Lịch sử dân chủ hóa đẫm máu của Hàn Quốc
Con đường chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ tại Hàn Quốc diễn ra suốt nửa thế kỷ, và không tránh khỏi đổ máu.
Cựu tổng thống Hàn Quốc bị án 24 năm tùVì sao Tưởng Kinh Quốc cho phép có đảng đối lập ở Đài Loan?
Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Syngman Rhee cai trị từ 1948 đến 1960.
"Cách mạng tháng Tư" nổ ra từ 11 đến 26/4/1960 của sinh viên đòi Syngman Rhee từ chức.
Các giáo sư đại học tham gia, cùng với sức ép của Đại sứ Mỹ và Tư lệnh quân Mỹ ở Hàn Quốc, buộc Syngman Rhee từ chức ngày 26/4 và sang Mỹ sống lưu vong.
Một thí nghiệm dân chủ ngắn ngủi, Đệ nhị Cộng hòa, chấm dứt tháng 5/1961 khi quân đội, sợ phe cộng sản thắng lợi, làm đảo chính, đưa Park Chung Hee lên cầm quyền.
Tướng Park đặt người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, đóng cửa báo chí.
Giai đoạn Park Chung Hee
Ông thắng trong bầu cử tổng thống tháng 10/1963 với tỉ lệ sát sao, nhưng sau khi đã dẹp trừ đối lập, tái đắc cử với đa số phiếu lớn hơn năm 1967.Dưới thời Park Chung Hee, các tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) ra đời, được chính phủ ưu đãi.
Hạn chế xã hội được bù đắp bằng một thập niên tiến bộ kinh tế.
Năm 1965, Park Chung Hee gửi quân sang tham chiến ở Việt Nam, đổi lại bằng những thỏa thuận thương mại cho Hàn Quốc.
Park cũng nhiệt tình tái lập quan hệ với kẻ thù Nhật Bản, làm dân chúng mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở Hàn Quốc giận dữ. Tuy vậy, hiệp định với Nhật đem lại tiền và các khoản vay ưu đãi, mặc dù Nhật không xin lỗi vì giai đoạn chiếm đóng.
Park Chung Hee bị sốc khi suýt thua trong bầu cử tổng thống năm 1971 trước ứng viên cánh tả Kim Dae-jung.
Tháng 10/1972, ông thay hiến pháp, và thực thi thiết quân luật. Hiến pháp cũ theo lẽ sẽ cấm ông tiếp tục tái cử, nhưng nay, ông có quyền cai trị vô hạn với các nhiệm kỳ sáu năm.
Mùa hè 1979, Park đuổi lãnh đạo đối lập Kim Young-sam ra khỏi quốc hội.
Ngày 26/10/1979, Park Chung Hee bị giám đốc tình báo Hàn Quốc (KCIA) Kim Jae Kyu ám sát.
Kim Jae Kyu sau đó bị tử hình.
Đảo chính 1979
Chun Doo Hwan tiến hành đảo chính tháng 12/1979, áp dụng thiết quân luật và trở thành lãnh đạo trên thực tế của Hàn Quốc.Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra, đỉnh điểm là biến cố ngày 18/5/1980 tại thành phố Gwangju.
Chun ra lệnh quân đội tiến vào Gwangju đàn áp, gây ra thảm sát tai tiếng trong lịch sử, giết chết hàng trăm người. Con số chính thức mà chính phủ Hàn Quốc sau này công nhận là hơn 200 người đã chết hay mất tích.
Tháng 11/2018, bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc chính thức xin lỗi, sau khi chính phủ xác nhận 17 vụ hãm hiếp xảy ra ở sự biến Gwangju.
Không khí ngột ngạt tại Hàn Quốc những năm này dẫn tới sự trổi dậy của một thế hệ cánh tả hâm mộ chủ nghĩa Marx, phẫn nộ vì Hoa Kỳ không can thiệp chống chế độ quân sự.
Tháng 8/1980, tổng thống "bù nhìn" Choi Kyu-hah loan báo từ chức.
Chun Doo Hwan là ứng cử viên duy nhất, nhậm chức ngày 1/9/1980.
Giai đoạn thập niên 1980 chứng kiến phe đối lập tiếp tục hoạt động.
Kim Young-sam, đang bị tù tại gia, cùng Kim Dae-jung, được cho sang Mỹ "chữa bệnh" vì sức ép của Mỹ, bắt đầu hợp tác.
Năm 1984, Kim Dae-jung, vẫn đang lưu vong, cùng Kim Young-sam lập một nhóm chống chính phủ mang tên Ủy ban Tham vấn Phát triển Dân chủ.
Tháng 1/1985, nhóm này lập một đảng đối lập, NKDP, giành được 102 trong 299 ghế của quốc hội Hàn Quốc.
Đầu năm đó, Kim Dae-jung quay về Hàn Quốc, ngay lập tức bị quản thúc tại gia.
1987 - Biểu tình dẫn tới dân chủ hóa
Chun Doo Hwan giữ cam kết chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ bảy năm.Lo ngại về việc chuyển đổi êm thắm cho người mà ông chọn Roh Tae Woo, chính quyền của Chun mở đối thoại với NKDP vào năm 1986.
Nội dung bàn về tân hiến pháp, và hình thức chính phủ mới.
Chính phủ muốn một quốc hội mạnh để kiểm soát thông qua đảng cầm quyền DJP.
Còn NKDP muốn một chế độ tổng thống mạnh, vì cho rằng họ sẽ thắng cử nếu tập hợp đằng sau một ứng viên.
Nhưng lãnh đạo NKDP Lee Min-woo rốt cuộc ngả theo chính phủ. Điều này khiến Kim Dae-jung và Kim Young-sam bỏ đảng, lập ra một đảng mới.
Thấy phe đối lập cứng rắn, Chun bãi bỏ đối thoại về tân hiến pháp.
Tháng 1/1987, cái chết của Pak Chong-chol, một sinh viên đại học quốc gia Seoul, dẫn tới nhiều cuộc biểu tình sinh viên.
Tháng 4 năm đó, Chun loan báo tân tổng thống sẽ do Ủy ban Thống nhất Quốc gia chọn ra.
Chun Doo Hwan đích thân chọn một cựu tướng khác, Roh Tae Woo, làm người kế vị tổng thống.
Nhưng tin này khiến nổ ra hai tuần biểu tình từ ngày 10/6/1987.
Đáp lại, ông Roh Tae Woo có bài diễn văn nổi tiếng ngày 29/6 hứa cải tổ, trong đó có thay đổi hiến pháp và bầu cử tổng thống tự do.
Vào lúc này, phe đối lập lại mâu thuẫn, tranh giành quyền lực. Nó khiến hai ứng viên đối lập Kim Young-sam và Kim Dae-jung không ai nhường ai, cùng ra tranh cử. Hai ông này trong tương lai cũng sẽ đều là tổng thống Hàn Quốc.
Việc này khiến phe đối lập bị chia phiếu, giúp Roh Tae Woo thắng sát nút, trở thành tổng thống đầu tiên được bầu của Hàn Quốc ngày 16/12/1987 trước khi ra đi năm 1993.
Năm 1993, người kế nhiệm, Kim Young-sam, mở chiến dịch chống tham nhũng, đưa cả Chun Doo Hwan và Roh Tae Woo ra tòa xử vì tội nhận hối lộ.
Hai cựu tổng thống sau đó cũng bị khởi tố vì vai trò trong đảo chính 1979 và thảm sát Gwangju 1980.
Tháng 8/1996, hai người này bị kết tội. Chun bị án tử hình, sau đó rút còn chung thân, còn án 22 năm tù của Roh giảm còn 17 năm.
Nhưng tháng 12/1997, Kim Young-sam ký lệnh tha cho hai cựu tổng thống.
Không suôn sẻ
Kim Young-sam là tổng thống được bầu đầu tiên của Hàn Quốc không xuất thân từ quân đội.Uy tín của ông tụt giảm sau khi một số tập đoàn Hàn Quốc sụp đổ trong khủng hoảng tài chính Á châu năm 1997, khiến Hàn Quốc phải xin tiền của IMF.
Trong nhiệm kỳ của ông, con trai của ông Kim đã bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ.
Tổng thống tiếp theo, Kim Dae-jung đã ở tuổi 74 khi ông trở thành tân tổng thống năm 1998.
Trước đó, ông đã là nhân vật đối lập của mọi tổng thống khác, đã từng bị bắt cóc, tống giam, tử hình rồi lưu vong.
Đối mặt khủng hoảng kinh tế, ông nhận tiền cứu trợ của phương Tây và hứa phá tan thế độc quyền của các chaebol.
Ông Kim nhận Nobel hòa bình nhờ chính sách "ánh dương" với Bắc Hàn.
Đến ngày ông rời Nhà Xanh năm 2003, Hàn Quốc đã lấy lại sự tự tin, nhưng uy tín ông tụt giảm vì hai con trai bị bắt vì tội nhận hối lộ.
Các tổng thống đi tù
Người kế nhiệm, Roh Moo-Hyun, tự sát năm 2009 sau khi rời nhiệm sở, trong bối cảnh đang có điều tra cáo buộc ông Roh nhận hối lộ 6 triệu đôla.Các tổng thống kế tiếp của Hàn Quốc cũng không tránh được bê bối.
Lee Myung-bak, cầm quyền từ 2008 đến 2013, bị kết tội nhận hối lộ cuối năm 2018, lĩnh án 15 năm tù.
Tổng thống Park Geun-hye, con gái của Park Chung Hee, bị tòa phế truất năm 2017.
Năm 2018, tòa kết án bà Park Geun-hye 24 năm tù giam, sau tăng lên 25 năm.
Tin liên quan
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48423554
Geen opmerkingen:
Een reactie posten