Cuộc chiến VN trong mắt Đại úy Mỹ gốc Việt
8 giờ trước
Lại một dịp 30/4 nữa đang tới và sẽ sớm qua đi nhưng vết thương của nó vẫn còn đó.
Trong dịp kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến Việt Nam, Nguyễn Hùng của BBC đã tới New York và gặp Đại úy Mỹ gốc Việt James Văn Thạch và người chú của ông, Trung tá James Taylor, người từng phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam.
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Vâng, hồi 40 năm trước tôi không nghĩ mọi thứ đã diễn ra theo cách chúng tôi muốn. Khi tôi về lại Việt Nam, tôi gặp nhiều bạn bè, nhiều người tôi từng gặp trước đây và vẫn quý mến. Tôi cảm thấy những người tham chiến, cả người Mỹ và người Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình. Nhưng tôi cho rằng các chính trị gia đã làm rối tung mọi thứ. Cuối cùng, chúng tôi cũng không giữ lời hứa giúp đỡ đồng minh trong chiến tranh. Vì thế cá nhân tôi rất buồn vì tôi biết nhiều người ở đó và yêu mến họ. Đó là hồi ức của tôi.
BBC: Ông có nhớ những trận chiến lớn nào ông từng tham gia không?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Thật ra cũng không hẳn là một trận chiến lớn mà là những thứ xảy ra thường ngày. Tôi làm ở bộ phận phát triển nông thôn khá lâu. Và tôi cũng làm việc với Sư đoàn 5 ở đô thị, trên quốc lộ 13. Đó là chuyện hàng ngày với chúng tôi, những người làm đường. Đêm đêm lại có hỏa tiễn và nó cứ diễn ra liên tục.
BBC: Trải nghiệm ở Việt Nam đã ảnh hưởng tới cuộc đời ông như thế nào?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Trải nghiệm ấy khiến tôi cảm kích được sống ở Mỹ. Tôi thấy an toàn, an ninh được đảm bảo. Tôi buồn cho những người ai không được như tôi và hy vọng tôi có thể giúp gì cho họ.
BBC: Ông đã bao giờ trở lại chưa?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Có, tôi từng quay lại đó nhiều lần. Tôi đến Sài Gòn, chủ yếu là Quận 1. Tôi luôn luôn đến những khu vườn chơi cho trẻ nhỏ, tới công viên. Tôi ngồi trò chuyện với các sinh viên đại học bằng tiếng Anh. Họ thích nói tiếng Anh để học ngoại ngữ. Có khi tôi bỏ ra tận 4 đến 5 giờ một ngày chỉ để ngồi trong công viên và nói chuyện với sinh viên bằng tiếng Anh. Tôi đã quay lại Việt Nam 4-5 lần rồi.
BBC: Ông có vui vì Việt Nam và Hoa Kỳ đang bình thường hóa và cải thiện quan hệ không?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Tôi rất vui. Tôi đã đợi rất lâu để được quay lại lần đầu tiên. Tôi rất vui khi có thể trở lại thăm những nơi tôi từng có mặt và chứng kiến sự cải thiện. Sài Gòn và các nơi khác ngày nay sạch sẽ hơn, đường sá tốt hơn nhiều. Đường cao tốc liên tỉnh cũng rất đẹp. Khi tôi còn ở đó hồi chiến tranh, tình hình khá tồi tệ nhưng giờ mọi thứ đang phát triển. Tôi thấy có nhiều tiến bộ và tương lai sáng sủa hơn cho những người trẻ tuổi. Các chương trình giáo dục mà tôi thấy ở đó cũng có vẻ tốt hơn rất nhiều so với trước.
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng với tôi, sau năm 1979, gia đình mẹ tôi đến Mỹ cùng các em họ tôi, một gái một trai, và rồi họ hàng của mẹ tôi, và chú tôi từ California cũng đến đoàn tụ. Sau đó chú của mẹ tôi cũng đến từ California. Với tôi, khi đó còn là một đứa trẻ, tôi tự thắc mắc, tại sao họ lại đến đây? Họ đến từ đâu? Tôi đã tự hỏi rằng vì sao mẹ tôi không thể đưa tôi đến Việt Nam để thăm ông bà tôi. Khi còn bé, tôi muốn hỏi nhiều thứ và muốn biết tại sao lại như thế. Và lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là năm 1985 cùng với mẹ. Chúng tôi hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất và từ đó chúng tôi đón xe buýt đến Chợ Bến Thành, rồi đi xích lô với mẹ đến nơi chị thứ hai của mẹ tôi sống. Sau đó, chúng tôi xuống đến Mỹ Tho là quê của ông ngoại. Khi đó là năm 1985 và tôi đã chứng kiến sự đói nghèo. So với những gì tôi thường vẫn có, lúc đó tôi khoảng 5, 6 tuổi, đó là một cú sốc lớn đối với tôi. Nó khiến tôi hiểu và trân trọng cuộc sống mà tôi có ở Mỹ và khiến tôi biết sống cảm thông hơn vì giờ đây tôi đã có kiến thức và lần đầu được gặp trực tiếp những người đang chịu khổ cực ở Việt Nam thời đó.
BBC: Và rồi anh quay lại Mỹ đi học, điều gì đã khiến anh vào quân đội?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Đối với tôi, gia đình tôi có truyền thống phục vụ trong quân đội. Về phía gia đình mẹ tôi, bố của bà quê ở Trà Vinh, lúc đó là một phần của Đông Dương thuộc Pháp. Ông tôi và bạn thân của ông, người lấy chị của vợ ông cũng phục vụ trong quân đội Đông Dương chống lại Việt Minh. Chú tôi sau đó cũng phục vụ trong quân đội và cảnh sát Nam Việt Nam. Còn cha tôi chiến đấu trong Thế Chiến II, trong Cuộc chiến Triều Tiên và cả Cuộc chiến Việt Nam. Những chuyện đó đã ảnh hưởng đến tôi bên cạnh tính kỷ luật cao của cha tôi, ông từng là cảnh sát ở New York. Tất cả khiến tôi có được lòng yêu nước sâu sắc, và hiểu được chất lượng của cuộc sống mà chúng tôi có ở đất nước này, đất nước đã đón khoảng 80 thành viên gia đình mẹ tôi từ Việt Nam. Đó là lựa chọn của tôi, để trả nợ cho đất nước và để tỏ lòng cảm ơn và trân trọng vì nếu không các thành viên gia đình tôi và họ hàng bên phía mẹ tôi sẽ không có cùng cơ hội nếu họ không tới Mỹ.
BBC: Giờ không còn bắt buộc phải đi quân dịch giống thời Cuộc chiến Việt Nam? Vậy chính anh đã chọn vào quân đội rồi tới Iraq?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, chính xác như thế. Đó hoàn toàn do tôi tình nguyện. Vì tôi tình nguyện đi lính và vì tôi có điểm học tập tốt, quân đội đã cho tôi học bổng đại học. Đầu tiên họ cho tôi học bổng trong ba năm và như thế tôi trở thành lính tập sự theo hợp đồng chứ không còn là quân dự bị nữa. Khi tôi tốt nghiệp đại học hồi năm 1998, tôi xin quân đội cho tôi đi học luật. Sau khi tốt nghiệp trường luật, tôi có cơ hội trở thành luật sư trong quân đội, nhưng tôi không làm thế vì tôi muốn ra chiến trường. Lý do là trước đó vài tháng xảy ra vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 vào nước Mỹ. Tôi muốn tham gia chiến trường để giúp bảo vệ nước Mỹ vì nếu làm luật sư thì tôi sẽ không được ra trận, trừ phi tôi đã có kinh nghiệm tham gia chiến dịch hay qua huấn luyện đặc biệt.
BBC: Tôi sẽ hỏi anh thêm về kinh nghiệm ở Iraq, nhưng giờ tôi sẽ hỏi ông Trung tá James Taylor thêm đã. Thưa ông, ông thấy hai cuộc chiến ở Việt Nam và Iraq giống và khác nhau thế nào? Có người nói chiến tranh Iraq là cuộc chiến tranh Việt Nam Mới. Ông nghĩ sao?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Tôi thấy những chuyện tương tự lại tiếp tục lặp lại. Giá mà chúng ta rút ra được nhiều bài học hơn ở Việt Nam. Đối với tôi, những lỗi lầm giống nhau lại lặp lại.
BBC: Điều này ảnh hưởng ra sao tới lựa chọn của những người như đại úy James? Đó có phải là lựa chọn tốt không?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Ồ, đối với anh ấy thì đúng vậy, đó là lựa chọn rất tốt cho những sinh viên trẻ để đền ơn. Kỷ luật trong quân đội đã được cải thiện nhiều. Tôi tin rằng nếu có nhiều người trẻ hơn vào quân ngũ, số tội phạm sẽ ít hơn.
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Tôi phục vụ khoảng 25 tháng. Khoảng hai năm.
BBC: Rồi anh bị thương hai lần phải không?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Đúng rồi. Tôi bị thương lần đầu vào tháng Sáu năm 2006, khi xe của tôi chạy vượt qua một bẫy bom, bom chôn ngầm dưới đất. Còn lần thứ hai là khi tôi ở doanh trại quân đội của Iraq. Lúc đó một hỏa tiễn phát nổ cách tôi khoảng 20 mét khiến tôi bay lên rồi rơi xuống đất. Tôi bị chấn thương nặng ở não, bị thương ở mắt trái. Thị lực của tôi bị mờ và tôi cũng bị thương ở cổ, ở lưng và ở chân trái.
BBC: Vậy cho nên anh mới cần cô chó Liz làm bạn và dẫn đường, phải không?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, đúng thế. Chó dẫn đường cho tôi. Nó có thể nhặt đồ từ sàn nhà lên cho tôi cũng như tắt và bật đèn.
BBC: Thế cơ à. Và anh đã nói chó có giá hơn 50.000 đôla?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, và khi mới chỉ là một cô chó con, nó được nuôi và được đào tạo cao cấp. Chi phí mà tổ chức hỗ trợ phải bỏ ra để có được cô chó cho tôi là 55.000 đôla.
BBC: Còn kinh nghiệm của anh ở Iraq ra sao, xin anh chia sẻ với những người chưa từng đến đó. Anh chứng kiến gì, và người Iraq đã phản ứng với anh và đồng đội ra sao?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, đối với tôi, khi đến Iraq, tôi là cố vấn quân sự trong quân đội Iraq. Tôi đóng vai trò sỹ quan bộ binh, là cố vấn tổ chức, hay được gọi là S3. Trải nghiệm mà tôi có là mỗi ngày tôi đều làm việc trong lực lượng phòng vệ ở Iraq, đào tạo, cố vấn và lên kế hoạch. Tôi cũng cùng họ truy tìm và bắt giữ khủng bố, và nếu cần trừ khử khủng bố. Nhưng đó cũng là một trải nghiệm có ích vì chúng tôi còn làm các công việc từ thiện ở Iraq. Chúng tôi viếng thăm các đền thờ, các nhà thờ công giáo. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ y tế, các vật phẩm từ thiện như chăn, sách hoặc quà cho trẻ em. Thế nên cũng không hẳn là chúng tôi chỉ đi ra ngoài và tìm bắt hay giết khủng bố. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ cho người dân Iraq và làm từ thiện, giúp họ giải quyết các vấn đề gặp phải.
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Những gì tôi thấy rất ấn tượng. Trước đây mọi thứ đều nghèo nàn, bẩn thỉu, chiến tranh đã tàn phá hết. Giờ thì người ta có những con đường đẹp. Người ta còn trồng hoa và có cả nhà hàng, rất tuyệt.
BBC: Và Đại úy vừa từ Việt Nam về, anh thấy sao?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Lần đầu tôi đến Việt Nam là năm 1985 và tôi cũng vừa mới quay lại. Tôi đã tới Việt Nam trên dưới 20 lần vì mục đích giáo dục hay quân sự. Nhà nước Việt Nam đang thực hiện các chính sách rất hay để đưa đất nước đi lên một cách khoa học, thông qua các chương trình tư bản. Nhưng tôi nghĩ còn nhiều việc nên làm và tôi biết là sẽ mất nhiều thời gian. Đây là vấn đề hệ thống nữa. Nếu nhà nước Việt Nam muốn nhận được nhiều hỗ trợ từ quốc tế, hợp tác với Hoa Kỳ và các nước khác, họ nên phối hợp với chúng tôi để có những công trình tuyệt vời cho đất nước. Tôi tin rằng trẻ em Việt Nam chính là tương lai. Và tôi cảm thấy cần nhiều chương trình hỗ trợ cho trẻ em Việt Nam, các chương trình sức khỏe hay giáo dục. Không phải cái gì cũng hoàn hảo ở Việt Nam, nhưng ít ra hiện giờ ở đó không còn chiến tranh nữa. Tôi luôn hy vọng và có niềm tin rằng một tương lai tốt đẹp hơn sẽ đến. Tôi cho rằng, để giúp Việt Nam, mọi thứ phải được bắt nguồn từ bên trong. Việt Nam là một con rồng và nếu con rồng đang khỏe mạnh, nhưng có vài triệu chứng khiến nó không phát huy được 100%, thì vắc-xin chính là trẻ em, và trẻ em phải chạy chữa cho nó từ bên trong để khiến cho đất nước, đất mẹ Việt Nam, con rồng, càng khỏe mạnh hơn nữa cho một tương lai tốt đẹp hơn và tươi sáng hơn.
BBC: Lúc anh ở đó, anh cũng đã gặp nhiều cựu chiến binh từ cuộc chiến Việt Nam. Họ nghĩ thế nào về Việt Nam mới, và họ nghĩ sao về quá trình xây dựng đất nước?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, tôi đã gặp nhiều cựu binh miền Nam Việt Nam, cả những người khuyết tật, có người mất tay, mất chân và được nhận hỗ trợ từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam. Họ nhận các thiết bị hỗ trợ người khuyết tật – như xe đạp, điều ấy là rất tốt. Nhưng khi nói chuyện với họ tôi vẫn nhận thấy sự oán hận đối với chính phủ Việt Nam hiện thời. Tôi cảm thấy vẫn còn nhiều việc cần làm, như trị liệu tâm lý chẳng hạn. Bản thân tôi vừa là chiến binh, cũng vừa là cố vấn ngăn ngừa tự tử và tôi thấy sức khỏe tinh thần rất quan trọng để chữa trị cho những người gặp vấn đề tâm lý. Tôi thấy chương trình tốt nhất cho các cựu chiến binh ở miền Nam Việt Nam hiện nay cũng như ở miền Bắc, là thiết lập một Ủy Ban Sự Thật, mà qua đó họ có thể giãi bày tâm cam, hai bên đều có thể nói chuyện thoải mái. Và sau đó họ có thể hòa giải cho một tương lai tốt hơn và làm lành vết thương vì tương lai của Việt Nam. Vì thế tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam nên tham khảo chương trình mà Ủy ban Sự thật Nam Phi từng làm và coi đó như cơ sở làm sao có thể chữa lành vết thương cho đất nước vì một số vết thương vẫn còn đó, những vết thương cần được chữa lành vì tương lai của Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/04/160429_james_van_thach_and_james_taylor
Trình diễn môi trường bị công an 'can thiệp'
Lễ trao ngọn đuốc Olympic 2016
Hành trình dựng tóc gáy
Bay theo thiên nga di cư
Thăm nhà ở Chernobyl 30 năm sau thảm họa
Châm lửa đốt sông
Tổng thống Obama gặp Hoàng gia Anh
Ngân hàng Nhà nước VN 'khó giảm lãi suất'
Nguyễn Thanh Việt: 'Giữa hai thế giới'
'Người mẫu không thể thiếu học thức'
Công bố giải Pulitzer cho 'Cảm tình viên'
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Vâng, hồi 40 năm trước tôi không nghĩ mọi thứ đã diễn ra theo cách chúng tôi muốn. Khi tôi về lại Việt Nam, tôi gặp nhiều bạn bè, nhiều người tôi từng gặp trước đây và vẫn quý mến. Tôi cảm thấy những người tham chiến, cả người Mỹ và người Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình. Nhưng tôi cho rằng các chính trị gia đã làm rối tung mọi thứ. Cuối cùng, chúng tôi cũng không giữ lời hứa giúp đỡ đồng minh trong chiến tranh. Vì thế cá nhân tôi rất buồn vì tôi biết nhiều người ở đó và yêu mến họ. Đó là hồi ức của tôi.
BBC: Ông có nhớ những trận chiến lớn nào ông từng tham gia không?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Thật ra cũng không hẳn là một trận chiến lớn mà là những thứ xảy ra thường ngày. Tôi làm ở bộ phận phát triển nông thôn khá lâu. Và tôi cũng làm việc với Sư đoàn 5 ở đô thị, trên quốc lộ 13. Đó là chuyện hàng ngày với chúng tôi, những người làm đường. Đêm đêm lại có hỏa tiễn và nó cứ diễn ra liên tục.
BBC: Trải nghiệm ở Việt Nam đã ảnh hưởng tới cuộc đời ông như thế nào?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Trải nghiệm ấy khiến tôi cảm kích được sống ở Mỹ. Tôi thấy an toàn, an ninh được đảm bảo. Tôi buồn cho những người ai không được như tôi và hy vọng tôi có thể giúp gì cho họ.
BBC: Ông đã bao giờ trở lại chưa?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Có, tôi từng quay lại đó nhiều lần. Tôi đến Sài Gòn, chủ yếu là Quận 1. Tôi luôn luôn đến những khu vườn chơi cho trẻ nhỏ, tới công viên. Tôi ngồi trò chuyện với các sinh viên đại học bằng tiếng Anh. Họ thích nói tiếng Anh để học ngoại ngữ. Có khi tôi bỏ ra tận 4 đến 5 giờ một ngày chỉ để ngồi trong công viên và nói chuyện với sinh viên bằng tiếng Anh. Tôi đã quay lại Việt Nam 4-5 lần rồi.
BBC: Ông có vui vì Việt Nam và Hoa Kỳ đang bình thường hóa và cải thiện quan hệ không?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Tôi rất vui. Tôi đã đợi rất lâu để được quay lại lần đầu tiên. Tôi rất vui khi có thể trở lại thăm những nơi tôi từng có mặt và chứng kiến sự cải thiện. Sài Gòn và các nơi khác ngày nay sạch sẽ hơn, đường sá tốt hơn nhiều. Đường cao tốc liên tỉnh cũng rất đẹp. Khi tôi còn ở đó hồi chiến tranh, tình hình khá tồi tệ nhưng giờ mọi thứ đang phát triển. Tôi thấy có nhiều tiến bộ và tương lai sáng sủa hơn cho những người trẻ tuổi. Các chương trình giáo dục mà tôi thấy ở đó cũng có vẻ tốt hơn rất nhiều so với trước.
Sống cảm thông hơn
BBC: Cảm ơn ông. Còn anh thì sao, Đại úy? Anh đã lớn lên ở Mỹ như thế nào và chiến tranh Việt Nam, nếu có, đã ảnh hưởng đến các lựa chọn của anh sao?ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng với tôi, sau năm 1979, gia đình mẹ tôi đến Mỹ cùng các em họ tôi, một gái một trai, và rồi họ hàng của mẹ tôi, và chú tôi từ California cũng đến đoàn tụ. Sau đó chú của mẹ tôi cũng đến từ California. Với tôi, khi đó còn là một đứa trẻ, tôi tự thắc mắc, tại sao họ lại đến đây? Họ đến từ đâu? Tôi đã tự hỏi rằng vì sao mẹ tôi không thể đưa tôi đến Việt Nam để thăm ông bà tôi. Khi còn bé, tôi muốn hỏi nhiều thứ và muốn biết tại sao lại như thế. Và lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là năm 1985 cùng với mẹ. Chúng tôi hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất và từ đó chúng tôi đón xe buýt đến Chợ Bến Thành, rồi đi xích lô với mẹ đến nơi chị thứ hai của mẹ tôi sống. Sau đó, chúng tôi xuống đến Mỹ Tho là quê của ông ngoại. Khi đó là năm 1985 và tôi đã chứng kiến sự đói nghèo. So với những gì tôi thường vẫn có, lúc đó tôi khoảng 5, 6 tuổi, đó là một cú sốc lớn đối với tôi. Nó khiến tôi hiểu và trân trọng cuộc sống mà tôi có ở Mỹ và khiến tôi biết sống cảm thông hơn vì giờ đây tôi đã có kiến thức và lần đầu được gặp trực tiếp những người đang chịu khổ cực ở Việt Nam thời đó.
BBC: Và rồi anh quay lại Mỹ đi học, điều gì đã khiến anh vào quân đội?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Đối với tôi, gia đình tôi có truyền thống phục vụ trong quân đội. Về phía gia đình mẹ tôi, bố của bà quê ở Trà Vinh, lúc đó là một phần của Đông Dương thuộc Pháp. Ông tôi và bạn thân của ông, người lấy chị của vợ ông cũng phục vụ trong quân đội Đông Dương chống lại Việt Minh. Chú tôi sau đó cũng phục vụ trong quân đội và cảnh sát Nam Việt Nam. Còn cha tôi chiến đấu trong Thế Chiến II, trong Cuộc chiến Triều Tiên và cả Cuộc chiến Việt Nam. Những chuyện đó đã ảnh hưởng đến tôi bên cạnh tính kỷ luật cao của cha tôi, ông từng là cảnh sát ở New York. Tất cả khiến tôi có được lòng yêu nước sâu sắc, và hiểu được chất lượng của cuộc sống mà chúng tôi có ở đất nước này, đất nước đã đón khoảng 80 thành viên gia đình mẹ tôi từ Việt Nam. Đó là lựa chọn của tôi, để trả nợ cho đất nước và để tỏ lòng cảm ơn và trân trọng vì nếu không các thành viên gia đình tôi và họ hàng bên phía mẹ tôi sẽ không có cùng cơ hội nếu họ không tới Mỹ.
BBC: Giờ không còn bắt buộc phải đi quân dịch giống thời Cuộc chiến Việt Nam? Vậy chính anh đã chọn vào quân đội rồi tới Iraq?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, chính xác như thế. Đó hoàn toàn do tôi tình nguyện. Vì tôi tình nguyện đi lính và vì tôi có điểm học tập tốt, quân đội đã cho tôi học bổng đại học. Đầu tiên họ cho tôi học bổng trong ba năm và như thế tôi trở thành lính tập sự theo hợp đồng chứ không còn là quân dự bị nữa. Khi tôi tốt nghiệp đại học hồi năm 1998, tôi xin quân đội cho tôi đi học luật. Sau khi tốt nghiệp trường luật, tôi có cơ hội trở thành luật sư trong quân đội, nhưng tôi không làm thế vì tôi muốn ra chiến trường. Lý do là trước đó vài tháng xảy ra vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 vào nước Mỹ. Tôi muốn tham gia chiến trường để giúp bảo vệ nước Mỹ vì nếu làm luật sư thì tôi sẽ không được ra trận, trừ phi tôi đã có kinh nghiệm tham gia chiến dịch hay qua huấn luyện đặc biệt.
BBC: Tôi sẽ hỏi anh thêm về kinh nghiệm ở Iraq, nhưng giờ tôi sẽ hỏi ông Trung tá James Taylor thêm đã. Thưa ông, ông thấy hai cuộc chiến ở Việt Nam và Iraq giống và khác nhau thế nào? Có người nói chiến tranh Iraq là cuộc chiến tranh Việt Nam Mới. Ông nghĩ sao?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Tôi thấy những chuyện tương tự lại tiếp tục lặp lại. Giá mà chúng ta rút ra được nhiều bài học hơn ở Việt Nam. Đối với tôi, những lỗi lầm giống nhau lại lặp lại.
BBC: Điều này ảnh hưởng ra sao tới lựa chọn của những người như đại úy James? Đó có phải là lựa chọn tốt không?
TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Ồ, đối với anh ấy thì đúng vậy, đó là lựa chọn rất tốt cho những sinh viên trẻ để đền ơn. Kỷ luật trong quân đội đã được cải thiện nhiều. Tôi tin rằng nếu có nhiều người trẻ hơn vào quân ngũ, số tội phạm sẽ ít hơn.
Hai lần bị thương
BBC: Giờ quay lại với Đại úy, anh ở Iraq trong bao lâu?ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Tôi phục vụ khoảng 25 tháng. Khoảng hai năm.
BBC: Rồi anh bị thương hai lần phải không?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Đúng rồi. Tôi bị thương lần đầu vào tháng Sáu năm 2006, khi xe của tôi chạy vượt qua một bẫy bom, bom chôn ngầm dưới đất. Còn lần thứ hai là khi tôi ở doanh trại quân đội của Iraq. Lúc đó một hỏa tiễn phát nổ cách tôi khoảng 20 mét khiến tôi bay lên rồi rơi xuống đất. Tôi bị chấn thương nặng ở não, bị thương ở mắt trái. Thị lực của tôi bị mờ và tôi cũng bị thương ở cổ, ở lưng và ở chân trái.
BBC: Vậy cho nên anh mới cần cô chó Liz làm bạn và dẫn đường, phải không?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, đúng thế. Chó dẫn đường cho tôi. Nó có thể nhặt đồ từ sàn nhà lên cho tôi cũng như tắt và bật đèn.
BBC: Thế cơ à. Và anh đã nói chó có giá hơn 50.000 đôla?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, và khi mới chỉ là một cô chó con, nó được nuôi và được đào tạo cao cấp. Chi phí mà tổ chức hỗ trợ phải bỏ ra để có được cô chó cho tôi là 55.000 đôla.
BBC: Còn kinh nghiệm của anh ở Iraq ra sao, xin anh chia sẻ với những người chưa từng đến đó. Anh chứng kiến gì, và người Iraq đã phản ứng với anh và đồng đội ra sao?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, đối với tôi, khi đến Iraq, tôi là cố vấn quân sự trong quân đội Iraq. Tôi đóng vai trò sỹ quan bộ binh, là cố vấn tổ chức, hay được gọi là S3. Trải nghiệm mà tôi có là mỗi ngày tôi đều làm việc trong lực lượng phòng vệ ở Iraq, đào tạo, cố vấn và lên kế hoạch. Tôi cũng cùng họ truy tìm và bắt giữ khủng bố, và nếu cần trừ khử khủng bố. Nhưng đó cũng là một trải nghiệm có ích vì chúng tôi còn làm các công việc từ thiện ở Iraq. Chúng tôi viếng thăm các đền thờ, các nhà thờ công giáo. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ y tế, các vật phẩm từ thiện như chăn, sách hoặc quà cho trẻ em. Thế nên cũng không hẳn là chúng tôi chỉ đi ra ngoài và tìm bắt hay giết khủng bố. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ cho người dân Iraq và làm từ thiện, giúp họ giải quyết các vấn đề gặp phải.
Ủy Ban Sự Thật
BBC: Cả hai vị đều vừa trở về từ Việt Nam, các vị nghĩ sao về tiến bộ ở đó?TRUNG TÁ JAMES TAYLOR: Những gì tôi thấy rất ấn tượng. Trước đây mọi thứ đều nghèo nàn, bẩn thỉu, chiến tranh đã tàn phá hết. Giờ thì người ta có những con đường đẹp. Người ta còn trồng hoa và có cả nhà hàng, rất tuyệt.
BBC: Và Đại úy vừa từ Việt Nam về, anh thấy sao?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Lần đầu tôi đến Việt Nam là năm 1985 và tôi cũng vừa mới quay lại. Tôi đã tới Việt Nam trên dưới 20 lần vì mục đích giáo dục hay quân sự. Nhà nước Việt Nam đang thực hiện các chính sách rất hay để đưa đất nước đi lên một cách khoa học, thông qua các chương trình tư bản. Nhưng tôi nghĩ còn nhiều việc nên làm và tôi biết là sẽ mất nhiều thời gian. Đây là vấn đề hệ thống nữa. Nếu nhà nước Việt Nam muốn nhận được nhiều hỗ trợ từ quốc tế, hợp tác với Hoa Kỳ và các nước khác, họ nên phối hợp với chúng tôi để có những công trình tuyệt vời cho đất nước. Tôi tin rằng trẻ em Việt Nam chính là tương lai. Và tôi cảm thấy cần nhiều chương trình hỗ trợ cho trẻ em Việt Nam, các chương trình sức khỏe hay giáo dục. Không phải cái gì cũng hoàn hảo ở Việt Nam, nhưng ít ra hiện giờ ở đó không còn chiến tranh nữa. Tôi luôn hy vọng và có niềm tin rằng một tương lai tốt đẹp hơn sẽ đến. Tôi cho rằng, để giúp Việt Nam, mọi thứ phải được bắt nguồn từ bên trong. Việt Nam là một con rồng và nếu con rồng đang khỏe mạnh, nhưng có vài triệu chứng khiến nó không phát huy được 100%, thì vắc-xin chính là trẻ em, và trẻ em phải chạy chữa cho nó từ bên trong để khiến cho đất nước, đất mẹ Việt Nam, con rồng, càng khỏe mạnh hơn nữa cho một tương lai tốt đẹp hơn và tươi sáng hơn.
BBC: Lúc anh ở đó, anh cũng đã gặp nhiều cựu chiến binh từ cuộc chiến Việt Nam. Họ nghĩ thế nào về Việt Nam mới, và họ nghĩ sao về quá trình xây dựng đất nước?
ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH: Vâng, tôi đã gặp nhiều cựu binh miền Nam Việt Nam, cả những người khuyết tật, có người mất tay, mất chân và được nhận hỗ trợ từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam. Họ nhận các thiết bị hỗ trợ người khuyết tật – như xe đạp, điều ấy là rất tốt. Nhưng khi nói chuyện với họ tôi vẫn nhận thấy sự oán hận đối với chính phủ Việt Nam hiện thời. Tôi cảm thấy vẫn còn nhiều việc cần làm, như trị liệu tâm lý chẳng hạn. Bản thân tôi vừa là chiến binh, cũng vừa là cố vấn ngăn ngừa tự tử và tôi thấy sức khỏe tinh thần rất quan trọng để chữa trị cho những người gặp vấn đề tâm lý. Tôi thấy chương trình tốt nhất cho các cựu chiến binh ở miền Nam Việt Nam hiện nay cũng như ở miền Bắc, là thiết lập một Ủy Ban Sự Thật, mà qua đó họ có thể giãi bày tâm cam, hai bên đều có thể nói chuyện thoải mái. Và sau đó họ có thể hòa giải cho một tương lai tốt hơn và làm lành vết thương vì tương lai của Việt Nam. Vì thế tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam nên tham khảo chương trình mà Ủy ban Sự thật Nam Phi từng làm và coi đó như cơ sở làm sao có thể chữa lành vết thương cho đất nước vì một số vết thương vẫn còn đó, những vết thương cần được chữa lành vì tương lai của Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/04/160429_james_van_thach_and_james_taylor
Tin hàng đầu
1:32
28 tháng 4 2016
4:35
28 tháng 4 2016
1:07
27 tháng 4 2016
0:59
26 tháng 4 2016
0:30
25 tháng 4 2016
0:49
23 tháng 4 2016
5:23
22 tháng 4 2016
1:11
21 tháng 4 2016
5:24
19 tháng 4 2016
0:21
19 tháng 4 2016