Tin tức / Ðời sống
Số người rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn tăng kỷ lục trong vòng 18 năm
Cao ủy Tị nạn LHQ cho biết những vụ tản cư qui mô lớn trong thời gian gần đây xảy ra ở Mali, Cộng hòa Dân chủ Congo và từ Sudan chạy sang Nam Sudan và Ethiopia.
GENEVA — Một bản phúc trình mới cho biết hơn 45,2 triệu người bị buộc phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn trong năm 1012. Đây là con số cao nhất kể từ năm 1994. Phúc trình hàng năm có tên Xu thế Toàn cầu của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc nói rằng trong năm vừa qua số người tản cư vì chiến tranh cao hơn 3 triệu người so với năm 2011. Từ trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneva, thông tín viên Lisa Schlein của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Bản phúc trình cho biết trên thế giới có 28,8 triệu người đang thất tán trong nước vì những vụ xung đột. Con số này cao gần gấp đôi con số 15,4 triệu người vượt biên sang nước khác để xin tị nạn.
Phúc trình Xu thế Toàn cầu cho biết trong năm vừa qua có tổng cộng 7,6 triệu người bị thất tán – và tính đổ đồng thì cứ 4 giây đồng hồ là có một người phải rời bỏ nhà cửa của mình để lánh nạn chiến tranh.
Theo phúc trình của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, hơn phân nửa số người tị nạn là người Afghanistan, Somalia, Iraq, Syria và Sudan. Họ cho biết những vụ tản cư qui mô lớn trong thời gian gần đây xảy ra ở Mali, Cộng hòa Dân chủ Congo và từ Sudan chạy sang Nam Sudan và Ethiopia.
Phúc trình cho biết vụ khủng hoảng Syria đã trở thành một nhân tố mới có tính chất quan trọng trong lãnh vực tị nạn. Tính đến cuối năm 2012, khoảng 650.000 người Syria đã chạy sang các nước láng giềng để tị nạn. Cao ủy trưởng Cao ủy Tị nạn, ông Antonio Guterres nói rằng đó là con số của năm ngoái.
Ông Guterres cho biết: "Giờ đây chúng ta có hơn 1,6 triệu người, như quí vị đã biết. Điều đó có nghĩa là số người tị nạn trốn khỏi Syria từ ngày 1 tháng giêng tương đương với tổng số người tị nạn trên khắp thế giới trong năm 2012. Con số này cho chúng ta thấy được tính chất nghiêm trọng của vụ khủng hoảng Syria."
Trong lúc các nước giàu có trên thế giới siết chặt những luật lệ về tị nạn, phúc trình của Liên hiệp quốc ghi nhận rằng các nước đang phát triển tiếp nhận hơn 80% số người tị nạn trên thế giới, tăng đáng kể so với con số 70% của một thập niên trước.
Cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc cho biết trẻ em dưới 18 tuổi chiếm tới 48% tổng số người tị nạn. Họ nói rằng một xu thế đặc biệt đáng lo ngại là sự gia tăng của số trẻ em tị nạn không có người lớn đi cùng. Trong năm 2012, số trẻ em nộp đơn xị nạn trong lúc không có cha mẹ bên cạnh đã lên cao tới mức kỷ lục là 21,300 người.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết trong năm ngoái các giải pháp đã được thực hiện cho 2,7 triệu người bị thất tán, trong đó có 526.000 người tị nạn ở nước ngoài và 2,1 triệu người tản cư trong nước. Hầu hết những người này đã có thể tự nguyện hồi hương. Khoảng 1,6 triệu người tản cư trong nước cũng đã có thể về quê và 74,000 người tị nạn được tái định cư ở nước thứ ba.
Phúc trình Xu thế Toàn cầu cho biết Afghanistan tiếp tục là nước có nhiều người tị nạn nhất, và đây là thứ hạng mà quốc gia Nam Á này đã nắm giữ trong 32 năm nay. Đứng hạng nhì là Somalia và kế đến là Iraq và Syria. Phúc trình cho biết Pakistan tiếp tục là nước tiếp nhận người tị nạn nhiều nhất thế giới. Kế đến là Iran và Đức.
Bản phúc trình cho biết trên thế giới có 28,8 triệu người đang thất tán trong nước vì những vụ xung đột. Con số này cao gần gấp đôi con số 15,4 triệu người vượt biên sang nước khác để xin tị nạn.
Phúc trình Xu thế Toàn cầu cho biết trong năm vừa qua có tổng cộng 7,6 triệu người bị thất tán – và tính đổ đồng thì cứ 4 giây đồng hồ là có một người phải rời bỏ nhà cửa của mình để lánh nạn chiến tranh.
Theo phúc trình của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, hơn phân nửa số người tị nạn là người Afghanistan, Somalia, Iraq, Syria và Sudan. Họ cho biết những vụ tản cư qui mô lớn trong thời gian gần đây xảy ra ở Mali, Cộng hòa Dân chủ Congo và từ Sudan chạy sang Nam Sudan và Ethiopia.
Phúc trình cho biết vụ khủng hoảng Syria đã trở thành một nhân tố mới có tính chất quan trọng trong lãnh vực tị nạn. Tính đến cuối năm 2012, khoảng 650.000 người Syria đã chạy sang các nước láng giềng để tị nạn. Cao ủy trưởng Cao ủy Tị nạn, ông Antonio Guterres nói rằng đó là con số của năm ngoái.
Ông Guterres cho biết: "Giờ đây chúng ta có hơn 1,6 triệu người, như quí vị đã biết. Điều đó có nghĩa là số người tị nạn trốn khỏi Syria từ ngày 1 tháng giêng tương đương với tổng số người tị nạn trên khắp thế giới trong năm 2012. Con số này cho chúng ta thấy được tính chất nghiêm trọng của vụ khủng hoảng Syria."
Trong lúc các nước giàu có trên thế giới siết chặt những luật lệ về tị nạn, phúc trình của Liên hiệp quốc ghi nhận rằng các nước đang phát triển tiếp nhận hơn 80% số người tị nạn trên thế giới, tăng đáng kể so với con số 70% của một thập niên trước.
Cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc cho biết trẻ em dưới 18 tuổi chiếm tới 48% tổng số người tị nạn. Họ nói rằng một xu thế đặc biệt đáng lo ngại là sự gia tăng của số trẻ em tị nạn không có người lớn đi cùng. Trong năm 2012, số trẻ em nộp đơn xị nạn trong lúc không có cha mẹ bên cạnh đã lên cao tới mức kỷ lục là 21,300 người.
Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết trong năm ngoái các giải pháp đã được thực hiện cho 2,7 triệu người bị thất tán, trong đó có 526.000 người tị nạn ở nước ngoài và 2,1 triệu người tản cư trong nước. Hầu hết những người này đã có thể tự nguyện hồi hương. Khoảng 1,6 triệu người tản cư trong nước cũng đã có thể về quê và 74,000 người tị nạn được tái định cư ở nước thứ ba.
Phúc trình Xu thế Toàn cầu cho biết Afghanistan tiếp tục là nước có nhiều người tị nạn nhất, và đây là thứ hạng mà quốc gia Nam Á này đã nắm giữ trong 32 năm nay. Đứng hạng nhì là Somalia và kế đến là Iraq và Syria. Phúc trình cho biết Pakistan tiếp tục là nước tiếp nhận người tị nạn nhiều nhất thế giới. Kế đến là Iran và Đức.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten