Hơn 60 nước ký Hiệp định về buôn bán vũ khí
REUTERS/Ulises Rodriguez
Hiệp định buôn bán vũ khí đã được 156 thành viên Liên Hiệp Quốc – trên tổng số 193 quốc gia - bỏ phiếu tán đồng ngày 02/04/2013, sau một thời dài thương lượng gay go. Mục tiêu là nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn thị trường vũ khí thế giới để cố gắng giới hạn việc các nhóm khủng bố hay thành phần quá khích gây chiến tranh, sát hại dân thường.
Thông tín viên RFI Karim Lebhour tường thuật từ New York :
“Những nước đầu tiên ký tên vào Hiệp định là những quốc gia chịu hậu quả nhiều nhất từ tình trạng bạo lực do vũ khí gây ra : Mêhicô, Panama hay Mali. Tất cả là 62 quốc gia - trong đó có Pháp, Anh là những nước xuất khẩu vũ khí - đã đặt bút ký trong buổi lễ rất biểu tượng hôm qua.
Hoa Kỳ đã bỏ phiếu tán đồng Hiệp định vào tháng Tư vừa qua, nhưng đã không ký. Ngoại trưởng Mỹ John Kery giải thích là cần có thời gian để gọi là “giải quyết vấn đề dịch thuật”. Thật ra thì điều Hoa Kỳ lo ngại là Quốc Hội Mỹ chống lại Hiệp định và có thể chỉ ký vào tháng Chín tới đây. Trung Quốc và Nga cũng không ký. Trước đây họ cũng không bỏ phiếu tán đồng Hiệp định.
Hiệp định về buôn bán vũ khí trên thế giới cho phép quy định chặt chẽ hơn ngành thương mại vũ khí và « đạo đức hóa » việc mua bán vũ khí. Văn kiện này đã được các tổ chức phi chính phủ xem là một bước tiến rất quan trọng.
Hiệp định sẽ có hiệu lực một khi được 50 quốc gia phê chuẩn. Điều này phải mất ít ra một năm nữa. »
Xin nhắc lại là sau khi được ký kết, Hiệp định còn phải được Quốc hội các nước phê chuẩn, và phải được ít nhất 50 quốc gia phê chuẩn thì mới có hiệu lực.
Cụ thể theo văn kiện này, các nước sẽ thiết lập một hệ thống kiểm soát, từ việc nhập khẩu, chuyển giao vũ khí cho đến việc xuất khẩu.
Trong cuộc bỏ phiếu tháng Tư vừa qua, có 3 quốc gia đã chống hiệp định : Bắc Triều Tiên, Syria và Iran. 22 nước khác không bỏ phiếu trong đó có những quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và những nước nhập vũ khí quan trọng như Qatar hay Ai Cập.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130604-hon-60-nuoc-ky-hiep-dinh-ve-buon-ban-vu-khi
Thông tín viên RFI Karim Lebhour tường thuật từ New York :
“Những nước đầu tiên ký tên vào Hiệp định là những quốc gia chịu hậu quả nhiều nhất từ tình trạng bạo lực do vũ khí gây ra : Mêhicô, Panama hay Mali. Tất cả là 62 quốc gia - trong đó có Pháp, Anh là những nước xuất khẩu vũ khí - đã đặt bút ký trong buổi lễ rất biểu tượng hôm qua.
Hoa Kỳ đã bỏ phiếu tán đồng Hiệp định vào tháng Tư vừa qua, nhưng đã không ký. Ngoại trưởng Mỹ John Kery giải thích là cần có thời gian để gọi là “giải quyết vấn đề dịch thuật”. Thật ra thì điều Hoa Kỳ lo ngại là Quốc Hội Mỹ chống lại Hiệp định và có thể chỉ ký vào tháng Chín tới đây. Trung Quốc và Nga cũng không ký. Trước đây họ cũng không bỏ phiếu tán đồng Hiệp định.
Hiệp định về buôn bán vũ khí trên thế giới cho phép quy định chặt chẽ hơn ngành thương mại vũ khí và « đạo đức hóa » việc mua bán vũ khí. Văn kiện này đã được các tổ chức phi chính phủ xem là một bước tiến rất quan trọng.
Hiệp định sẽ có hiệu lực một khi được 50 quốc gia phê chuẩn. Điều này phải mất ít ra một năm nữa. »
Xin nhắc lại là sau khi được ký kết, Hiệp định còn phải được Quốc hội các nước phê chuẩn, và phải được ít nhất 50 quốc gia phê chuẩn thì mới có hiệu lực.
Cụ thể theo văn kiện này, các nước sẽ thiết lập một hệ thống kiểm soát, từ việc nhập khẩu, chuyển giao vũ khí cho đến việc xuất khẩu.
Trong cuộc bỏ phiếu tháng Tư vừa qua, có 3 quốc gia đã chống hiệp định : Bắc Triều Tiên, Syria và Iran. 22 nước khác không bỏ phiếu trong đó có những quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và những nước nhập vũ khí quan trọng như Qatar hay Ai Cập.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130604-hon-60-nuoc-ky-hiep-dinh-ve-buon-ban-vu-khi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten