Mỹ và Nhật sẽ giúp Việt Nam chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng, giảm dần sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch khác, như một phần trong chiến dịch giúp các nền kinh tế mới nổi giảm thiểu lượng khí thải carbon, hãng tin Nikkei loan tin hôm 4/12.
Trong một tuyên bố chung từ diễn đàn ba bên về khí hóa lỏng (LNG) được tổ chức hôm 3/12, Mỹ và Nhật cam kết hỗ trợ tài chính cho Việt Nam để xây dựng các nhà máy điện chạy bằng LNG và xây các bến tiếp nhận nhiên liệu, cũng theo Nikkei.
Hôm 3/12, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo rằng Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về các vấn đề kinh tế Keith Krach; Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Francis Fannon; Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Kiyoshi Ejima; và Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Đặng Hoàng An đã tham gia Diễn đàn Thương mại Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ba bên Việt Nam-Hoa Kỳ-Nhật Bản vào ngày 2/12.
Diễn đàn được tiến hành trong khuôn khổ của Đối tác Năng lượng Chiến lược Nhật Bản-Hoa Kỳ, được khởi động vào năm 2017 nhằm thúc đẩy mạng lưới các nguồn năng lượng sạch và an toàn cũng như các thị trường công nghệ mới để cung cấp các giải pháp thay thế cạnh tranh cho các bên trong khu vực.
Ba quốc gia đã nhất trí rằng tăng trưởng trong khu vực đạt được tốt nhất nhờ vào cạnh tranh công bằng và minh bạch, bao gồm cả thị trường năng lượng LNG và các nguồn nhiên liệu mới, cũng theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Thứ trưởng Krach nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của LNG trong việc phát triển mạng lưới thị trường năng lượng sạch và an toàn khi khu vực chuẩn bị đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Trợ lý Ngoại trưởng Fannon nhấn mạnh tầm quan trọng của LNG như một nền tảng năng lượng linh hoạt sẽ cho phép chuyển đổi ngành năng lượng của Việt Nam.
“Với việc Việt Nam đi đầu trong các mục tiêu năng lượng sạch và trong tăng trưởng do khu vực tư nhân, do vậy sẽ tiếp tục là một ví dụ điển hình khi nước này hợp tác với các nước láng giềng để chuẩn bị cho nhu cầu năng lượng tăng đột biến giữa thập kỷ. Khi Việt Nam sử dụng các nguồn nhiên liệu và công nghệ năng lượng mới hơn và hiệu quả hơn, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ, đổi mới thương mại và đầu tư của khu vực tư nhân,” Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Năng lượng Chiến lược Nhật Bản-Hoa Kỳ, Tokyo và Washington đã và đang giúp các quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng kể từ năm 2017. Trong năm nay, Hoa Kỳ và Nhật xem Việt Nam là ưu tiên hàng đầu mà Đối tác này nhắm tới, theo Nikkei.
LNG đốt sạch hơn các chất như than đá và Nhật và Mỹ tin rằng việc thúc đẩy nhiên liệu này là chìa khóa để hạn chế phát thải ở Đông Nam Á.
Hãng tin Nikkei cho biết phía Hoa Kỳ và Nhật cũng hy vọng rằng nỗ lực của họ sẽ giúp chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng.
Vào tháng trước, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Robert O’Brien nhân chuyến thăm Việt Nam đã chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) phát triển dự án điện khí LNG Long Sơn được thực hiện giữa đại diện của tập đoàn General Electric (GE) của Hoa Kỳ và các đối tác Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/my-nhat-ho-tro-vietnam-tang-su-dung-khi-hoa-long-de-san-xuat-dien/5687170.html
Việt Nam, Hoa Kỳ và Nhật Bản hợp tác năng lượng LNG
Việt Nam, Hoa Kỳ và Nhật Bản nhất trí đạt được kết quả tăng trưởng tốt nhất trong khu vực, nhờ vào cạnh tranh công bằng và minh bạch, cho thị trường năng lượng khí hóa lỏng (LNG) và các nguồn nhiên liệu mới.
Thỏa thuận này vừa được đại diện của 3 nước ký kết tại Diễn đàn Thương mại Khí LNG Việt Nam-Hoa Kỳ-Nhật Bản, diễn ra vào ngày 2/12.
Tham dự Diễn đàn Thương mại Khí LNG Việt Nam-Hoa Kỳ-Nhật Bản, hôm 2/12 có sự góp mặt của Ngoại trưởng Phụ trách các Vấn đề Kinh tế Kinh tế Hoa Kỳ Keith Krach, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trưởng Francis Fannon, Bộ trưởng Bộ Kinh tế-Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Kiyoshi Ejima và Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Đặng Hoàng An.
Diễn đàn được tiến hành trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Năng lượng Chiến lược Nhật Bản-Hoa Kỳ, được ra đời vào năm 2017, với mục đích nhằm thúc đẩy mạng lưới các nguồn năng lượng sạch và an toàn cũng như các thị trường công nghệ mới để cung cấp những giải pháp thay thế cạnh tranh cho các tác nhân độc hại trong khu vực.
Ngoại trưởng Phụ trách các Vấn đề Kinh tế Kinh tế Hoa Kỳ Keith Krach, tại diễn đàn hôm 2/12, nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của LNG trong việc phát triển mạng lưới thị trường năng lượng sạch và an toàn khi khu vực chuẩn bị đa dạng hóa các nguồn năng lượng.
Liên quan đến Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trưởng Francis Fannon cũng đề cập đến tầm quan trọng của LNG như một nền tảng năng lượng linh hoạt sẽ cho phép chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Ông Fannon nói rằng sự dẫn đầu của Việt Nam về các mục tiêu năng lượng sạch và tăng trưởng bởi khu vực tư nhân sẽ tiếp tục là một mô hình khi Việt Nam làm việc với các nước láng giềng để chuẩn bị cho nhu cầu năng lượng tăng đột biến vào giữa thập kỷ. Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ, đổi mới thương mại và đầu tư vào khu vực tư nhân khi Việt Nam sử dụng các nguồn nhiên liệu và công nghệ năng lượng mới hơn và hiệu quả hơn.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong việc duy trì các cam kết đã đạt được tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tổ chức hồi năm 2017, bao gồm cả việc Việt Nam ban hành luật để thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân và hỗ trợ tăng trưởng của thị trường. Đồng thời, Việt Nam cũng đạt được những bước tiến dài trong việc đa dạng hóa và đầu tư vào an ninh năng lượng cho tương lai của quốc gia.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-and-japan-join-with-vietnam-to-advance-shared-energy-goals-12042020131459.html
Việt Nam xuất khẩu khí hoá lỏng
Ông Nguyễn Thành Luân, người đứng đầu nhóm dự báo thị trường của Viện Dầu Khí Việt Nam cho biết như vừa nêu vào hôm qua.
Theo ông, ba nhà máy Long Sơn ở Vũng Tàu, Nghi Sơn ở Thanh Hoá và dự án khí Cà Mau bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2014 đến đầu năm 2015. Tổng công suất của cả ba nhà máy sẽ đạt 1 triệu 200 ngàn tấn khí hóa lỏng.
Ông Nguyễn Thành Luân cho rằng tính toán trên mức tăng trưởng công suất đó với tỉ lệ tăng nhu cầu khí hoá lỏng như hiện nay, thì đến khi các nhà máy hoạt động hết công suất, cung sẽ vượt cầu và Việt Nam lúc đó có thể xuất khẩu khí hóa lỏng ra nước ngoài.
Mặt khác, theo kế hoạch năm năm mà Bộ Công Thương Việt Nam đưa ra hồi giữa năm ngoái với kế hoạch xây dựng từ 6 đến 7 phức hợp lọc hóa dầu tại Việt Nam, thì năng lực sản xuất có thể lên đến 60 triệu tấn dầu mỗi năm vào năm 2025.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-may-turn-lpg-exporter-by-2015-as-output-could-exceed-demand-06222012124813.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten