woensdag 29 mei 2019

Nam Kinh, thủ đô vĩ đại của Trung Quốc

Nam Kinh, thủ đô vĩ đại của Trung Quốc

  • 28 tháng 10 2018

Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images

Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc ngày nay, nhưng trong nhiều thế kỷ, đất nước này được điều hành từ Nam Kinh, thành phố lịch sử nằm hai bên bờ sông Dương Tử.
Nay, được công nhận là một trong bốn kinh đô vĩ đại của Trung Quốc, dấu ấn của hàng thế kỷ huy hoàng và cao quý vẫn hiện rõ trên nền trời Nam Kinh hiện đại - nếu như bạn biết cách nhìn và nhận biết.
Trường An: Kinh đô của 10 triều đại Trung Hoa
Hoành Điếm và giấc mơ 'Chinawood'
Đại Vận Hà: công trình vĩ đại bị lãng quên ở Bắc Kinh
Điểm dừng chân đầu tiên của tôi là khu vực chân đồi phía nam thị trấn Trung Sơn, hay còn gọi là Tử Kim Sơn, nằm cách trung tâm thành phố 16km về phía đông.
Nơi đây có lăng tẩm của vị hoàng đế đầu tiên triều nhà Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, được chôn cất cùng hoàng hậu.
Sau khi đánh bại quân Mông Cổ vào 1368, ông lấy Nam Kinh làm kinh đô, do nơi đây có diện tích rộng lớn và nằm ở vị trí tiện giao thương.
Nam Kinh đã từng nhiều lần được chọn làm kinh đô trong lịch sử nhiều xáo trộn của Trung Quốc với các vương quốc, các triều đại, nhưng Chu là người đã lần đầu tiên củng cố vị thế kinh thành này trong thời gian 53 năm đầu tiên của triều Minh.

Eva Rammeloo Bản quyền hình ảnhEva Rammeloo
Image caption Các chiến binh bằng đá bên ngoài lăng mộ của triều nhà Minh
Theo phong tục thời đó, Minh Thái Tổ đã ra lệnh xây một lăng tẩm đầy ấn tượng, với nhiều gian, nhiều cung điện, nhằm phô trương cảnh thịnh vượng, thái bình của giang san mà vua trị vì.
Bắc Sơn Thành và cuộc chiến âm thanh Trung-Đài
Hương thơm đắt hơn vàng
Thành phố Đức được người TQ yêu mến
Phải mất tới hơn 30 năm mới xây xong khu mộ. Minh Thái Tổ băng hà và được chôn cất tại đây vào năm 1398.
Tôi tới thăm vào tháng Chín. Khi đó, không khí có độ ẩm cao. Tôi trèo lên theo lối đi bên triền đồi đầy cây cỏ thơm lành và những giỏ cây được treo lên.
Ở hai bên lối đi, các chiến binh bằng đá đứng canh gác bên cạnh những chú voi, sư tử và ngựa được làm to bằng kích cỡ thực tế, chạm trổ từ những khối đá lớn.
Khu lăng mộ gồm một số các gian trống, các cổng đi qua và các tượng đài được trang trí bằng các trụ cột lớn có chạm trổ, và các máng xối.
Các phần mái đẹp đẽ được sơn màu đỏ, xanh dương và vàng rạng rỡ, còn các trần nhà thì được trang trí như trong tưởng tượng.
Một trong những tượng đài bắt mắt nhất là một bia đá đặt trên lưng con rùa đá khổng lồ ở gian Tứ Phương Thành mới được phục chế gần đây, ở gần lối vào lăng tẩm.
Tại Trung Quốc, rùa tượng trưng cho trường thọ.
Trong bảo tàng ở đó có trưng bày những chiếc lược gỗ, cặp gài tóc, dao và các bình gốm được làm thủ công đẹp đẽ, là những món đồ vật được tìm thấy tại địa điểm lăng mộ.
Tuy lăng mộ thật của Minh Thái Tổ vẫn chưa được khai quật, nhưng các khoa học gia Trung Quốc tin rằng nó có một mê cung gồm các lối đi chứa đầy đồ châu báu nằm dưới mặt đất chờ ngày được phát hiện.

traveler1116/iStock Bản quyền hình ảnhtraveler1116/iStock
Image caption Hiếu lăng nằm ở chân đồi thị trấn Trung Sơn
Mê cung Nam Kinh khiến bất kỳ kẻ đột nhập nào cũng cảm thấy bối rối lẫn lộn.
Kinh Thi trong đời sống và tư tưởng Trung Hoa
Vì sao giới nhà giàu TQ đổ tiền mua tranh Picasso?
Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Di sản đáng kể khác của Minh Thái Tổ là việc xây dựng một bức tường bao quanh Nam Kinh, có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành. Lớp vữa sau sáu thế kỷ vẫn giúp giữ những viên gạch trường tồn.
Ngay ở phía nam trung tâm thành phố là Trung Hoa Môn, cổng vào lớn nhất trong số 13 cổng nguyên thuỷ của bức tường thành đồng thời là hệ phòng thủ khổng lồ gồm có các sân trong và thành luỹ.
Ở chân tường có 13 cái hang, giấu được khoảng 3.000 lính nếu kinh thành bị tấn công. Đội quân này sẽ âm thầm chờ đợi trong bóng đen cho tới khi kẻ thù tiến vào phần đầu tiên của khu tổ hợp phòng thủ. Cổng thành khi đó sẽ được hạ thấp xuống và kẻ thù sẽ bị mắc kẹt trong các khu vực sân nhỏ bên trong, và binh lính Nam Kinh sẽ xông ra giao chiến.

China Photos/Getty Bản quyền hình ảnhChina Photos/Getty
Image caption Tượng chiến binh đứng ở cổng Trung Hoa Môn
Các hang ngầm tạo cảm giác sợ bị giam hãm, cho nên tôi nhanh chóng thoát ra trở lại nơi có ánh sáng, rồi trèo lên tường thành. Đứng ở trên phóng mắt ra nhìn cảnh tượng thật tuyệt vời về các trận chiến diễn ra trên nóc tường thành chạy dọc theo những địa điểm xây dựng và những toà nhà chung cư hiện đại, xấu xí - như một căn dặn về tình trạng hiện đại hoá nhanh chóng của Nam Kinh.

Nơi lá cờ Trung Hoa Dân Quốc ngạo nghễ tung bay

Kinh đô được dời về Bắc Kinh vào năm 1421 cho tới hết triều Minh và hầu hết thời gian trị vì của nhà Thanh (1644-1911), nhưng lại được chuyển vể Nam Kinh vào năm 1912, khi đế chế sụp đổ và Tôn Dật Tiên, tức Tôn Trung Sơn, nhân vật cộng hoà theo chủ nghĩa dân tuý, lên nắm quyền.
Ngày nay, lá cờ Cộng hoà vẫn ngạo nghễ tung bay tại các cổng của dinh tổng thống ở Nam Kinh. Đó là hình ảnh, biểu tượng không được trưng ra công khai ở bất kỳ nơi nào khác trên quốc gia nay là nhà nước cộng sản này.

Juan Luis/Flickr/CC BY-SA 2.0 Bản quyền hình ảnhJuan Luis/Flickr/CC BY-SA 2.0
Image caption Những bức tượng được chạm khắc với thần thái dữ tợn đặt bên ngoài lăng Tôn Trung Sơn
Khi tôi tới thăm, các trụ sở văn phòng chính phủ vẫn đang bày những chiếc máy chữ kiểu cổ, những giấy tờ tài liệu đã nhạt phai màu chữ được lồng trưng bày trong khung kính.
Tôi tưởng tượng ra cảnh Tôn Trung Sơn lang thang với những người bạn tâm giao của ông trong khu vườn Trung Hoa thanh nhã, nơi có cây cầu zigzag, có hồ cá.
Đó là những thời điểm hỗn loạn sau khi nhà nước Cộng hoà được thành lập. Bắc Kinh nhanh chóng được chọn làm thủ đô trở lại, nhưng Tưởng Giới Thạch, người lên thay Tôn Trung Sơn, đã đưa ngôi vị thủ đô trở về cho Nam Kinh vào năm 1927.
Sau hết, đây là nơi mà triều đại nhà Minh rực rỡ đã trị vì trong suốt sáu thế kỷ, đặt nền tảng cho Trung Hoa hiện đại.

Peter Dowley/Flickr/CC-BY-2.0 Bản quyền hình ảnhPeter Dowley/Flickr/CC-BY-2.0
Image caption Lăng mộ Tôn Trung Sơn tại Nam Kinh
Để làm nổi bật thanh thế của Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch đã cho làm một lăng mộ cho Tôn Trung Sơn, người qua đời vào năm 1925. Nó chỉ cách lăng mộ của Minh Thái Tổ có 10 phút đi bộ, và là một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất trong thành phố. Người ta cho rằng Quốc Dân Đảng, phong trào cách mạng của Tôn và Tưởng, đã chi 1,5 triệu nhân dân tệ cho nơi này.
Những bậc thang tưởng chừng như bất tận dẫn tôi tới đỉnh đồi, nơi quách, có hình ảnh Tôn Trung Sơn bằng đá, hiện lên tạo cảnh vô cùng ấn tượng.
Bên trong, bức trần màu xanh nhạt của gian phòng được trang trí với những ngôi sao vàng, là các màu của Quốc Dân Đảng.

Alain Le Garsmeur/Getty Bản quyền hình ảnhAlain Le Garsmeur/Getty
Image caption Bức tượng đá vị lãnh tụ Trung Quốc Tôn Trung Sơn
Mộ Tôn Trung Sơn hiện đại hơn nhiều so với lăng mộ của Minh Thái Tổ, nơi mà qua nhiều thế kỷ dường như đã trở thành một phần của ngọn núi.
Sau khi đi bộ qua hàng thế kỷ lịch sử, tôi cảm thấy như cuối cùng thì mình đã đi hết một vòng đầy đủ. Đây là nơi yên nghỉ của cả người đầu tiên lẫn người cuối cùng trao cho Nam Kinh vị thế thủ đô
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-45932900

Trường An: Kinh đô của 10 triều đại Trung Hoa

  • 26 tháng 2 2015
Bản quyền hình ảnhthinkstock
Là thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, lịch sử hàng ngàn năm của Tây An được người hướng dẫn du lịch của chúng tôi nói ví von như sau: “Nếu Tây An là ông bà thì Bắc Kinh chỉ là một thanh niên mới lớn còn Thượng Hải mới là đứa bé nằm trong bụng mẹ.”

Cố đô đầu tiên

Đây là kinh đô đầu tiên trong số bốn kinh đô cổ đại của Trung Quốc, gồm Tây An, Lạc Dương, Nam Kinh và Bắc Kinh.
Thành phố Tây An hàng ngàn năm tuổi là kinh đô Trường An của 10 triều đại, trong đó nổi tiếng nhất là nhà Hán và nhà Đường. Trong suốt thời kỳ này, Tây An là một đô thị phát triển, có vai trò tương tự như Rome của La Mã.
Tuy nhiên, sau khi nhà Đường suy vong, kinh đô Trung Quốc được dời về Lạc Dương ở phía đông vào năm 904. Mặc dù Tây An vẫn là điểm đầu phía đông của con đường tơ lụa nhưng nó không bao giờ lấy lại được vị thế chính trị và văn hóa của mình.
Qua nhiều năm, nó trở thành một thành phố tỉnh lẻ, bao quanh là những nông trang khô cằn. Những công trình kiến trúc cổ, những tự viện và chùa chiền đã bị phá hủy nghiêm trọng trong sự tàn phá của cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976.
Bản quyền hình ảnhthinkstock
Mãi cho đến năm 1974, sau khi những người đào giếng tình cờ phát hiện ra đội quân đất nung thì Tây An một lần nữa lại nổi lên trên bản đồ quốc tế.
Ba thập niên sau, thành phố này đã trở thành một trung tâm gia công phần mềm và thực hiện dịch vụ cho các nơi khác; chính quyền địa phương cũng đã đổ tiền của vào để phát triển du lịch.
Các công trình cổ và các viện bảo tàng được khôi phục. Người ta cũng phục dựng các di sản Phật giáo và các công trình từ thời Đường để cho người dân Trung Quốc hiểu được di sản của cha ông họ.
Một trong những công trình này là Đại Nhạn Tháp – ngôi chùa linh thiêng nhất ở Tây An – do Đường Tăng, vị hòa thượng đã 18 năm rong ruổi đến xứ Thiên Trúc ở Ấn Độ để thỉnh kinh, xây dựng vào năm 652.
Hồi năm 1966, Hồng vệ binh đã thiêu hủy các kinh văn, các bức tranh lụa treo tường và các cổ vật khác trong một đám cháy lớn kéo dài suốt đêm.
Nhưng giờ đây, người ta gần như đã quên lãng sự tàn phá đó và các du khách vẫn kéo về ngôi chùa đã được trùng tu trong thời gian gần đây với những đền và điện thờ Đức Phật. Di tích nguyên thủy còn lại là ngôi tháp bảy tầng được thắp sáng hằng đêm và nổi bật trên nền trời thành phố.

Công viên chủ đề

Bản quyền hình ảnhthinkstock
Tây An cũng tự hào với những công trình có từ thời Đường với công viên chủ đề Nhà Đường rộng 165 mẫu được du khách lui tới thường xuyên.
Mặc dù tất cả những kiến trúc trong công viên này đều là phục dựng nhưng nó rất thẩm mỹ với quang cảnh các hồ nước, các khu vườn, các cây cầu và các đền đài lầu các.
Ngồi trên một chiếc xe chơi golf đi hết khu công viên rộng lớn này, bạn có thể lên xuống xe ở đâu tùy thích để xem diễn tuồng từ thời Đường hay xem múa hát trên hồ hay chiêm ngưỡng những thác nước nhân tạo công phu và tượng các nhân vật lịch sử, các bậc thánh hiền và các thi nhân.
Đi 36 cây số về phía đông bắc các bạn sẽ đến danh thắng nổi tiếng nhất ở Tây An: Đội quân đất nung.
Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đắp đội quân này vào năm 221 trước Công nguyên. Ông đã huy động số phu 70 vạn người để tạo ra đội quân canh giữ lăng mộ.
Khách viếng thăm chỉ có thể thấy được một phần nhỏ của đội quân dưới lòng đất đã được khai quật này (chỉ khoảng 1.900 trong số 7.000).
Mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật nhưng các nhà khoa học đang thăm dò xem trong đó có gì, bằng cách dùng các công nghệ cảm ứng từ xa.
Họ tin rằng trong mộ Tần Thủy Hoàng còn có những thứ còn vĩ đại hơn đang chờ được khám phá, trong đó có tượng đất nung đội ngũ hầu hạ lao dịch, các cỗ xe ngựa bằng đồng và những thứ khác mà vị hoàng đế này cho rằng mình sẽ cần ở thế giới bên kia.
Bản quyền hình ảnhThinkstock
Trở lại Tây An, đi qua những vườn đào và vườn lựu gần đến thành phố thì quang cảnh đầy những tòa nhà chọc trời.
Bức tường cổ chạy dài không dứt bao quanh thành phố là một trong những hệ thống phòng thủ cổ đại lớn nhất trên thế giới.
Được bắt đầu xây dựng dưới thời Đường và sau đó được Chu Nguyên Chương, vị vua khai quốc của triều Minh, mở rộng, bức tường đá này kéo dài hơn 13,7 cây số và là bức tường thành còn nguyên vẹn nhất vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc.
Các giai đoạn trùng tu giúp tường thành được bảo quản rất tốt và du khách có thể vào thăm ở nhiều cổng khác nhau mặc dù Nam Môn là cửa lớn nhất và dễ vào nhất.
Leo lên những bậc thang cao bằng đá và đi bộ hay đạp xe trên tường thành, bạn sẽ có thể ngắm nhìn thành Tây An trải rộng dưới tầm mắt.
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Travel.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten