donderdag 21 september 2017

Tạp chí Forbes : Tính đến năm 2020 sẽ có khoảng 1/3 dân số Việt Nam đạt mức sống trung lưu trở lên (714 đô la/tháng) và ưu tiên tiêu xài vào Du lịch+chăm sóc sức khỏe+đồ điện tử đời mới...

Dân trung lưu VN tiêu tiền vào đâu?

  • 20 tháng 9 2017
Paula Bronstein /Getty ImagesBản quyền hình ảnh Paula Bronstein /Getty Images
Tính đến năm 2020 sẽ có khoảng một phần ba dân số Việt Nam đạt mức sống trung lưu trở lên, với mức thu nhập ít nhất là 714 đô la một tháng, tạp chí Forbes dẫn nguồn từ hãng tư vấn Boston Consulting Group nói.
Tuy nhiên, Forbes nói hầu hết mọi người sẽ vẫn không phải là đã ngồi trên đống tiền, và những ai đã có rất nhiều tiền thì lại mang tâm trạng lo lắng về khả năng nền kinh tế có chuyện, giống như thời 2011, khiến họ rơi trở lại cảnh nghèo trước kia.
Dẫu vậy, Forbes đánh giá rằng giới trung lưu ở Việt Nam vẫn sẵn lòng vung tiền vào những thứ sau đây để hưởng thụ cá nhân.
Số người siêu giàu ở VN tăng nhanh
VN 'có 110 người siêu giàu'
Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam?
Được quan tâm nhiều là chuyện đi du lịch nước ngoài. Người Việt giờ đây có thể đi lại trong khu vực châu Á một cách dễ dàng nhờ các sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ, và nhờ việc không cần xin visa nếu tới một trong các quốc gia thành viên của khối ASEAN.
Việc du lịch tới các địa chỉ khác cũng tăng mạnh, và ngày nay đi chơi Đông Nam Á chỉ được coi như du lịch bình dân. Số liệu chính thức cho thấy trong thời gian từ 2012 đến 2016, lượng người Việt đi Nhật đã tăng gấp bốn lần, đạt 230 ngàn lượt. Ước tính đến 2021 sẽ có khoảng 7,5 triệu người ra nước ngoài, so với mức 4,8 triệu hồi năm ngoái, theo bài của Forbes.
Người Việt giờ cũng chuyển sang dùng các đồ mỹ phẩm cao cấp và sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân của các thương hiệu nổi tiếng.
Xu hướng này khiến các hãng lớn như Unilever và Johnson & Johnson chiếm vị thế thống trị thị trường Việt Nam trong năm ngoái, vừa nhờ sự nổi tiếng của nhãn hiệu vừa nhờ có các hệ thống phân phối và quảng cáo mạnh mẽ, theo phúc trình của Euromonitor International.
Các sản phẩm sữa như sữa chua và sữa organic đạt tăng trưởng mạnh trong doanh thu, do người Việt ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề chăm sóc sức khỏe.
HOANG DINH NAM/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Image caption Các sản phẩm của Nhật Bản rất được ưa chuộng tại Việt Nam
Các sản phẩm được sản xuất tại Nhật và cả đồ ăn Nhật luôn được ưa chuộng, trong lúc người tiêu dùng Việt có tâm l‎ý tránh dùng hàng làm tại Trung Quốc, vốn bị coi là kém chất lượng và cũng bởi tâm lý bài Trung.
Đồ điện tử và mỹ phẩm Hàn Quốc cũng được yêu thích, nhất là trong giới trung lưu ở các đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, Forbes nhận xét.
Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú
Nhà giàu Trung Quốc học làm người sang
Người giàu hà tiện hay hào phóng?
Nói tới đồ điện tử đời mới, thì điện thoại iPhone của hãng Apple và các sản phẩm cao cấp dòng Galaxy Note luôn được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam, nơi mà các món đồ này thậm chí còn được một số người coi là dấu hiệu để thể hiện sự giàu có của bản thân.
HOANG DINH NAM/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Image caption Người Việt khá mạnh tay rút hầu bao mua các loại điện thoại thông minh đời mới
Người tiêu dùng Việt Nam còn chấp nhận các sản phẩm cầm tay này kể cả khi chúng được sản xuất tại Trung Quốc. Theo khảo sát của hãng nghiên cứu IDC thì Samsung chiếm 40% thị phần điện thoại thông minh tại Việt Nam trong qu‎í đầu của năm 2017, hãng Oppo của Trung Quốc đứng thứ hai với 23%, và Apple thứ ba, chỉ chiếm 6%.
Ngoài ra, đáng ch‎ú ý là vấn đề bảo hiểm bây giờ được quan tâm nhiều hơn trước. Trong bối cảnh ngành bảo hiểm Việt Nam còn ở mức khá sơ sài so với nhiều nơi khác trên thế giới, thì một số công ty đã thiết lập những chương trình bảo hiểm hưu trí riêng nhằm giữ chân các nhân viên giỏi.
Forbes dẫn nguồn báo cáo của hãng bảo hiểm Canada Manulife nói doanh thu từ việc bán bảo hiểm tại Việt Nam trong năm 2016 tăng 69% so với năm 2015.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten