tiềm năng của nó, chúng ta đang giúp phụ nữ ở khắp mọi nơi.
        Bạn hãy vui lòng bỏ chút thì giờ, nếu có, để chuyển email này đến cho càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là những người trong gia đình bạn và bạn bè thân thiết, công việc này chỉ mất chút thời gian nhưng nó sẽ mang lại kết quả là cứu sống con người.