Việt Nam : Khủng hoảng kinh tế châm ngòi xu thế phản đối đảng độc quyền
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (REUTERS /A. Abidi)
Một nền kinh tế không mấy sáng sủa, một đảng Cộng sản bị chia cắt do bất đồng nội bộ, một vị thủ tướng ngày càng bị cô lập... Trên đây là ghi nhận tổng quát của nhật báo Pháp Le Monde số đề ngày hôm nay 14/06/2013 về tình hình Việt Nam trong bài viết đề tựa : "Tại Việt Nam, một xu hướng phản đối đảng duy nhất ló dạng từ khủng hoảng kinh tế".
Đối với Bruno Philip, đặc phái viên tờ báo Le Monde tại Hà Nội, Việt Nam đang trải qua một giai đoạn biến động nghiêm trọng, với nỗi lo về một cuộc khủng hoảng xã hội nặng nề bắt nguồn từ tình trạng thất nghiệp tăng cao và số lượng doanh nghiệp phá sản bị nhân lên gấp bội.
Vào giữa thập niên 1990, Việt Nam được coi là một con rồng, con hổ kinh tế tương lai tại châu Á. Chỉ cách nay 5 năm thôi, nhiều người còn tin chắc là Việt Nam sẽ thành công nhờ chính sách đổi mới áp dụng từ năm 1986. Thế nhưng, thực tế đã không giống như mong đợi của mọi người, và hiện nay, theo Le Monde, tất cả các tín hiệu báo động đều lóe lên.
Le Monde nêu bật ba dấu hiệu đáng ngại : Tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ mười ba năm nay (5,3% trong năm 2012) ; những khó khăn trong việc kềm chế lạm phát (6,5%) ; hệ thống ngân hàng tồi tệ, với tỷ lệ nợ xấu – tức là các khoản vay ngân hàng không trả được - đứng ở mức 8,8% theo số liệu chính thức, nhưng có thể là từ 15% đến 20% trong thực tế.
Không khí nói chung mà đặc phái viên Le Monde cảm nhận được tại Việt Nam là tâm lý chán nản. Đã có khoảng 100.000 doanh nghiệp tư nhân bị phá sản trong hai năm 2011 và 2012, và đã 15.000 cơ sở khác đã phải đóng cửa kể từ đầu năm nay. Là quốc gia xuất khẩu hàng may mặc và giày dép chủ chốt qua Mỹ và Châu Âu, Việt Nam vẫn giữ được thế mạnh trong các lĩnh vực này, thế nhưng hàng xuất khẩu của nước này vẫn không tránh khỏi tác hại từ tình trạng mức cầu thế giới giảm sụt.
Chính sách kinh tế kiểu chaebol của Thủ tướng Dũng bị thất bại
Do đâu mà kinh tế Việt Nam lại lâm vào cảnh ngộ khó khăn như vậy ? Theo Bruno Philip, các nguyên nhân mang tính chất cơ cấu, hệ thống, chủ yếu bắt nguồn từ chính sách tăng trưởng và phát triển của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa trên việc mở rộng các đại tập đoàn nhà nước. Lấy ý từ các chaebol Hàn Quốc, mô hình này đã thất bại. Sự sụp đổ trong năm 2010 của đại tập đoàn đóng tàu Vinashin là bằng chứng rõ ràng nhất, với nợ nần lên đến 3,3 tỷ euro, tương đương với 4,5% tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Giải thích với báo Le Monde về nguyên nhân sụp đổ của các mô hình chaebol theo kiểu Việt Nam, chuyên gia phân tích kinh tế Lê Đăng Doanh xác định : « Người ta đã bơm một lượng vốn cực lớn vào các tập đoàn này mà không thận trọng đặt ra cơ sở cho một hệ thống giám sát, không thiết lập các quyền hạn đối trọng cần thiết ».
Theo Le Monde, cựu lãnh đạo một câu lạc bộ tham vấn chính thức, kính tế gia ngoài 70 tuổi này đã phác họa ra một bức tranh đáng lo ngại về kinh tế Việt Nam : « Người ta đã cố gắng bán tài sản của các doanh nghiệp nhà nước – Việt Nam gọi đây là ‘cổ phần hóa’ - nhưng kế hoạch đó chỉ liên quan tới 19% doanh nghiệp nhà nước, phần còn lại chủ yếu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước ».
Ông Lê Đăng Doanh nói thêm : « Tôi lo ngại nguy cơ một cuộc khủng hoảng xã hội… Từ năm 2000 đến năm 2010, giá bất động sản đã tăng gấp mười lần, trong khi GDP bình quân đầu người chỉ tăng 2,9%. Giá nhà ở hiện nay đã cao hơn 25 lần thu nhập bình quân của người Việt Nam ! »
Ngày 11/06/2013, một phần ba dân biểu ‘ít tín nhiệm’ Thủ tướng
Đối với nhật báo Pháp, hậu quả của tình hình kinh tế xấu đi là việc Thủ tướng chính phủ Việt Nam ngày càng bị các đồng chí của ông thách thức. Ngày 11 tháng Sáu vừa qua, một phần ba trong số gần 500 đại biểu Quốc hội, đã bày tỏ thái độ ‘tín nhiệm thấp’ đối với ông Dũng, đồng nghĩa với quan điểm phủ nhận việc làm của đứng đầu chính phủ.
Theo đặc phái viên báo Le Monde, quan hệ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, hiên đang ở mức rất tồi tệ. Tình hình đó khiến vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng bị suy yếu, tuy nhiên ông vẫn giữ hậu thuẫn của quân đội, công an và một đa số trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Gần đây, một kiến nghị có chữ ký của 72 trí thức, cựu Bộ trưởng và cựu sĩ quan quân đội cao cấp đã cho thấy tính chất các cuộc tranh luận trong nội bộ giới cầm quyền, nơi có ý kiến cho rằng các cải cách kinh tế để kéo đất nước ra khỏi những lối mòn, nhất thiết phải kèm theo các cải cách chính trị.
Kiến nghị thách thức độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản
Cho dù những người ký kiến nghị nói trên đều đã về hưu, họ không phải là thành phần ly khai, và có tính chính đáng không thể phủ nhận được, cho phép họ kêu gọi bãi bỏ Điều 4 của Hiến pháp xác định vai trò chủ đạo của đảng Cộng sản và biện minh cho chế độ độc đảng. Mục tiêu của họ là thúc đẩy bước chuyển dân chủ tại Việt Nam, với những cuộc bầu cử theo phương thức phổ thông đầu phiếu.
Ông Chu Hảo, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam, một trong những tác giả của bản kiến nghị, đã giải thích với Le Monde như sau : « Chúng tôi muốn chuẩn bị nền tảng cho sự xuất hiện của một hệ thống đa đảng, cho dù chúng tôi thừa biết rằng chưa thể có thay đổi ngay lập tức ».
Theo ông Chu Hảo : « Để thúc đẩy mọi việc, trong đảng cần phải có những người đủ dũng cảm để thực hiện thay đổi. Có thể là đã có những con người như thế này, nhưng trước mắt chúng tôi chưa thấy. Chúng tôi, các tác giả của bản kiến nghị này, chúng tôi không phải là những người không tưởng. Chúng tôi biết rằng đề nghị của mình không thể được chấp nhận nguyên xi, nhưng chúng tôi vẫn làm để đóng góp vào tiến trình thay đổi dân chủ để tạo ra một xã hội dân sự năng động và lành mạnh. »
Kết luận bài báo của mình, đặc phái viên Le Monde tỏ ra bi quan. Hiện thời, Việt Nam không đi theo con đường dân chủ và tự do ngôn luận. Việc bắt giữ kể từ đầu năm đến nay, 46 nhà đấu tranh, blogger, và người chỉ trích chính quyền, phản ánh tâm trạng căng thẳng của giới lãnh đạo một hệ thống ngày càng bị người dân thách thức.
Bầu cử Tổng thống Iran trong sự thờ ơ của người dân
Bên cạnh thời sự Pháp, với các hồ sơ hưu bổng, trợ cấp xí nghiệp có nguy cơ bị cắt giảm, cuộc bầu cử tổng thống vòng đầu ở Iran hôm nay đã thu hút chú ý các nhật báo Pháp. Báo La Croix nhân dịp này quan tâm đến : « Đời sống hàng ngày cơ cực của người dân Iran », tít lớn trang nhất. Tờ báo nhìn thấy là cuộc bỏ phiếu hôm nay không mấy thu hút người dân mà mối lo chính trước mắt là đối phó với khó khăn kinh tế.
La Croix trích dẫn số liệu của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, theo đó hơn 50% số 75 triệu dân Iran sống dưới ngưỡng nghèo khó. Trong những ngày này, bầu cử không phải là chủ đề được đề cập nhiều trong dân chúng, mà đi đâu cũng nghe bàn đến đời sống đắt đỏ, với các nhu yếu phẩm - gạo, bánh mì, đường.. – tăng giá gấp 3 lần. Thuốc men cũng đắt đỏ.
Sức mua như thế của người Iran đã tuột giảm 72% trong khoảng thời gian từ 2005 đên 2013. Theo tác giả bài viết, đấy là hậu quả của các biện pháp trừng phạt quốc tế vì chương trình hạt nhân Iran.
Các ứng viên tổng thống theo bài báo đã nhận thấy rõ mối quan tâm hàng đầu này, cuộc vận động của họ chủ yếu cũng trên vấn đề kinh tế và thẳng tay đánh vào nhiệm kỳ ‘tồi tệ’ của tổng thống mãn nhiệm Ahmadinejad.
Iran : 8 ứng viên tổng thống, nhưng bầu cử thiếu tự do
Trên bình diện chính trị, Le Figaro cũng như Libération cùng nhận định trong một tựa trang nhất : « Người Iran lật trang Ahmadinejad ». Trở lại với cuộc bầu cử tổng thống ở Iran, Le Figaro nhận thấy cuộc bỏ phiếu không tự do chút nào dù có 8 ứng viên, mà lại được ‘tổ chức, dàn dựng’ để kìm hãm phong trào phản đối.
Tuy nhiên tờ báo cũng nhìn thấy là không phải không có đấu đá trong cuộc bầu cử được kiểm soát này : Giáo chủ Khameini, lãnh đạo tinh thẩn Iran đang cố gắng huy động lực lượng hướng dẫn cử tri dồn phiếu cho cánh của ông, nhân vật bảo thủ Said Jalili, cũng là nhà thương thuyết hạt nhân Iran.
Libération nhìn thấy phe cải tổ và bảo thủ đối đầu trong vòng đầu cuộc bầu tổng thống, trên phông nền khủng hoảng kinh tế và tình trạng căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân.
Tờ báo dành hai trang trong để phân tích tình hình và cũng có nhận định tương tự như đồng nghiệp Le Figaro, cho đây là « một cuộc bầu cử dưới bóng những kẻ quyền thế ». Một bên là chỗ dựa phe cải tổ, cựu tổng thống Rafsandjani, mà người ta chỉ thấy cái ‘bóng trắng’ thôi, màu của chiếc khăn quấn đầu của ông, đối đầu với lãnh đạo phe bảo thủ, giáo chủ Ali Khameini, cũng đang dồn sức cho người của mình.
Không fair play trong thương mại, Trung Quốc sẽ bị tác hại phản hồi
Về Châu Á hôm nay báo Les Echos xoay quanh chủ đề Trung Quốc với các bài báo về cạnh tranh thương mại cũng như về sản xuất rượu vang.
Ở trang nhất tờ báo đề cập đên vấn đề gọi là “fair - play thương mại của Trung Quốc”. Tác giả bài viết, Eric Boucher, nêu bật việc Hoa Kỳ và Châu Âu không còn làm ngơ trước hành vi thương mại ‘bất chính’ của Trung Quốc. Theo tác giả, đây là dấu hiệu cho thấy là đến lúc này, Bắc Kinh vẫn còn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, và phải thay đổi thái độ. Ông Eric Boucher còn nhìn thấy là trong bối cảnh hiện tượng toàn cầu hóa đang thay đổi do các liên minh trong các khu vực, Trung Quốc có thể bị loại qua một bên.
Trong phần phân tích dài hơn ở trang trong, bài viết cho rằng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế khiến cho các hàng rào thuế quan phản tác dụng. Trung Quốc không tôn trọng quy tắc fair play kinh doanh, sẽ bỏ lỡ cơ hội tương lai của thương mại quốc tế tức là những liên minh khu vực.
Bài viết trở lại các căng thẳng hiện nay giữa các bên trên pin mặt trời, vỏ xe hơi, thép đặc biệt, viễn thông… mà cả Châu Âu cũng như Hoa Kỳ đều không còn nhắm mắt làm ngơ.
Trung Quốc đã trả đũa trên một số mặt hàng như rượu vang, xe hơi...., nhưng Les Echos nhận thấy là Bắc Kinh đã làm cho trường hợp của mình nghiêm trọng hơn.
Hai sai lầm của Trung Quốc : Senkaku/Điếu Ngư và xuất khẩu
Tờ báo nhận định là Trung Quốc đang phạm sai lầm, sai lầm trong trong hồ sơ các đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như trong việc xuất khẩu của mình. Lý do là vì không cuộc tranh chấp nào - lãnh thổ cũng như thương mại – có thể được giải quyết ổn thỏa bằng phương thức ‘leo thang’. Trung Quốc có nguy cơ bị thiệt hại nhiều hơn là việc chỉ mất một vài thị trường thiết bị.
Les Echos nhắc lại là Trung Quốc vươn lên nhờ xuất khẩu, và còn sẽ tiếp tục nhờ vào xuất khẩu, vì thị trường nội địa cần thời gian để phát triẻn. Tình hình hiện tượng toàn cầu hóa chuyển biến hiện nay, rõ ràng sẽ không mấy có lợi cho Trung Quốc.
Trước tiên, dây chuyền sản xuất bắt đầu tản ra, thay vì sản xuất một sản phẩm tại một nhà máy, thì giờ đây, các thành phần của nó bị xé nhỏ ra để sản xuất tại những nơi khác nhau, và công việc lắp ráp cuối cùng được thực hiện ở một nơi khác. Hiện tượng này phát triển mạnh với hệ quả là các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, thương mại thế giới trở nên then chốt hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, dựng lên hàng rào thuế quan không khác gì tự bắn vào chân mình.
Trung Quốc : Cường quốc rượu vang thứ năm trên thế giới
Trên vân đề rượu vang, Les Echos chú ý đến cuộc triển lãm gọi là Vinexpo, mở ra ở Bordeaux, mà Trung Quốc hiện diện hùng hậu. Triển lãm chờ đón khoảng 50.000 khách, mà trong đó 37% là khách nước ngoài. Trong số này, 1/3 đến từ Châu Á, và số khách Trung Quốc vượt trội hơn cả.
Nhưng điểm mới của ấn bản 2013 là sự hiện diện cũng đông đảo của người trưng bày Trung Quốc, có đến 17 gian hàng thay vì 2 trong năm 2011. Một điểm mới khác lần này là họ không chỉ có rượu nếp mà còn có cả rượu nho. Trung Quốc cho bán rượu của chính mình ở xứ rượu Bordeaux nổi tiếng của Pháp.
Theo Les Echos, đây chẳng phải là một điều gì lạ khi mà Trung Quốc bây giờ không chỉ nhập khẩu, mà còn là nước sản xuất rượu nho đứng hàng thứ tư thế giới, vườn nho Trung Quốc chỉ thua Tây Ban Nha, Pháp, Ý, và đứng trên cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130614-viet-nam-khung-hoang-kinh-te-cham-ngoi-xu-the-phan-doi-dang-doc-quyen
Vào giữa thập niên 1990, Việt Nam được coi là một con rồng, con hổ kinh tế tương lai tại châu Á. Chỉ cách nay 5 năm thôi, nhiều người còn tin chắc là Việt Nam sẽ thành công nhờ chính sách đổi mới áp dụng từ năm 1986. Thế nhưng, thực tế đã không giống như mong đợi của mọi người, và hiện nay, theo Le Monde, tất cả các tín hiệu báo động đều lóe lên.
Le Monde nêu bật ba dấu hiệu đáng ngại : Tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ mười ba năm nay (5,3% trong năm 2012) ; những khó khăn trong việc kềm chế lạm phát (6,5%) ; hệ thống ngân hàng tồi tệ, với tỷ lệ nợ xấu – tức là các khoản vay ngân hàng không trả được - đứng ở mức 8,8% theo số liệu chính thức, nhưng có thể là từ 15% đến 20% trong thực tế.
Không khí nói chung mà đặc phái viên Le Monde cảm nhận được tại Việt Nam là tâm lý chán nản. Đã có khoảng 100.000 doanh nghiệp tư nhân bị phá sản trong hai năm 2011 và 2012, và đã 15.000 cơ sở khác đã phải đóng cửa kể từ đầu năm nay. Là quốc gia xuất khẩu hàng may mặc và giày dép chủ chốt qua Mỹ và Châu Âu, Việt Nam vẫn giữ được thế mạnh trong các lĩnh vực này, thế nhưng hàng xuất khẩu của nước này vẫn không tránh khỏi tác hại từ tình trạng mức cầu thế giới giảm sụt.
Chính sách kinh tế kiểu chaebol của Thủ tướng Dũng bị thất bại
Do đâu mà kinh tế Việt Nam lại lâm vào cảnh ngộ khó khăn như vậy ? Theo Bruno Philip, các nguyên nhân mang tính chất cơ cấu, hệ thống, chủ yếu bắt nguồn từ chính sách tăng trưởng và phát triển của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa trên việc mở rộng các đại tập đoàn nhà nước. Lấy ý từ các chaebol Hàn Quốc, mô hình này đã thất bại. Sự sụp đổ trong năm 2010 của đại tập đoàn đóng tàu Vinashin là bằng chứng rõ ràng nhất, với nợ nần lên đến 3,3 tỷ euro, tương đương với 4,5% tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Giải thích với báo Le Monde về nguyên nhân sụp đổ của các mô hình chaebol theo kiểu Việt Nam, chuyên gia phân tích kinh tế Lê Đăng Doanh xác định : « Người ta đã bơm một lượng vốn cực lớn vào các tập đoàn này mà không thận trọng đặt ra cơ sở cho một hệ thống giám sát, không thiết lập các quyền hạn đối trọng cần thiết ».
Theo Le Monde, cựu lãnh đạo một câu lạc bộ tham vấn chính thức, kính tế gia ngoài 70 tuổi này đã phác họa ra một bức tranh đáng lo ngại về kinh tế Việt Nam : « Người ta đã cố gắng bán tài sản của các doanh nghiệp nhà nước – Việt Nam gọi đây là ‘cổ phần hóa’ - nhưng kế hoạch đó chỉ liên quan tới 19% doanh nghiệp nhà nước, phần còn lại chủ yếu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước ».
Ông Lê Đăng Doanh nói thêm : « Tôi lo ngại nguy cơ một cuộc khủng hoảng xã hội… Từ năm 2000 đến năm 2010, giá bất động sản đã tăng gấp mười lần, trong khi GDP bình quân đầu người chỉ tăng 2,9%. Giá nhà ở hiện nay đã cao hơn 25 lần thu nhập bình quân của người Việt Nam ! »
Ngày 11/06/2013, một phần ba dân biểu ‘ít tín nhiệm’ Thủ tướng
Đối với nhật báo Pháp, hậu quả của tình hình kinh tế xấu đi là việc Thủ tướng chính phủ Việt Nam ngày càng bị các đồng chí của ông thách thức. Ngày 11 tháng Sáu vừa qua, một phần ba trong số gần 500 đại biểu Quốc hội, đã bày tỏ thái độ ‘tín nhiệm thấp’ đối với ông Dũng, đồng nghĩa với quan điểm phủ nhận việc làm của đứng đầu chính phủ.
Theo đặc phái viên báo Le Monde, quan hệ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, hiên đang ở mức rất tồi tệ. Tình hình đó khiến vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng bị suy yếu, tuy nhiên ông vẫn giữ hậu thuẫn của quân đội, công an và một đa số trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Gần đây, một kiến nghị có chữ ký của 72 trí thức, cựu Bộ trưởng và cựu sĩ quan quân đội cao cấp đã cho thấy tính chất các cuộc tranh luận trong nội bộ giới cầm quyền, nơi có ý kiến cho rằng các cải cách kinh tế để kéo đất nước ra khỏi những lối mòn, nhất thiết phải kèm theo các cải cách chính trị.
Kiến nghị thách thức độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản
Cho dù những người ký kiến nghị nói trên đều đã về hưu, họ không phải là thành phần ly khai, và có tính chính đáng không thể phủ nhận được, cho phép họ kêu gọi bãi bỏ Điều 4 của Hiến pháp xác định vai trò chủ đạo của đảng Cộng sản và biện minh cho chế độ độc đảng. Mục tiêu của họ là thúc đẩy bước chuyển dân chủ tại Việt Nam, với những cuộc bầu cử theo phương thức phổ thông đầu phiếu.
Ông Chu Hảo, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam, một trong những tác giả của bản kiến nghị, đã giải thích với Le Monde như sau : « Chúng tôi muốn chuẩn bị nền tảng cho sự xuất hiện của một hệ thống đa đảng, cho dù chúng tôi thừa biết rằng chưa thể có thay đổi ngay lập tức ».
Theo ông Chu Hảo : « Để thúc đẩy mọi việc, trong đảng cần phải có những người đủ dũng cảm để thực hiện thay đổi. Có thể là đã có những con người như thế này, nhưng trước mắt chúng tôi chưa thấy. Chúng tôi, các tác giả của bản kiến nghị này, chúng tôi không phải là những người không tưởng. Chúng tôi biết rằng đề nghị của mình không thể được chấp nhận nguyên xi, nhưng chúng tôi vẫn làm để đóng góp vào tiến trình thay đổi dân chủ để tạo ra một xã hội dân sự năng động và lành mạnh. »
Kết luận bài báo của mình, đặc phái viên Le Monde tỏ ra bi quan. Hiện thời, Việt Nam không đi theo con đường dân chủ và tự do ngôn luận. Việc bắt giữ kể từ đầu năm đến nay, 46 nhà đấu tranh, blogger, và người chỉ trích chính quyền, phản ánh tâm trạng căng thẳng của giới lãnh đạo một hệ thống ngày càng bị người dân thách thức.
Bầu cử Tổng thống Iran trong sự thờ ơ của người dân
Bên cạnh thời sự Pháp, với các hồ sơ hưu bổng, trợ cấp xí nghiệp có nguy cơ bị cắt giảm, cuộc bầu cử tổng thống vòng đầu ở Iran hôm nay đã thu hút chú ý các nhật báo Pháp. Báo La Croix nhân dịp này quan tâm đến : « Đời sống hàng ngày cơ cực của người dân Iran », tít lớn trang nhất. Tờ báo nhìn thấy là cuộc bỏ phiếu hôm nay không mấy thu hút người dân mà mối lo chính trước mắt là đối phó với khó khăn kinh tế.
La Croix trích dẫn số liệu của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, theo đó hơn 50% số 75 triệu dân Iran sống dưới ngưỡng nghèo khó. Trong những ngày này, bầu cử không phải là chủ đề được đề cập nhiều trong dân chúng, mà đi đâu cũng nghe bàn đến đời sống đắt đỏ, với các nhu yếu phẩm - gạo, bánh mì, đường.. – tăng giá gấp 3 lần. Thuốc men cũng đắt đỏ.
Sức mua như thế của người Iran đã tuột giảm 72% trong khoảng thời gian từ 2005 đên 2013. Theo tác giả bài viết, đấy là hậu quả của các biện pháp trừng phạt quốc tế vì chương trình hạt nhân Iran.
Các ứng viên tổng thống theo bài báo đã nhận thấy rõ mối quan tâm hàng đầu này, cuộc vận động của họ chủ yếu cũng trên vấn đề kinh tế và thẳng tay đánh vào nhiệm kỳ ‘tồi tệ’ của tổng thống mãn nhiệm Ahmadinejad.
Iran : 8 ứng viên tổng thống, nhưng bầu cử thiếu tự do
Trên bình diện chính trị, Le Figaro cũng như Libération cùng nhận định trong một tựa trang nhất : « Người Iran lật trang Ahmadinejad ». Trở lại với cuộc bầu cử tổng thống ở Iran, Le Figaro nhận thấy cuộc bỏ phiếu không tự do chút nào dù có 8 ứng viên, mà lại được ‘tổ chức, dàn dựng’ để kìm hãm phong trào phản đối.
Tuy nhiên tờ báo cũng nhìn thấy là không phải không có đấu đá trong cuộc bầu cử được kiểm soát này : Giáo chủ Khameini, lãnh đạo tinh thẩn Iran đang cố gắng huy động lực lượng hướng dẫn cử tri dồn phiếu cho cánh của ông, nhân vật bảo thủ Said Jalili, cũng là nhà thương thuyết hạt nhân Iran.
Libération nhìn thấy phe cải tổ và bảo thủ đối đầu trong vòng đầu cuộc bầu tổng thống, trên phông nền khủng hoảng kinh tế và tình trạng căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân.
Tờ báo dành hai trang trong để phân tích tình hình và cũng có nhận định tương tự như đồng nghiệp Le Figaro, cho đây là « một cuộc bầu cử dưới bóng những kẻ quyền thế ». Một bên là chỗ dựa phe cải tổ, cựu tổng thống Rafsandjani, mà người ta chỉ thấy cái ‘bóng trắng’ thôi, màu của chiếc khăn quấn đầu của ông, đối đầu với lãnh đạo phe bảo thủ, giáo chủ Ali Khameini, cũng đang dồn sức cho người của mình.
Không fair play trong thương mại, Trung Quốc sẽ bị tác hại phản hồi
Về Châu Á hôm nay báo Les Echos xoay quanh chủ đề Trung Quốc với các bài báo về cạnh tranh thương mại cũng như về sản xuất rượu vang.
Ở trang nhất tờ báo đề cập đên vấn đề gọi là “fair - play thương mại của Trung Quốc”. Tác giả bài viết, Eric Boucher, nêu bật việc Hoa Kỳ và Châu Âu không còn làm ngơ trước hành vi thương mại ‘bất chính’ của Trung Quốc. Theo tác giả, đây là dấu hiệu cho thấy là đến lúc này, Bắc Kinh vẫn còn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, và phải thay đổi thái độ. Ông Eric Boucher còn nhìn thấy là trong bối cảnh hiện tượng toàn cầu hóa đang thay đổi do các liên minh trong các khu vực, Trung Quốc có thể bị loại qua một bên.
Trong phần phân tích dài hơn ở trang trong, bài viết cho rằng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế khiến cho các hàng rào thuế quan phản tác dụng. Trung Quốc không tôn trọng quy tắc fair play kinh doanh, sẽ bỏ lỡ cơ hội tương lai của thương mại quốc tế tức là những liên minh khu vực.
Bài viết trở lại các căng thẳng hiện nay giữa các bên trên pin mặt trời, vỏ xe hơi, thép đặc biệt, viễn thông… mà cả Châu Âu cũng như Hoa Kỳ đều không còn nhắm mắt làm ngơ.
Trung Quốc đã trả đũa trên một số mặt hàng như rượu vang, xe hơi...., nhưng Les Echos nhận thấy là Bắc Kinh đã làm cho trường hợp của mình nghiêm trọng hơn.
Hai sai lầm của Trung Quốc : Senkaku/Điếu Ngư và xuất khẩu
Tờ báo nhận định là Trung Quốc đang phạm sai lầm, sai lầm trong trong hồ sơ các đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng như trong việc xuất khẩu của mình. Lý do là vì không cuộc tranh chấp nào - lãnh thổ cũng như thương mại – có thể được giải quyết ổn thỏa bằng phương thức ‘leo thang’. Trung Quốc có nguy cơ bị thiệt hại nhiều hơn là việc chỉ mất một vài thị trường thiết bị.
Les Echos nhắc lại là Trung Quốc vươn lên nhờ xuất khẩu, và còn sẽ tiếp tục nhờ vào xuất khẩu, vì thị trường nội địa cần thời gian để phát triẻn. Tình hình hiện tượng toàn cầu hóa chuyển biến hiện nay, rõ ràng sẽ không mấy có lợi cho Trung Quốc.
Trước tiên, dây chuyền sản xuất bắt đầu tản ra, thay vì sản xuất một sản phẩm tại một nhà máy, thì giờ đây, các thành phần của nó bị xé nhỏ ra để sản xuất tại những nơi khác nhau, và công việc lắp ráp cuối cùng được thực hiện ở một nơi khác. Hiện tượng này phát triển mạnh với hệ quả là các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, thương mại thế giới trở nên then chốt hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, dựng lên hàng rào thuế quan không khác gì tự bắn vào chân mình.
Trung Quốc : Cường quốc rượu vang thứ năm trên thế giới
Trên vân đề rượu vang, Les Echos chú ý đến cuộc triển lãm gọi là Vinexpo, mở ra ở Bordeaux, mà Trung Quốc hiện diện hùng hậu. Triển lãm chờ đón khoảng 50.000 khách, mà trong đó 37% là khách nước ngoài. Trong số này, 1/3 đến từ Châu Á, và số khách Trung Quốc vượt trội hơn cả.
Nhưng điểm mới của ấn bản 2013 là sự hiện diện cũng đông đảo của người trưng bày Trung Quốc, có đến 17 gian hàng thay vì 2 trong năm 2011. Một điểm mới khác lần này là họ không chỉ có rượu nếp mà còn có cả rượu nho. Trung Quốc cho bán rượu của chính mình ở xứ rượu Bordeaux nổi tiếng của Pháp.
Theo Les Echos, đây chẳng phải là một điều gì lạ khi mà Trung Quốc bây giờ không chỉ nhập khẩu, mà còn là nước sản xuất rượu nho đứng hàng thứ tư thế giới, vườn nho Trung Quốc chỉ thua Tây Ban Nha, Pháp, Ý, và đứng trên cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130614-viet-nam-khung-hoang-kinh-te-cham-ngoi-xu-the-phan-doi-dang-doc-quyen
Geen opmerkingen:
Een reactie posten