donderdag 28 februari 2019

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam : 8,1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2019... nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc là 10,7 tỷ USD

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tổng thống Mỹ Donald Trump (thứ hai bên trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (phải) chào Giám đốc điều hành hãng máy bay thương mại Boeing Kevin McCallister (trái) và Giám đốc điều hành Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (thứ hai bên phải) trong lễ ký tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 27/2/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump (thứ hai bên trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (phải) chào Giám đốc điều hành hãng máy bay thương mại Boeing Kevin McCallister (trái) và Giám đốc điều hành Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (thứ hai bên phải) trong lễ ký tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 27/2/2019
AFP
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 8,1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2019, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết như vậy vào cuối tháng 2/2019, nói ba ngành hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt mức tăng trưởng cao nhất là hàng điện thoại-linh kiện với hơn 127%, hàng điện tử-máy tính tăng khoảng 42%, và hàng dệt may tăng 21%.
Đứng thứ nhì thị trường xuất khẩu là thị trường Châu Âu với kim ngạch 6,3 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xếp thứ ba là Trung Quốc với kim ngạch 5,1 tỷ USD, giảm 9,3%. Tiếp theo là các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc với kim ngạch từ 3,1 đến 3,8 tỷ USD.
Về nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 10,7 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng Việt Nam nhập nhiều nhất từ Trung Quốc nhiều nhất hai tháng đầu 2019 được nói là điện tử, máy tính-linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng và sắt thép.
Các thị trường nhập khẩu tiếp theo của Việt Nam là Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản.

Dân Hà Nội cũng... "khoái" tổng thống Mỹ Donald Trump !

Hàng nghìn người chờ đón trước khách sạn JW Marriott, Tổng thống Trump lại đi cổng sau

(VTC News) - Tối 26/2, sau khi đặt chân tới Hà Nội, Tổng thống Trump ngay lập tức di chuyển về khách sạn JW Marriot và vào bằng cổng sau khiến hàng nghìn người chờ cả buổi tối phải thất vọng.

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 1
Khoảng 20h50, xe của Tổng thống Trump đã về tới khách sạn Marriott.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 2
Đoàn xe của Tổng thống không đi bằng cổng chính mà lặng lẽ đi vào khách sạn bằng cổng sau.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 3
Người dân Thủ đô háo hức chào đón Tổng thống Trump nhưng không được gặp.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 4
 Nhiều người đã phải chờ trước cổng khách sạn JW Marriott cả buổi tối nhưng không được gặp Tổng thống Mỹ.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 5
Trẻ em háo hức trèo lên cây nhưng cũng không thấy được xe của Tổng thống Trump đi qua.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 6

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 7

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 8

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 9

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 10

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 11

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 12

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 13

Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 14
 Từ chập tối, nhiều người thể hiện tình cảm với Tổng thống bằng cách đứng hai bên đường chờ được gặp ông. 
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 15
Một người dân đứng cạnh bức ảnh Tổng thống Trump. 
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 16
Trên các tuyến phố, người dân đứng sau hàng rào sắt chờ đợi dù chưa biết bao giờ xe của Tổng thống Mỹ xe đi qua. 
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 17
 Một bạn trẻ cho biết, dù có thức thâu đêm họ cũng sẽ vẫn chờ để nhìn thấy đoàn xe của Tổng thống Trump.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 18
Trên đường Trần Duy Hưng, rất nhiều phụ nữ mặc áo dài, cầm cờ Mỹ- Triều và Việt Nam chờ đón ông Trump.  Nhiều người trong số đó là học sinh, cán bộ về hưu, thậm chí là nữ thanh niên xung phong.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 19
Cựu cán bộ công an Trần Thị Thanh Huyền (74 tuổi) chờ gặp Tổng thống Trump từ rất sớm. 
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 20
Các bạn trẻ cũng háo hức xuống đường đón Tổng thống Mỹ.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 21
Trước đó, cảnh sát giao thông vất vả đảm bảo trật tự an ninh trên tuyến đường đoàn xe đón Tổng thống Trump đi qua.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 22
Khắp tuyến đường dự kiến Tổng thống Trump đi qua đều có chốt chặn lực lượng an ninh.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 23
Một số tuyến đường bị cấm. Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an Hà Nội, từ 17h, các Đội CSGT số 15, số 2, số 3 và số 6 đã triển khai 100% quân số cùng Trung đoàn CSCĐ và Công an, dân quân, dân phòng các quận huyện Đông Anh, Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy cắm chốt tại các giao lộ ở một số tuyến đường từ sân bay Nội Bài về khách sạn Marriott.
Hang nghin nguoi cho don truoc khach san JW Marriott, Tong thong Trump lai di cong sau hinh anh 24
Khoảng 19h30, xe "Quái thú" đã đến sân bay Nội Bài đón Tổng thống Trump. 
Ảnh: Đặc vũ Mỹ kiểm tra an ninh sân bay Nội Bài, chờ đón Tổng thống Trump
Chiều 26/2, nhiều đặc vụ Mỹ ở sảnh VIP A kiểm tra an ninh và rà mìn, trước khi Tổng thống Trump hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.
 
Ảnh: 'Quái thú' đã đến Nội Bài sẵn sàng đón Tổng thống Trump
Khoảng 19h20, hai chiếc "quái thú" cùng đoàn xe hộ tống đã tới sân bay Nội Bài, chuẩn bị đón Tổng thống Trump.
NHÓM PV
Chủ đề:

https://vtc.vn/hang-nghin-nguoi-cho-don-truoc-khach-san-jw-marriott-tong-thong-trump-lai-di-cong-sau-d459782.html?fbclid=IwAR0frX8UdAG9PSSaTuqXWWDvOA-TW8U5DLkDPGzAdmyvtneJsirDDSZfUik

Thượng đỉnh Trump-Kim 2 ở Hà Nội... "chưa thành công" vì không đạt thỏa thuận, do Bắc Triều Tiên đòi "bỏ toàn bộ cấm vận" nhưng không chịu bỏ..."kho vũ khí hạt nhân" + ông Trump không... "hiểu" chú bé độc tài...“cùng hung cực ác!” Kim Jong Ủn





Thượng đỉnh Trump-Kim không đạt thỏa thuận, do BTT đòi "bỏ toàn bộ cấm vận"


media Kim Jong Un (T) và Donald Trump trong khu vườn của khách sạn Metropole, Hà Nội, ngày 28/02/2019. REUTERS/Leah Millis
Cuộc họp thượng đỉnh thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội đã kết thúc sớm hơn dự kiến vào hôm nay, 28/02/2019, mà không đạt được một thỏa thuận nào. Hai bên đã không đưa ra một tuyên bố chung như dự kiến. Tổng thống Trump giải thích ông đã quyết định rời bàn thương lượng, do lãnh đạo Bình Nhưỡng nhất quyết đòi bãi bỏ toàn bộ các trừng phạt, điều mà Washington hiện chưa thể đáp ứng.

Từ Hà Nội, đặc phái viên Thanh Hà gởi về bài tường trình :
Có thể nói thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 gay cấn từ đầu đến cuối, với quá nhiều những bất ngờ vào giờ chót. Mọi việc diễn ra hoàn toàn khác với điều mong đợi. Vào khoảng một giờ trưa nay, trong lúc báo giới bắt đầu chuẩn bị đợi theo dõi lễ ký kết bản tuyên bố Hà Nội, thì phát ngôn viên báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết hai phái đoàn Mỹ và Bắc Triều Tiên đã hủy bữa ăn trưa. Chỉ ít phút sau, xe của đoàn Bắc Triều Tiên rời khỏi khách sạn Metropole, nơi diễn ra thượng đỉnh. Còn đoàn hộ tống tổng thống Donald Trump cũng đã vội vã quay lại khách sạn Marriott, cách Metropole khoảng 10 cây số. Ngay lập tức chúng tôi hay tin là tổng thống Mỹ sẽ họp báo lúc 2 giờ chiều, tức sớm hơn dự kiến.
Đây là một bất ngờ lớn, khiến mọi người tại trung tâm báo chí quốc tế bị hụt hẫng, vì ai cũng kỳ vọng Washington và Bình Nhưỡng sẽ đạt được một số thỏa thuận, dù là tối thiểu và đôi bên sẽ đặt bút ký vào một bản « Tuyên bố Hà Nội », cho dù không ai dám đoán một cách cụ thể văn bản đó gồm những gì. Bất ngờ hơn nữa, là sáng nay, khi đôi bên gặp lại nhau để bắt đầu một ngày làm việc thứ nhì, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã tuyên bố ông « không bi quan về tiến triển của hội nghị » và « nếu có ý định tiếp tục phát triển hạt nhân thì ông đã không đến Hà Nội làm gì ».
Giải thích của tổng thống Trump
Cùng với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, tổng thống Mỹ đã họp báo trong hơn 45 phút và điều hơi lạ là nguyên thủ Hoa Kỳ đã mở đầu buổi nói chuyện với các phóng viên bằng cách đề cập ngắn gọn đến căng thẳng Ấn Độ-Pakistan, đến viện trợ nhân đạo cho Venezuela, trước khi giải thích về nguyên nhân khiến hai phái đoàn Mỹ và Bắc Triều Tiên bỏ dở thượng đỉnh.
Trước hết, nguyên thủ Hoa Kỳ đánh giá cuộc gặp lại lãnh đạo Bắc Triều Tiên lần này là « tích cực », nhưng để đạt được một thỏa thuận thì « đấy lại là chuyện khác ». Theo giải thích của nguyên thủ Hoa Kỳ, khúc mắc tại Hà Nội lần này nằm ở chỗ Bình Nhưỡng đòi xóa bỏ toàn bộ cấm vận, nhưng lại « nhượng bộ thấp hơn so với điều Mỹ mong đợi ». Dù vậy theo lời ông Donald Trump, lãnh đạo Bắc Triều Tiên cam kết ngưng thử tên lửa và hạt nhân. Cuối cùng tổng thống Mỹ vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại, bởi ông tin tưởng Kim Jong Un là một người « thẳng thắn » với « những quan điểm khác với Hoa Kỳ » và nguyên thủ Mỹ đã trông thấy những tiềm năng to lớn đang chờ đợi Bắc Triều Tiên.
Về phần ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo giải thích đôi bên đã ra về sớm hơn dự kiến, bởi lãnh đạo Bắc Triều Tiên chưa « sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của Hoa Kỳ và đàm phán cần có thêm thời gian ». Dù vậy lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ vẫn « lạc quan » về tiến trình giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Ngay sau khi kết thúc buổi họp báo trưa nay, tổng thống Mỹ đã lên máy bay về lại Washington.
Lần đầu Kim Jong Un trả lời phóng viên quốc tế
Tại Hà Nội, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm qua 27/02/2019 đã trả lời các nhà báo nước ngoài. Theo AFP, đây là lần đầu tiên kể từ khi nắm quyền lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong Un không từ chối trả lời, khi phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi.
Khi phóng viên của báo Mỹ Washington Post hỏi liệu ông có nghĩ là sẽ đạt được một thỏa thuận với tổng thống Mỹ Donald Trump hay không, nhà lãnh đạo Kim Jong Un trả lời : « Còn quá sớm để nói điều đó … Nhưng tôi không nói rằng tôi cảm thấy bi quan ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190228-thuong-dinh-trump-kim-khong-dat-thoa-thuan-do-bac-trieu-tien-van-doi-bo-cam-van

Giải mã vì sao thượng đỉnh Mỹ-Triều ‘không ký được gì’ ở Hà Nội



Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

President Donald Trump: "Sometimes you have to walk"

"Đôi khi bạn phải từ chối và lần này là vậy," ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 đã rời Hà Nội, kết thúc cuộc họp hai ngày với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un mà không đạt thỏa thuận nào.
Michael Cohen khai Trump chỉ đạo ông nói dối
Điều Trump muốn từ cuộc gặp với Kim
Theo tiết lộ của ông Trump tại cuộc họp báo, Bắc Hàn muốn lệnh trừng phạt được xóa hoàn toàn, nhưng "chúng tôi không thể làm vậy".
"Đôi khi bạn phải từ chối và lần này là vậy," ông Trump nói thêm.
Ông Trump cho hay: "Họ muốn dỡ bỏ trừng phạt, nhưng không chịu làm đúng lĩnh vực chúng tôi muốn."
"Họ sẵn sàng cho chúng tôi một số nơi nhưng lại không phải nơi chúng tôi muốn."
Ông Trump nói việc dỡ bỏ khu hạt nhân Yongbyon đã được đề cập ở Hà Nội nhưng "không đủ".
"Phải nhiều hơn. Nhưng ông ấy muốn mọi trừng phạt phải xóa đi đầu tiên."
Tổng thống Mỹ còn cho hay Mỹ đã nêu ra các địa chỉ vũ khí bí mật của Bắc Hàn, gồm cả "kế hoạch làm giàu uranium" mà chưa từng được báo chí đăng tải.
"Họ ngạc nhiên là chúng tôi biết hết," ông Trump bảo.
Có mặt cùng tổng thống ở buổi họp báo, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói việc không đạt thỏa thuận ở Hà Nội chưa có nghĩa là việc giải giáp hạt nhân đã bế tắc.
"Tôi vẫn lạc quan," ông Pompeo nói.
Ông Pompeo bày tỏ hy vọng hai phía sẽ mở lại đàm phán cấp chuyên viên "trong những ngày, tuần sắp tới".
Trước đó, hai nhà lãnh đạo được mong đợi đưa ra tuyên bố về tiến trình phi hạt nhân hóa.
Chia sẻ tại buổi họp báo sau hội nghị tại Hà Nội, ông Trump cho biết chưa có kế hoạch nào cho buổi hội nghị lần ba.
Theo kế hoạch ban đầu, Nhà Trắng đã lên kế hoạch trong ngày cho "Lễ Ký kết thỏa thuận chung" cũng như một buổi ăn trưa làm việc cho hai nhà lãnh đạo, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện do cả hai cùng hủy bỏ đột ngột.
Nam Hàn cho biết kết quả của cuộc đàm phán là "đáng tiếc", nhưng họ tin tưởng rằng Mỹ và Bắc Hàn đã "đạt được những tiến bộ có ý nghĩa hơn thời gian trước".

Chuyện gì xảy ra vào ngày 28/2?

Ngày đầu tiên, 27/2, chứng kiến lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn gặp nhau ngắn 20 phút ở khách sạn Metropole, rồi ăn tối cùng trợ lý.
Ngày thứ hai, 28/2, mở đầu trong khi dư luận tưởng rằng sắp có thỏa thuận nào đó công bố.
Theo kế hoạch, ngày 28/2 sẽ gồm cuộc gặp trực tiếp, ăn trưa, và lễ ký kết.
Ông Trump và Kim đi bộ dọc hồ bơi khách sạn. Thậm chí ông Kim còn phát biểu với báo chí quốc tế rằng ông không tới Việt Nam làm gì nếu đã không có thiện chí.
Ông Kim nói ông hoan nghênh ý tưởng mở văn phòng liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng, và ông Trump cũng tán thưởng.
Nhưng sau đó, khi phóng viên được báo hiệu chuẩn bị cho họp báo, thì tình hình thay đổi.
Tin đồn loan ra rằng họp báo sẽ diễn ra sớm hai tiếng.
Sau đó Nhà Trắng xác nhận tin đồn, rồi lại cho hay rằng hai lãnh đạo không có thỏa thuận gì nhưng sẽ gặp lại nhau dịp nào đó.
Ăn trưa và lễ ký bị hủy bỏ.
Rồi ông Trump tổ chức họp báo với ngoại trưởng Mỹ, trước khi ra máy bay ở sân bay Nội Bài về nước.

Đâu là mấu chốt của vấn đề?

Theo Tổng thống Trump, ông Kim đề nghị sẽ tháo dỡ toàn bộ khu liên hợp Yongbyon - cơ sở nghiên cứu và sản xuất trọng yếu trong chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
Nhưng đổi lại, ông Kim muốn Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt - điều mà Mỹ đã không chuẩn bị để thương thảo.
Một câu hỏi về mạng lưới các cơ sở hạt nhân khác ngoài Yongbyon cũng đã được đặt ra.
Tháng trước, Stephen Biegun, Đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Bắc Hàn nói, tại các buổi đàm phán trước hội nghị, Bắc Hàn nói sẽ phụ thuộc vào các biện pháp của Mỹ để cân nhắc phá hủy tất cả cơ sở phát triển các chất phóng xạ hạt nhân (plutonium và uranium).
Yongbyon ở Bắc Hàn được biết đến là nguồn sản xuất plutonium duy nhất, nhưng quốc gia này được cho là còn có ít nhất hai cơ sở sản xuất uranium khác.
Các biện pháp của Mỹ nay được hiểu là việc dỡ bỏ tất các lệnh trừng phạt, điều mà Tổng thống Trump sẽ không đồng ý.
Tại buổi họp báo, Tổng thống Trump cho biết ông Kim chỉ đề nghị hủy bỏ Yongbyon chứ không phải toàn bộ hệ thống hạt nhân ở Bắc Hàn.
Tổng thống Trump nói khi ông nhắc đến một cơ sở hạt nhân khác ngoài Yongbyon, phái đoàn Bắc Hàn đã tỏ ra "ngạc nhiên" bởi những gì ông Trump biết.



US President Donald Trump (R) holds a meeting with North Korea"s leader Kim Jong Un during the second US-North Korea summit at the Sofitel Legend Metropole hotel in Hanoi on February 28, 2019 Bản quyền hình ảnhAFP
Image caption Tổng thống Trump cho biết ông Kim chỉ đề nghị hủy bỏ Yongbyon
HN Bản quyền hình ảnhCarl Court
Image caption Hà Nội đón TT Donald Trump

Đây là bước lùi của Trump?

Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên của hai nhà lãnh đạo diễn ra tại Singapore hồi tháng 6/2018 bị chỉ trích vì không đạt được nhiều thỏa thuận.
Ông Trump được mong đợi sẽ đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa tại hội nghị lần hai tại Hà Nội.
Thất bại lần này sẽ được xem như là một bước lùi đối với một nhà giao dịch tự phong như ông Trump, người đã nói về mối quan hệ lịch sử của mình với ông Kim như một thành tựu chính sách quan trọng.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh ông Trump đang phải đối mặt với sự giám sát gia tăng ở Mỹ về các giao dịch kinh doanh và cáo buộc có quan hệ với Nga, sau khi ông Michael Cohen - luật sư cũ của Trump ra làm chứng trước quốc hội hôm thứ Tư.

Phi hạt nhân hóa nghĩa là gì?

Cả Mỹ và Bắc Hàn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về phi hạt nhân hóa. Trước đó Washington nói rằng, Bắc Hàn phải đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân và hủy bỏ tất cả các cơ sở hạt nhân trước khi việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt được cân nhắc.
Trong khi đó, quan điểm phi hạt nhân hóa của ông Kim được cho là một thỏa thuận chung mà theo đó Mỹ phải rút lực lượng quân sự khỏi bán đảo Nam Hàn.
Khi được hỏi tại cuộc họp báo hôm thứ Năm, ý nghĩa của việc phi hạt nhân hóa là gì, ông Trump nói:
"Đối với tôi điều đó khá rõ ràng, chúng ta phải loại bỏ hạt nhân".
Ông Trump cho biết phái đoàn Mỹ "có một vài lựa chọn và lần này chúng tôi quyết định không thực hiện bất kỳ lựa chọn nào". Ông nói thêm rằng ông cảm thấy "lạc quan" và cho biết các cuộc đàm phán đã giúp hai quốc gia "đạt được vị trí để có một kết quả thực sự tốt" trong tương lai.

Mối quan hệ Mỹ - Bắc Hàn sau hội nghị sẽ ra sao?

Hai nhà lãnh đạo tỏ vẻ hòa hợp tại hội nghị tại Hà Nội, giống như điều họ đã làm tại hội nghị trước đó ở Singgapore. Cả hai đi bộ bên hồ bơi cho các phóng viên chụp ảnh dù không nói gì nhiều.
Sau cuộc hội đàm tại Hà Nội, ông Trump nói ông Kim là "một người đàn ông ít nói" và mô tả mối quan hệ của cả hai là "rất mạnh mẽ".
Mặc dù không đạt được thỏa thuận gì, hội nghị thượng đỉnh lần hai đã vẫn được xem như là bước tiến quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ của hai quốc gia.
Cuối năm 2017, họ đã đe dọa lẫn nhau khi ông Trump gọi ông Kim là "người đàn ông tên lửa nhỏ", còn ông Kim gọi ông Trump là "ông già loạn trí".
Trước hội nghị, đã có một cuộc đàm phán về khả năng tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.



HN Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption BBC News chú ý hình ảnh hiếm thấy của em gái ông Kim Jong-un là bà Kim Yo-jong tại khách sạn Metropole, Hà Nội. à đứng tránh về phía rìa trái bức hình khi ông Kim và các khách Hoa Kỳ gặp nhau cùng hai người phiên dịch.
Kim Yo-jong tại khách sạn Metropole Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Bà Kim Yo-jong tại khách sạn Metropole, Hà Nội, luôn đi không xa anh trai nhưng giữ khoảng cách
Và giờ đây, với việc hội nghị Trump-Kim kết thúc đột ngột, mục đích của cuộc đàm phán nói trên chắc sẽ còn lâu mới đạt được.

Hàn Quốc thiệt hại nhất?

Cơ quan nghiên cứu IHS Markit nói Hàn Quốc là bên thiệt hại nhất sau khi hội nghị Hà Nội không đạt thỏa thuận.
Theo IHS Markit, tỉ lệ ưa chuộng của dư luận với tổng thống Moon Jae-in đã giảm thường xuyên. Tỉ lệ này chỉ tăng ngắn ngủi khi xảy ra hội nghị liên Triều tháng Chín 2018.
Vì vậy, khi không có tiến bộ về Bắc Hàn, IHS Markit nói ông Moon chỉ còn dựa vào chính sách đối nội để thu hút cử tri. Nhưng cử tri Hàn Quốc thì đã phê phán chính phủ vì không cải thiện được các số đo kinh tế ví dụ như thất nghiệp.
IHS Markit cũng nói nay tăng thêm rủi ro ngoại giao Mỹ - Triều đổ vỡ.
Theo tổ chức này, Kim Jong-un sẽ khó giữ mặt mũi với trong nước khi không đạt kết quả cụ thể.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc bình luận:
"Dự kiến ông Trump sẽ đối diện chỉ trích nặng nề hơn về ngoại giao của ông với Bình Nhưỡng từ giới chỉ trích ở Washington DC.
Nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế liên Triều của Hàn Quốc có lẽ sẽ gặp thất vọng nặng nề.
Còn ông Kim sẽ phải nghĩ lại chiến lược của mình, vì tiếng nói của giới chức quân đội cứng rắn trong nước có thể tăng thêm một chút."
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa phát biểu nói nước này mong Hoa Kỳ và Bắc Hàn "tiếp tục đối thoại và tôn trọng những quan ngại của nhau".
Cho đến giờ này, Bắc Hàn chưa ra tuyên bố gì.
Ông Kim Jong-un không mở họp báo giống Donald Trump, và dư luận đang chờ xem liệu Bình Nhưỡng có phát ngôn gì hôm nay hay không.
Trong một tin liên quan, truyền thông Hàn Quốc nói tàu hỏa màu xanh của ông Kim Jong-un hiện đang đậu tại Nam Ninh, Trung Quốc.
Có đồn đoán có thể ông Kim sẽ phải đi máy bay tới Trung Quốc, rồi mới dùng tàu hỏa quay về Bình Nhưỡng. Trong kịch bản này, có thể tàu hỏa Bắc Hàn sẽ chờ ở Bắc Kinh hay Quảng Châu.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn còn ở lại Việt Nam, và sẽ mở đầu chuyến thăm chính thức hai ngày từ thứ Sáu 1/3.

Chủ đề liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47405619




Bắc Hàn ra tuyên bố khác với ông Trump


Ngoại trưởng Bắc Hàn vừa phát biểu trong đêm tại Hà Nội rằng nước này có đề nghị “thực tiễn” trong hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Ri Yong Ho nói tại một cuộc họp báo tổ chức trong đêm rằng Bình Nhưỡng hứa hẹn sẽ tháo dỡ toàn bộ mọi thiết bị sản xuất plutonium và uranium, và cho Mỹ thanh sát. Đổi lại, Bắc Hàn muốn Mỹ dỡ bỏ một phần trừng phạt.
Ông Ri tuyên bố khi gặp ông Trump, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un chỉ đề nghị Mỹ dỡ bỏ một phần, chứ không phải toàn bộ, trừng phạt.
Tuyên bố này trái ngược lời nói của ông Trump tại Hà Nội ngày 28/2 rằng ông Kim đòi xóa toàn bộ trừng phạt.
Có mặt ở họp báo, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật ngoại trưởng Bắc Hàn nói rằng Bình Nhưỡng muốn 5 nghị quyết trừng phạt của LHQ được dỡ bỏ, đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân Triều Tiên.
https://www.bbc.com/vietnamese/live/world-47349957



Donald Trump không hiểu Kim Jong Un

Ngô Nhân Dụng


Ông Donald Trump đã lầm khi giả thiết Kim Jong Un suy nghĩ giống như mình. Trong hình, Tổng Thống Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đi dạo quanh khuôn viên khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, hôm Thứ Năm, 28 Tháng Hai, 2019, tại Hà Nội, sau cuộc gặp đầu tiên của Thượng Đỉnh. (Hình: AP Photo/Evan Vucci)
Tại sao “hội nghị thượng đỉnh” Trump-Kim đã chấm dứt không kèn không trống? Lý do vì Tổng Thống Donald Trump, và đa số người Mỹ, giả thiết rằng Kim Jong Un, và các tay độc tài ở Á Đông khác, cũng suy nghĩ giống như mình.
Tất nhiên ông tổng thống Mỹ biết cậu Kim hoàn toàn khác mình. Kim thuộc loại “cùng hung cực ác!” Mới chấp chánh hai năm, Kim dám bắt giam ông dượng, người được cha ủy thác phò đưa mình lúc lên ngôi, rồi ra lệnh bắn bằng súng phòng không! Kim hành hạ một viên tướng bị tình nghi mưu phản bằng phương pháp “khuyển quyết,” cho chó cắn chết.
Không một người Mỹ nào có thể hành động như Kim, trừ những tay điên rồ. Mà Trump biết Kim là một người rất tỉnh táo, không điên. Độc ác nhưng biết tính toán lợi hại; biết mua chuộc và phỉnh nịnh khi cần.
Kim Jong Un không cần nghĩ ra một kế hoạch giết người để củng cố ngai vàng. Trước khi chết, người cha, Kim Jong Il, có thể đã dặn dò cậu con phải lần lượt giết ai rồi tới ai. Các hoàng đế Trung Hoa ngày xưa thường để lại những di chiếu, cho con một danh sách những người cần phải hạ thủ, vừa trừ hậu hoạn, vừa làm cho cả đám cận thần của cha mình khiếp đảm. Nhưng Kim Jong Un đã thi hành kế sách đó một cách hoàn hảo; đến nỗi ông Donald Trump phải khen “Tay này giỏi!”
Biết chắc chắn Kim thuộc một “giống người” khác mình, nhưng Trump tự tin rằng ông biết cách đối trị. Cả cuộc đời làm kinh doanh, Trump đã đối phó với bao nhiêu loại người, lúc thì hợp tác, lúc thì đối đầu hoặc sẵn sàng tiêu diệt. Các giám đốc ngân hàng, các nhà thầu xây cất, và bao nhiêu công nhân, ai cũng có thể là cộng sự, rồi bỗng thành đối nghịch, ông Trump không sợ đứa nào cả.
Vậy tại sao lại nói Donald Trump đã lầm khi giả thiết Kim Jong Un suy nghĩ giống như mình?
Có ba thứ trên đời được mọi người theo đuổi: Danh, Lợi và Quyền. Ông Trump, cũng như phần lớn người Mỹ tin rằng Kim Jong Un theo đuổi cả ba mục tiêu đó. Giả thiết như vậy không sai. Nhưng người Mỹ có thể đặt tỷ trọng ngang nhau cho ba mục tiêu đó. Đối với các doanh nhân, Lợi thường đứng hàng đầu, rồi tới Danh và Quyền. Trong khi đó, đối với các lãnh tụ độc tài Á Đông như Kim, Quyền là động cơ quan trọng nhất; Lợi có thể không cần nói tới.
Khi tỏ ý lạc quan về kết quả lần gặp gỡ thứ nhì với Kim Jong Un, ông Donald Trump thường nhắc tới viễn tượng một nước Bắc Hàn có triển vọng phát triển nhanh chóng, sẽ thành một cường quốc kinh tế. Ông Trump muốn vẽ ra viễn tượng kinh tế Bắc Hàn sẽ theo kịp Nam Hàn. Chúng ta cũng sẵn sàng đồng ý: Cùng một chủng tộc, cùng một ngôn ngữ và lịch sử, Bắc Hàn sẽ mạnh không kém Nam Hàn; chỉ cần Kim Jong Un đồng ý xóa bỏ kho vũ khí hạch tâm, hỏa tiễn và được cởi bỏ cấm vận.
Trump khuyên Kim hãy học hỏi kinh nghiệm của Trung Cộng và Việt Cộng. Nếu là một người suy nghĩ thuần lý, Kim sẽ làm theo đề nghị của Trump. Cậu Un sẽ thêm Danh, nếu kinh tế Bắc Hàn lên cao, dù chỉ bằng một phần ba Nam Hàn. Quyền hành của Kim sẽ không mất, mà còn được củng cố vì có công nâng cao mức sống của người dân và chia phần cho các thủ hạ, cho phép họ biến thành các nhà tư bản đỏ. Nước giàu, thì lãnh tụ cũng giàu hơn. Kim sẽ được tăng thêm cả ba thứ, Danh, Quyền và Lợi.
Nhưng Kim Jong Un có thể suy nghĩ hoàn toàn khác.
Danh đã có rồi. So với đời ông nội và đời cha, Kim Jong Un hiện nay vang danh bốn bể. Ba ngàn nhà báo quốc tế đến quay phim từng bước đi, từng nụ cười, từng cử chỉ quơ tay lên của Kim. Dân Bắc Hàn suốt ngày đêm được coi hình “Lãnh Tụ Kính Yêu” bước đi trên thảm đỏ trải trên sân ga Đồng Đăng, tới bắt tay ông tổng thống Mỹ, giữa hai hàng quốc kỳ bay phất phới. Cậu Ủn được vị tổng thống Mỹ ngợi khen hết lời, thay vì, ba năm trước, còn bị các vị tổng thống Mỹ và cả thế giới khinh khi, coi như một thằng vô lại.
Nhờ số vốn Danh tăng lên như thế, Quyền cũng lên theo. Ba năm trước, ông Kim Jong Un còn có thể lo bị đảo chính. Giết bao nhiêu người, giết đến cả người anh ruột đã chấp nhận khuất phục mình, cũng vì chưa yên tâm. Nhưng bây giờ, uy danh đang lẫy lừng thế giới, địa vị cao hơn đời cha và đời ông nội, Kim không lo còn ai có tham vọng lật đổ mình nữa.
Cuối cùng là Lợi. Tổng Thống Trump nghĩ rằng hình ảnh kinh tế phát triển là viễn ảnh Kim khó lòng bỏ qua, không bắt lấy. Ông tặng cho Kim một món lợi, tin rằng Kim không thể bào từ chối được.
Nhưng họ Kim, từ ba đời, không hề nghĩ đến món lợi đó. Họ không cần nghĩ đến. Đời ông nội Kim Nhật Thành đã để cho dân chết đói, hàng triệu người, chỉ cần vỗ béo cho quân lính, công an, mật vụ. Đời ông bố Kim Chính Nhật cũng vậy, bắt dân nhịn đói, ăn bo bo, dồn tài người quốc gia vào việc thí nghiệm hỏa tiễn và bom nguyên tử.
Đối với các lãnh tụ độc tài, dân giàu hơn không có nghĩa là lãnh tụ được lợi hơn. Họ không có nhu cầu nhìn thấy trương mục ngân hàng của mình lên cao. Họ không đặt vốn đầu tư vào quỹ này, quỹ khác, hay làm chủ cổ phần của các ngân hàng, xí nghiệp.
Các lãnh tụ chuyên chính muốn gì được nấy, họ là chủ nhân của cả nước. Tất cả đất đai, tài nguyên và nhân lực đều trong tay họ sử dụng. Họ Kim không có nhu cầu cất giấu tiền trong các ngân hàng ngoại quốc; vì biết rằng đã đến mức phải xài tới các món tiền đó thì đời họ cũng tàn cùng với chế độ rồi!
Chắc Kim Jong Un, Kim Chính Ân đã học được từ đời cha, Kim Chính Nhật, rằng ở bên Tàu khi đảng Cộng Sản cho dân được làm ăn tự do hơn thì guồng máy kiểm soát phải lỏng lẻo hơn. Trong tất cả các gọng kìm dùng để trị dân, khí cụ mạnh nhất của các chế độ Cộng Sản, từ đời Stalin, là kiểm soát cái bao tử. Nới lỏng gọng kìm nào cũng có thể rủi ro.
Kim Jong Un muốn Mỹ tháo bỏ cấm vận là để các xí nghiệp quốc doanh có thể kiếm thêm ngoại tệ khi bán hàng ra nước ngoài, chứ không phải để cho dân chúng được tự do làm ăn.
Làm cho Bắc Hàn phát triển kinh tế bằng Nam Hàn thì được cái gì? Có bao nhiêu vị tổng thống Nam Hàn đã bị lật đổ rồi? Nhiều vị còn bị đưa ra tòa, bị vào tù nữa? Kinh khủng! Kim Jong Un làm sao ngủ ngon được?
Tổng Thống Trump khuyên ông Kim Jong Un hãy học hỏi kinh nghiệm của Trung Cộng và Việt Cộng: Hãy cởi trói kinh tế.
Thực ra, Đặng Tiểu Bình đã cởi trói vì kinh tế nước Tàu đang đến chỗ kiệt quệ sau những chính sách phá sản của Mao Trạch Đông. Hàng chục triệu người có thể chết đói, thiên hạ có thể đại loạn như thời Giặc Hoàng Cân hay Thái Bình Thiên Quốc.
Nguyễn Văn Linh cũng học phép cởi trói kinh tế của Trung Cộng sau khi dân chết đói, viện trợ của Nga và các nước Đông Âu chấm dứt.
Kim Jong Un không lâm vào tình trạng đó. Sau khi Kim bắt tay Trump ở Singapore năm ngoái, Trung Cộng, Nga và các nước Phi Châu đã phá rào, không thi hành các lệnh cấm vẫn của Liên Hiệp Quốc nữa. Cứ kéo dài tình trạng hiện nay, chế độ Kim còn sống rất lâu.
Kim có sợ Mỹ tấn công đánh phủ đầu để tiêu diệt kho vụ khí hạch tâm hay không? Ông John Bolton, cố vấn an ninh Tòa Bạch Ốc, đã từng kêu gọi chính phủ Mỹ “tiên hạ thủ vi cường.” Hai, ba năm trước, nêu lên ý kiến này có thể là một cách đe dọa cho Kim Jong Un phải lo lắng. Nhưng bây giờ liệu Tổng Thống Trump còn hứng thú nghe theo ý kiến đó hay không, sau khi đã tự nhận mình “fell in love” và khen ngợi Kim Jong Un là người yêu dân, yêu nước?
Ở Hà Nội, Tổng Thống Trump khuyên Kim Jong Un hãy học hỏi kinh nghiệm cởi trói kinh tế của Trung Cộng và Việt Cộng. Nhưng Kim đã học của hai đồng chí Cộng Sản một kinh nghiệm khác: Khi đối đầu với nước Mỹ, cứ theo chiến thuật “đả đả đàm đàm!” Chính phủ Mỹ thay đổi hoài. Khi bỏ phiếu, dân Mỹ không quan tâm đến những chuyện thế giới bên ngoài. Họ lại mau quên. Cho nên, cứ giả bộ đàm phán, rồi kéo dài, kéo dài, sẽ tới lúc nước Mỹ chán mà bỏ cuộc. Hoặc vì họ thấy nhiều chuyện khác, ở Trung Đông, ở Nam Mỹ, ở Âu Châu, quan trọng hơn, cần giải quyết gấp hơn. Hoặc vì họ có một tổng thống mới; hay một quốc hội mới, với những ưu tiên mới.
Người Mỹ đàm phán với Cộng Sản một hồi thì sẽ phải thuộc câu ca dao Việt Nam:
“Thừa hơi mà đấm bị bông!
Hễ đấm bên nọ, nó phồng bên kia!” (Ngô Nhân Dụng)
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/donald-trump-khong-hieu-kim-jong-un/

Câu chuyện của Yeonmi Park, người đào thoát khỏi Bắc Hàn


Hình: Andrew Toth/Getty Images
WESTMINSTER, California (NV) – Câu chuyện về những ngày tháng đầy sinh tử của Yeonmi Park khi trốn thoát khỏi Bắc Hàn được cô kể lại tại Hội Nghị Thượng Đỉnh của các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu ở New York năm 2017. Yeonmi Park kêu gọi thế giới tìm cách nâng cao nhận thức ở giới trẻ Bắc Hàn, những người đang sống cuộc đời nô lệ để họ biết rằng họ có nhiều sự lựa chọn khác để tìm kiếm tự do.
***
Yeonmi Park, nhà tranh đấu cho nhân quyền đã chạy trốn khỏi xứ sở độc tài Bắc Hàn, xuất hiện tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2017 Just Peace Summit ở thành phố New York, Hoa Kỳ tâm sự, “Với bạn, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un chỉ là một thằng hề. Nhưng với tôi, ông ấy là vị chúa tể.”
Tại cuộc họp, Yeonmi Park mặc bộ váy kẽ sọc đen trắng và chiếc áo khoác màu hồng, trông giống một nữ thương gia, cũng có thể là một bác sĩ hay một luật sư. Yeonmi Park có vẻ hồi hộp khác thường khi tuyên bố rằng cô không biết sẽ làm gì ở đấy.
Yeonmi Park tự giới thiệu mình là một người Bắc Hàn đào tị. Với đôi mắt đã cạn khô giòng lệ, cô chậm rãi và bắt đầu nói về câu chuyện cuộc đời mình. Theo Yeonmi Park, đối với người không phải là dân Bắc Hàn thì Kim Jong Un giống một con hổ giấy, và là nhân vật hài hước trong bộ phim The Dictator hoặc Saturday Night Live. Thế nhưng đối với thời niên thiếu của cô thì Kim Jong Un là một vị thánh và là một lãnh tụ đáng yêu.
Đến đây thì Yeonmi Park bắt đầu đi vào những câu chuyện khủng khiếp. Cô nhớ lại thời gian còn sống ở Bắc Hàn, một xã hội mà các cuộc hành quyết diễn ra công khai, một cách tùy tiện. Một người bị bắt thì tất cả các thành viên khác của gia đình có thể bị đẩy vào trại tù lao động khổ sai. Yeonmi Park nói rằng một người có thể bị giết chỉ vì coi phim ngoại quốc. Yeonmi Park kể, lần đầu tiên được xem bộ phim Titanic sao chép lậu, cô mới biết có một thế giới bên ngoài. Nụ hôn của đôi tình nhân trẻ do Leonardo DiCaprio và Kate Winslet đóng đã đưa cô đến với một thế giới hoàn toàn khác hẳn. Lần đầu tiên cô trông thấy cảnh một người đàn ông chết không phải vì lãnh tụ yêu kính của mình, mặc dù chỉ trong phim ảnh. Titanic trở thành huyền thoại của thế giới bên ngoài đã hướng cô gái trẻ Yeonmi Park can đảm tìm đến một thế giới mà ở đó người ta được ăn uống đầy đủ, có quyền tự do yêu thương, được nhận thức đầy đủ về khái niệm tự do và hạnh phúc của con người.
Cho đến khi cha ruột của Yeonmi Park bị bắt về tội kinh doanh trái phép, căn nhà đang ở bị tịch thu và cả gia đình bị mọi người tẩy chay. Trong một thời gian dài, Yeonmi Park sống sót nhờ những con châu chấu và chuồn chuồn mà cô bắt được và dùng nước sông để rửa ráy chúng cho sạch.
Và rồi chị của Yeonmi Park 16 tuổi, có cơ may rời khỏi nhà để sang Hoa Lục, vùng đất được thắp sáng vào ban đêm, không giống như những gì mà Yeonmi Park nhìn thấy trong những đêm dài ở Bắc Hàn. Yeonmi Park quyết định đi theo chị. Nhờ sự giúp đỡ của người lạ, Yeonmi Park nắm tay mẹ vượt qua giòng sông Yaly đã đóng băng và đặt chân đến lãnh thổ Hoa Lục.
Nhưng khi đến vùng biên giới phía bắc Mãn Châu, Yeonmi bị binh sĩ Trung Cộng bắt được và dọa sẽ trục xuất hai mẹ con của cô trở lại Bắc Hàn, có nguy cơ bị xử tử. Vùng nông thôn Hoa Lục lúc đó thiếu đàn bà để kết hôn vì chính sách “Một Con” của nhà nước, binh sĩ Trung Cộng cho phép họ ở lại với điều kiện là Yeonmi phải thỏa mãn nhu cầu tình dục của họ. Tuy nhiên, người mẹ quả cảm đã cứu cô khỏi cuộc tấn công và bà bị hiếp ngay trước mặt của con gái. Cô nhớ lại những cảnh tượng khủng khiếp mà tin rằng không có cô gái nào chứng kiến bao giờ. Không chỉ bị tổn thương về thể xác, nỗi đau đớn về tinh thần vẫn còn đè nặng cô cho đến nay.
Ngay sau đó, Yeonmi và mẹ được bán cho các binh sĩ Trung Cộng, với giá 300 Mỹ kim và 65 Mỹ kim vì cô là trinh nữ. Hai năm tiếp theo sau, Yeonmi biến thành kẻ nô lệ tình dục cho một người lớn tuổi hơn mình. Cuối cùng, cô may mắn gặp các nhà truyền giáo hứa hẹn sẽ giải thoát cô khỏi cuộc sống nô lệ nếu cô chứng tỏ lòng tận tụy của một Ki Tô hữu. Nhà truyền giáo giao cho cô dẫn đầu một nhóm 8 người Bắc Hàn vượt sa mạc Gobi, mang theo dao, thuốc độc và dọa sẽ sử dụng khi gặp lính biên phòng Mông Cổ không để họ vượt biên giới. Họ biết rằng thà tự tử còn hơn bị đưa trở lại Bắc Hàn để rồi cũng sẽ bị giết.
Năm 2009, Yeonmi và mẹ của cô đến Nam Hàn. Trước đó, lần đầu tiên đến Hoa Lục trông thấy cái thùng rác, cô không giấu được sự thán phục khi nhìn những vật dụng bị ném vào. Theo cô, ở Bắc Hàn không có gì bị vứt bỏ, vì họ không có gì để sở hữu nên không dám bỏ đi bất kỳ một món gì. Cũng lần đầu tiên, cô cảm thấy mình là một con người, một cá nhân khi nói lên ý kiến của chính mình. Theo Yeonmi, trở thành một cá nhân là giá trị của cuộc sống mà bất kỳ ai cũng phải ghi nhớ. Xóa bỏ lai lịch, nguồn gốc của một cá nhân và đời sống của họ thì không khác gì xoá vết tích của cây bút chì, sẽ làm họ bị tổn thương như Yeonmi. Đó là tội ác.
Một cô gái Nam Hàn 17 tuổi ngồi ở hàng ghế cử tọa đỏ mắt vì những giọt nước mắt tuôn chảy không ngừng. Cô gái nghe Yeonmi kể lại câu chuyện, nhớ đến cảnh bị đút nhét để no bụng bằng những chiếc bánh ngọt trong khi Yeonmi phải ăn chuồn chuồn và châu chấu để được sống còn.
Trong phần cuối cùng của bài nói chuỵện, Yeonmi Park đặt câu hỏi cho phía cử tọa, rằng làm thế nào để các nhà vận động trẻ có thể tạo ra một sự thay đổi. Câu trả lời của cô nói rằng, đồng tiền không phải là tất cả, mà là làm sao để nâng cao nhận thức về nhân quyền ở người Bắc Hàn. Đặc biệt là phải đưa thông tin đến với giới trẻ Bắc Hàn để họ hiểu rằng họ còn có nhiều sự lựa chọn khác.
Năm 2015, Yeonmi Park xuất bản cuốn hồi ký nói về cuộc hành trình của một cô gái trẻ Bắc Hàn tìm kiếm tự do. Cô đang theo học môn kinh tế tại Columbia University và ước vọng lớn nhất của cô là được gặp ngôi sao của bộ phim Titanic, Leonardo DiCaprio và hy vọng tất cả những điều cô mơ ước sẽ trở thành hiện thực trong tương lai. (PL, theo thehuffington.com)
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/cau-chuyen-cua-yeonmi-park-nguoi-dao-thoat-khoi-bac-han/
Mời độc giả xem phóng sự “Mùa hoa dại hiếm hoi ở Riverside”