Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn
Một góc bảo tàng lưu niệm sự kiện 04/06 trong đại học Hồng Kông, 03/06/2013.
REUTERS/Bobby Yip
Cũng như mọi năm, chỉ có Hồng Kông là nơi duy nhất thuộc lãnh thổ Trung Quốc tổ chức tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn. Hàng chục ngàn người dự kiến sẽ tập hợp tại quảng trường Victoria để tham dự buổi thắp nến tưởng niệm những người biểu tình bị quân đội Trung Quốc thảm sát cách đây 24 năm, trong đêm 03 rạng sáng 04/06/1989. Liên minh yểm trợ các phong trào ái quốc và dân chủ ở Trung Quốc, đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm này, chờ đợi là sẽ có khoảng 150.000 người tham gia.
Tuy được giao trả cho Trung Quốc từ năm 1997, thuộc địa cũ của Anh Quốc hiện vẫn được hưởng quy chế đặc biệt, theo mô hình « một quốc gia, hai chế độ », tức là vẫn có đơn vị tiền tệ và hệ thống pháp lý riêng biệt. Người dân tại đây vẫn được hưởng quyền tự do ngôn luận, mà hiện còn bị hạn chế ở Trung Hoa lục địa.
Cuối tháng 5 vừa qua, nhân danh các nạn nhân Thiên An Môn, hơn 1000 người đã tuần hành trước trụ sở chính quyền Hồng Kông, rồi kéo đến trước « văn phòng liên lạc » của Trung Quốc. Các sinh viên cũng đã tuyệt thực trong ba ngày tại một khu thương mại có đông du khách Trung Quốc, giống như các sinh viên Bắc Kinh đã làm cách đây 24 năm với hy vọng sẽ thúc đẩy chính quyền đối thoại.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến do trường đại học Hồng Kông thực hiện vào tháng trước, 68% người dân đặc khu hành chính này lên án hành động đàn áp của chính quyền Trung Quốc năm 1989 và cũng 68% cho rằng Hồng Kông phải tích cực thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130604-hong-kong-tuong-niem-nan-nhan-thien-an-mon
Thứ ba 04 Tháng Sáu 2013
Trong nhiều biện pháp nhằm ngăn cản người dân tổ chức kỷ niệm sự kiện 24 năm vụ thảm sát phong trào dân chủ Thiên An Môn, hôm nay 04/06/2013, công an Trung Quốc đã đóng cửa nghĩa trang thành phố Bắc Kinh, nơi có phần mộ của những nạn nhân bị sát hại trong vụ đàn áp đẫm máu 4/6 năm 1989, ngăn cấm mọi người đến viếng.
Cuối tháng 5 vừa qua, nhân danh các nạn nhân Thiên An Môn, hơn 1000 người đã tuần hành trước trụ sở chính quyền Hồng Kông, rồi kéo đến trước « văn phòng liên lạc » của Trung Quốc. Các sinh viên cũng đã tuyệt thực trong ba ngày tại một khu thương mại có đông du khách Trung Quốc, giống như các sinh viên Bắc Kinh đã làm cách đây 24 năm với hy vọng sẽ thúc đẩy chính quyền đối thoại.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến do trường đại học Hồng Kông thực hiện vào tháng trước, 68% người dân đặc khu hành chính này lên án hành động đàn áp của chính quyền Trung Quốc năm 1989 và cũng 68% cho rằng Hồng Kông phải tích cực thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130604-hong-kong-tuong-niem-nan-nhan-thien-an-mon
Thứ ba 04 Tháng Sáu 2013
Trung Quốc ngăn cấm lễ viếng mộ nạn nhân Thiên An Môn
Một nhóm nhà báo ủng hộ các sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, 17/05/1989
REUTERS/Carl Ho
Sáng nay lực lượng công an đã phong tỏa lối vào quanh nghĩa trang nằm ở phía tây thành phố Bắc Kinh, cấm mọi người dân cũng như các nhà báo tiếp cận khu nghĩa trang.
