vrijdag 8 september 2017

Hà Lan lập "nhà thổ" tự quản để chống nạn buôn người + Hợp pháp hóa mãi dâm + Gái mại dâm Trung Quốc tại Paris và Tây-bán-nhà

Hà Lan lập "nhà thổ" tự quản để chống nạn buôn người

Hà Lan lập
 
Một góc phố Đèn Đỏ, Amsterdam, Hà Lan.Wikimedia

    Vào trung tuần tháng 05/2017, một nhà thổ mới, bao gồm 14 chiếc « tủ kính », ở đó những người hành nghề mãi dâm được phô bày những đường cong thân thể hấp dẫn, đã được khánh thành tại phố đèn đỏ Amsterdam. Dự án do tòa đô chính hỗ trợ, được mở ra nhằm chuyên nghiệp hóa ngành nghề và tạo điều kiện tốt nhất cho những người hành nghề. Nhưng đây cũng là cách để chống lại nạn buôn người.

    « Nhà thổ » tự quản, tức là do chính những người hành nghề tự điều hành, nằm trong phố đèn đỏ nổi tiếng De Wallen, được thành lập theo sáng kiến của Quỹ « My Red Light », một hiệp hội thu hút đông đảo nhiều phụ nữ hành nghề mãi dâm tham gia. Theo ước tính, có khoảng 40 phụ nữ làm việc tại cơ sở kinh doanh mới này.
    Để biết thêm về cách thức hoạt động cũng như lợi ích của việc thành lập « nhà thổ » tự quản dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ban Việt ngữ đài RFI có dịp trao đổi với anh Nguyễn Thanh Hùng, công dân Việt Nam sống lâu năm tại Hà Lan.
    RFI : Trước hết, anh có thể giới thiệu sơ qua về khu phố đèn đỏ tại Amsterdam ?
    Nguyễn Thanh Hùng : Đây là một khu phố khá nổi tiếng ở thành phố Amsterdam, Hà Lan. Đây cũng là nơi mà các cô gái mãi dâm được phép hành nghề một cách hợp pháp và tự do.
    Cách hành nghề của các cô gái ở đây rất đặc biệt và phóng khoáng. Cơ thể của họ được trưng bày gần như là một món hàng. Địa điểm này nằm trong một khu phố rất đẹp của Amsterdam. Vì vậy, du khách đến đây thường rất thích đến đây để xem, để được thấy sự tự do của Âu châu và thế giới tự do.
    RFI : Nghề mãi dâm tại Hà Lan đã được nhà nước công nhận từ lâu. Do đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên với việc thành phố Amsterdam tham dự trực tiếp hay tổ chức một cơ sở nào đó. Người dân Amsterdam hưởng được lợi gì từ khu phố này ?
    Nguyễn Thanh Hùng : Thành phố Amsterdam và người dân thành phố này sống nhờ vào du lịch, và họ cũng thu được nhiều lợi lộc kinh tế qua khu phố đèn đỏ. Nhưng họ cũng có nhiều trở ngại với khu phố đèn đỏ lắm.
    Cũng như những thành phố lớn Paris hay Luân Đôn, du khách đến đây quá đông, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, ồn ào. Những vấn đề tiêu cực do khách du lịch đưa đến không phải là ít. Tại khu phố đèn đỏ, người dân ở đây cũng điên đầu vì số lượng du khách quá lớn, quá tải, đi qua những con đường nhỏ của Amsterdam.
    RFI : Hoạt động mãi dâm được chính phủ Hà Lan công nhận. Vậy anh có thể cho biết các cơ sở kinh doanh tại khu phố đèn đỏ này hoạt động theo một cơ chế như thế nào ?
    Nguyễn Thanh Hùng : Từ trước đến giờ họ vẫn hoạt động như bất cứ một cơ sở thương mại nào, không có sự khác biệt nào cả. Các cô hành nghề mãi dâm buôn bán cơ thể của họ, cũng giống như là một người bán hàng rau, bán hoa quả.
    Họ cũng phải chịu một số biện pháp chế tài, quản lý, hay những luật lệ giống như những người buôn bán bình thường. Có thể vấn đề mãi dâm thì có dính dáng đến vấn đề an ninh nhiều hơn. Tức là các cô gái hành nghề phải được một số bảo vệ nhất định của cảnh sát, của chính quyền.
    RFI : Vì sao lần này hội đồng thành phố tham gia vào việc tổ chức « nhà thổ » tự quản ?
    Nguyễn Thanh Hùng : Ngày xưa, cách đây 5-6 năm, những cô gái hành nghề này phần lớn là người Hà Lan, và người phương Tây, đến từ những nước lân cận với Hà Lan chẳng hạn như là Đức, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha. Nhưng bây giờ, phần lớn các cô hành nghề này là bên Đông Âu. Và thường thường các tổ chức đưa các cô gái Đông Âu sang đây là có tính cách bất hợp pháp, những tổ chức mafia. Họ dụ dỗ các cô gái Đông Âu như là Nga, Bulgari, Hungary, hay Ba Lan…
    Những người đó bị dụ dỗ, bị hành nghề mãi dâm gần như là cưỡng bách, nhưng mà vẫn hợp pháp, nghĩa là họ bị đe dọa phải làm nghề mãi dâm. Nhưng bây giờ, nhà nước Hà Lan muốn chận đứng chuyện này, nên họ tổ chức các cơ sở kinh doanh này, để bảo đảm được những người hoạt động trong lĩnh vực này được hành nghề một cách tự do và tự nguyện, không bị cưỡng bách, bị đe dọa.
    Họ có lợi lộc nhiều hơn, thay vì họ phải làm nghề mãi dâm và tất cả những khoản tiền thu nhập được phải đưa cho các băng đảng, các tên « tú bà », thì nay họ được quyền giữ số tiền đó do họ làm ra, họ có thể dùng số tiền đó theo ý họ.
    RFI : Những người trong nghề và công luận Hà Lan nói chung, cũng như là người dân tại Amsterdam nói riêng, đã có phản ứng ra sao về dự án này ?
    Nguyễn Thanh Hùng : Tôi nghĩ là người Hà Lan là một dân tộc rất phóng khoáng và rất tôn trọng luật pháp. Họ thấy những hoạt động kinh doanh nào mà được quản lý và được kiểm soát thì họ đều hoan nghênh cả. Nhiều người Hà Lan đều công nhận là thời đại này là một thời đại phải tôn trọng phụ nữ, thành ra hoạt động mãi dâm phải được nhà nước đặc biệt chú ý đến, để bảo vệ người phụ nữ, để họ có thể hành nghề một cách lành mạnh và an toàn.
    ***
    Theo tiết lộ của nhật báo Hà Lan NL Times, sau hai năm nghiên cứu, thị trưởng thành phố Amsterdam đã chính thức giới thiệu dự án này vào tháng 02/2015. « Nhà thổ » này sẽ cho phép các cô gái « lầu xanh » được phép chọn giờ làm việc, mức giá, cũng như mở rộng hơn nữa yếu tố xã hội của nghề này.
    Cô Marieke de Ridder, thành viên của nhóm giám sát « My Red Light » cho NL Times biết thêm là một phòng trà dành riêng cho những người hoạt động trong nghề mãi dâm đã được mở, ở đó, « họ có thể đến dùng trà, học hỏi làm quen lẫn nhau và đương nhiên khách làng chơi không được phép bén mảng ».
    Tạo một không gian làm việc thoải mái và lành mạnh cũng là một trong những tiêu chuẩn của « nhà chứa » mới này. Bên cạnh phòng trà, các phòng tiếp khách cũng rộng rãi hơn, mầu sắc hơn những nơi khác trong khu phố đèn đỏ. Cũng theo cô Marieke de Ridder, nhiều chương trình đào tạo hướng nghiệp cũng được tổ chức, như mát xa, hay kế toán chủ yếu nghiêng về khía cạnh thuế khóa trong ngành nghề này.
    « Nhà thổ tự quản » : Một sự nhìn nhận về mặt xã hội
    Với việc cho phép mở « nhà thổ tự quản » không có những tay môi giới tại Hà Lan được xem như là một bước tiến mới trong việc công nhận nghề mãi dâm. Bởi vì, việc hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh « thể xác » trên thực tế là không đồng đều tại nhiều nước phương Tây được cho là có tư tưởng tiến bộ.
    Tại Pháp, Thụy Điển, Na Uy hay Bắc Ailen…, luật pháp tuy không cấm hẳn những người hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng lại quy định phạt tù và tiền « khách làng chơi ». Những biện pháp đã bị các hiệp hội bảo vệ những người lao động trong nghề này chỉ trích, cho rằng chỉ làm gia tăng các hoạt động trái phép.
    Trong khi đó, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh Quốc, Ý, Cộng Hòa Séc, Ba Lan hay nhiều nước khác lại hợp pháp ngành nghề này, nhưng đặt dưới những luật lệ nghiêm ngặt. Theo từng quốc gia, các nhà thổ có thể được phép mở hay cấm, nhưng chài mồi khách được dung thứ (tại Pháp bị phạt), nhưng nghề dắt mối gái hầu như vẫn bị lên án.
    Theo nhận định của các nhà nghiên cứu trường đại học Nouvelle Sorbonne (Pháp), mô hình « nhà thổ tự quản » tại Hà Lan có thể được xem như là một sự nhìn nhận về mặt xã hội đầu tiên cần được thử nghiệm. Người dân sẽ bớt có cái nhìn tiêu cực hơn đối với ngành nghề này, được công nhận như một nghề nghiệp riêng biệt. Và như vậy, điều kiện sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này nhìn chung sẽ được cải thiện tốt hơn.

    Cùng chủ đề
    • TẠP CHÍ VIỆT NAM

      Hợp pháp hóa mãi dâm, vấn đề gây tranh cãi
    • TRUNG QUỐC - PHÁP - XÃ HỘI

      Gái mại dâm Trung Quốc tại Paris : Sợ cảnh sát nhưng muốn đòi quyền lợi
    • PHÁP - XÃ HỘI

      Pháp tốn kém 1,6 tỷ euro mỗi năm do nạn mại dâm
    Các lưu trữ
    1. 1
    2. 2
    3. 3
    4. ...
    5. trang sau >
    6. trang cuối >

    7. http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170831-ha-lan-khanh-thanh-%C2%AB-nha-tho-%C2%BB-tu-quan-chong-nan-buon-nguoi

    Hợp pháp hóa mãi dâm, vấn đề gây tranh cãi

    Hợp pháp hóa mãi dâm, vấn đề gây tranh cãi
     
    Một trong những khu mại dâm của Bangkok. Các khu "dịch vụ nhạy cảm" ở Việt Nam có sẽ giống như những khu này?

    Có nên hợp pháp hóa nghề mại dâm hay không? Đó là vấn đề gây tranh cãi tại nhiều nước, nhưng tại mỗi nước thì vấn đề này được đặt ra khác nhau. Riêng tại Việt Nam, tranh cãi chung quanh chuyện hợp hóa mại dâm lại nổi lên gần đây sau khi một quan chức ở Sài Gòn đề nghị lập những “khu dịch vụ nhạy cảm” ở thành phố này.

    Người ta vẫn thường nói mãi dâm là nghề “ xưa như Trái đất”, bởi vì con người ở thời đại nào thì cũng có nhu cầu về sinh lý và có cầu thì phải có cung, cho dù có cấm đoán như thế nào thì nghề này cũng vẫn tồn tại mãi mãi, dưới hình thức này hay hình thức khác.
    Nhưng vấn đề là khác với nhiều nước trên thế giới, mại dâm ở Việt Nam hiện nay lan tràn khắp nơi, chứ không tập trung vào những khu riêng biệt. Nói một cách hơi cường điệu thì ở Việt Nam bây giờ hầu như đi bất cứ ở đâu, vào bất cứ lúc nào, sáng, trưa, chiều, tối đều cũng có thể đụng gái mãi dâm, thậm chí đụng trai mại dâm ( vì bây giờ ngày càng có nhiều phụ nữ cũng muốn giải quyết nhu cầu sinh lý ). Có khi đang đi xe máy trên đường cũng được “tiếp thị” mại dâm! Chưa kể bây giờ trong thời đại công nghệ thông tin, mại dâm qua mạng xã hội, Internet hay điện thoại di động cũng ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
    Trong khi đó, ở Thái Lan, quốc gia nổi tiếng về du lịch tình dục, chẳng hạn như tại Bangkok, mại dâm cũng có những khu vực riêng biệt, nếu muốn tìm nơi giải quyết nhu cầu sinh lý thì phải đến những nơi đó, chứ còn hầu như không bao giờ có chuyện mại dâm trá hình trong các tiệm massage, tiệm hớt tóc.
    Ở Việt Nam, mại dâm thường là núp bóng các cơ sở kinh doanh như dịch vụ massage, xông hơi, vũ trường, nhà hàng, karaoke, hớt tóc. Riêng ở Sài Gòn, số liệu thống kê cho thấy, hiện có hơn 36 ngàn cơ sở kinh doanh thuộc loại “nhạy cảm” như vậy.
    Trước tình hình đó, gần đây, ông Lê Văn Quý, Phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội của thành phố Sài Gòn, đã đề nghị là nên gom lại các cơ sở kinh doanh “nhạy cảm” nói trên vào một khu vực nhằm “tăng cường công tác quản lý của Nhà nước” đối với những người làm những nghề “nhạy cảm” này. Lập luận của ông Lê Văn Quý là quận, huyện, thậm chí xã, phường nào cũng có mãi dâm, dẹp chỗ này thì chỗ khác mọc lên, nên “phải thay đổi cách thức quản lý”.
    Tuy ông Lê Văn Quý khẳng định rằng Việt Nam vẫn không xem mại dâm là một nghề và hoạt động mại dâm là vi phạm pháp luật, nhưng đề nghị của vị Phó chi cục trưởng này khiến người ta liên tưởng những “khu đèn đỏ” giống như ở Thái Lan hay ở Amsterdam, Hà Lan, một cách gián tiếp hợp pháp hóa nghề mãi dâm, hay ít ra là tạo điều kiện cho nghề này hoạt động tự do. Cho nên đề xuất đó đang gây rất nhiều tranh cãi hiện nay ở Việt Nam.
    Có những người đồng tình với đề xuất của quan chức Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội của Sài Gòn. Chẳng hạn như bác sĩ Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến và Phát triển cộng đồng (SCDI), cho rằng lãnh đạo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội “ đã có cái nhìn và đề xuất thực tế về vấn đề mại dâm”, trong bối cảnh mà tình hình mại dâm ở thành phố vẫn “diễn biến phức tạp, khó kiểm soát”. Đối với vị bác sĩ này, tập trung vào một khu vực thì những người lao động trong những dịch vụ “ nhạy cảm” sẽ được pháp luật bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, giảm thiểu tác hại của mại dâm.
    Nhưng cũng có một số chuyên gia khác thì lại chống việc hợp pháp hóa mãi dâm hay lập những khu “nhạy cảm”, vì cho rằng làm như thế chẳng khác gì khuyến khích mãi dâm và cũng không giúp bảo vệ tốt hơn những người bị khai thác tình dục.
    Riêng bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên ( SCAGA ) thì tỏ vẻ thận trọng về đề xuất của quan chức Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội ở Sài Gòn, vì lo rằng Việt Nam chưa đủ khả năng để quản lý những khu “nhạy cảm” như vậy. Đối với bà Vân Anh, muốn chống hay ít ra hạn chế nạn mại dâm, thì phải giải quyết gốc rễ của vấn đề, đó là nạn nghèo đói, tức là phải tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đồng thời ngăn chận nạn buôn người bằng cách xử phạt nặng hơn và tuyên truyền tốt hơn đến những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của đường dây buôn người. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với bà Nguyễn Vân Anh qua điện thoại từ Hà Nội, được thực hiện ngày 04/09/2015.

    Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc SCAGA 04/09/2015 Nghe


    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150907-hop-phap-hoa-mai-dam-van-de-gay-tranh-cai

    Gái mại dâm Trung Quốc tại Paris : Sợ cảnh sát nhưng muốn đòi quyền lợi

    Gái mại dâm Trung Quốc tại Paris biểu tình chống dự luật trừng phạt khách mua dâm của Pháp, 28/03/2015.JACQUES DEMARTHON / AFP
    Lâu nay gái mại dâm Trung Quốc vẫn là những dáng người nhỏ bé, lượn qua lượn lại trên các đường phố Paris với vẻ sợ sệt, câm lặng, hầu như không hiện hữu. Nhưng nay họ tham gia mọi cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho các lao động ngành « công nghiệp tình dục », muốn nói lên tiếng nói của mình.
    Trên đại lộ Belleville ở phía đông Paris, các phụ nữ mại dâm mỗi ngày đều lượn lờ trong những chiếc váy ngắn, quần short hay quần bó ; một số trò chuyện với nhau, đứng dựa lưng vào tường các tòa nhà hay cửa kính các cửa hàng.
    Những gái mại dâm được gọi là « di động » « ngày càng đông hơn », theo nhận xét của Y sĩ Thế giới. Tổ chức này hàng tuần đều gặp gỡ họ trong một chiếc xe buýt với tuyến đường đi qua các địa điểm gái điếm Trung Quốc đón khách làng chơi, ở Belleville, Porte de Choisy (đông nam Paris), đại lộ Crimée (đông bắc) hay Strasbourg-Saint-Denis, địa điểm mại dâm nổi tiếng ở Paris.
    Tuổi trung bình từ 40 đến 50, đa số những phụ nữ này là công nhân ở miền đông bắc Trung Quốc, đến Pháp sau khi hàng loạt nhà máy phải đóng cửa.
    Đó là trường hợp của Ahua, 45 tuổi, bắt đầu bằng những việc lặt vặt như giữ trẻ hay giúp việc nhà, trong cộng đồng người Trung Quốc định cư tại Pháp. Nhưng nhiều người cảm thấy bị bóc lột, với tiền lương rẻ mạt không thể sống nổi, và cũng không thể gởi tiền về cho gia đình ở Trung Quốc hay trả cho những người dẫn mối vượt biên đã làm giấy tờ giả và visa cho họ.
    Sau khi biết được những phụ nữ khác cũng trong tình trạng bấp bênh như mình đã đi làm nghề bán hoa, Ahua đã quyết định noi theo. Bà nói : « Tất cả chúng tôi đều là những người mẹ, đã có con cái, đến đây để kiếm tiền và có cuộc sống tốt hơn ».
    Ajie, 42 tuổi, có mái tóc ngắn, gật đầu xác nhận. Nhưng như nhiều người khác, bà không có can đảm thú nhận sự thật với gia đình. « Chúng tôi không dám nói, người thân nghĩ rằng bọn tôi đang làm những nghề khác ».
    Cả hai phụ nữ này đều tham gia Roses d’acier (Những bông hồng thép), một tổ chức tập hợp gái mại dâm người Hoa vừa được thành lập. Chủ tịch, bà Ajing, một phụ nữ cao và mảnh dẻ, mặc quần short và mang giày thể thao màu hồng, giải thích mục tiêu là : « Bảo vệ quyền lợi của chúng tôi và tương trợ lẫn nhau. Chúng tôi muốn nói về các khó khăn và tính dễ tổn thương của gái mại dâm Trung Quốc tại Pháp. Là người nước ngoài, nhiều phụ nữ không có giấy tờ và không muốn lao động, chưa nói đến việc không biết tiếng Pháp. Điều kiện làm việc và nhà ở đều khó khăn ».
    Tuy khẳng định không dưới quyền một tú ông hay đường dây nào, gái mại dâm người Hoa thường là nạn nhân của các chủ nhà trọ đồng hương, chuyên cho nhiều cô thuê chung những căn hộ với giá cắt cổ.
    Những khó khăn chính là gì ? Đó là bị cảnh sát « quấy nhiễu », thường xuyên kiểm tra và bắt giữ vì tội chèo kéo khách « ngay cả khi chúng tôi không quấy rối khách » - một cô tố cáo. Ajie tóm lược : « Chúng tôi sống như chuột cống. Mại dâm không bị cấm đoán tại Pháp, nhưng bị kỳ thị. Và vì sợ cảnh sát, nên nếu bị một khách hàng hành hung cũng không dám đi kiện ».
    Tất cả gái mại dâm Trung Quốc đều từng bị tấn công, bởi các khách hàng sau khi hành lạc đòi trả lại tiền, hay từ chối trả tiền, hãm hiếp họ. Các phụ nữ này còn phải đối mặt với sự ghét bỏ của cộng đồng người Hoa, vốn « coi chúng tôi là những phần tử nguy hiểm, tượng trưng cho sự nhơ nhớp » - Ajing giải thích. Ahua kể : « Thiên hạ thóa mạ, khạc nhổ vào chúng tôi ».
    Gần đây áp lực từ phía cảnh sát lại tăng lên. Ajing than thở : « Họ hiện diện mỗi ngày, kiểm tra rất nhiều lần, xé bỏ giấy cư trú tạm thời của cô nào có được. Chúng tôi sợ hãi, và không còn kiếm được nhiều tiền nữa ».
    Để tiếp tục hành nghề, một số gái mại dâm người Hoa quay sang sử dụng internet thông qua các trung gian và phải trả hoa hồng. Y sĩ Thế giới lấy làm tiếc vì đây lại là một dạng môi giới mại dâm khác.
    Tất cả gái bán hoa Trung Quốc đều muốn bỏ tội danh lôi kéo khách hàng, như trong một dự luật được đưa ra trước Quốc hội Pháp tuần rồi. Nhưng họ lại sợ điều khoản trừng phạt khách mua dâm trong dự luật này. Ahua nói : « Nếu không ai mua dâm nữa, thì đành chịu đói ».

    http://vi.rfi.fr/chau-a/20150610-gai-mai-dam-trung-quoc-tai-paris-so-canh-sat-nhung-muon-doi-quyen-loi

    Pháp : Phá vỡ mạng lưới gái mại dâm Trung Quốc quy mô tại Paris

    mediaGái mại dâm Trung Quốc tại Paris.DR
    Một mạng lưới rộng rãi tập hợp khoảng hai trăm gái mại dâm Trung Quốc chuyên phục vụ những ông khách giàu có tại Paris và vùng phụ cận đã bị cảnh sát Pháp phá vỡ từ vài tháng qua, nhưng chỉ mới chính thức công bố hôm qua 06/02/2015.
    Cảnh sát Paris cho biết các nhà điều tra của đơn vị chuyên trấn áp nạn môi giới mại dâm từ tuần trước đã tung ra một đợt bố ráp quy mô, dẫn đến việc « phá vỡ ba đường dây môi giới mại dâm Trung Quốc, hoạt động tại khoảng hai chục nhà hàng karaoke có đăng ký hoặc bất hợp pháp » tại Paris, vùng Seine-Saint-Denis và vùng Val-de-Marne.
    Từ tháng 5/2014, cảnh sát đã tiến hành điều tra và « phát hiện được ba ê-kíp gái mại dâm gồm trên 200 phụ nữ trẻ, đứng đầu là các tú ông, tú bà thuộc một mạng lưới tổ chức rất chặt chẽ ». Những người môi giới này « tuyển mộ các cô gái thông qua những mẩu rao vặt, rồi khai thác họ trong các nhà hàng karaoke ».
    Cũng theo cảnh sát Pháp : « Một mạng lưới taxi lậu phụ trách đưa các gái mại dâm này đến những nhà hàng trên, và được chia một phần thù lao đi khách. Số tiền kiếm được sau đó gởi về Trung Quốc. Việc khám xét đã giúp tịch thu được số tiền mặt mấy chục ngàn euro. Cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục ».
    Theo những nguồn tin thân cận với giới điều tra, khoảng hai chục nhà hàng đã lọt vào tầm ngắm của cảnh sát, thậm chí một số đã bị để ý từ trước năm 2014. Khách mua dâm là các thương gia Trung Quốc giàu có, đôi khi từ Hoa lục sang.
    Các gái mại dâm tự xưng là sinh viên, đi khách với giá có khi đến 500 – 800 euro cho một lần quan hệ, và phải nộp một phần cho chủ. Các ê-kíp gái mại dâm khác nhau làm việc cho cùng một mạng lưới quy mô, với những cái tên giả. Ít nhất hai môi giới người Hoa, một nam thanh niên 28 tuổi và một phụ nữ 25 tuổi đã bị tống giam, còn các nhà hàng karaoke bị đóng cửa.

    http://vi.rfi.fr/chau-a/20150207-phap-pha-vo-mang-luoi-gai-mai-dam-trung-quoc-quy-mo-tai-paris

    Phá vỡ hai đường dây mại dâm Trung Quốc tại Tây Ban Nha

    mediaPhụ nữ Trung Quốc phải trả 12 đến 14.000 euro, để có giấy tờ và visa giả để đến Tây Ban Nha (REUTERS)
    Cảnh sát Tây Ban Nha hôm nay 01/07/2013 loan báo đã phá vỡ hai đường dây mại dâm đối địch nhau, ở phía nam thủ đô Madrid. Các đường dây này chuyên đưa các phụ nữ từ Trung Quốc sang để bán dâm, trong đó có một số là vị thành niên.
    Thông báo của cảnh sát Tây Ban Nha cho biết đã phá được hai mạng lưới của người Hoa chuyên buôn bán phụ nữ Trung Quốc, vốn đang cạnh tranh với nhau để kiểm soát dịch vụ mại dâm. Chiến dịch này được sự phối hợp của cảnh sát Pháp, đã « giải thoát được 25 nạn nhân », bắt giữ 26 người Trung Quốc tại Tây Ban Nha và 25 người khác tại Pháp.
    Cảnh sát nói thêm : « Các nạn nhân, trong đó có một số ở lứa tuổi vị thành niên, đã được tuyển mộ từ Trung Quốc, với lời hứa hẹn một việc làm lương tháng trên 4.000 euro ». Những phụ nữ này được đưa đến Tây Ban Nha bằng giấy tờ giả hay bằng cách làm giả visa. Chuyến đi được tính chi phí từ 12.000 đến 14.000 euro, một phần số tiền này phải trả trước khi lên đường.
    Khi đến được Madrid, bọn ma cô tịch thu hết hộ chiếu, và các phụ nữ này bị nhồi nhét trong những căn phòng dưới sáu mét vuông, không có cửa sổ, tại thành phố Parla ở phía nam thủ đô. Họ bị buộc phải bán dâm trong ít nhất một năm trời, và phải nộp 40% thu nhập cho mạng lưới.
    Theo giải thích của cảnh sát, thì « sau việc khai trương một cơ sở karaoke với mục đích trở thành tụ điểm nổi tiếng của người Hoa ở Madrid, nhu cầu dịch vụ tình dục đã tăng vọt, khiến cho nhiều tổ chức tội phạm chuyên mua bán phụ nữ Trung Quốc xuất hiện ».
    Các nhân viên cảnh sát đã tịch thu được số tiền mặt 35.000 euro và 15.000 nhân dân tệ (1.800 euro), nhiều loại vũ khí và bốn xe hơi. Các mạng lưới này sở hữu 11 bất động sản giá trị khoảng 2.750.000 euro.

    http://vi.rfi.fr/chau-a/20130701-pha-vo-hai-duong-day-mai-dam-trung-quoc-tai-tay-ban-nha
                    

       

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten