Góp phần giải mã vụ Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6
Một vụ thử bom nguyên tửẢnh : pixabay
Hôm qua, Chủ nhật, 03/09/2017, Bắc Triều Tiên thử bom nguyên tử lần thứ sáu, với độ công phá chưa từng thấy. Việc chính quyền Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom H., tức bom nhiệt hạch - mà nhiều thông số cho thấy đây là sự thực - buộc cộng đồng quốc tế phải xem xét nghiêm túc các lời đe dọa. Báo Libération, ngày 04/09, đặt ra sáu câu hỏi để giải mã các thách thức Bắc Triều Tiên.
Câu hỏi thứ nhất : Thực chất của mối đe dọa là gì ? Theo các chuyên gia, chỉ cần so sánh tần số các vụ thử là có thể thấy nguy cơ ngày càng lớn.
Kể từ đầu năm đến nay, chế độ Bình Nhưỡng đã 17 lần bắn thử hỏa tiễn tầm trung và tầm xa, và bây giờ là vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Năm ngoái, cũng tương tự, hơn 20 vụ thử hỏa tiễn và hai vụ thử bom.
Chương trình hạt nhân tăng tốc, sẽ còn « những bất ngờ »
Chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, được khởi sự ngay từ cuối những năm 1950, nhưng đang được tiến hành gấp rút dưới thời Kim Jong Un. Lãnh đạo trẻ này, ngay khi lên nắm quyền năm 2011, đã tuyên bố đẩy nhanh các vụ thử. Thực tế đã diễn ra đúng như vậy.
Nhớ lại lời hứa hẹn của Kim Jong Un hồi đầu năm, là Bắc Triều Tiên đang ở giai đoạn trước khi bắn thử một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM). Lúc đó, tổng thống Mỹ vừa đắc cử Donald Trump tung ra một thông điệp trên Twitter : « Điều đó sẽ không xảy ra » (xem thêm : Diễn viên hài mở triển lãm ‘‘Thư viện twitter’’ của tổng thống Trump).
Tuy nhiên, trong tháng Bảy vừa qua, lãnh đạo đời thứ ba nhà Kim đã cho bắn thử hai hỏa tiễn, có tầm xa gần 10.000 km, có thể tấn công một phần lãnh thổ Hoa Kỳ. Và cách đây ít hôm, lần đầu tiên kể từ năm 2009, Bình Nhưỡng bắn một tên lửa vượt qua không phận Nhật Bản, như để chứng minh là quốc gia này hoàn toàn có khả năng sử dụng tên lửa ở góc bắn thấp, một khi chiến tranh nổ ra.
Nhà nghiên cứu Young Keun Chang, chuyên gia không gian Đại học Korea Aerospace, Seoul, ngạc nhiên về tốc độ phát triển của chương trình hạt nhân quân sự Bắc Triều Tiên. Sau một loạt thất bại năm 2016, Bình Nhưỡng đã hoàn thiện được các động cơ tên lửa, đưa vào sử dụng hệ thống nhiên liệu rắn, và phát triển các bệ phóng di động. Theo chuyên gia Boris Toucas viện tư vấn Mỹ CSIS (Center for Strategic and International Studies), rất có thể sẽ còn có « những điều gây bất ngờ khác ».
Dù sao, trong hiện tại, theo chuyên gia Hàn Quốc, Bình Nhưỡng chưa làm chủ được giai đoạn hỏa tiễn quay trở lại bầu khí quyển trong môi trường hàng ngàn độ C và công nghệ thu nhỏ đầu đạt hạt nhân.
Bom H. dễ thu nhỏ hơn bom nguyên tử thông thường
Sức công phá của trái bom nhiệt hạch vừa được thử hôm qua là vấn đề thứ hai được đặt ra. Rất có thể đây là vụ thử bom H. lần thứ nhất, bởi chưa có bằng chứng nào khẳng định vụ thử hồi tháng Giêng năm ngoái là bom nhiệt hạch.
Tổ chức NORSA của Na Uy, nêu khả năng vụ thử vừa qua tương đương 120 kilotonne (tức 120 nghìn tấn thuốc nổ TNT), gấp 8 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945. Sức công phá của bom nhiệt hạch khủng khiếp hơn nhiều. Trái bom nhiệt hạch đầu tiên của Pháp ước tính 26.000 kilotonne.
Điều đáng sợ là, về lý thuyết, bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn, do chiếm ít thể tích hơn, có thể dễ dàng được thu nhỏ hơn.
Mục tiêu và cách hành xử của Kim Jong Un ?
Libération đặt câu hỏi : Đằng sau nỗ lực nhanh chóng hoàn thiện vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên là gì ?
Tờ báo nhấn mạnh đến quan điểm của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, dùng vũ khí này như một « phương tiện tốt nhất » để bảo vệ sự sống còn của chế độ độc tài. Kim Jong Un không tin tưởng vào phương Tây, và đã có dịp rút ra được các bài học từ sự sụp đổ của các chế độ độc tài Kadhafi ở Libya và Saddam Hussein, ở Irak.
Theo chuyên gia Hajime Izumi, thuộc một trung tâm nghiên cứu về Triều Tiên, Đại học Shizuoka, Nhật Bản, với « thành công » của vụ thử này, kể từ giờ trở đi chế độ Bắc Triều Tiên có thể sẵn sàng thương lượng trên thế mạnh. Tham vọng của lãnh đạo Bình Nhưỡng là, nếu không chính thức được thừa nhận là một cường quốc nguyên tử, ít nhất cũng đạt được một thỏa thuận hòa bình (với Hoa Kỳ - người viết).
Chuyên gia Boris Toucas của CSIS dự đoán Kim Jong Un sẽ còn cho bắn thêm một hỏa tiễn nữa, sát gần lãnh thổ của một quốc gia khác để thách thức Washington và Tokyo, buộc Mỹ Nhật phải bắn chặn, và nhân đó mà lên án đối phương leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, chuyên gia viện tư vấn Mỹ cũng lưu ý là « cho đến nay, chưa bao giờ Kim Jong Un » có những hành xử « vượt qua lằn ranh đỏ ».
Đảo lộn thế cân bằng khu vực ?
Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là : Liệu vụ thử bom hạt nhân hôm qua có làm « đảo lộn thế cân bằng vốn đã mong manh của khu vực » ? Libération trả lời là có.
Chuyên gia Pháp Valérie Niquet giải thích : Hành động này là « một tín hiệu trực tiếp gửi đến toàn khu vực, cho thấy Hoa Kỳ bất lực ». Hàng loạt trừng phạt và áp lực tỏ ra không còn hiệu quả, Washington ngày càng khó khăn trong việc đảm nhiệm vị trí của một người bảo đảm an ninh toàn cầu, trước một « Trung Quốc bá quyền » và « nước Nga không nhân nhượng ».
Trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng lộ rõ thế yếu, với hàng loạt « thông điệp huênh hoang » trên Twitter, và « chính sách xoay như chong chóng », thì chính quyền Hàn Quốc « gần như » bị hạ nhục. Các đề nghị đối thoại của tổng thống Moon Jae In « không nhận được bất cứ hồi đáp nào » từ Bình Nhưỡng.
Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, người ta ngày càng nói nhiều hơn đến việc tự trang bị vũ khí hạt nhân để tự vệ.
Tình hình có tệ hơn ?
Libération nhắc lại những thời điểm chiến tranh tưởng như cận kề mà bán đảo Triều Tiên từng trải qua gần đây. Ví dụ như năm 2010, từng được coi là « năm nguy hiểm nhất trên bán đảo Triều Tiên kể từ Chiến tranh Triều Tiên », kết thúc năm 1953. Mở đầu với vụ tàu chiến Cheonan bị bắn chìm, rất có thể do tàu ngầm Bắc Triều Tiên.
Năm 1994, tổng thống Mỹ Clinton từng định không kích địa điểm hạt nhân Yongbyon của chế độ Bình Nhưỡng, nơi làm giàu nhiên liệu Uranium. Năm 1968, một đội biệt kích Bắc Triều Tiên mưu sát tổng thống Park Chung Hee…
Chiến tranh rốt cuộc đã không xảy ra. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Bắc Triều Tiên hiện giờ là rất khác.
Vai trò bí ẩn của Bắc Kinh
Libération kết thúc bài phân tích với nhận định về vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên nói chung.
Chính quyền Kim Jong Un chọn ngày thử bom đúng vào hôm khai mạc thượng đỉnh khối BRICS, do Trung Quốc chủ trì. Hội nghị của các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy chiếm tới 40% GDP toàn cầu, lẽ ra là một dịp để tăng thêm gấp bội vầng hào quang cho ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Kim Jong Un « phá hoại » một sự kiện quan trọng của Trung Quốc. Hồi tháng 2/2013, tức một tháng trước khi Tập Cận Bình chính thức nhậm chức chủ tịch nước, Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba, vào đúng dịp Tết nguyên đán. Vào thời điểm đó, cho dù toàn khu vực biên giới rung chuyển, Bắc Kinh cũng chỉ phản ứng một cách chiếu lệ.
Trên thực tế, đồng minh số một của chế độ độc tài Bắc Triều Tiên đang ở trong một thế ứng xử nước đôi. Không đứng hoàn toàn về phía người anh em cứng đầu, nhưng Bắc Kinh cũng không thực sự chủ trương các biện pháp khiến Bắc Triều Tiên phải khuất phục.
Tình trạng bất ổn gia tăng ở phía bên kia biên giới đông bắc, có nguy cơ vượt tầm kiểm soát, đang buộc Bắc Kinh phải thay đổi thái độ. Hồi tháng 2, Trung Quốc đình chỉ nhập than, và đầu tháng 8, thông qua loạt trừng phạt mới. Nhưng nhìn chung, nhiều chuyên gia phỏng đoán dường như Trung Quốc đã « mất các kênh » gây ảnh hưởng đến Bình Nhưỡng.
----
Tin bài liên quan :
Vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có đáng sợ hay không ?
Các cường quốc chạy đua, tương lai thế giới không hạt nhân xa vời
Tên lửa Bắc Triều Tiên khiến Mỹ bớt chú ý Biển Đông
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-gop-phan-giai-ma-vu-bac-trieu-tien-thu-hat-nhan-lan-thu-6
Kể từ đầu năm đến nay, chế độ Bình Nhưỡng đã 17 lần bắn thử hỏa tiễn tầm trung và tầm xa, và bây giờ là vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Năm ngoái, cũng tương tự, hơn 20 vụ thử hỏa tiễn và hai vụ thử bom.
Chương trình hạt nhân tăng tốc, sẽ còn « những bất ngờ »
Chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, được khởi sự ngay từ cuối những năm 1950, nhưng đang được tiến hành gấp rút dưới thời Kim Jong Un. Lãnh đạo trẻ này, ngay khi lên nắm quyền năm 2011, đã tuyên bố đẩy nhanh các vụ thử. Thực tế đã diễn ra đúng như vậy.
Nhớ lại lời hứa hẹn của Kim Jong Un hồi đầu năm, là Bắc Triều Tiên đang ở giai đoạn trước khi bắn thử một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM). Lúc đó, tổng thống Mỹ vừa đắc cử Donald Trump tung ra một thông điệp trên Twitter : « Điều đó sẽ không xảy ra » (xem thêm : Diễn viên hài mở triển lãm ‘‘Thư viện twitter’’ của tổng thống Trump).
Tuy nhiên, trong tháng Bảy vừa qua, lãnh đạo đời thứ ba nhà Kim đã cho bắn thử hai hỏa tiễn, có tầm xa gần 10.000 km, có thể tấn công một phần lãnh thổ Hoa Kỳ. Và cách đây ít hôm, lần đầu tiên kể từ năm 2009, Bình Nhưỡng bắn một tên lửa vượt qua không phận Nhật Bản, như để chứng minh là quốc gia này hoàn toàn có khả năng sử dụng tên lửa ở góc bắn thấp, một khi chiến tranh nổ ra.
Nhà nghiên cứu Young Keun Chang, chuyên gia không gian Đại học Korea Aerospace, Seoul, ngạc nhiên về tốc độ phát triển của chương trình hạt nhân quân sự Bắc Triều Tiên. Sau một loạt thất bại năm 2016, Bình Nhưỡng đã hoàn thiện được các động cơ tên lửa, đưa vào sử dụng hệ thống nhiên liệu rắn, và phát triển các bệ phóng di động. Theo chuyên gia Boris Toucas viện tư vấn Mỹ CSIS (Center for Strategic and International Studies), rất có thể sẽ còn có « những điều gây bất ngờ khác ».
Dù sao, trong hiện tại, theo chuyên gia Hàn Quốc, Bình Nhưỡng chưa làm chủ được giai đoạn hỏa tiễn quay trở lại bầu khí quyển trong môi trường hàng ngàn độ C và công nghệ thu nhỏ đầu đạt hạt nhân.
Bom H. dễ thu nhỏ hơn bom nguyên tử thông thường
Sức công phá của trái bom nhiệt hạch vừa được thử hôm qua là vấn đề thứ hai được đặt ra. Rất có thể đây là vụ thử bom H. lần thứ nhất, bởi chưa có bằng chứng nào khẳng định vụ thử hồi tháng Giêng năm ngoái là bom nhiệt hạch.
Tổ chức NORSA của Na Uy, nêu khả năng vụ thử vừa qua tương đương 120 kilotonne (tức 120 nghìn tấn thuốc nổ TNT), gấp 8 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945. Sức công phá của bom nhiệt hạch khủng khiếp hơn nhiều. Trái bom nhiệt hạch đầu tiên của Pháp ước tính 26.000 kilotonne.
Điều đáng sợ là, về lý thuyết, bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn, do chiếm ít thể tích hơn, có thể dễ dàng được thu nhỏ hơn.
Mục tiêu và cách hành xử của Kim Jong Un ?
Libération đặt câu hỏi : Đằng sau nỗ lực nhanh chóng hoàn thiện vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên là gì ?
Tờ báo nhấn mạnh đến quan điểm của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, dùng vũ khí này như một « phương tiện tốt nhất » để bảo vệ sự sống còn của chế độ độc tài. Kim Jong Un không tin tưởng vào phương Tây, và đã có dịp rút ra được các bài học từ sự sụp đổ của các chế độ độc tài Kadhafi ở Libya và Saddam Hussein, ở Irak.
Theo chuyên gia Hajime Izumi, thuộc một trung tâm nghiên cứu về Triều Tiên, Đại học Shizuoka, Nhật Bản, với « thành công » của vụ thử này, kể từ giờ trở đi chế độ Bắc Triều Tiên có thể sẵn sàng thương lượng trên thế mạnh. Tham vọng của lãnh đạo Bình Nhưỡng là, nếu không chính thức được thừa nhận là một cường quốc nguyên tử, ít nhất cũng đạt được một thỏa thuận hòa bình (với Hoa Kỳ - người viết).
Chuyên gia Boris Toucas của CSIS dự đoán Kim Jong Un sẽ còn cho bắn thêm một hỏa tiễn nữa, sát gần lãnh thổ của một quốc gia khác để thách thức Washington và Tokyo, buộc Mỹ Nhật phải bắn chặn, và nhân đó mà lên án đối phương leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, chuyên gia viện tư vấn Mỹ cũng lưu ý là « cho đến nay, chưa bao giờ Kim Jong Un » có những hành xử « vượt qua lằn ranh đỏ ».
Đảo lộn thế cân bằng khu vực ?
Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là : Liệu vụ thử bom hạt nhân hôm qua có làm « đảo lộn thế cân bằng vốn đã mong manh của khu vực » ? Libération trả lời là có.
Chuyên gia Pháp Valérie Niquet giải thích : Hành động này là « một tín hiệu trực tiếp gửi đến toàn khu vực, cho thấy Hoa Kỳ bất lực ». Hàng loạt trừng phạt và áp lực tỏ ra không còn hiệu quả, Washington ngày càng khó khăn trong việc đảm nhiệm vị trí của một người bảo đảm an ninh toàn cầu, trước một « Trung Quốc bá quyền » và « nước Nga không nhân nhượng ».
Trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng lộ rõ thế yếu, với hàng loạt « thông điệp huênh hoang » trên Twitter, và « chính sách xoay như chong chóng », thì chính quyền Hàn Quốc « gần như » bị hạ nhục. Các đề nghị đối thoại của tổng thống Moon Jae In « không nhận được bất cứ hồi đáp nào » từ Bình Nhưỡng.
Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, người ta ngày càng nói nhiều hơn đến việc tự trang bị vũ khí hạt nhân để tự vệ.
Tình hình có tệ hơn ?
Libération nhắc lại những thời điểm chiến tranh tưởng như cận kề mà bán đảo Triều Tiên từng trải qua gần đây. Ví dụ như năm 2010, từng được coi là « năm nguy hiểm nhất trên bán đảo Triều Tiên kể từ Chiến tranh Triều Tiên », kết thúc năm 1953. Mở đầu với vụ tàu chiến Cheonan bị bắn chìm, rất có thể do tàu ngầm Bắc Triều Tiên.
Năm 1994, tổng thống Mỹ Clinton từng định không kích địa điểm hạt nhân Yongbyon của chế độ Bình Nhưỡng, nơi làm giàu nhiên liệu Uranium. Năm 1968, một đội biệt kích Bắc Triều Tiên mưu sát tổng thống Park Chung Hee…
Chiến tranh rốt cuộc đã không xảy ra. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Bắc Triều Tiên hiện giờ là rất khác.
Vai trò bí ẩn của Bắc Kinh
Libération kết thúc bài phân tích với nhận định về vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên nói chung.
Chính quyền Kim Jong Un chọn ngày thử bom đúng vào hôm khai mạc thượng đỉnh khối BRICS, do Trung Quốc chủ trì. Hội nghị của các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy chiếm tới 40% GDP toàn cầu, lẽ ra là một dịp để tăng thêm gấp bội vầng hào quang cho ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Kim Jong Un « phá hoại » một sự kiện quan trọng của Trung Quốc. Hồi tháng 2/2013, tức một tháng trước khi Tập Cận Bình chính thức nhậm chức chủ tịch nước, Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba, vào đúng dịp Tết nguyên đán. Vào thời điểm đó, cho dù toàn khu vực biên giới rung chuyển, Bắc Kinh cũng chỉ phản ứng một cách chiếu lệ.
Trên thực tế, đồng minh số một của chế độ độc tài Bắc Triều Tiên đang ở trong một thế ứng xử nước đôi. Không đứng hoàn toàn về phía người anh em cứng đầu, nhưng Bắc Kinh cũng không thực sự chủ trương các biện pháp khiến Bắc Triều Tiên phải khuất phục.
Tình trạng bất ổn gia tăng ở phía bên kia biên giới đông bắc, có nguy cơ vượt tầm kiểm soát, đang buộc Bắc Kinh phải thay đổi thái độ. Hồi tháng 2, Trung Quốc đình chỉ nhập than, và đầu tháng 8, thông qua loạt trừng phạt mới. Nhưng nhìn chung, nhiều chuyên gia phỏng đoán dường như Trung Quốc đã « mất các kênh » gây ảnh hưởng đến Bình Nhưỡng.
----
Tin bài liên quan :
Vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có đáng sợ hay không ?
Các cường quốc chạy đua, tương lai thế giới không hạt nhân xa vời
Tên lửa Bắc Triều Tiên khiến Mỹ bớt chú ý Biển Đông
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-gop-phan-giai-ma-vu-bac-trieu-tien-thu-hat-nhan-lan-thu-6
Bắc Triều Tiên đạt mục tiêu « cường quốc hạt nhân »
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tham quan trung tâm hạt nhân. (Ảnh do hãng KCNA cung cấp ngày 03/09/2017)© Reuters
Với sáu vụ thử hạt nhân từ năm 2006, Bắc Triều Tiên dường như đã nắm được công nghệ thu nhỏ đầu đạn và nghiễm nhiên chen chân vào câu lạc bộ cường quốc hạt nhân. Vì chia rẽ, cộng đồng quốc tế bị đặt trước sự đã rồi với một tương lai bất định. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, Kim Jong Un không phải là thủ phạm duy nhất.
Sau gần 30 năm nghiên cứu, chế độ Bình Nhưỡng chứng tỏ có đủ khả năng chế tạo và trang bị một lực lượng răn đe hạt nhân đáng ngại. Đứng trước thực tế này, cộng đồng quốc tế chỉ có hai phản ứng : hoặc là dung thứ như đối với Pakistan Ấn Độ hay Israel hoặc là tìm cách ngăn chận bằng mọi biện pháp « từ kinh tế quân sự cho đến hạt nhân » như tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In.
Cả hai phản ứng này đều bất toàn đối với trường hợp Bắc Triều Tiên.
Sở dĩ Pakistan và Ấn Độ được dung thứ vì cuộc chạy đua vũ trang của hai quốc gia dị biệt và xung khắc tôn giáo này không vì mưu đồ đe dọa một nước thứ ba. Còn Israel thì được Mỹ (tổng thống Nixon) ủng hộ và Pháp giúp đỡ kỹ thuật để tự vệ (Le Figaro 07/05/2008).
Trong khi đó, Bình Nhưỡng công khai đe dọa « nhấn chìm » Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong « biển lửa ». Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể xem là đã bắt đầu từ thập niên 1980. Là thành viên của Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân TNP từ năm 1985, Bình Nhưỡng đơn phương rút khỏi TNP vào năm 2003. Hai năm sau, Bắc Triều Tiên tuyên bố « có bom hạt nhân ».
Hiệp ước TNP có hiệu lực từ năm 1970 quy định chỉ có 5 nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân và cam kết không chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp.
Nhưng theo lập luận của Kim Jong Un, vũ khí hạt nhân là công cụ « hiệu quả nhất » để bảo vệ chế độ chống « mưu toan lật đổ » của Mỹ. Bình Nhưỡng đơn cử trường hợp chế độ Saddam Hussein của Irak và đại tá Kadhafi của Libya « do từ bỏ vũ khí hạt nhân » mà bị tiêu vong. Mọi nỗ lực ngoại giao từ năm 1990 điều đình một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bị thất bại. Được Trung Quốc chống lưng ở Hội Đồng Bảo An, Bình Nhưỡng bất chấp các nghị quyết trừng phạt.
Còn ngăn chận bằng cấm vận triệt để về kinh tế như Hàn Quốc và Nhật Bản chủ trương thì liệu Trung Quốc, bạn hàng chính của Bắc Triều Tiên có đồng ý và thi hành hay không ?
Giải pháp thứ ba là quân sự không được Hàn Quốc chấp nhận vì sợ Bình Nhưỡng trả đũa bằng tên lửa.
Cuối cùng, chuyện gì phải đến đã đến. Là quốc gia duy nhất trên thế giới tiến hành thử nghiệm bom hạt nhân từ năm 1998, Bắc Triều Tiên bước vào danh sách những cường quốc hạt nhân không chính thức, không ký vào Hiệp ước TNP, cũng giống như Israel, Ấn Độ và Pakistan.
Không phải chỉ có Bình Nhưỡng
Theo số liệu của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Hoà Bình SIPRI ở Thụy Điển thì vào đầu năm 2017, chín quốc gia hạt nhân - Mỹ,Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên - tích trữ tổng cộng 14.935 đầu đạn hạt nhân trong đó ít nhất 20 đầu đạn là của Bình Nhưỡng.
Sau một thời gian bình lặng do hệ quả của chiến tranh lạnh kết thúc, ba nước Mỹ , Nga, Trung Quốc lại canh tân kho vũ khí hạt nhân. Ấn độ và Pakistan cũng gia tăng số lượng vũ khí nguyên tử. Theo chuyên gia Pháp Nicolas Roche được nhật báo Công giáo La Croix (05/09/2017) trích dẫn thì Nga và các nước châu Á là những tác nhân chính trong cuộc chạy đua vũ trang. Trong chiều hướng này, hạt nhân sẽ đóng vai trò trung tâm trong mối tương quan lực lượng giữa các nước.
Chấp nhận chuyện đã rồi… và hệ quả
Trong bối cảnh này, cũng theo Nicolas Roche, thách thức hiện nay không phải là ngăn chận Bình Nhưỡng trang bị thêm vũ khí hạt nhân mà phải xây dựng một chiến lược phòng vệ răn đe và tập trung đối phó với nỗ lực biến Bắc Triều Tiên thành một « ổ hạt nhân hung hăng ».
Nói cách khác, thế giới phải chấp nhận sống chung với một « nguồn bất ổn định lâu dài tại châu Á ».
Nhưng dung thứ Bắc Triều Tiên có nguy cơ tạo thêm một nguồn bất ổn khác ở Trung Đông. Chế độ Hồi giáo Iran, cho dù đã ký với quốc tế Hiệp Định hạt nhân 2015, sẽ ngồi yên hay không ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-bac-trieu-tien-dat-muc-tieu-%C2%AB-cuong-quoc-hat-nhan-%C2%BB
Cả hai phản ứng này đều bất toàn đối với trường hợp Bắc Triều Tiên.
Sở dĩ Pakistan và Ấn Độ được dung thứ vì cuộc chạy đua vũ trang của hai quốc gia dị biệt và xung khắc tôn giáo này không vì mưu đồ đe dọa một nước thứ ba. Còn Israel thì được Mỹ (tổng thống Nixon) ủng hộ và Pháp giúp đỡ kỹ thuật để tự vệ (Le Figaro 07/05/2008).
Trong khi đó, Bình Nhưỡng công khai đe dọa « nhấn chìm » Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong « biển lửa ». Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể xem là đã bắt đầu từ thập niên 1980. Là thành viên của Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân TNP từ năm 1985, Bình Nhưỡng đơn phương rút khỏi TNP vào năm 2003. Hai năm sau, Bắc Triều Tiên tuyên bố « có bom hạt nhân ».
Hiệp ước TNP có hiệu lực từ năm 1970 quy định chỉ có 5 nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân và cam kết không chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp.
Nhưng theo lập luận của Kim Jong Un, vũ khí hạt nhân là công cụ « hiệu quả nhất » để bảo vệ chế độ chống « mưu toan lật đổ » của Mỹ. Bình Nhưỡng đơn cử trường hợp chế độ Saddam Hussein của Irak và đại tá Kadhafi của Libya « do từ bỏ vũ khí hạt nhân » mà bị tiêu vong. Mọi nỗ lực ngoại giao từ năm 1990 điều đình một thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bị thất bại. Được Trung Quốc chống lưng ở Hội Đồng Bảo An, Bình Nhưỡng bất chấp các nghị quyết trừng phạt.
Còn ngăn chận bằng cấm vận triệt để về kinh tế như Hàn Quốc và Nhật Bản chủ trương thì liệu Trung Quốc, bạn hàng chính của Bắc Triều Tiên có đồng ý và thi hành hay không ?
Giải pháp thứ ba là quân sự không được Hàn Quốc chấp nhận vì sợ Bình Nhưỡng trả đũa bằng tên lửa.
Cuối cùng, chuyện gì phải đến đã đến. Là quốc gia duy nhất trên thế giới tiến hành thử nghiệm bom hạt nhân từ năm 1998, Bắc Triều Tiên bước vào danh sách những cường quốc hạt nhân không chính thức, không ký vào Hiệp ước TNP, cũng giống như Israel, Ấn Độ và Pakistan.
Không phải chỉ có Bình Nhưỡng
Theo số liệu của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Hoà Bình SIPRI ở Thụy Điển thì vào đầu năm 2017, chín quốc gia hạt nhân - Mỹ,Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên - tích trữ tổng cộng 14.935 đầu đạn hạt nhân trong đó ít nhất 20 đầu đạn là của Bình Nhưỡng.
Sau một thời gian bình lặng do hệ quả của chiến tranh lạnh kết thúc, ba nước Mỹ , Nga, Trung Quốc lại canh tân kho vũ khí hạt nhân. Ấn độ và Pakistan cũng gia tăng số lượng vũ khí nguyên tử. Theo chuyên gia Pháp Nicolas Roche được nhật báo Công giáo La Croix (05/09/2017) trích dẫn thì Nga và các nước châu Á là những tác nhân chính trong cuộc chạy đua vũ trang. Trong chiều hướng này, hạt nhân sẽ đóng vai trò trung tâm trong mối tương quan lực lượng giữa các nước.
Chấp nhận chuyện đã rồi… và hệ quả
Trong bối cảnh này, cũng theo Nicolas Roche, thách thức hiện nay không phải là ngăn chận Bình Nhưỡng trang bị thêm vũ khí hạt nhân mà phải xây dựng một chiến lược phòng vệ răn đe và tập trung đối phó với nỗ lực biến Bắc Triều Tiên thành một « ổ hạt nhân hung hăng ».
Nói cách khác, thế giới phải chấp nhận sống chung với một « nguồn bất ổn định lâu dài tại châu Á ».
Nhưng dung thứ Bắc Triều Tiên có nguy cơ tạo thêm một nguồn bất ổn khác ở Trung Đông. Chế độ Hồi giáo Iran, cho dù đã ký với quốc tế Hiệp Định hạt nhân 2015, sẽ ngồi yên hay không ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-bac-trieu-tien-dat-muc-tieu-%C2%AB-cuong-quoc-hat-nhan-%C2%BB
Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un Muốn gì ?
Kim Jong Un không là một nhà lãnh đạo "non nớt" như quốc tế lầm tưởng.KCNA via REUTERS
Là một trong những lãnh đạo trẻ nhất thế giới, Kim Jong Un, 34 tuổi, một mình đương đầu với cộng đồng quốc tế, phớt lờ trước những lời cảnh cáo và kêu gọi kềm chế của "ông anh cả" Trung Quốc. Hàng loạt các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc với chế độ Bình Nhưỡng như "nước đổ lá khoai".
Bắc Triều Tiên tăng tốc các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Kim Jong Un đang "dồn tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào chân tường", làm chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "đau đầu" trước một đồng minh khó bảo.
Hai nền kinh tế nặng ký của châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cùng đang "run sợ" trước hành vi khó lường của Kim Jong Un. Liên minh Mỹ-Hàn có dấu hiệu rạn nứt.
Bình Nhưỡng thực sự muốn gì ? Chuyên gia về chiến lược Marianne Peron Doise, Học viện Quân Sự Paris ghi nhận : Kim Jong Un đang đảo lộn tương quan lực lượng trên bàn cờ chiến lược quốc tế :
Marianne Peron Doise :" Từ đầu năm 2017 và nhất là từ đầu tháng 7 tới nay, Bình Nhưỡng thực sự đã tăng tốc các vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân. Đây là bằng chứng rõ rệt nhất về những nỗ lực và tiến bộ của Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực này, cũng như là khả năng của chế độ Kim Jong Un làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị quốc tế.
Về phương diện ngoại giao, Kim Jong Un dồn tổng thống Donald Trump vào chân tường, đồng thời chứng minh rằng vũ khí hạt nhân hoàn toàn trong tầm tay Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đang bắt buộc một siêu cường quân sự - là Mỹ - phải công nhận thực tế đó".
RFI : Có một nghịch lý là Bình Nhưỡng càng phô trương sức mạnh thì lại càng bị quốc tế cô lập, ngay cả đối với đồng minh thân thiết nhất là Bắc Kinh. Vậy thực sự Kim Jong Un toan tính những gì ?
Marianne Peron Doise : "Vâng, đúng là cho tới nay, trong một chừng mực nào đó, Trung Quốc bằng lòng với vai trò phá rối của Kim Jong Un, gây khó khăn cho Mỹ. Bắc Kinh luôn là điểm tựa của chế độ Bình Nhưỡng.
Bên cạnh đó thì Trung Quốc cũng là một cường quốc nguyên tử và đương nhiên là không muốn trông thấy Bắc Triều Tiên ở ngay sát cạnh mình có phương tiện phòng thủ này. Vũ khí của Bắc Triều Tiên cũng là một mối đe dọa tiềm tàng và là một thách thức quân sự đối với khu vực.
Theo tôi, Trung Quốc không dễ dàng chấp nhận điều đó. Bắc Kinh không thể chấp nhận để Bình Nhưỡng làm "vướng chân" mình.
Về phía Kim Jong Un, trước hết ông ta muốn quốc tế công nhận Bắc Triều Tiên là một cường quốc nguyên tử. Với Nhật Bản và Hàn Quốc, Bình Nhưỡng liên tục chứng tỏ là về mặt chiến lược, Bắc Triều Tiên độc lập với người anh cả Trung Quốc.
Ngoài ra, hạt nhân là một lá bùa hộ mệnh, bảo đảm cho sự sống còn của chế độ dòng họ Kim đối với công luận trong nước.
Sau cùng cần chú ý tới một yếu tố tâm lý : Bắc Triều Tiên vẫn còn bị bóng ma của chiến tranh Triều Tiên và quá khứ lịch sử dưới thời quân đội Nhật hoàng đô hộ ám ảnh.
Do vậy vũ khí nguyên tử là một phương tiện tốt nhất để Kim Jong Un đưa Bắc Triều Tiên lên hàng các cường quốc quân sự và hạt nhân, qua đó đem lại tự hào cho dân tộc.
Trong khi đó, ở góc đài bên kia, thì tổng thống Mỹ Donald Trump lại dùng những lời lẽ thô bạo không kém Kim Jong Un đe dọa Bắc Triều Tiên. Có điều Mỹ chỉ nói suông, còn Kim Jong Un thì liên tiếp cho thử tên lửa và hạt nhân.
Tính toán đó khá khôn ngoan, bởi Bình Nhưỡng biết rõ là tổng thống Hoa Kỳ đang trong thế kẹt : nếu Donald Trump quyết định dùng giải pháp quân sự thì sẽ chẳng mấy ai nghe theo.
Trước hết là hai đồng minh thân thiết nhất của Hoa Kỳ tại Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản đều không muốn nổ ra chiến tranh. Kế tới từ Trung Quốc đến Nga đương nhiên đều sẽ dùng quyền phủ quyết bác bỏ phương án quân sự".
RFI : Vậy thì quốc tế có ngõ thoát nào cho hồ sơ Bắc Triều Tiên ?
Marianne Peron Doise : "Ngay từ đầu, thái độ mập mờ của Trung Quốc đã khiến mọi người phải quan tâm. Nhưng có lẽ bản thân Bắc Kinh cũng đang bối rối và chưa biết làm thế nào để tháo gỡ bế tắc mà không một bên nào bị mất mặt, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị họp Đại Hội Đảng.
Bên cạnh đó, chúng ta biết chính quyền của ông Tập Cận Bình đang muốn quá nhiều thứ cùng một lúc. Trung Quốc vừa muốn Mỹ đưa ra một số bảo đảm về mặt an ninh cho khu vực Đông Bắc Á, vừa muốn Seoul và Washington chấm dứt dự án lắp đặt hệ thống lá chắn chống tên lửa trên lãnh thổ Hàn Quốc, ngay sát cạnh cửa ngõ của Trung Quốc.
Sau cùng Bắc Kinh không muốn Bình Nhưỡng trang bị vũ khí hạt nhân nhưng đồng thời Trung Quốc làm tất cả để kịch bản chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ không xảy ra.
Bắc Kinh không muốn trông thấy cảnh lớp lớp người Bắc Triều Tiên tràn sang biên giới Trung Quốc, không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất với quyền lực trong tay Seoul, tai mắt của Mỹ ở khu vực.
Giữa ngần ấy mục tiêu, Bắc Kinh cũng đang trong trong tình thế rất khó xử.
Thực ra, không chỉ Trung Quốc mà cả cộng đồng quốc tế đều theo đuổi mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng quay trở lại vòng đàm phán sáu bên để đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nhưng chúng ta đừng quên rằng, sau 6 lần thử bom nguyên tử, nếu có nối lại đàm phán Bắc Triều Tiên đương nhiên sẽ trong thế mạnh. Câu hỏi đặt ra là cộng đồng quốc tế có cái gì để mặc cả với Kim Jong Un ?"
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-su-dung-la-bai-hat-nhan-kim-jong-un-muon-gi
Hai nền kinh tế nặng ký của châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cùng đang "run sợ" trước hành vi khó lường của Kim Jong Un. Liên minh Mỹ-Hàn có dấu hiệu rạn nứt.
Bình Nhưỡng thực sự muốn gì ? Chuyên gia về chiến lược Marianne Peron Doise, Học viện Quân Sự Paris ghi nhận : Kim Jong Un đang đảo lộn tương quan lực lượng trên bàn cờ chiến lược quốc tế :
Marianne Peron Doise :" Từ đầu năm 2017 và nhất là từ đầu tháng 7 tới nay, Bình Nhưỡng thực sự đã tăng tốc các vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân. Đây là bằng chứng rõ rệt nhất về những nỗ lực và tiến bộ của Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực này, cũng như là khả năng của chế độ Kim Jong Un làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị quốc tế.
Về phương diện ngoại giao, Kim Jong Un dồn tổng thống Donald Trump vào chân tường, đồng thời chứng minh rằng vũ khí hạt nhân hoàn toàn trong tầm tay Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đang bắt buộc một siêu cường quân sự - là Mỹ - phải công nhận thực tế đó".
RFI : Có một nghịch lý là Bình Nhưỡng càng phô trương sức mạnh thì lại càng bị quốc tế cô lập, ngay cả đối với đồng minh thân thiết nhất là Bắc Kinh. Vậy thực sự Kim Jong Un toan tính những gì ?
Marianne Peron Doise : "Vâng, đúng là cho tới nay, trong một chừng mực nào đó, Trung Quốc bằng lòng với vai trò phá rối của Kim Jong Un, gây khó khăn cho Mỹ. Bắc Kinh luôn là điểm tựa của chế độ Bình Nhưỡng.
Bên cạnh đó thì Trung Quốc cũng là một cường quốc nguyên tử và đương nhiên là không muốn trông thấy Bắc Triều Tiên ở ngay sát cạnh mình có phương tiện phòng thủ này. Vũ khí của Bắc Triều Tiên cũng là một mối đe dọa tiềm tàng và là một thách thức quân sự đối với khu vực.
Theo tôi, Trung Quốc không dễ dàng chấp nhận điều đó. Bắc Kinh không thể chấp nhận để Bình Nhưỡng làm "vướng chân" mình.
Về phía Kim Jong Un, trước hết ông ta muốn quốc tế công nhận Bắc Triều Tiên là một cường quốc nguyên tử. Với Nhật Bản và Hàn Quốc, Bình Nhưỡng liên tục chứng tỏ là về mặt chiến lược, Bắc Triều Tiên độc lập với người anh cả Trung Quốc.
Ngoài ra, hạt nhân là một lá bùa hộ mệnh, bảo đảm cho sự sống còn của chế độ dòng họ Kim đối với công luận trong nước.
Sau cùng cần chú ý tới một yếu tố tâm lý : Bắc Triều Tiên vẫn còn bị bóng ma của chiến tranh Triều Tiên và quá khứ lịch sử dưới thời quân đội Nhật hoàng đô hộ ám ảnh.
Do vậy vũ khí nguyên tử là một phương tiện tốt nhất để Kim Jong Un đưa Bắc Triều Tiên lên hàng các cường quốc quân sự và hạt nhân, qua đó đem lại tự hào cho dân tộc.
Trong khi đó, ở góc đài bên kia, thì tổng thống Mỹ Donald Trump lại dùng những lời lẽ thô bạo không kém Kim Jong Un đe dọa Bắc Triều Tiên. Có điều Mỹ chỉ nói suông, còn Kim Jong Un thì liên tiếp cho thử tên lửa và hạt nhân.
Tính toán đó khá khôn ngoan, bởi Bình Nhưỡng biết rõ là tổng thống Hoa Kỳ đang trong thế kẹt : nếu Donald Trump quyết định dùng giải pháp quân sự thì sẽ chẳng mấy ai nghe theo.
Trước hết là hai đồng minh thân thiết nhất của Hoa Kỳ tại Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản đều không muốn nổ ra chiến tranh. Kế tới từ Trung Quốc đến Nga đương nhiên đều sẽ dùng quyền phủ quyết bác bỏ phương án quân sự".
RFI : Vậy thì quốc tế có ngõ thoát nào cho hồ sơ Bắc Triều Tiên ?
Marianne Peron Doise : "Ngay từ đầu, thái độ mập mờ của Trung Quốc đã khiến mọi người phải quan tâm. Nhưng có lẽ bản thân Bắc Kinh cũng đang bối rối và chưa biết làm thế nào để tháo gỡ bế tắc mà không một bên nào bị mất mặt, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị họp Đại Hội Đảng.
Bên cạnh đó, chúng ta biết chính quyền của ông Tập Cận Bình đang muốn quá nhiều thứ cùng một lúc. Trung Quốc vừa muốn Mỹ đưa ra một số bảo đảm về mặt an ninh cho khu vực Đông Bắc Á, vừa muốn Seoul và Washington chấm dứt dự án lắp đặt hệ thống lá chắn chống tên lửa trên lãnh thổ Hàn Quốc, ngay sát cạnh cửa ngõ của Trung Quốc.
Sau cùng Bắc Kinh không muốn Bình Nhưỡng trang bị vũ khí hạt nhân nhưng đồng thời Trung Quốc làm tất cả để kịch bản chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ không xảy ra.
Bắc Kinh không muốn trông thấy cảnh lớp lớp người Bắc Triều Tiên tràn sang biên giới Trung Quốc, không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất với quyền lực trong tay Seoul, tai mắt của Mỹ ở khu vực.
Giữa ngần ấy mục tiêu, Bắc Kinh cũng đang trong trong tình thế rất khó xử.
Thực ra, không chỉ Trung Quốc mà cả cộng đồng quốc tế đều theo đuổi mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng quay trở lại vòng đàm phán sáu bên để đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nhưng chúng ta đừng quên rằng, sau 6 lần thử bom nguyên tử, nếu có nối lại đàm phán Bắc Triều Tiên đương nhiên sẽ trong thế mạnh. Câu hỏi đặt ra là cộng đồng quốc tế có cái gì để mặc cả với Kim Jong Un ?"
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170905-su-dung-la-bai-hat-nhan-kim-jong-un-muon-gi
Hàn Quốc tập trận bắn tên lửa trả đũa vụ Bắc Triều Tiên thử hạt nhân
Chiến đấu cơ F -15 của Quân Đội Hàn Quốc tấn công bằng tên lửa dẫn đường SLAM-ER, ngày 04/09/2017.Yonhap/Reuters
Theo thông báo của bộ Tham mưu liên quân Hàn Quốc, được AFP trích dẫn, hôm nay, 04/09/2017, quân đội Hàn Quốc đã tiến hành tập trận bắn tên lửa, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm xa, với giả định tấn công vào khu vực phía đông bắc Bắc Triều Tiên, nơi mà Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử bom nhiệt hạch, ngày hôm qua.
Cuộc tập trận chỉ do quân đội Hàn Quốc tiến hành. Các hoạt động luyện tập khác với quân đội Mỹ cũng đang được chuẩn bị.
Đồng thời, Seoul thông báo sẽ tạm thời cho triển khai thêm 4 hệ thống bắn chặn tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết, tổng thống Moon Jae In, vốn ủng hộ đối thoại với Bắc Triều Tiên, lần này, cũng cho rằng cần phải có những đáp trả về quân sự trước các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias gửi về bài tường trình :
« Hàn Quốc biểu dương sức mạnh qua việc giả định một cuộc tấn công cơ sở thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên, với việc bắn tên lửa đạn đạo và cho các oanh tạc cơ xuất kích.
Thế nhưng, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng nhắc lại rằng ông vẫn tìm kiếm một giải pháp đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Tại Seoul, người ta không nhận thấy sự hoảng sợ vì người dân Hàn Quốc đã quen với các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Nghệ sĩ Cho Ji Eun nói : Tôi không lo ngại. Điều làm tôi lo ngại không phải là quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên, mà là mối quan hệ với những cường quốc khác ở xung quanh bán đảo Triều Tiên. Từ 10 năm nay, hồ sơ Bắc Triều Tiên đã được thảo luận với những nước khác, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, trong khi bản thân người dân Triều Tiên lại không được tham khảo và đây thực sự là có vấn đề. Chúng tôi không thực sự cảm thấy bị Bắc Triều Tiên đe dọa.
Ngược lại, người dân Hàn Quốc ngày càng cảm thấy căng thẳng trước những tuyên bố gay gắt của tổng thống Mỹ Donald Trump. Nguyên thủ Hoa Kỳ, thông qua các tweet, lúc thì nói đối thoại, lúc thì nói tấn công quân sự. Chính thái độ khó lường của Mỹ, đồng minh lớn của Hàn Quốc, gây ra nhiều lo lắng ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-han-quoc-tap-tran-ban-ten-lua-tra-dua-vu-bac-trieu-tien-thu-hat-nhan
Đồng thời, Seoul thông báo sẽ tạm thời cho triển khai thêm 4 hệ thống bắn chặn tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết, tổng thống Moon Jae In, vốn ủng hộ đối thoại với Bắc Triều Tiên, lần này, cũng cho rằng cần phải có những đáp trả về quân sự trước các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias gửi về bài tường trình :
« Hàn Quốc biểu dương sức mạnh qua việc giả định một cuộc tấn công cơ sở thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên, với việc bắn tên lửa đạn đạo và cho các oanh tạc cơ xuất kích.
Thế nhưng, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng nhắc lại rằng ông vẫn tìm kiếm một giải pháp đàm phán nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Tại Seoul, người ta không nhận thấy sự hoảng sợ vì người dân Hàn Quốc đã quen với các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên. Nghệ sĩ Cho Ji Eun nói : Tôi không lo ngại. Điều làm tôi lo ngại không phải là quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên, mà là mối quan hệ với những cường quốc khác ở xung quanh bán đảo Triều Tiên. Từ 10 năm nay, hồ sơ Bắc Triều Tiên đã được thảo luận với những nước khác, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, trong khi bản thân người dân Triều Tiên lại không được tham khảo và đây thực sự là có vấn đề. Chúng tôi không thực sự cảm thấy bị Bắc Triều Tiên đe dọa.
Ngược lại, người dân Hàn Quốc ngày càng cảm thấy căng thẳng trước những tuyên bố gay gắt của tổng thống Mỹ Donald Trump. Nguyên thủ Hoa Kỳ, thông qua các tweet, lúc thì nói đối thoại, lúc thì nói tấn công quân sự. Chính thái độ khó lường của Mỹ, đồng minh lớn của Hàn Quốc, gây ra nhiều lo lắng ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-han-quoc-tap-tran-ban-ten-lua-tra-dua-vu-bac-trieu-tien-thu-hat-nhan
Thử bom nguyên tử : Kim Jong Un "vỗ mặt" Tập Cận Bình ?
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) trong một cuộc họp Bộ Chính Trị. Ảnh được KCNA công bố ngày 4/9/2017.KCNA via REUTERS
Chỉ vài giờ trước lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc hội nghị thượng đỉnh khối BRICS, ngày 03/09/2017, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, đã cho nổ quả bom hạt nhân thứ sáu của mình. Hào quang quốc tế mà lẽ ra ông Tập Cận Bình được hưởng nhờ vai trò chủ nhà cuộc họp lãnh đạo năm nước năng động nhất hành tinh đã lập tức bị dư chấn của vụ thử bom làm lu mờ. Theo giới quan sát, việc chọn thời điểm thử bom không phải là ngẫu nhiên, và đây không phải là lần đầu tiên mà Kim Jong Un ngang nhiên thách thức Tập Cận Bình. Câu hỏi đặt ra là để làm gì ?
Phải nói là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chờ đợi rất nhiều từ hội nghị thượng đỉnh khối BRICS, tập hợp về thành phố Hạ Môn (Xiamen), miền đông nam Trung Quốc, lãnh đạo 4 thành viên còn lại trong khối là Nga, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi, các nước cùng với Trung Quốc được cho là đại diện cho sức vươn lên của nền kinh tế thế giới hiện nay.
Ông Tập Cận Bình hy vọng là sự kiện này, được báo chí quốc tế loan báo rộng rãi, sẽ cho phép phô trương uy lực của Trung Quốc, điểm tô thêm cho uy tín bản thân ông, vài tuần lễ trước Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà ông muốn tranh thủ để củng cố thêm quyền lực.
Thế nhưng, theo ghi nhận của nhật báo Mỹ New York Times, số đề ngày hôm nay 04/09, ngay sau khi Bình Nhưỡng loan báo vụ thử bom hạt nhân, thông tin về vụ nổ đã lan tỏa trên thế giới, làm cho tin tức về cuộc họp của khối BRICS mờ nhạt ngay lập tức, gây chấn động ngay tại Trung Quốc và khơi dậy nỗi lo ngại về nguy cơ ô nhiễm hạt nhân tại miền đông bắc nước này.
Đối với nhật báo Mỹ The New York Times, trong số đề ngày hôm nay 04/09, rõ ràng là Bắc Triều Tiên đang cố gắng tạo ra sự bối rối tối đa cho Trung Quốc và đây không phải là lần đầu tiên mà ông Kim Jong Un chọn đúng thời điểm một sự kiện quan trọng tại Trung Quốc để khiêu khích bằng cách phô trương vũ khí của mình. Vào tháng Năm vừa qua, Bình Nhưỡng cũng đã phóng tên lửa đạn đạo vài giờ trước khi ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa Mới, tập hợp nhiều lãnh đạo thế giới ở Bắc Kinh.
Theo các nhà phân tích, sự trùng hợp giữa các vụ thử vũ khí của Bắc Triều Tiên với các sự kiện trọng đại do ông Tập Cận Bình công khai chủ trì không phải là ngẫu nhiên, mà là nhằm cho thấy là bản thân ông Kim Jong Un, lãnh đạo quốc gia láng giềng nhỏ bé, bị cho là côn đồ, hoàn toàn có thể làm giảm uy quyền và uy tín của ông Tập Cận Bình trong tư cách chủ tịch Trung Quốc.
Một số chuyên gia, trả lời The New York Times, còn khẳng định rằng vụ thử bom hạt nhân mới nhất có thể nhằm gây áp lực trên ông Tập Cận Bình chứ không phải là trên tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Peter Hayes, giám đốc của Viện Nautilus, một nhóm nghiên cứu chuyên về Bắc Triều Tiên : « Kim Jong Un biết rõ là Tập Cận Bình có khả năng thực sự ảnh hưởng đến tính toán ở Washington… Ông ta đang gây sức ép lên Trung Quốc để Bắc Kinh nói với Trump: "Hãy đàm phán với Kim Jong Un". »
Theo chuyên gia này, điều mà ông Kim Jong Un mong muốn nhất là nói chuyện được với Washington, với hy vọng đạt được một thỏa thuận cắt giảm quân số Mỹ tại Hàn Quốc và để yên cho Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Và trong tính toán của ông Kim Jong Un, Trung Quốc đủ sức thúc đẩy cho cuộc đàm phán đó xảy ra.
Một câu hỏi khác được đặt ra ông Tập Cận Bình sẽ phản ứng ra sao trước hành vi có thể nói khiêu khích của Kim Jong Un. Một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Triều Tiên phải trả giá cho hành động coi thường Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại lớn.
Tuy nhiên, khả năng chủ tịch Trung Quốc đổi thái độ được cho là không nhiều vì lẽ, như The New York Times nhận định, một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân ít nguy hiểm đối với Trung Quốc hơn là việc chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ, bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ và đồng minh Hàn Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-thu-bom-nguyen-tu-kim-jong-un-vo-mat-tap-can-binh
Ông Tập Cận Bình hy vọng là sự kiện này, được báo chí quốc tế loan báo rộng rãi, sẽ cho phép phô trương uy lực của Trung Quốc, điểm tô thêm cho uy tín bản thân ông, vài tuần lễ trước Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mà ông muốn tranh thủ để củng cố thêm quyền lực.
Thế nhưng, theo ghi nhận của nhật báo Mỹ New York Times, số đề ngày hôm nay 04/09, ngay sau khi Bình Nhưỡng loan báo vụ thử bom hạt nhân, thông tin về vụ nổ đã lan tỏa trên thế giới, làm cho tin tức về cuộc họp của khối BRICS mờ nhạt ngay lập tức, gây chấn động ngay tại Trung Quốc và khơi dậy nỗi lo ngại về nguy cơ ô nhiễm hạt nhân tại miền đông bắc nước này.
Đối với nhật báo Mỹ The New York Times, trong số đề ngày hôm nay 04/09, rõ ràng là Bắc Triều Tiên đang cố gắng tạo ra sự bối rối tối đa cho Trung Quốc và đây không phải là lần đầu tiên mà ông Kim Jong Un chọn đúng thời điểm một sự kiện quan trọng tại Trung Quốc để khiêu khích bằng cách phô trương vũ khí của mình. Vào tháng Năm vừa qua, Bình Nhưỡng cũng đã phóng tên lửa đạn đạo vài giờ trước khi ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa Mới, tập hợp nhiều lãnh đạo thế giới ở Bắc Kinh.
Theo các nhà phân tích, sự trùng hợp giữa các vụ thử vũ khí của Bắc Triều Tiên với các sự kiện trọng đại do ông Tập Cận Bình công khai chủ trì không phải là ngẫu nhiên, mà là nhằm cho thấy là bản thân ông Kim Jong Un, lãnh đạo quốc gia láng giềng nhỏ bé, bị cho là côn đồ, hoàn toàn có thể làm giảm uy quyền và uy tín của ông Tập Cận Bình trong tư cách chủ tịch Trung Quốc.
Một số chuyên gia, trả lời The New York Times, còn khẳng định rằng vụ thử bom hạt nhân mới nhất có thể nhằm gây áp lực trên ông Tập Cận Bình chứ không phải là trên tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Peter Hayes, giám đốc của Viện Nautilus, một nhóm nghiên cứu chuyên về Bắc Triều Tiên : « Kim Jong Un biết rõ là Tập Cận Bình có khả năng thực sự ảnh hưởng đến tính toán ở Washington… Ông ta đang gây sức ép lên Trung Quốc để Bắc Kinh nói với Trump: "Hãy đàm phán với Kim Jong Un". »
Theo chuyên gia này, điều mà ông Kim Jong Un mong muốn nhất là nói chuyện được với Washington, với hy vọng đạt được một thỏa thuận cắt giảm quân số Mỹ tại Hàn Quốc và để yên cho Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Và trong tính toán của ông Kim Jong Un, Trung Quốc đủ sức thúc đẩy cho cuộc đàm phán đó xảy ra.
Một câu hỏi khác được đặt ra ông Tập Cận Bình sẽ phản ứng ra sao trước hành vi có thể nói khiêu khích của Kim Jong Un. Một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Triều Tiên phải trả giá cho hành động coi thường Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại lớn.
Tuy nhiên, khả năng chủ tịch Trung Quốc đổi thái độ được cho là không nhiều vì lẽ, như The New York Times nhận định, một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân ít nguy hiểm đối với Trung Quốc hơn là việc chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ, bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ và đồng minh Hàn Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-thu-bom-nguyen-tu-kim-jong-un-vo-mat-tap-can-binh
Vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có đáng sợ hay không ?
Tem mới của Bắc Triều Tiên kỷ niệm vụ thử thành công tên lửa xuyên lục địa "Hwasong-14". Ảnh do KCNA công bố ngày 8/08/2017KCNA/via REUTERS
Tình báo Mỹ tin chắc là Bắc Triều Tiên đã có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa tầm xa và liên lục địa. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia vũ khí, còn cần rất nhiều thời gian nữa thì Bình Nhưỡng mới có thể trở thành cường quốc hạt nhân, đủ sức tấn công bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.
Tình hình bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt sau khi nhật báo Washington Post ngày 08/08/2017 tiết lộ một bản báo cáo của tình báo Mỹ theo đó Bắc Triều Tiên đã khắc phục được kỹ thuật và công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, chế tạo xong 60 đơn vị, trang bị cho tên lửa liên lục địa đủ sức bay đến lãnh thổ Hoa Kỳ.
Ngay lập tức, tổng thống Mỹ Donald Trump hăm dọa chế độ Bình Nhưỡng, nếu cứ tiếp tục thái độ hung hăng, sẽ bị « biển lửa và căm hờn » trả đũa. Cũng ngay tức khắc, Bình Nhưỡng tuyên bố « dự định tấn công gần các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam ».
Chính giới Mỹ từ Dân Chủ đến Cộng Hoà đều không đồng ý với thái độ nóng vội của tổng tư lệnh tối cao nhưng về phía đối phương, liệu đe dọa của Bắc Triều Tiên có đáng tin hay không hay chỉ là đòn cân não ?
Theo AFP, Bắc Triều Tiên đạt tiến bộ nhanh chóng vượt các tiên liệu của tình báo Tây phương, 5 lần thử nghiệm nổ hạt nhân. Quả bom sau cùng vào ngày 09/09/2016 có sức mạnh tương đương với quả bom mà Hoa kỳ ném xuống Nagasaki vào tháng 08/1945. Bắc Triều Tiên cũng phóng thử hàng loạt tên lửa đạn đạo, tầm trung, liên lục địa mà theo thẩm định của các chuyên gia, có thể bay xa 10.000 km.
Nhưng thu nhỏ được đầu đạn và chế tạo tên lửa mang đầu đạn này vừa đủ sức bay xa, vừa chính xác là một phương trình phức tạp. Làm cách nào để đầu đạn hạt nhân chịu đựng được một đoạn đường dài 25.000 km, từ bệ phóng lên thượng tầng khí quyển, lao xuống, trở lại bầu khí quyển mà không bị bốc cháy vì ma xát và tan vỡ vì chấn động rung ?
Theo chuyên gia Michael Elleman của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS, tên lửa liên lục địa của Bắc Triều Tiên thử nghiệm hôm 28/07/2017 đã bốc cháy khi trở lại bầu khí quyển. Nếu tấn công thật, đầu đạn hạt nhân mang theo bị thiêu hủy trước khi bay đến mục tiêu.
Siegfried Hecker, chuyên gia hạt nhân của đại học Stanford, Hoa Kỳ, cho rằng phải mất 5 năm nữa, Bình Nhưỡng mới làm được tên lửa đúng tiêu chuẩn « liên lục địa ». Với kinh nghiệm nhiều lần cùng đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc sang thẩm định khả năng nguyên tử của Bắc Triều Tiên, Siegfried Hecker nghĩ rằng một trong những chướng ngại của Bình Nhưỡng là thiếu uranium và nhất là plutonium. Kho đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên nhiều lắm là từ 20 đến 25, không thể lên đến 60 như Washington Post loan báo.
Vấn đề là Bắc Triều Tiên có cần chờ đến 5 năm hay không ? Theo AFP, với đầu đạn thô sơ và các loại tên lửa tầm trung hiện nay, Bình Nhưỡng đủ sức đe dọa đảo Guam và hai đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Có lẽ vì thế mà tổng thống Mỹ phải đánh trước bằng đòn chiến tranh cân não.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170809-vu-khi-hat-nhan-cua-bac-trieu-tien-co-dang-so-hay-khong
Ngay lập tức, tổng thống Mỹ Donald Trump hăm dọa chế độ Bình Nhưỡng, nếu cứ tiếp tục thái độ hung hăng, sẽ bị « biển lửa và căm hờn » trả đũa. Cũng ngay tức khắc, Bình Nhưỡng tuyên bố « dự định tấn công gần các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam ».
Chính giới Mỹ từ Dân Chủ đến Cộng Hoà đều không đồng ý với thái độ nóng vội của tổng tư lệnh tối cao nhưng về phía đối phương, liệu đe dọa của Bắc Triều Tiên có đáng tin hay không hay chỉ là đòn cân não ?
Theo AFP, Bắc Triều Tiên đạt tiến bộ nhanh chóng vượt các tiên liệu của tình báo Tây phương, 5 lần thử nghiệm nổ hạt nhân. Quả bom sau cùng vào ngày 09/09/2016 có sức mạnh tương đương với quả bom mà Hoa kỳ ném xuống Nagasaki vào tháng 08/1945. Bắc Triều Tiên cũng phóng thử hàng loạt tên lửa đạn đạo, tầm trung, liên lục địa mà theo thẩm định của các chuyên gia, có thể bay xa 10.000 km.
Nhưng thu nhỏ được đầu đạn và chế tạo tên lửa mang đầu đạn này vừa đủ sức bay xa, vừa chính xác là một phương trình phức tạp. Làm cách nào để đầu đạn hạt nhân chịu đựng được một đoạn đường dài 25.000 km, từ bệ phóng lên thượng tầng khí quyển, lao xuống, trở lại bầu khí quyển mà không bị bốc cháy vì ma xát và tan vỡ vì chấn động rung ?
Theo chuyên gia Michael Elleman của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS, tên lửa liên lục địa của Bắc Triều Tiên thử nghiệm hôm 28/07/2017 đã bốc cháy khi trở lại bầu khí quyển. Nếu tấn công thật, đầu đạn hạt nhân mang theo bị thiêu hủy trước khi bay đến mục tiêu.
Siegfried Hecker, chuyên gia hạt nhân của đại học Stanford, Hoa Kỳ, cho rằng phải mất 5 năm nữa, Bình Nhưỡng mới làm được tên lửa đúng tiêu chuẩn « liên lục địa ». Với kinh nghiệm nhiều lần cùng đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc sang thẩm định khả năng nguyên tử của Bắc Triều Tiên, Siegfried Hecker nghĩ rằng một trong những chướng ngại của Bình Nhưỡng là thiếu uranium và nhất là plutonium. Kho đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên nhiều lắm là từ 20 đến 25, không thể lên đến 60 như Washington Post loan báo.
Vấn đề là Bắc Triều Tiên có cần chờ đến 5 năm hay không ? Theo AFP, với đầu đạn thô sơ và các loại tên lửa tầm trung hiện nay, Bình Nhưỡng đủ sức đe dọa đảo Guam và hai đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Có lẽ vì thế mà tổng thống Mỹ phải đánh trước bằng đòn chiến tranh cân não.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170809-vu-khi-hat-nhan-cua-bac-trieu-tien-co-dang-so-hay-khong
Donald Trump dọa đánh, Bình Nhưỡng dọa tấn công đảo Guam
Tổng thống Donald Trump, ngày 08/08/ 2017, ở Bedminster, New Jersey, Hoa Kỳ.REUTERS/Jonathan Ernst
Washington và Bình Nhưỡng leo thang chiến tranh cân não. Sau vụ Washington Post tiết lộ khả năng tiềm tàng của Bắc Triều Tiên thu nhỏ đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa liên lục địa, tổng thống Donald Trump phản ứng mạnh mẽ chưa từng thấy, đe dọa sử dụng hỏa lực khủng khiếp tấn công đối phương.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết :
« Chúng ta đều biết là Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm nhiều tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và đã thành công trong hai lần phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhưng trong một báo cáo mật, các chuyên gia tình báo Hoa Kỳ tiết lộ Bình Nhưỡng đã sản xuất thành công đầu đạn nguyên tử thu nhỏ có thể gắn vào hỏa tiễn tầm xa.
Trong khi Donald Trump đã sa vào vụ đối đầu lộn xộn, tương quan lực lượng sẽ không còn như thế nếu Bắc Triều Tiên trở thành một cường quốc hạt nhân thực thụ.
Tổng thống Mỹ đã đi quá đà khi đáp trả ngay lập tức bằng các lời lẽ mà chúng ta có thể tiên đoán là sẽ không làm giảm được căng thẳng với đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Donald Trump phát biểu : « Ông ta đã có nhiều lời đe dọa quá nghiêm trọng. Chúng ta sẽ đáp trả bằng hỏa lực, sự giận dữ. Và tôi nói thật là chúng ta sẽ đáp trả bằng sức mạnh mà thế giới chưa bao giờ thấy ».
Trong khi Hội Đồng Bảo An vừa tăng cường các biện pháp trừng phạt cách đây vài ngày nhắm vào Bình Nhưỡng, Mỹ và Bắc Triều Tiên lại trực tiếp đối đầu nhau. Chưa biết liệu bờ Tây nước Mỹ có thực sự bị đe dọa hay không, nhưng Donald Trump dường như tỏ ý coi thường sự cân bằng mong manh tại khu vực này ở châu Á, nơi Nhật Bản và nhất là Hàn Quốc sẽ còn lâm vào tình trạng nguy hiểm hơn, còn Trung Quốc thì tiếp tục cách hành xử riêng của mình. »
Guam vẫn yên tĩnh
Đáp trả đe dọa của tổng thống Mỹ, Bắc Triều Tiên hôm nay 09/08/2017 tuyên bố có kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong -12 tới các khu vực xung quanh đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Hãng tin nhà nước KCNA của Bắc Triều Tiên cho biết kế hoạch này đang được hoàn chỉnh và sẽ được triển khai vào bất cứ thời điểm nào mà lãnh đạo Kim Jong Un quyết định.
Theo AFP,trước những lời đe dọa tấn công của Bắc Triều Tiên, Guam vẫn giữ bình tĩnh. Thống đốc đảo Guam, ông Eddie Calvo, cho biết Guam « sẵn sàng đối phó với mọi tình huống ». Trong bài phát biểu trên truyền hình vào hôm qua, thống đốc Eddie Calvo cũng trấn an dân chúng và thông báo ông đang trao đổi với Washington để đảm bảo an toàn cho hòn đảo và nhiều biện pháp quốc phòng ở nhiều cấp độ cũng đang được triển khai. Trên đường phố, người dân cũng tỏ ra khá bình thản.
Không quân Nhật - Mỹ thao dợt chung
Trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng do chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, Tokyo cho biết hai máy bay phản lực F-2 của Nhật Bản hôm qua 08/08/2017 đã tập trận trên không với máy bay ném bom B-1B của Mỹ. Theo Reuters, cuộc tập trận được tiến hành trên không phận Nhật Bản, quanh đảo Kyushu ở phía nam, gần bán đảo Triều Tiên.
Phản ứng quốc tế
Bộ ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Bắc Triều Tiên tránh « những lời nói và hành động gây thêm xung khắc », trong một bản tuyên bố gửi đến AFP.
Trước đó, Berlin bài tỏ lo ngại và kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng tự kềm chế. Đó cũng là phản ứng của Paris với nhận định nguy cơ chiến tranh là có thật. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ Pháp Christophe Castaner hoan nghênh tổng thống Mỹ có « quyết tâm chống Bắc Triều Tiên cao hơn bất cứ một vị tiền nhiệm nào khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170809-donald-trump-doa-danh-binh-nhuong-doa-tan-cong-dao-guam
« Chúng ta đều biết là Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm nhiều tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và đã thành công trong hai lần phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhưng trong một báo cáo mật, các chuyên gia tình báo Hoa Kỳ tiết lộ Bình Nhưỡng đã sản xuất thành công đầu đạn nguyên tử thu nhỏ có thể gắn vào hỏa tiễn tầm xa.
Trong khi Donald Trump đã sa vào vụ đối đầu lộn xộn, tương quan lực lượng sẽ không còn như thế nếu Bắc Triều Tiên trở thành một cường quốc hạt nhân thực thụ.
Tổng thống Mỹ đã đi quá đà khi đáp trả ngay lập tức bằng các lời lẽ mà chúng ta có thể tiên đoán là sẽ không làm giảm được căng thẳng với đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Donald Trump phát biểu : « Ông ta đã có nhiều lời đe dọa quá nghiêm trọng. Chúng ta sẽ đáp trả bằng hỏa lực, sự giận dữ. Và tôi nói thật là chúng ta sẽ đáp trả bằng sức mạnh mà thế giới chưa bao giờ thấy ».
Trong khi Hội Đồng Bảo An vừa tăng cường các biện pháp trừng phạt cách đây vài ngày nhắm vào Bình Nhưỡng, Mỹ và Bắc Triều Tiên lại trực tiếp đối đầu nhau. Chưa biết liệu bờ Tây nước Mỹ có thực sự bị đe dọa hay không, nhưng Donald Trump dường như tỏ ý coi thường sự cân bằng mong manh tại khu vực này ở châu Á, nơi Nhật Bản và nhất là Hàn Quốc sẽ còn lâm vào tình trạng nguy hiểm hơn, còn Trung Quốc thì tiếp tục cách hành xử riêng của mình. »
Guam vẫn yên tĩnh
Đáp trả đe dọa của tổng thống Mỹ, Bắc Triều Tiên hôm nay 09/08/2017 tuyên bố có kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong -12 tới các khu vực xung quanh đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Hãng tin nhà nước KCNA của Bắc Triều Tiên cho biết kế hoạch này đang được hoàn chỉnh và sẽ được triển khai vào bất cứ thời điểm nào mà lãnh đạo Kim Jong Un quyết định.
Theo AFP,trước những lời đe dọa tấn công của Bắc Triều Tiên, Guam vẫn giữ bình tĩnh. Thống đốc đảo Guam, ông Eddie Calvo, cho biết Guam « sẵn sàng đối phó với mọi tình huống ». Trong bài phát biểu trên truyền hình vào hôm qua, thống đốc Eddie Calvo cũng trấn an dân chúng và thông báo ông đang trao đổi với Washington để đảm bảo an toàn cho hòn đảo và nhiều biện pháp quốc phòng ở nhiều cấp độ cũng đang được triển khai. Trên đường phố, người dân cũng tỏ ra khá bình thản.
Không quân Nhật - Mỹ thao dợt chung
Trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng do chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, Tokyo cho biết hai máy bay phản lực F-2 của Nhật Bản hôm qua 08/08/2017 đã tập trận trên không với máy bay ném bom B-1B của Mỹ. Theo Reuters, cuộc tập trận được tiến hành trên không phận Nhật Bản, quanh đảo Kyushu ở phía nam, gần bán đảo Triều Tiên.
Phản ứng quốc tế
Bộ ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Bắc Triều Tiên tránh « những lời nói và hành động gây thêm xung khắc », trong một bản tuyên bố gửi đến AFP.
Trước đó, Berlin bài tỏ lo ngại và kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng tự kềm chế. Đó cũng là phản ứng của Paris với nhận định nguy cơ chiến tranh là có thật. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ Pháp Christophe Castaner hoan nghênh tổng thống Mỹ có « quyết tâm chống Bắc Triều Tiên cao hơn bất cứ một vị tiền nhiệm nào khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170809-donald-trump-doa-danh-binh-nhuong-doa-tan-cong-dao-guam
Geen opmerkingen:
Een reactie posten