Thương chiến: Mỹ tăng thuế quan lên 200 tỷ USD hàng hóa TQ
Hoa Kỳ tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc, một sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc thương chiến đang gây thiệt hại cho các nước.
Thuế quan lên các hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng tăng từ 10% lên 25%, và Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa.Trung Quốc nói rằng nước này lấy làm "hối tiếc sâu sắc" với hành động này và sẽ phải thực hiện "các biện pháp trả đũa cần thiết".
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Mỹ bắt giữ tàu chở than của Triều Tiên
TQ cử đoàn đàm phán cấp cao đến Mỹ
Mức thuế mới được đưa ra khi các quan chức cấp cao của cả hai bên đang nỗ lực cứu vãn một thỏa thuận thương mại tại Washington.
Chỉ mới gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc gần như đã gần như kết thúc những tháng ngày căng thương mại.
Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận việc tăng thuế mới đây nhất của Hoa Kỳ trên trang web của mình.
"Hy vọng rằng phía Mỹ và Trung Quốc sẽ hợp tác... để giải quyết các vấn đề hiện có thông qua hợp tác và tham vấn," Bộ Thương mại Trung Quốc nói trong một tuyên bố.
Thuế quan là thuế do các nhà nhập khẩu trả cho hàng hóa nước ngoài, vì vậy mức thuế 25% sẽ được trả bời các công ty Mỹ nhập hàng hóa Trung Quốc vào nước này.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng hôm thứ Sáu (10/5), với chỉ số Hang Seng tăng 1% và Shanghai Composite tăng gần 2%.
Tuy nhiên, hồi đầu tuần thị trường chứng khoán đã sụt giảm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ra hiệu tăng thuế vào hôm Chủ Nhật.
Chứng khoán TQ sụt giảm vì Mỹ dọa đánh thêm thuế
Năm ngoái, Hoa Kỳ đã áp thuế quan 10% lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc - bao gồm cá, túi xách, quần áo và giầy dép.
Thuế quan phải tăng vào hồi đầu năm, nhưng việc tăng thuế đã bị trì hoãn do các cuộc đàm phán có tiến triển.
Tăng thuế sẽ tác động đến những gì?
Thương chiến Mỹ-Trung đã đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu trong suốt năm qua và gây ra sự không chắc chắn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.Mặc dù ông Trump đã giảm thiểu tác động của thuế quan lên nền kinh tế Hoa Kỳ, việc tăng thuế có thể tác động đến một số công ty và người tiêu dùng Mỹ khi các công ty có thể chịu thêm vài chi phí, giới phân tích cho biết.
Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Châu Á nói: "Đây sẽ là cú sốc lớn với nền kinh tế.
"Tất cả các công ty Mỹ đột nhiên đối mặt với việc tăng 25% chi phí, và rồi bạn phải nhớ rằng người Trung Quốc sẽ trả đũa."
Trong một tuyên bố, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho biết họ cam kết giúp cả hai bên tìm ra giải pháp "bền vững".
"Mặc dù chúng tôi thất vọng vì cuộc cạnh tranh gia tăng, tuy vậy chúng tôi ủng hộ nỗ lực tiếp theo của cả hai bên để đạt được sự đồng thuận về một thỏa thuận mạnh mẽ và có thể thực thi nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản và cốt yếu mà các nhân viên của chúng tôi đang phải đối mặt lâu nay ở Trung Quốc."
'Leo thang nghiêm trọng' của thương chiến
Phân tích của Karishma Vaswasni, phóng viên kinh doanh châu ÁMỹ nói TQ quay đầu với cam kết thương mại
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: "Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc"
Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung
Không có đột phá, không có thỏa thuận - chỉ có nhiều thuế quan hơn.
Với hành động này, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã giáng một đòn hiệu quả không chỉ vào nền kinh tế Trung Quốc - như ông có lẽ đã hy vọng - mà còn vào nền kinh tế Mỹ.
Mức thuế quan 10% trước đây lên hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ chấp nhận ở một mức độ nào đó, nhưng các nhà kinh tế cho rằng thuế quan 25% sẽ khó 'nuốt' hơn cho họ rất nhiều.
Họ gần như chắc chắn phải tính thêm mức phí đó vào người tiêu dùng Mỹ - và điều đó có nghĩ là giá cả sẽ tăng.
Không nghi ngờ gì nữa, đây là sự leo thang nghiêm trọng - và cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở lại.
Điều này có nghĩa là phần còn lại của chúng ta nên chuẩn bị cho nhiều đau khổ sắp tới.
Tăng thuế ảnh hưởng như thế nào đến các cuộc đàm phán?
Bất chấp căng thẳng leo thang trong tuần này, các cuộc đàm phán giữa Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã được tổ chức hôm thứ Năm.Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết các quan chức Mỹ đã đồng ý với phó thủ tướng tiếp tục các cuộc đàm phán vào sáng thứ Sáu, truyền thông cho biết.
Mặc dù có những lạc quan gia tăng về tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại gần đây, các điểm mấu chốt vẫn tồn tại xuyên suốt.
