Hoa Kỳ: Nhân quyền là điều kiện để phát triển quan hệ quân sự với Indonesia
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (giữa) trao đổi với Thủ tướng Đông Timor (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia (phải) bên lề Diễn đàn Shangri-la ở Singapore ngày 31/05/2013.
REUTERS/Edgar Su
Hoa Kỳ muốn phát triển hợp tác quân sự với Indonesia, được tái lập từ năm 2010 sau khi bị ngưng một thời gian dài, và tôn trọng nhân quyền là điều kiện cho việc hợp tác. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little hôm nay 31/05/2013 khẳng định như trên, sau cuộc hội đàm song phương giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Ông Chuck Hagelm và người đồng nhiệm Purnomo Yusgiantoro đã « tái khẳng định tầm quan trọng của việc củng cố quan hệ giữa hai quân đội », trong cuộc gặp gỡ bên lề Diễn đàn an ninh Shangri-La thường niên tại Singapore.
Trong một thông cáo, ông Little cho biết, hai vị Bộ trưởng chủ yếu đã « nhìn lại các tiến triển trong những năm gần đây để triển khai các cuộc tập trận và huấn luyện chung, cũng như đối thoại về vấn đề quốc phòng ».
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nhắc lại tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền, là điều kiện để phát triển quan hệ quân sự với Washington. Ông Chuck Hagelm cũng nêu ra việc « hiện đại hóa » quân đội Indonesia, đặc biệt thông qua khả năng Mỹ bán vũ khí cho nước này.
Lợi ích của Mỹ trong việc phát triển quan hệ quân sự với Jakarta - quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới – nằm trong khuôn khổ chiến dịch « xoay trục » sang châu Á -Thái Bình Dương, sau một thập kỷ chiến tranh tại Irak và Afghanistan.
Quan hệ với quân đội Indonesia đã bị giảm thiểu, và với lực lượng đặc biệt thì đã ngưng lại trong vòng 12 năm. Lực lượng đặc biệt Indonesia mang tên Kopassus (Komando Pasukan Khusus) gồm 5.000 quân bị lên án là đã gây tội ác tại Đông Timor, Aceh và Papouasie trong thời kỳ chế độ độc tài Suharto. Chế độ này kết thúc năm 1998, mở đường cho việc dân chủ hóa đất nước.
Tháng 7/2010, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nối lại việc hợp tác với đơn vị tinh nhuệ này trên cơ sở một « chương trình hợp tác hạn chế và tuần tự ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130531-hoa-ky-muon-phat-trien-quan-he-quan-su-voi-indonesia-tren-co-so-ton-trong-nhan-quyen
Trong một thông cáo, ông Little cho biết, hai vị Bộ trưởng chủ yếu đã « nhìn lại các tiến triển trong những năm gần đây để triển khai các cuộc tập trận và huấn luyện chung, cũng như đối thoại về vấn đề quốc phòng ».
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nhắc lại tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền, là điều kiện để phát triển quan hệ quân sự với Washington. Ông Chuck Hagelm cũng nêu ra việc « hiện đại hóa » quân đội Indonesia, đặc biệt thông qua khả năng Mỹ bán vũ khí cho nước này.
Lợi ích của Mỹ trong việc phát triển quan hệ quân sự với Jakarta - quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới – nằm trong khuôn khổ chiến dịch « xoay trục » sang châu Á -Thái Bình Dương, sau một thập kỷ chiến tranh tại Irak và Afghanistan.
Quan hệ với quân đội Indonesia đã bị giảm thiểu, và với lực lượng đặc biệt thì đã ngưng lại trong vòng 12 năm. Lực lượng đặc biệt Indonesia mang tên Kopassus (Komando Pasukan Khusus) gồm 5.000 quân bị lên án là đã gây tội ác tại Đông Timor, Aceh và Papouasie trong thời kỳ chế độ độc tài Suharto. Chế độ này kết thúc năm 1998, mở đường cho việc dân chủ hóa đất nước.
Tháng 7/2010, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nối lại việc hợp tác với đơn vị tinh nhuệ này trên cơ sở một « chương trình hợp tác hạn chế và tuần tự ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130531-hoa-ky-muon-phat-trien-quan-he-quan-su-voi-indonesia-tren-co-so-ton-trong-nhan-quyen
Geen opmerkingen:
Een reactie posten