Đối thoại Shangri La: Việt Nam tố cáo những hành động biểu hiện sức mạnh đơn phương trong vùng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn đề dẫn cho hội nghị an ninh khu vực - Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 31/05/2013.
REUTERS/Edgar Su
Hôm nay, 31/05/2013, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đọc diễn văn đề dẫn cho hội nghị an ninh khu vực - Đối thoại Shangri -La, được tổ chức tại Singapore. Chủ đề chính của bài diễn văn đề dẫn là “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á – Thái Bình Dương.''
Sau khi khẳng định là Việt Nam tin tưởng vào tương lai tươi sáng của khu vực, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo, với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự, nhất là từ các nước lớn, thì bên cạnh những mặt tích cực, cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực cần phải phòng ngừa.
Ông Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhìn lại toàn cảnh khu vực trong những năm qua, “chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh". Theo thủ tướng Việt Nam, những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến phức tạp.
Tuy không nói rõ tên Trung Quốc, nhưng thủ tướng Việt Nam tố cáo: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Về cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực, thủ tướng Việt Nam nhận định, các nước trong vùng không phản đối sự can dự chiến lược của các nước ngoài, nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Ông khẳng định, các nước trong khu vực coi trọng vai trò của Trung Quốc và Mỹ và ủng hộ hành động của hai cường quốc này nếu như chiến luợc và việc làm của Washington và Bắc Kinh tuân thủ pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia.
Cụ thể về hồ sơ Biển Đông, thủ tướng Việt Nam kêu gọi “ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin, chiến lược và trước hết là thực hiện nghiêm túc Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông – DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử COC “.
Cũng vào dịp này, ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức tuyên bố “Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự”.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130531-tai-doi-thoai-shangri-la-viet-nam-to-cao-nhung-hanh-dong-bieu-hien-suc-manh-don-ph
Thứ tư 22 Tháng Năm 2013
Ông Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhìn lại toàn cảnh khu vực trong những năm qua, “chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh". Theo thủ tướng Việt Nam, những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến phức tạp.
Tuy không nói rõ tên Trung Quốc, nhưng thủ tướng Việt Nam tố cáo: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Về cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực, thủ tướng Việt Nam nhận định, các nước trong vùng không phản đối sự can dự chiến lược của các nước ngoài, nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Ông khẳng định, các nước trong khu vực coi trọng vai trò của Trung Quốc và Mỹ và ủng hộ hành động của hai cường quốc này nếu như chiến luợc và việc làm của Washington và Bắc Kinh tuân thủ pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia.
Cụ thể về hồ sơ Biển Đông, thủ tướng Việt Nam kêu gọi “ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin, chiến lược và trước hết là thực hiện nghiêm túc Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông – DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử COC “.
Cũng vào dịp này, ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức tuyên bố “Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự”.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130531-tai-doi-thoai-shangri-la-viet-nam-to-cao-nhung-hanh-dong-bieu-hien-suc-manh-don-ph
Thứ tư 22 Tháng Năm 2013
Việt Nam phải làm gì tại Đối thoại Shangri La lần thứ 12 ?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
IISS
Đối thoại Shangri La lần thứ 12 sẽ được tổ chức từ ngày 31/05 đến 02/06/2013, tại Singapore. Đây là một trong những diễn đàn an ninh quan trọng nhất trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Điểm đáng chú ý là lần đầu tiên, thủ tuớng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn đề dẫn khai mạc. Vậy Việt Nam cần phải làm gì và mong đợi những gì từ cơ chế đối thoại an ninh khu vực này ? RFI trích dịch phần nhận định của giáo sư Carlyle A.Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, trong một bài viết « Biển Đông : Sự hồi sinh của bộ Quy tắc ứng xử - COC », được gửi tới các cơ quan truyền thông ngày 23/04 vừa qua.
Hỏi - Giáo sư và giới nghiên cứu quốc tế nghĩ gì và dự báo ra sao về Đối thoại Shangri La sẽ được tổ chức vào cuối tháng Năm tại Singapore ?
Đáp : Đối thoại Shangri La phải đề cập đến những vấn đề chính về an ninh khu vực nếu diễn đàn này muốn tiếp tục là cơ chế đối thoại hàng đầu trong khu vực về các vấn đề an ninh. Đối thoại Shangri La sẽ phải đề cập đến sáu chủ đề chính và quan trọng trong các phiên họp toàn thể : Cách tiếp cận của Hoa Kỳ về an ninh khu vực ; bảo vệ các lợi ích quốc gia và ngăn ngừa xung đột ; hiện đại hóa quân sự và minh bạch hóa chiến lược ; vai trò của Trung Quốc về an ninh chung ; các định chế quốc tế và khu vực và an ninh châu Á ; và thúc đẩy hợp tác quốc phòng tại châu Á-Thái Bình Dương.
Vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ phải được thảo luận, cho dù không được nêu chính thức trong chương trình nghị sự. Trong các cuộc thảo luận nhóm nhỏ, sẽ có đánh giá đặc biệt về sáu chủ đề chính : tránh các sự cố trên biển ; việc rút quân khỏi Afghanistan và an ninh khu vực ; vấn đề phòng thủ tên lửa tại châu Á-Thái Bình Dương ; các học thuyết và công nghệ quân sự mới ; chính sách quốc phòng và giải quyết xung đột ; và vấn đề tin học trong hồ sơ an ninh châu Á.
Tất cả những chủ đề này sẽ được đề cập đến một cách đầy đủ. Thế nhưng Đối thoại Shangri La chỉ là một diễn đàn đối thoại và không tìm kiếm đồng thuận về những kết luận chính thức.
Hỏi : Lần đầu tiên, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc bài diễn văn đề dẫn tại Đối thoại Shangri La lần thứ 12 sắp tới, trong tư cách là diễn giả chính. Giáo sư chờ đợi gì ở bài diễn văn này ?
Đáp : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm nặng nề trong việc trình bày một cách đầy đủ các chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Việt Nam. Trước đây, chưa có một nguyên thủ Nhà nước Việt Nam nào đề cập đến cả ba lĩnh vực có tác động qua lại lẫn nhau này, tại một diễn đàn mở. Thủ tướng Dũng cần phải đề cập đến bốn chủ đề : Các thành công và thách thức của các chính sách đối nội của Việt Nam và các chính sách này sẽ ảnh hưởng ra sao đến vai trò trong tương lai của Việt Nam trong các vấn đề khu vực ; Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào cho hòa bình khu vực và trên thế giới ; Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào cho an ninh khu vực và hợp tác quốc phòng ; và Việt Nam sẽ đóng góp ra sao cho sự phát triển của khu vực.
Người ta chờ đợi là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giới thiệu một nước Việt Nam như là một quốc gia đáng tin tưởng, sẵn sàng đóng vai trò thúc đẩy Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển. Thủ tướng cần phải cụ thể trong việc đánh giá các cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong việc xây dựng một Cộng đồng Chính trị-An ninh.
Hỏi : ASEAN và Việt Nam mong đợi gì ở Đối thoại Shangri La lần thứ 12 ?
Đáp : Nếu thủ tướng Việt Nam có một bài diễn văn đề dẫn tuyệt vời trong buổi khai mạc – ăn tối, thì ông sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc định hướng các cuộc thảo luận tiếp sau đó. Uy tín của Việt Nam sẽ tăng bởi vì Việt Nam sẽ được nhìn nhận là quốc gia đóng góp cho an ninh khu vực.
Việt Nam có thể mong đợi là tất cả những vấn đề an ninh gây quan ngại sẽ được đề cập một cách đầy đủ tại diễn đàn này. Việt Nam có thể mong đợi tìm hiểu được nhiều về các xu hướng an ninh chính và các triển vọng của những quốc gia khác trong những hồ sơ chủ chốt. Việt Nam cũng có thể đánh giá được tiến trình quan hệ Trung-Mỹ thông qua các tuyên bố của các quan chức cao cấp của hai nước này.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130522-viet-nam-phai-lam-gi-tai-doi-thoai-shangri-la-lan-thu-12
Bấm Báo Điện tử của Chính
phủ Việt Nam dẫn lời các tướng tá nói họ "tâm đắc" với kêu gọi xây dựng "lòng
tin chiến lược" giữa các nước của ông Dũng và rằng bài phát biểu của ông Thủ
tướng "đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế và toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta."
Trong phát biểu của mình ông Dũng cũng kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc duy trì an ninh và hòa bình nhằm đảm bảo sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực.
Phần hỏi đáp của ông Thủ tướng bao gồm:
Tiến sỹ Christian Le Miere, Nghiên cứu viên cao cấp về Hải quân và An ninh Hàng hải, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS):Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về đối với tranh chấp chủ quyên tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài có muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thưa các bạn, vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26/4/2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị.
Một lần nữa chúng tôi kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cùng nhau thực hiện nghiêm
túc DOC, nỗ lực xây dựng COC. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lòng tin
chiến lược vào nhau vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng.
Xin cảm ơn các bạn.
Nữ Thiếu tướng Yao Yunzhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung – Mỹ, Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc: Cảm ơn Ngài Thủ tướng về bài phát biểu rất khai sáng. Tôi có câu hỏi rất cụ thể cho Ngài. Trong bài phát biểu, ngài đề cập các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang đối mặt hiện nay, trong đó ngài có đề cập tới có việc tự do hàng hải bị gián đoán cũng như ảnh hưởng luồng trung chuyển thương mại quốc tế trong đó một hoặc nhiều cường quốc chính vi phạm luật quốc tế. Câu hỏi của tôi là ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thưa các bạn, hòa bình, an ninh, hòa bình, ổn định, phát triển, hợp tác phát triển thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông là lợi ích, là mong muốn chung, là mục tiêu chung của các quốc gia ASEAN, của các quốc gia trong khu vực, cũng như của cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại.
Quan điểm của tôi, quan điểm của Việt Nam, đã nói rõ trong bài, tôi đã đề cập rõ trong bài phát biểu của mình là để thực hiện được mong muốn chung, mục tiêu chung như tôi vừa để cập thì các bên, trước hết các quốc gia, các bên liên quan trước hết cần thực hiện nghiêm túc DOC, cùng nhau tiến tới COC trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982.
Chỉ có như thế chúng ta mới cùng nhau, thực đượng, duy trì và thực hiện đuợc
cái lợi ích chung, cái mục tiêu chung, cái mong muốn chung là hòa bình, ổn định,
hữu nghị, hợp tác, phát triển thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng
hải trên Biển Đông. Cảm ơn các bạn.
Tiến sỹ Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc: Cảm ơn Ngài Thủ tướng. Ngài đã đề cập tới các từ "lòng tin chiến lược" tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam? Cảm ơn Ngài!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực.
Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực. Xin cảm ơn các bạn.
Kien Hoang Trung nói: "Thủ Tướng trả lời rõ ràng, rành mạch, rất thông minh theo cách ngôn từ ngoại giao ....cả ba câu hỏi và cách trả lời đề dễ hiểu theo ẩn ý của từng phần một, nhưng khái quát đầy đủ nội dung và tầm nhìn quốc tế!"
Luu Xuan Do nói: " Ông Dũng trả lời quá tốt. Một câu hỏi theo kiểu "trong hai
người bạn của anh anh tin ai hơn" là câu hỏi gài bẫy người khác. Ông Dũng trả
lời: hai nước đều phải nhận thấy vai trò, trách nhiệm.... Ông ấy đã nói trong
bài phát biểu là phải tạo lòng tin chiến lước giữa các nước. Có nghĩa là các
nước phải tin tưởng nhau. Ông người Hàn hỏi câu đó vô duyên quá. May mà thủ
tướng trả lời linh hoạt."
Jose Mourinho nhận xét: "Câu số 1: trả lời như thế thì ổn, vì bản chất câu hỏi là muốn xem quan điểm VN có ngả theo Philipines không, nhưng thực tế Philippines kiện cũng kiện luôn một số đảo của VN, nên nếu VN ngả theo Philippines thì chắc chắn là công khai thừa nhận những đảo đó thuộc về Philippines.
"Nên VN lúc này coi như không liên quan, nếu vụ kiện đó Philippines thắng thì Việt Nam cũng sẽ lên tiếng về vấn đề các đảo kia thuộc Việt Nam mà thôi.
"Câu 2: Nếu trả lời thẳng thì sập bẫy khiêu khích của con Trung Quốc, nếu trả lời kiểu "ai cũng biết rồi" thì cũng là một cách mỉa rất hay, nên câu này là câu trả lời hay nhất.
"Câu 3: Đây là câu hỏi để phân cực, xem VN hiện tại ngả về cực nào, thì trả lời hơi chung chung, thậm chí ko đả động gì đến hai cực. Theo mình VN bây giờ cũng nên chọn lấy một cực để mà giải quyết triệt để vấn đề chứ cứ thế này lằng nhằng lắm."
Fata LError viết:
"Dựa theo 1 câu chuyện vui:
- câu 1: nếu các bạn ngồi đây chưa biết mà hỏi tôi, thì tôi có trả lời các bạn cũng ko hiểu đâu.
- câu 2: nếu các bạn ngồi đây đã biết rồi thì cho phép tôi ko trả lời lại nữa.
- câu 3: nếu các bạn ngồi đây, người biết, người chưa biết thì xin người đã biết nói cho người chưa biết hiểu vấn đề, tôi xin phép không trả lời."
Tien Lang nhận xét:"Nói yếu ớt như kẻ mất hồn không có khẩu khí, vừa nói vừa sợ mình nói sai quan điểm mất lòng Trung Quốc đến nỗi đeo headphone ngược."
Trung Bui viết: "Chết cười với những câu trả lời của ông Dũng, nếu Việt Nam
mở một khóa đào tạo giao tiếp cho ông Dũng thì tốt quá! Trả lời không đúng trọng
tâm, không cảm ơn sau khi nghe câu hỏi....thế này bị cô giáo mắng là không hiểu
đề."
Việt Tú nhận định: "Bài phát biểu thì hay. Nhưng cách trả lời của thủ tướng cho thấy ông ấy không phải là người viết bài đó.
"Nhận thức khá chung chung, câu trả lời chưa có trọng tâm và cũng chưa có điểm nhấn mang tính quốc gia trong quan điểm của mình, nó cho thấy ông ấy chưa thực nắm chắc tình hình."
Nam Nguyen cũng phần nào có chung quan điểm với Việt Tú:
"Bài phát biểu rất hay, còn trả lời trực tiếp các câu hỏi móc máy thì rất dở! Lãnh đạo Việt Nam hiện nay trình độ kém xa với thế hệ lãnh đạo ngày trước. Xem lại các bài phỏng vấn của phóng viên nước ngoài hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hoặc Võ Nguyên Giápv.v... thấy rõ điều đó. Nguyễn Chí Vịnh trả lời trực tiếp còn hay hơn nhiều ông Dũng, mặc dù chỉ là cấp thứ trưởng. Sau vụ này ông X chắc toát mồ hôi hột, sợ đến già, còn hơn đứng trước Quốc hội."
Dung Le Anh viết: "Hoan hô Thủ tướng, trả lời lòng vòng cho tụi nó chóng mặt chơi. Nói theo kiểu "đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt..." í mà!"
Hỏi - Giáo sư và giới nghiên cứu quốc tế nghĩ gì và dự báo ra sao về Đối thoại Shangri La sẽ được tổ chức vào cuối tháng Năm tại Singapore ?
Đáp : Đối thoại Shangri La phải đề cập đến những vấn đề chính về an ninh khu vực nếu diễn đàn này muốn tiếp tục là cơ chế đối thoại hàng đầu trong khu vực về các vấn đề an ninh. Đối thoại Shangri La sẽ phải đề cập đến sáu chủ đề chính và quan trọng trong các phiên họp toàn thể : Cách tiếp cận của Hoa Kỳ về an ninh khu vực ; bảo vệ các lợi ích quốc gia và ngăn ngừa xung đột ; hiện đại hóa quân sự và minh bạch hóa chiến lược ; vai trò của Trung Quốc về an ninh chung ; các định chế quốc tế và khu vực và an ninh châu Á ; và thúc đẩy hợp tác quốc phòng tại châu Á-Thái Bình Dương.
Vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ phải được thảo luận, cho dù không được nêu chính thức trong chương trình nghị sự. Trong các cuộc thảo luận nhóm nhỏ, sẽ có đánh giá đặc biệt về sáu chủ đề chính : tránh các sự cố trên biển ; việc rút quân khỏi Afghanistan và an ninh khu vực ; vấn đề phòng thủ tên lửa tại châu Á-Thái Bình Dương ; các học thuyết và công nghệ quân sự mới ; chính sách quốc phòng và giải quyết xung đột ; và vấn đề tin học trong hồ sơ an ninh châu Á.
Tất cả những chủ đề này sẽ được đề cập đến một cách đầy đủ. Thế nhưng Đối thoại Shangri La chỉ là một diễn đàn đối thoại và không tìm kiếm đồng thuận về những kết luận chính thức.
Hỏi : Lần đầu tiên, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc bài diễn văn đề dẫn tại Đối thoại Shangri La lần thứ 12 sắp tới, trong tư cách là diễn giả chính. Giáo sư chờ đợi gì ở bài diễn văn này ?
Đáp : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm nặng nề trong việc trình bày một cách đầy đủ các chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Việt Nam. Trước đây, chưa có một nguyên thủ Nhà nước Việt Nam nào đề cập đến cả ba lĩnh vực có tác động qua lại lẫn nhau này, tại một diễn đàn mở. Thủ tướng Dũng cần phải đề cập đến bốn chủ đề : Các thành công và thách thức của các chính sách đối nội của Việt Nam và các chính sách này sẽ ảnh hưởng ra sao đến vai trò trong tương lai của Việt Nam trong các vấn đề khu vực ; Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào cho hòa bình khu vực và trên thế giới ; Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào cho an ninh khu vực và hợp tác quốc phòng ; và Việt Nam sẽ đóng góp ra sao cho sự phát triển của khu vực.
Người ta chờ đợi là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giới thiệu một nước Việt Nam như là một quốc gia đáng tin tưởng, sẵn sàng đóng vai trò thúc đẩy Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển. Thủ tướng cần phải cụ thể trong việc đánh giá các cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong việc xây dựng một Cộng đồng Chính trị-An ninh.
Hỏi : ASEAN và Việt Nam mong đợi gì ở Đối thoại Shangri La lần thứ 12 ?
Đáp : Nếu thủ tướng Việt Nam có một bài diễn văn đề dẫn tuyệt vời trong buổi khai mạc – ăn tối, thì ông sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc định hướng các cuộc thảo luận tiếp sau đó. Uy tín của Việt Nam sẽ tăng bởi vì Việt Nam sẽ được nhìn nhận là quốc gia đóng góp cho an ninh khu vực.
Việt Nam có thể mong đợi là tất cả những vấn đề an ninh gây quan ngại sẽ được đề cập một cách đầy đủ tại diễn đàn này. Việt Nam có thể mong đợi tìm hiểu được nhiều về các xu hướng an ninh chính và các triển vọng của những quốc gia khác trong những hồ sơ chủ chốt. Việt Nam cũng có thể đánh giá được tiến trình quan hệ Trung-Mỹ thông qua các tuyên bố của các quan chức cao cấp của hai nước này.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130522-viet-nam-phai-lam-gi-tai-doi-thoai-shangri-la-lan-thu-12
Chia rẽ về trả lời của Thủ tướng
Cập nhật: 15:09 GMT - chủ
nhật, 2 tháng 6, 2013
Độc giả BBC người khen, người chê phần trả lời ba câu
hỏi tại Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong lúc đó nhất loạt các tướng lĩnh được chính quyền dẫn lời khen ngợi diễn
văn của ông Dũng tại diễn đàn quốc phòng với sự tham gia của nhiều nước trong
khu vực Châu Á Thái Bình Dương cùng Hoa Kỳ.Trong phát biểu của mình ông Dũng cũng kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc duy trì an ninh và hòa bình nhằm đảm bảo sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực.
'Trách nhiệm lớn nhất'
Sau diễn văn, ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời ba câu hỏi.Phần hỏi đáp của ông Thủ tướng bao gồm:
Tiến sỹ Christian Le Miere, Nghiên cứu viên cao cấp về Hải quân và An ninh Hàng hải, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS):Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về đối với tranh chấp chủ quyên tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài có muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thưa các bạn, vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26/4/2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị.
"Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nữ Thiếu tướng Yao Yunzhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung – Mỹ, Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc: Cảm ơn Ngài Thủ tướng về bài phát biểu rất khai sáng. Tôi có câu hỏi rất cụ thể cho Ngài. Trong bài phát biểu, ngài đề cập các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang đối mặt hiện nay, trong đó ngài có đề cập tới có việc tự do hàng hải bị gián đoán cũng như ảnh hưởng luồng trung chuyển thương mại quốc tế trong đó một hoặc nhiều cường quốc chính vi phạm luật quốc tế. Câu hỏi của tôi là ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thưa các bạn, hòa bình, an ninh, hòa bình, ổn định, phát triển, hợp tác phát triển thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông là lợi ích, là mong muốn chung, là mục tiêu chung của các quốc gia ASEAN, của các quốc gia trong khu vực, cũng như của cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại.
Quan điểm của tôi, quan điểm của Việt Nam, đã nói rõ trong bài, tôi đã đề cập rõ trong bài phát biểu của mình là để thực hiện được mong muốn chung, mục tiêu chung như tôi vừa để cập thì các bên, trước hết các quốc gia, các bên liên quan trước hết cần thực hiện nghiêm túc DOC, cùng nhau tiến tới COC trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982.
Tiến sỹ Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc: Cảm ơn Ngài Thủ tướng. Ngài đã đề cập tới các từ "lòng tin chiến lược" tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam? Cảm ơn Ngài!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực.
Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực. Xin cảm ơn các bạn.
Người khen...
Trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, các độc giả, đa số ở độ tuổi dưới 30, tỏ ra chia rẽ về màn thể hiện của ông Dũng trong phần hỏi đáp.Kien Hoang Trung nói: "Thủ Tướng trả lời rõ ràng, rành mạch, rất thông minh theo cách ngôn từ ngoại giao ....cả ba câu hỏi và cách trả lời đề dễ hiểu theo ẩn ý của từng phần một, nhưng khái quát đầy đủ nội dung và tầm nhìn quốc tế!"
"Thủ Tướng trả lời rõ ràng, rành mạch, rất thông minh theo cách ngôn từ ngoại giao."
Kien Hoang Trung trên
Facebook
Jose Mourinho nhận xét: "Câu số 1: trả lời như thế thì ổn, vì bản chất câu hỏi là muốn xem quan điểm VN có ngả theo Philipines không, nhưng thực tế Philippines kiện cũng kiện luôn một số đảo của VN, nên nếu VN ngả theo Philippines thì chắc chắn là công khai thừa nhận những đảo đó thuộc về Philippines.
"Nên VN lúc này coi như không liên quan, nếu vụ kiện đó Philippines thắng thì Việt Nam cũng sẽ lên tiếng về vấn đề các đảo kia thuộc Việt Nam mà thôi.
"Câu 2: Nếu trả lời thẳng thì sập bẫy khiêu khích của con Trung Quốc, nếu trả lời kiểu "ai cũng biết rồi" thì cũng là một cách mỉa rất hay, nên câu này là câu trả lời hay nhất.
"Câu 3: Đây là câu hỏi để phân cực, xem VN hiện tại ngả về cực nào, thì trả lời hơi chung chung, thậm chí ko đả động gì đến hai cực. Theo mình VN bây giờ cũng nên chọn lấy một cực để mà giải quyết triệt để vấn đề chứ cứ thế này lằng nhằng lắm."
Người chê
Trong khi đó cũng có những ý kiến châm biếm hoặc chê ông Thủ tướng.Fata LError viết:
"Dựa theo 1 câu chuyện vui:
- câu 1: nếu các bạn ngồi đây chưa biết mà hỏi tôi, thì tôi có trả lời các bạn cũng ko hiểu đâu.
- câu 2: nếu các bạn ngồi đây đã biết rồi thì cho phép tôi ko trả lời lại nữa.
- câu 3: nếu các bạn ngồi đây, người biết, người chưa biết thì xin người đã biết nói cho người chưa biết hiểu vấn đề, tôi xin phép không trả lời."
Tien Lang nhận xét:"Nói yếu ớt như kẻ mất hồn không có khẩu khí, vừa nói vừa sợ mình nói sai quan điểm mất lòng Trung Quốc đến nỗi đeo headphone ngược."
"Bài phát biểu rất hay, còn trả lời trực tiếp các câu hỏi móc máy thì rất dở! Lãnh đạo Việt Nam hiện nay trình độ kém xa với thế hệ lãnh đạo ngày trước."
Việt Tú
Việt Tú nhận định: "Bài phát biểu thì hay. Nhưng cách trả lời của thủ tướng cho thấy ông ấy không phải là người viết bài đó.
"Nhận thức khá chung chung, câu trả lời chưa có trọng tâm và cũng chưa có điểm nhấn mang tính quốc gia trong quan điểm của mình, nó cho thấy ông ấy chưa thực nắm chắc tình hình."
Nam Nguyen cũng phần nào có chung quan điểm với Việt Tú:
"Bài phát biểu rất hay, còn trả lời trực tiếp các câu hỏi móc máy thì rất dở! Lãnh đạo Việt Nam hiện nay trình độ kém xa với thế hệ lãnh đạo ngày trước. Xem lại các bài phỏng vấn của phóng viên nước ngoài hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hoặc Võ Nguyên Giápv.v... thấy rõ điều đó. Nguyễn Chí Vịnh trả lời trực tiếp còn hay hơn nhiều ông Dũng, mặc dù chỉ là cấp thứ trưởng. Sau vụ này ông X chắc toát mồ hôi hột, sợ đến già, còn hơn đứng trước Quốc hội."
Dung Le Anh viết: "Hoan hô Thủ tướng, trả lời lòng vòng cho tụi nó chóng mặt chơi. Nói theo kiểu "đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt..." í mà!"
Geen opmerkingen:
Een reactie posten