Bao gồm những vấn đề quanh việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, làm cách nào nhanh chóng đẩy lùi thuế quan và làm thế nào để thực thi thỏa thuận.
Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc vẫn sẵn sàng đàm phán để duy trì nền tảng đạo đức và vì họ nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết thương chiến.
"Một cuộc thương chiến sẽ có hại cho Trung Quốc, cả nền kinh tế thực và thị trường tài chính. Nó cũng không tốt cho nền kinh tế thế giới," Gary Hufbauer thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nói.
"Sẽ tốt hơn cho Trung Quốc để đóng vai trò chính khách hòa giải hơn là một người trả đũa giận dữ."
Tại sao Mỹ và Trung Quốc bất hòa?
Trung Quốc là mục tiêu thường xuyên của sự tức giận của Donald Trump, với việc tổng thống Mỹ chỉ trích sự bất cân bằng thương mại giữa hai nước và các quy tắc sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, mà ông nói là gây khó khăn cho các công ty Mỹ.Một số người ở Trung Quốc coi cuộc thương chiến là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của họ, với các chính phủ phương Tây ngày càng lo lắng về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trên thế giới.
Cả hai bên đã áp thuế quan lên hàng hóa của nhau trị giá hàng tỷ đôla. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, vì ông Trump cũng cảnh báo rằng ông có thể "sớm" đưa ra mức thuế 25% lên hàng hóa trị giá 325 tỷ đôla của Trung Quốc.
Không rõ chính xác điều gì dẫn đến những hành động mới đây nhất của tổng thống Hoa Kỳ, mà dường như làm Trung Quốc ngạc nhiên.
Trước các cuộc thảo luận, Ông Trump đã nói Trung Quốc "phá vỡ thỏa thuận" và sẽ phải trả giá vì điều đó.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết cuộc tranh cãi này tạo ra "mối đe dọa cho nền kinh tế toàn cầu".
"Như chúng tôi đã nói trước đây, mọi người đều thua trong một cuộc xung đột thương mại kéo dài," cơ quan đảm bảo sự ổn định tài chính toàn cầu nói trong một tuyên bố, và kêu gọi một "giải pháp nhanh chóng".
Tin liên quan
- TQ phản đối tàu chiến Mỹ vào vùng biển Trường Sa
- Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan
- Trump: Mỹ và Trung Quốc đang 'rất, rất gần' đạt thỏa thuận
- Những vấn đề Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
- Trump nói nước Mỹ 'đã đầy' nhưng một tiểu bang nói 'ở đây thì không'
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48226846
Mặc dù vậy, người Trung Quốc đang bắt đầu hai ngày đàm phán với Mỹ.
Đe dọa tăng thuế của tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang cố gắng đi ngược lại thỏa thuận thương mại.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau.
Tiếp tục leo thang tranh chấp thương mại sẽ càng khiến cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng thêm bất ổn, gây tổn thương cho nền kinh tế thế giới.
Mỹ nói TQ quay đầu với cam kết thương mại
Ba điều Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
Trung Quốc kiểm soát fentanyl theo ý Mỹ
Trump: Mỹ và Trung Quốc đang 'rất, rất gần'
Dưới đây là một số vấn đề trọng yếu trong tranh chấp thương mại Mỹ-Trung:
Không chỉ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, mà Hoa Kỳ còn muốn Bắc Kinh thay đổi chính sách kinh tế của mình, điều nước này cho rằng Trung Quốc không công bằng khi hỗ trợ các công ty trong nước qua nhiều trợ cấp.
Hoa Kỳ cũng muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ để kiềm chế thâm hụt thương mại trị giá 419 tỷ đôla với Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại là sự khác biệt giữa lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ với nước khác. Giảm khoảng cách này là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của ông Trump.
Thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc lẽ ra sẽ tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm nay, nhưng việc tăng này đã bị trì hoãn.
Giờ thì ông Trump nói rằng gia tăng này sẽ bắt đầu vào thứ Sáu vì các cuộc đàm phán với Bắc Kinh đang tiến triển "quá chậm".
Thêm vào đó, ông tuyên bố sẽ tăng thuế lên 25% đối với 325 tỷ đôla hàng hóa khác của Trung Quốc.
Trong diễn biến mới nhất, Mỹ đã áp thuế 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla bao gồm cá, túi xách, quần áo và giày dép.
Những sản phẩm đó sẽ tiếp tục bị tăng thuế lên đến 25%, nếu Mỹ nhất quyết làm thế trong tuần này.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế. Trung Quốc thì nhắm tới những hàng hóa Mỹ như hóa chất, rau và rượu whisky.
Họ có chiến lược đặc biệt nhắm vào các sản phẩm sản xuất tại các quận của đảng Cộng hòa và hàng hóa có thể mua được ở nơi khác, như đậu nành.
Năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã giảm hơn 13% và Shanghai Composite sụt gần 25%.
Cả hai chỉ số đã phục hồi chút ít và tăng lần lượt 12% và 16% trong năm 2019, tính cho đến nay.
Trong khi đó, chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đã giảm gần 6% trong năm 2018 và tăng khoảng 11% trong năm nay.
Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 5% so với đồng đô a Mỹ năm ngoái, bắt đầu ổn định vào năm 2019, theo Reuters.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là một yếu tố góp phần vào "suy yếu đáng kể trong việc phát triển toàn cầu" vào cuối năm ngoái khi cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019.
Một số quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp - đặc biệt là những quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc - hoặc đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng của hai nước này.
Ông Trump đã áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu, để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của Mỹ. Tất cả các quốc gia này đã trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa của Mỹ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - có lúc đã tưởng như sắp kết thúc - giờ đây bất ngờ leo thang với mối đe dọa về thuế quan mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng gấp đôi mức thuế trên 200 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc vào thứ Sáu kể cả những hàng hóa mới mới "trong thời gian ngắn".Mặc dù vậy, người Trung Quốc đang bắt đầu hai ngày đàm phán với Mỹ.
Đe dọa tăng thuế của tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang cố gắng đi ngược lại thỏa thuận thương mại.
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau.
Tiếp tục leo thang tranh chấp thương mại sẽ càng khiến cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng thêm bất ổn, gây tổn thương cho nền kinh tế thế giới.
Mỹ nói TQ quay đầu với cam kết thương mại
Ba điều Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
Trung Quốc kiểm soát fentanyl theo ý Mỹ
Trump: Mỹ và Trung Quốc đang 'rất, rất gần'
Dưới đây là một số vấn đề trọng yếu trong tranh chấp thương mại Mỹ-Trung:
1) Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng trưởng như thế nào?
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc giao dịch không công bằng, và phát động một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc vào năm ngoái.Không chỉ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, mà Hoa Kỳ còn muốn Bắc Kinh thay đổi chính sách kinh tế của mình, điều nước này cho rằng Trung Quốc không công bằng khi hỗ trợ các công ty trong nước qua nhiều trợ cấp.
Hoa Kỳ cũng muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ để kiềm chế thâm hụt thương mại trị giá 419 tỷ đôla với Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại là sự khác biệt giữa lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ với nước khác. Giảm khoảng cách này là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của ông Trump.
2) Thuế quan nào đã được áp đặt?
Hoa Kỳ áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 250 tỷ đôla vào năm ngoái. Bắc Kinh đã trả đũa bằng thuế đối với các sản phẩm trị giá 110 tỷ đôla của Mỹ.Thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc lẽ ra sẽ tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm nay, nhưng việc tăng này đã bị trì hoãn.
Giờ thì ông Trump nói rằng gia tăng này sẽ bắt đầu vào thứ Sáu vì các cuộc đàm phán với Bắc Kinh đang tiến triển "quá chậm".
Thêm vào đó, ông tuyên bố sẽ tăng thuế lên 25% đối với 325 tỷ đôla hàng hóa khác của Trung Quốc.
3) Những sản phẩm có thể bị ảnh hưởng?
Các sản phẩm của Trung Quốc bị áp thuế quan của Mỹ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại có phạm vi rất rộng, từ máy móc đến xe máy.Trong diễn biến mới nhất, Mỹ đã áp thuế 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla bao gồm cá, túi xách, quần áo và giày dép.
Những sản phẩm đó sẽ tiếp tục bị tăng thuế lên đến 25%, nếu Mỹ nhất quyết làm thế trong tuần này.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế. Trung Quốc thì nhắm tới những hàng hóa Mỹ như hóa chất, rau và rượu whisky.
Họ có chiến lược đặc biệt nhắm vào các sản phẩm sản xuất tại các quận của đảng Cộng hòa và hàng hóa có thể mua được ở nơi khác, như đậu nành.
4) Chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng thị trường chưa?
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là nguyên do của sự bất ổn lớn cho thị trường tài chính trong năm qua. Sự bất ổn đó đè nặng lên niềm tin của các nhà đầu tư trên toàn thế giới và góp phần gây ra nhiều lỗ lã.Năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã giảm hơn 13% và Shanghai Composite sụt gần 25%.
Cả hai chỉ số đã phục hồi chút ít và tăng lần lượt 12% và 16% trong năm 2019, tính cho đến nay.
Trong khi đó, chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đã giảm gần 6% trong năm 2018 và tăng khoảng 11% trong năm nay.
Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 5% so với đồng đô a Mỹ năm ngoái, bắt đầu ổn định vào năm 2019, theo Reuters.
5) Trận chiến thương mại nào khác đang diễn ra?
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có tác động dây chuyền đối với các quốc gia khác và nền kinh tế toàn cầu.Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là một yếu tố góp phần vào "suy yếu đáng kể trong việc phát triển toàn cầu" vào cuối năm ngoái khi cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019.
Một số quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp - đặc biệt là những quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc - hoặc đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng của hai nước này.
Ông Trump đã áp thuế lên hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu, để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm của Mỹ. Tất cả các quốc gia này đã trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa của Mỹ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten