zondag 27 november 2022

Forbes: GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong 15 năm qua

 

Forbes: GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong 15 năm qua

Forbes: GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong 15 năm qua

"GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất trong số tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu hướng này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của quốc gia này trong những năm qua", Forbes nhấn mạnh trong một bài báo gần đây.

Forbes đưa tin, nền kinh tế thế giới đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng trong bối cảnh thế giới bị gián đoạn bởi đại dịch, nhiều nền kinh tế vẫn ghi nhận tăng trưởng và Việt Nam là một ví dụ.

Theo số liệu mới nhất từ ​​Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người năm 2021 của Việt Nam đạt 3.694,02 USD.

"Có thể thấy, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vượt qua tác động của đại dịch khá tốt", Forbes đánh giá.

Theo đó, năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, sau đó tăng lên 3.526,27 USD vào năm 2020, và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021. Trên thực tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng mạnh kể từ khoảng năm 2005.

Khi xem xét tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm, Ngân hàng Thế giới sẽ tính tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo đồng nội tệ cố định. Do đó, nếu chỉ tính toán tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam theo giá trị đồng USD ở thời điểm hiện tại thì số liệu sẽ không khớp với tốc độ tăng trưởng hàng năm do Ngân hàng Thế giới cung cấp.

Tính riêng giai đoạn 2020-2021, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1,72%/năm nếu tính theo giá trị của đồng Việt Nam cố định. Nếu tính theo giá trị đồng USD ở thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm là 4,76%.

Từ năm 2019 đến 2020, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam là 2,01%. Theo Forbes, mặc dù tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này có chậm lại so với tốc độ tăng trưởng hàng năm của giai đoạn 2018-2019 (6,13%), nhưng kết quả này vẫn vô cùng tích cực.

Forbes: GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong 15 năm qua - Ảnh 1.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo giá trị USD ở thời điểm hiện tại giai đoạn 2006-2021

Theo dữ liệu ở bảng trên, từ năm 2006 đến 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gần 371%, tương ứng tăng gần gấp 5 lần. Forbes nhận định, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng.

Làm thế nào để Việt Nam có kết quả như vậy?

Theo dữ liệu từ OEC, vào năm 2006, sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dầu thô, chiếm 16,9% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 7,72 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2020, xăng dầu thô chỉ chiếm 0,54% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tương đương 1,64 tỷ USD. Thay vào đó, thiết bị phát thanh truyền hình đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thời điểm này, chiếm 14% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 42 tỷ USD. Đứng thứ hai là điện thoại, chiếm 7,14% tổng trị giá xuất khẩu, tương đương 21,4 tỷ USD. Xuất khẩu linh kiện điện tử đứng thứ ba, chiếm 6,48% tổng giá trị xuất khẩu và tương đương 19,4 tỷ USD.

Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng phát triển rõ rệt kể từ năm 2006. Trở lại năm 2006, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, chiếm 19,8% (9,02 tỷ USD) tổng giá trị xuất khẩu. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên 25,6% (77 tỷ USD) tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Vào năm 2006, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 5,74% (2,62 tỷ USD) tổng giá trị xuất khẩu. Đến năm 2020, Trung Quốc vươn lên vị trí thứ hai trong số các thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 16,5% (49,4 tỷ USD) tổng giá trị xuất khẩu.

Trong 10 năm qua, từ 2010 đến 2020, thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ. Theo đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này tăng 62,3 tỷ USD, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 424%. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh thứ hai - Trung Quốc - có giá trị xuất khẩu tăng 42,7 tỷ USD nhưng tương đương với mức tăng trưởng phần trăm là 631%. Thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh thứ ba của Việt Nam là Hàn Quốc, với giá trị xuất khẩu tăng 16,4 tỷ USD nhưng tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 503%, vượt xa tốc độ tăng trưởng tương ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam có thể phần lớn là do nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng hóa. Theo OEC, trong 20 năm qua, thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng Chỉ số phức hợp kinh tế (ECI) đã tăng từ vị trí thứ 83 lên vị trí thứ 61 trên thế giới.

"Chỉ số phức tạp kinh tế" (ECI) là một thước đo tổng thể về khả năng sản xuất của 1 thành phố, khu vực hoặc quốc gia.

Xếp hạng mức độ phức tạp về kinh tế của Việt Nam tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng như Campuchia (thứ hạng ECI là 102) hay Lào (thứ hạng ECI là 104). Năm 2017, mức độ phức tạp kinh tế của Việt Nam đã vượt qua Indonesia.

Forbes cho biết, ngay cả khi phân tích GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo giá trị đồng USD vào năm 2015 thay vì giá trị đồng USD ở thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn rất ấn tượng.

Cụ thể, nếu tính theo giá trị đồng USD năm 2015, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2006 là 1.650,63 USD, trước khi tăng lên 3.373,08 USD vào năm 2021. Điều đó tương đương với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong 15 năm là 104,4%

"Nhìn chung, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất trong số tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu hướng này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của quốc gia này trong những năm qua", Forbes nhấn mạnh.

Nguồn: Forbes

Giang Anh (lược dịch)

Nhịp sống thị trường


https://cafef.vn/forbes-gdp-binh-quan-dau-nguoi-viet-nam-tang-truong-an-tuong-nhat-the-gioi-trong-15-nam-qua-20221125034856218rf20221127150543353.chn

Các nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD nửa đầu tháng 11 năm 2022

 

Các nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD nửa đầu tháng 11 năm 2022

 | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

Các nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD nửa đầu tháng 11 năm 2022

Theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 28,4 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt 13,63 tỷ USD, giảm khoảng 16,7%, tương đương 2,73 tỷ USD so với nửa cuối tháng 10/2022.

Cán cân thương mại trong nửa đầu tháng 11 thâm hụt 1,15 tỷ USD. Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến 15/11, cả nước vẫn xuất siêu 8,66 tỷ USD.

Trong nửa đầu tháng 11, các nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là: Điện thoại các loại và linh kiện (2,38 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (1,77 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,67 tỷ USD); hàng dệt, may (1,41 tỷ USD).

Các nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD nửa đầu tháng 11 năm 2022 - Ảnh 1.

Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nửa đầu tháng 11 năm 2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Trong khi đó, nửa đầu tháng 11, kim ngạch nhập khẩu đạt 14,78 tỷ USD, tăng khoảng 5,8% so với nửa cuối tháng 10/2022 (tăng khoảng 813 triệu USD).

Nhập khẩu có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong nửa đầu tháng 11 là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (2,86 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (1,97 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (1,06 tỷ USD).

Tính chung từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 644,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 326,68 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 42,2 tỷ USD); kim ngạch nhập khẩu đạt 318,02 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2021 ( tăng 32,44 tỷ USD).

Minh Tiến

Tổ quốc


https://cafef.vn/cac-nhom-hang-xuat-khau-dat-tren-1-ty-usd-nua-dau-thang-11-nam-2022-20221127150543353rf20221127084532854.chn

5 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm

 

5 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm

 | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

5 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2022.

Theo báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới đây của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến 20/11/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 25,1 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 0,4 điểm phần trăm so với 10 tháng và tăng 10,3 điểm phần trăm so với 9 tháng.

Xét theo đối tác đầu tư, báo cáo cho biết, đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 5,78 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 24% so với cùng kỳ 2021; Nhật Bản đứng thứ hai với trên hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư, tăng 24,4% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đan Mạch với tổng vốn đầu tư lần lượt đạt 2,2 tỷ USD, 1,9 tỷ USD và 1,3 tỷ USD.

5 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm - Ảnh 1.

5 quốc gia, vùng lãnh thổ 'rót tiền' vào Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm. Nguồn: Bộ KH-ĐT

Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 10 tháng năm 2022 (chiếm 20,7% số dự án mới, 33,2% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt GVMCP).

Tính lũy kế đến ngày 20/11/2022, cả nước có 36.109 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 437,52 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 271,3 tỷ USD, bằng 62% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Theo đối tác đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho hay, đến nay đã có 141 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 80,8 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với gần 70,75 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc).

Giang Anh

Tổ Quốc


https://cafef.vn/5-quoc-gia-vung-lanh-tho-dau-tu-vao-viet-nam-nhieu-nhat-trong-11-thang-dau-nam-20221127084532854.chn

Thành phố sát Hà Nội có “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới

 

Thành phố sát Hà Nội có “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới

25-11-2022 - 14:55 PM Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

ĐỌC BÀI - 0:15
Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới

Quy hoạch đô thị bài bản, liên tục lập kỷ lục trong thu hút đầu tư, thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã sớm bứt phá trở thành một thành phố năng động và hiện đại.

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 1.

Sau khi thị xã Phổ Yên được công nhận là đô thị loại III và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2019, địa phương này đã bứt phá hoàn thành các tiêu chí và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên từ ngày 10/4/2022 (sớm hơn 3 năm so với kế hoạch).

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 2.

Những thành tựu mà Phổ Yên có được là do sự quy hoạch bài bản về phát triển hạ tầng, sự linh hoạt trong chính sách đã hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Hiện nay Phổ Yên đã xây dựng thành công nhiều khu công nghiệp như: Yên Bình 1, Yên Bình 2, Nam Phổ Yên, Điềm Thụy… Trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI, đặc biệt là tổ hợp SamSung Thái Nguyên (SEVT) có tổng vốn giải ngân 7,3 tỷ USD, là động lực quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ, thương mại trên địa bàn.

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 3.

Sự xuất hiện của SamSung cũng đưa Thái Nguyên vươn lên là tỉnh đứng thứ nhất trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 cả nước về giá trị xuất khẩu. Năm 2021 giá trị xuất khẩu của Thái Nguyên đạt trên 29 tỷ USD, chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Bình Dương.

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 4.

Nhờ những thành tựu nổi bật về phát triển công nghiệp đã đưa Phổ Yên từ một huyện thuần nông từng bước trở thành một thành phố công nghiệp năng động và hiện đại. Theo đó thành phố Phổ Yên thành lập trên cơ sở toàn bộ 258,42 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số gần 231.400 người của thị xã Phổ Yên, theo của Nghị quyết số 469 ngày 15/2/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 5.

Giai đoạn 2015 - 2020, Phổ Yên có tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn đạt 16,9%/năm. Kết thúc năm 2021, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 764.000 tỷ đồng, chiếm hơn 95% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 6.

Về phát triển kinh tế, nhiều năm liên tục Phổ Yên luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định mức 25 - 30%; giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 92%; kim ngạch xuất khẩu chiếm 97% toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,64%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng/người/năm. Sáu tháng đầu năm 2022, thành phố Phổ Yên thu ngân sách đạt 1.503 tỷ đồng, dẫn đầu các đơn vị cấp huyện trong tỉnh.

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 7.

Thành phố Phổ Yên đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đặc biệt là mở rộng các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên tuyến, đường nội khu, nhất là trong các khu công nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất và các hoạt động xuất nhập khẩu.

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 8.

Khu quảng trường thành phố Phổ Yên cũng đang được gấp rút xây dựng. Dự án gồm nhiều công trình tạo thành quần thể văn hóa - thể thao - công viên cây xanh với tổng diện tích khoảng 44 ha gồm Sân văn hóa sinh hoạt ngoài trời (khoảng 11ha), hồ điều hòa (khoảng 15 ha), khuôn viên cây xanh - thể dục thể thao (khoảng 15 ha), cung văn hóa - nhà hát (khoảng 3 ha).

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 9.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Phổ Yên đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị dịch vụ Yên Bình, khu đô thị Đại Phong, khu dân cư Hồng Phong, khu đô thị Việt Hàn…

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 10.
Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 11.

Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư các khu đô thị, trung tâm thương mại quanh quần thể dự án quảng trường Phổ Yên nhằm tạo thành một tổ hợp trung tâm hành chính, khu vui chơi, giải trí, mua sắm của người dân trong và ngoài tỉnh. Trong ảnh, khu vui chơi giải trí nằm trong khu đô thị Việt - Hàn.

Thành phố sát Hà Nội có  “siêu nhà máy” 7,3 tỷ USD, biến Việt Nam thành công xưởng sản xuất điện thoại của thế giới - Ảnh 12.

Bản đồ thành phố Phổ Yên

Phúc Nguyễn

Nhịp sống thị trường


https://cafef.vn/thanh-pho-sat-ha-noi-co-sieu-nha-may-73-ty-usd-bien-viet-nam-thanh-cong-xuong-san-xuat-dien-thoai-cua-the-gioi-20221125142355941.chn?fbclid=IwAR226UO4tWr1RlMMvJQSLzKuG6NLDRVHr-W7KNLFSRYDlTmVN5LqMRPtXio

Loại khoáng sản Việt Nam có trữ lượng đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc

 

Loại khoáng sản Việt Nam có trữ lượng đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc

25-11-2022 - 08:25 AM Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

ĐỌC BÀI - 2:05
Loại khoáng sản Việt Nam có trữ lượng đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc

Loại khoáng sản Việt Nam có trữ lượng đứng thứ hai thế giới tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc.

Cụ thể, theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới. Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới,

5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).

Loại khoáng sản Việt Nam có trữ lượng đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc - Ảnh 1.

5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới. Nguồn: Cục Khảo sát địa chất Mỹ.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đất hiếm gồm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt, nguyên tố đất hiếm có vai trò rất quan trọng và là vật liệu chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao như điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.

Bên cạnh đó, đất hiếm được dùng để sản xuất các chất xúc tác, nam châm, hợp kim, bột mài, gốm, chất phát quang. Việc chế tạo các máy điện thoại di động, ổ đĩa cứng máy tính... không thể không dùng đất hiếm.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất hiếm tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Khu vực này có những mỏ đất hiếm như Đông Pao, Nam Nậm Xe, Bắc Nậm Xe, Yên Phú đã được thăm dò và xác định giá trị kinh tế. Khu vực Tây Bắc tồn tại rất phong phú các đá magma kiềm, á kiềm giàu các nguyên tố đất hiếm, đây là các điều kiện thuận lợi để hình thành các mỏ đất hiếm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, dù tiềm năng lớn nhưng mức độ khai thác ở Việt Nam còn rất hạn chế và nhỏ lẻ. Với công nghệ hiện tại, Việt Nam mới chỉ có thể xuất thô đất hiếm chứ chưa phân tách nguyên tố trong đất hiếm hay tiến hành gia công để có được đất hiếm tinh chế.

Ngoài ra, khái thác đất hiếm còn có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường bởi trong đất hiếm có các nguyên tố phóng xạ, khá nguy hiểm cho nhân công và môi trường xung quanh.

Chính vì vậy, theo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, để khai thác hiệu quả loại khoáng sản này, đồng thời đảm bảo an toàn môi trường, chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác cần phải phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi xem xét đầu tư cũng như kiểm soát ô nhiễm sau khi đi vào vận hành.

Minh Tiến

Nhịp sống kinh tế


https://cafef.vn/loai-khoang-san-viet-nam-co-tru-luong-dung-thu-hai-the-gioi-chi-sau-trung-quoc-20221125070613679.chn