Hàng năm cứ vào ngày kỷ niệm này, gia đình các sinh viên bị quân đội Trung Quốc giết hại trong vụ Thiên An Môn vẫn tới đây tưởng niệm thân nhân dưới sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, vụ Thiên An Môn vẫn là đề tài cấm kỵ đối với báo chí chính thức. Tất cả các cuộc thảo luận công khai hay ý đồ tổ chức lễ tưởng niệm dưới mọi hình thức đều bị cấm.
Gần sát đến ngày kỷ niệm năm nay, việc kiểm duyệt ngăn chặn được tiến hành ráo riết hơn, đặc biệt trên các trang mạng.
Hôm nay vào mạng internet ở Trung Quốc, những từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngày mùng 4 tháng 6, « Thiên An Môn » hoặc « nến » đều bị chặn.
Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Human Rights Defender đóng trụ sở tại Hồng Kông, Bắc Kinh còn tìm mọi cách cô lập, giám sát một số nhà ly khai, bảo vệ nhân quyền ở trong nước.
Luật sư Lưu Hiểu Nguyên, một nhà đấu tranh nhân quyền tại Trung Quốc đã thông báo trên Twitter là blog của ông đã bị đóng ngay sau khi ông đăng hình một ngọn nến cùng với lời kêu gọi mọi người tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn.
Nghệ sĩ phản kháng chế độ nổi tiếng Ngải Vị Vị thì bình luận : « Trong cái đất nước này, mọi tranh giành chỉ xoay quanh chuyện thắp và dập nến ».
Vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra trong đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 tháng 6 năm 1989 khi hàng nghìn sinh viên học sinh cắm trại trên quảng trường để đấu tranh đòi dân chủ. Chính quyền đã huy động quân đội cùng xe tăng vào giải tán dã man người biểu tình. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thì hàng trăm thậm chí hàng nghìn thanh niên đã bị sát hại trong vụ trấn áp này. Không những thế những người tham gia phong trào sau đó còn bị bắt bỏ tù và truy bức cho đến tận bây giờ.
Chính quyền Trung Quốc biện minh cho việc điều động quân đội đàn áp biểu tình là cần thiết để trấn áp cuộc nổi dậy « phản cách mạng ». Bản thân trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc thời kỳ đó cũng bị chia rẽ trong việc ra quyết định đưa quân đội can thiệp.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130604-trung-quoc-ngan-cam-le-vieng-nan-nhan-vu-thien-an-mon
Khoảng 10 nghìn người dân Hong Kong đã có một đêm thắp nến tưởng nhớ
hôm thứ Ba ngày 4/6 dưới trời mưa.
Hong Kong, thuộc địa trước đây của Anh Quốc, là nơi duy nhất ở Trung Quốc được tưởng niệm công khai như vậy.
Còn ở đại lục, an ninh được thắt chặt và những nhà hoạt động được yêu cầu ở nhà. Những từ khóa như 'Thiên An Môn' và 'nến' đều bị chặn.
Trong khi đó, một nhà văn ở Thành Đô, ông Hà Tam Vị, nói ông đã được gia đình ông Trần báo tin ông qua đời, hãng tin Associated Press cho biết.
Hong Kong có hệ thống luật pháp riêng và đây là nơi duy nhất ở Trung Quốc được phép tổ chức kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn.
Ông Trần Hy Đồng là người ủng hộ mạnh mẽ sử dụng quân đội đàn áp các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn.
Tuy nhiên, ông được dẫn lời trong một cuốn sách xuất bản hồi năm ngoái rằng ông hối hận vì mất mát về nhân mạng và rằng lẽ ra việc đàn áp đã có thể tránh được.
Quê hương ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Trần đã thăng tiến trong Đảng Cộng Sản và trở thành thị trưởng Bắc Kinh hồi năm 1983.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, ông được vào Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, sự thăng tiến như vũ bão của ông đột ngột dừng lại sau một vụ bê bối tham nhũng hồi năm 1995. Ông Trần bị tuyên án 16 năm tù và sau đó có tin là ông đã thả vì bệnh tật hồi năm 2006.
Một số nhà phân tích cho rằng bản án của ông Trần là do đấu đá nội bộ trong
Đảng Cộng sản hơn là do việc làm sai trái cù̉a ông này.
Vị cựu thị trưởng Bắc Kinh từng được cho là ứng viên cho một vị trí lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này đã đặt ông vào thế cạnh tranh trực tiếp với chủ tịch Trung Quốc thời đó là ông Giang Trạch Dân, vốn lúc đó đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
"Trả lại chính nghĩa cho ngày 4/6", nhiều người hô lớn. "Không bao giờ bỏ cuộc".
Các nhà tổ chức nói khoảng 150.000 người đã tham đêm thắp nến. Tuy nhiên số liệu phía cảnh sát đưa ra là 54.000.
Các cuộc biểu tình năm 1989, vốn kéo dài trong nhiều tuần trước khi bị đáp trả bằng bạo lực vào hai ngày 3 và 4/6, do các sinh viên đứng đầu và sau đó đã lan ra các thành phố khác.
Vụ việc này đã cho thấy sự chia rẽ trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, tuy nhiên phe cứng rắn cuối cùng đã thắng lợi.
Bắc Kinh vẫn cho rằng họ đã đúng khi dùng xe tăng và quân đội để trấn áp. Tuy nhiên cho đ́ến nay họ vẫn không cho biết con số thiệt mạng chính thức. Các phỏng đoán cho rằng từ hàng trăm cho tới hàng nghìn người đã chết.
Phóng viên BBC John Sudworth ở Thượng Hải nói những gì diễn ra ở Thiên An Môn vẫn là điều cấm kỵ tại Trung Quốc từ trước tới giờ. Đây là chỉ dấu cho thấy Trung Quốc chẳng cải cách chính trị được bao nhiêu.
Hàng năm cứ vào ngày kỷ niệm này, gia đình các sinh viên bị quân đội Trung Quốc giết hại trong vụ Thiên An Môn vẫn tới đây tưởng niệm thân nhân dưới sự giám sát rất chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua, vụ Thiên An Môn vẫn là đề tài cấm kỵ đối với báo chí chính thức. Tất cả các cuộc thảo luận công khai hay ý đồ tổ chức lễ tưởng niệm dưới mọi hình thức đều bị cấm.
Gần sát đến ngày kỷ niệm năm nay, việc kiểm duyệt ngăn chặn được tiến hành ráo riết hơn, đặc biệt trên các trang mạng.
Hôm nay vào mạng internet ở Trung Quốc, những từ khóa tìm kiếm liên quan đến ngày mùng 4 tháng 6, « Thiên An Môn » hoặc « nến » đều bị chặn.
Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Human Rights Defender đóng trụ sở tại Hồng Kông, Bắc Kinh còn tìm mọi cách cô lập, giám sát một số nhà ly khai, bảo vệ nhân quyền ở trong nước.
Luật sư Lưu Hiểu Nguyên, một nhà đấu tranh nhân quyền tại Trung Quốc đã thông báo trên Twitter là blog của ông đã bị đóng ngay sau khi ông đăng hình một ngọn nến cùng với lời kêu gọi mọi người tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn.
Nghệ sĩ phản kháng chế độ nổi tiếng Ngải Vị Vị thì bình luận : « Trong cái đất nước này, mọi tranh giành chỉ xoay quanh chuyện thắp và dập nến ».
Vụ thảm sát Thiên An Môn xảy ra trong đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 tháng 6 năm 1989 khi hàng nghìn sinh viên học sinh cắm trại trên quảng trường để đấu tranh đòi dân chủ. Chính quyền đã huy động quân đội cùng xe tăng vào giải tán dã man người biểu tình. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, thì hàng trăm thậm chí hàng nghìn thanh niên đã bị sát hại trong vụ trấn áp này. Không những thế những người tham gia phong trào sau đó còn bị bắt bỏ tù và truy bức cho đến tận bây giờ.
Chính quyền Trung Quốc biện minh cho việc điều động quân đội đàn áp biểu tình là cần thiết để trấn áp cuộc nổi dậy « phản cách mạng ». Bản thân trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc thời kỳ đó cũng bị chia rẽ trong việc ra quyết định đưa quân đội can thiệp.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130604-trung-quoc-ngan-cam-le-vieng-nan-nhan-vu-thien-an-mon
Cựu thị trưởng Bắc Kinh qua đời
Cập nhật: 04:10 GMT - thứ
tư, 5 tháng 6, 2013
Cựu thị trưởng Bắc Kinh, người được cho là đóng vai trò quan
trọng trong vụ đàn áp các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989, vừa qua đời
trong lúc người dân Hong Kong đang tưởng niệm 24 năm ngày xảy ra cuộc thảm
sát.
Ông Trần Hy Đồng đã qua đời ở tuổi 82 vì bệnh ung thư vào hôm Chủ Nhật ngày
2/6, hãng thông tấn China News Agency của Hong Kong cho biết.Hong Kong, thuộc địa trước đây của Anh Quốc, là nơi duy nhất ở Trung Quốc được tưởng niệm công khai như vậy.
Còn ở đại lục, an ninh được thắt chặt và những nhà hoạt động được yêu cầu ở nhà. Những từ khóa như 'Thiên An Môn' và 'nến' đều bị chặn.
'Hối hận'
Ông Trần Hy Đồng mất vào sáng Chủ Nhật, theo hãng China News Agency, vốn là một nhánh của hãng tin nhà nước China News Service. Ngoài ra họ không đưa thêm chi tiết nào khác.Trong khi đó, một nhà văn ở Thành Đô, ông Hà Tam Vị, nói ông đã được gia đình ông Trần báo tin ông qua đời, hãng tin Associated Press cho biết.
Hong Kong có hệ thống luật pháp riêng và đây là nơi duy nhất ở Trung Quốc được phép tổ chức kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn.
Ông Trần Hy Đồng là người ủng hộ mạnh mẽ sử dụng quân đội đàn áp các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn.
Tuy nhiên, ông được dẫn lời trong một cuốn sách xuất bản hồi năm ngoái rằng ông hối hận vì mất mát về nhân mạng và rằng lẽ ra việc đàn áp đã có thể tránh được.
Quê hương ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Trần đã thăng tiến trong Đảng Cộng Sản và trở thành thị trưởng Bắc Kinh hồi năm 1983.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, ông được vào Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, sự thăng tiến như vũ bão của ông đột ngột dừng lại sau một vụ bê bối tham nhũng hồi năm 1995. Ông Trần bị tuyên án 16 năm tù và sau đó có tin là ông đã thả vì bệnh tật hồi năm 2006.
Vị cựu thị trưởng Bắc Kinh từng được cho là ứng viên cho một vị trí lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này đã đặt ông vào thế cạnh tranh trực tiếp với chủ tịch Trung Quốc thời đó là ông Giang Trạch Dân, vốn lúc đó đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Điều cấm kỵ
Tại buổi tưởng niệm ở Hong Kong, những người biểu tình yêu cầu Bắc Kinh từ bỏ việc gọi cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989 là 'phản cách mạng'."Trả lại chính nghĩa cho ngày 4/6", nhiều người hô lớn. "Không bao giờ bỏ cuộc".
Các nhà tổ chức nói khoảng 150.000 người đã tham đêm thắp nến. Tuy nhiên số liệu phía cảnh sát đưa ra là 54.000.
Các cuộc biểu tình năm 1989, vốn kéo dài trong nhiều tuần trước khi bị đáp trả bằng bạo lực vào hai ngày 3 và 4/6, do các sinh viên đứng đầu và sau đó đã lan ra các thành phố khác.
Vụ việc này đã cho thấy sự chia rẽ trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, tuy nhiên phe cứng rắn cuối cùng đã thắng lợi.
Bắc Kinh vẫn cho rằng họ đã đúng khi dùng xe tăng và quân đội để trấn áp. Tuy nhiên cho đ́ến nay họ vẫn không cho biết con số thiệt mạng chính thức. Các phỏng đoán cho rằng từ hàng trăm cho tới hàng nghìn người đã chết.
Phóng viên BBC John Sudworth ở Thượng Hải nói những gì diễn ra ở Thiên An Môn vẫn là điều cấm kỵ tại Trung Quốc từ trước tới giờ. Đây là chỉ dấu cho thấy Trung Quốc chẳng cải cách chính trị được bao nhiêu.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten