Biểu tình chống Trung Quốc, hàng chục người bị bắt giữ tại Hà Nội
Công an mặc thường phục bắt các anh Tuan Do (thứ ba từ trái sang) và Trương Ba Không (thứ hai từ phải sang) trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 02/06/2013.
REUTERS/Peter Ng
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, ngày Chủ nhật 02/06/2013, công an Việt Nam đã bắt giữ gần 30 người tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, trong đó có hai phóng viên của hãng tin AFP.
Lực lượng an ninh Việt Nam đã giải tán khoảng 100 người biểu tình sau cuộc tuần hành 1 tiếng đồng hồ trên đường phố Hà Nội. Những người bị bắt giữ bị đưa lên xe buýt chở đến trại Lộc Hà bên ngoài thủ đô Việt Nam. Hai phóng viên của hãng thông tấn Pháp AFP đến đưa tin về cuộc biểu tình hôm nay cũng bị câu lưu, nhưng được thả ra vài giờ sau đó.
Tham gia biểu tình, nhưng nhờ cải trang nên không bị công an bắt giữ, anh Nguyễn Lân Thắng trả lời phỏng vấn RFI vào lúc 15 giờ, khi đang đứng chờ những người được thả ra từ trại Lộc Hà. Trước hết anh Thắng mô tả cách thức mà công an bắt giữ người biểu tình hôm nay :
Nguyễn Lân Thắng: Hôm nay có cả một chiến dịch bắt giữ rất khôn khéo. Họ tách riêng tất cả những người mà có khả năng kêu gọi, huy động lực lượng. Số người tham gia mà đã chuẩn bị sẵn khẩu hiệu là khoảng 300 người, nhưng có nhiều người lần đầu tiên đi biểu tình, nên họ rất sợ và chờ khi biểu tình bùng lên thì mới dám xông vào. Thế nhưng, công an chặn hết những người mà họ quen mặt. Việc bắt bớ diễn ra thì khắp cả quãng đường từ Tháp Hòa Phong đến bưu điện Bờ Hồ, cho đến chỗ Hàm Cá Mập đầu phố Hàng Đào.
Lần này họ bắt giữ có vẻ thuần thục hơn. Họ ém một xe bus và một xe ca - chiếc xe ca màu đỏ thường đi theo đoàn biểu tình, mà ta vẫn thấy trong các video và hình ảnh trên mạng về biểu tình chống Trung Quốc. Họ ém quân trên xe bus và xe màu đỏ đỗ đằng sau. Ngay khi có lệnh của chỉ huy, an ninh đeo băng đỏ ào xuống bắt người lên xe bus. Sau đó, họ quay trở lại xe rình bắt tiếp những người khác.
Khi bắt giữ thì dọc theo phố Hàng Bài, Hàng Khay là họ cho cảnh sát giao thông chặn đường, không cho các phương tiện giao thông đi dọc theo Bờ Hồ. Khi đường phố vắng vẻ là họ ào xuống bắt người.
( Tiếng vỗ tay vang lên )
Đấy, anh có thể nghe tiếng vỗ tay vì có một người vừa được thả ra, nhưng tôi không biết đó là ai vì lần này trong số bị bắt có rất nhiều người mới, tôi không biết tên. Trong 29 người bị bắt, thì có hơn 10 người lần đầu tiên biểu tình.
Họ bắt đầu thả người ở Lộc Hà, nhưng họ cho một lực lượng an ninh rất đông đứng chung quanh chúng tôi, và không cho chúng tôi đỗ xe máy ở đường nhánh nhỏ ở ngay bên cạnh trại Lộc Hà.
RFI: Còn anh thì vì sao anh không bị bắt lần này?
Nguyễn Lân Thắng: Hôm nay tôi được tin mật báo là công an Hà Nội quyết tâm bắt giữ tôi tại hiện trường, nên tôi đã cải trang đi vòng quanh Bờ Hồ, không trực tiếp xông vào đám đông người và họ đã không phát hiện ra tôi.
RFI: Anh thấy khí thế của người biểu tình hôm nay thế nào?
Nguyễn Lân Thắng: Mọi người hôm nay đi rất hồ hởi và vui vẻ. Tất cả những người biểu tình đều chuẩn bị tinh thần sẽ ...( Có lẽ anh Thắng muốn nói là “chuẩn bị tinh thần sẽ bị bắt”, nhưng nói đến đây điện thoại bị mất sóng, vì công an phá sóng trong khu vực chung quanh trại Lộc Hà ).
Cũng hiện diện trong cuộc biểu tình hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết:
TS Nguyễn Quang A: « (…) Về sau tôi mới biết rằng, ngay lúc đầu, người ta đã tìm cách dập tắt cuộc biểu tình để nó không thể khởi động được. Lúc đầu, người ta đã bắt đi một số người, nhưng cuộc biểu tình vẫn tiến hành. (…)
Đã có nhiều lúc lẽ ra người dân đã xuống đường, nhưng mà người dân cũng nghĩ là đã có Nhà nước, đã có... lo. Và có những lúc rất là gay cấn mà dân chúng không để ý nữa. Nhiều người lấy làm lo lắng là đến những sự việc nghiêm trọng như thế xảy ra, mà người dân không thèm để ý nữa, không lên tiếng gì cả. Thì, sau một thời gian rất dài, đến ngày hôm nay, thì thấy rằng cũng không phải hoàn toàn là như vậy, tức là người dân vẫn sẵn sàng bày tỏ chính kiến của mình ».
AFP nhắc lại, từ năm 2011 đến nay đã có hơn một chục cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam. Ban đầu ngầm cho phép, chính quyền Hà Nội sau đó đã cấm các cuộc biểu tình này và thẳng tay đàn áp những người tham gia.
Cuộc biểu tình hôm nay 02/03/2013 diễn ra theo lời kêu gọi được lan truyền trên mạng từ mấy ngày qua tiếp theo sau những hành động gây hấn mới của Trung Quốc trên Biển Đông, như tuyên bố cấm đánh cá trong khu vực Hoàng Sa-Trường Sa, đâm chìm tàu cá Việt Nam. Một ngày trước, theo tin báo chí trong nước, lại có thêm một tàu cá Việt Nam bị đâm chìm, khiến một ngư dân thiệt mạng ở ngoài khơi Thanh Hóa. Tai nạn do một tàu sắt không rõ số hiệu, gây ra. Nhưng người ta nghi rằng đó là tàu Trung Quốc.
Theo thông tin trên mạng thì tối nay đã có một số người bị bắt giữ tại trại Lộc Hà đã được trả tự do; tuy nhiên một số người biểu tình như Trương Văn Dũng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Văn Phương đã bị đánh đập.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130602-bieu-tinh-chong-trung-quoc-hang-chuc-nguoi-bi-bat-giu-tai-ha-noi
Khi được hỏi làm sao mà ông có thể thoát được các đợt bắt người biểu tình thì Tiến sỹ A trả lời rằng ‘họ có chọn lọc như thế nào đó’.
“Họ xông vào và bắt một số người nhưng không phải tất cả,” ông nói và cho biết những người bị bắt ‘thường là những anh em trẻ’.
Về quy mô cuộc biểu tình, ông cho biết ‘lúc đông nhất khoảng 200 người’ và kéo dài khoảng 1h30’, tức là là bắt đầu lúc 8h30’ và đến 10’ thì vẫn còn rải rác người biểu tình ở lại.
Ông dẫn lại vụ việc tàu sắt Trung Quốc tàu cá Việt Nam và lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông của Trung Quốc để giải thích lý do có biểu tình chống Trung Quốc vào thời điểm này.
“Thời gian trước cũng có những sự kiện nhưng không nghiêm trọng như lần này,” ông nói, “Hành động ngang ngược của Trung Quốc khiến cho cuộc biểu tình nổ ra.”
Khi được hỏi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có đem lại kết quả gì không thì ông nói ‘để người dân bày tỏ thái độ của mình thì đó là kết quả’.
“Người nào hy vọng với một cuộc biểu tình hoặc vài trăm cuộc biểu tình thì Trung Quốc sẽ chấm dứt (các hành động trên Biển Đông) hoặc sẽ làm cho Chính phủ Việt Nam thay đổi cách ứng xử của mình là rất ấu trĩ,” ông nói.
“Chính phủ có cách ứng xử của Chính phủ, còn người dân có cách ứng xử của người dân,” ông nói thêm.
Tham gia biểu tình, nhưng nhờ cải trang nên không bị công an bắt giữ, anh Nguyễn Lân Thắng trả lời phỏng vấn RFI vào lúc 15 giờ, khi đang đứng chờ những người được thả ra từ trại Lộc Hà. Trước hết anh Thắng mô tả cách thức mà công an bắt giữ người biểu tình hôm nay :
Lần này họ bắt giữ có vẻ thuần thục hơn. Họ ém một xe bus và một xe ca - chiếc xe ca màu đỏ thường đi theo đoàn biểu tình, mà ta vẫn thấy trong các video và hình ảnh trên mạng về biểu tình chống Trung Quốc. Họ ém quân trên xe bus và xe màu đỏ đỗ đằng sau. Ngay khi có lệnh của chỉ huy, an ninh đeo băng đỏ ào xuống bắt người lên xe bus. Sau đó, họ quay trở lại xe rình bắt tiếp những người khác.
Khi bắt giữ thì dọc theo phố Hàng Bài, Hàng Khay là họ cho cảnh sát giao thông chặn đường, không cho các phương tiện giao thông đi dọc theo Bờ Hồ. Khi đường phố vắng vẻ là họ ào xuống bắt người.
( Tiếng vỗ tay vang lên )
Đấy, anh có thể nghe tiếng vỗ tay vì có một người vừa được thả ra, nhưng tôi không biết đó là ai vì lần này trong số bị bắt có rất nhiều người mới, tôi không biết tên. Trong 29 người bị bắt, thì có hơn 10 người lần đầu tiên biểu tình.
Họ bắt đầu thả người ở Lộc Hà, nhưng họ cho một lực lượng an ninh rất đông đứng chung quanh chúng tôi, và không cho chúng tôi đỗ xe máy ở đường nhánh nhỏ ở ngay bên cạnh trại Lộc Hà.
RFI: Còn anh thì vì sao anh không bị bắt lần này?
Nguyễn Lân Thắng: Hôm nay tôi được tin mật báo là công an Hà Nội quyết tâm bắt giữ tôi tại hiện trường, nên tôi đã cải trang đi vòng quanh Bờ Hồ, không trực tiếp xông vào đám đông người và họ đã không phát hiện ra tôi.
RFI: Anh thấy khí thế của người biểu tình hôm nay thế nào?
Nguyễn Lân Thắng: Mọi người hôm nay đi rất hồ hởi và vui vẻ. Tất cả những người biểu tình đều chuẩn bị tinh thần sẽ ...( Có lẽ anh Thắng muốn nói là “chuẩn bị tinh thần sẽ bị bắt”, nhưng nói đến đây điện thoại bị mất sóng, vì công an phá sóng trong khu vực chung quanh trại Lộc Hà ).
Cũng hiện diện trong cuộc biểu tình hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết:
Đã có nhiều lúc lẽ ra người dân đã xuống đường, nhưng mà người dân cũng nghĩ là đã có Nhà nước, đã có... lo. Và có những lúc rất là gay cấn mà dân chúng không để ý nữa. Nhiều người lấy làm lo lắng là đến những sự việc nghiêm trọng như thế xảy ra, mà người dân không thèm để ý nữa, không lên tiếng gì cả. Thì, sau một thời gian rất dài, đến ngày hôm nay, thì thấy rằng cũng không phải hoàn toàn là như vậy, tức là người dân vẫn sẵn sàng bày tỏ chính kiến của mình ».
AFP nhắc lại, từ năm 2011 đến nay đã có hơn một chục cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam. Ban đầu ngầm cho phép, chính quyền Hà Nội sau đó đã cấm các cuộc biểu tình này và thẳng tay đàn áp những người tham gia.
Cuộc biểu tình hôm nay 02/03/2013 diễn ra theo lời kêu gọi được lan truyền trên mạng từ mấy ngày qua tiếp theo sau những hành động gây hấn mới của Trung Quốc trên Biển Đông, như tuyên bố cấm đánh cá trong khu vực Hoàng Sa-Trường Sa, đâm chìm tàu cá Việt Nam. Một ngày trước, theo tin báo chí trong nước, lại có thêm một tàu cá Việt Nam bị đâm chìm, khiến một ngư dân thiệt mạng ở ngoài khơi Thanh Hóa. Tai nạn do một tàu sắt không rõ số hiệu, gây ra. Nhưng người ta nghi rằng đó là tàu Trung Quốc.
Theo thông tin trên mạng thì tối nay đã có một số người bị bắt giữ tại trại Lộc Hà đã được trả tự do; tuy nhiên một số người biểu tình như Trương Văn Dũng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Văn Phương đã bị đánh đập.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130602-bieu-tinh-chong-trung-quoc-hang-chuc-nguoi-bi-bat-giu-tai-ha-noi
'TQ ngang ngược khiến người dân biểu tình'
Cập nhật: 15:21 GMT - chủ
nhật, 2 tháng 6, 2013
Media Player
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói về cuộc biểu tình chống
Trung Quốc hôm 2/6 mà ông có tham gia.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội sau khi đã tham gia cuộc
biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật ngày 2/6, Tiến sỹ
Nguyễn Quang A cho biết là ‘tổng cộng có ba đợt bắt người đưa lên ô-tô
buýt’ và ông đã tận mắt chứng kiến.
Theo ông A thì ‘ngay từ đầu biểu tình đã có bắt người’.Khi được hỏi làm sao mà ông có thể thoát được các đợt bắt người biểu tình thì Tiến sỹ A trả lời rằng ‘họ có chọn lọc như thế nào đó’.
“Họ xông vào và bắt một số người nhưng không phải tất cả,” ông nói và cho biết những người bị bắt ‘thường là những anh em trẻ’.
Về quy mô cuộc biểu tình, ông cho biết ‘lúc đông nhất khoảng 200 người’ và kéo dài khoảng 1h30’, tức là là bắt đầu lúc 8h30’ và đến 10’ thì vẫn còn rải rác người biểu tình ở lại.
Ông dẫn lại vụ việc tàu sắt Trung Quốc tàu cá Việt Nam và lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông của Trung Quốc để giải thích lý do có biểu tình chống Trung Quốc vào thời điểm này.
“Thời gian trước cũng có những sự kiện nhưng không nghiêm trọng như lần này,” ông nói, “Hành động ngang ngược của Trung Quốc khiến cho cuộc biểu tình nổ ra.”
Khi được hỏi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có đem lại kết quả gì không thì ông nói ‘để người dân bày tỏ thái độ của mình thì đó là kết quả’.
“Người nào hy vọng với một cuộc biểu tình hoặc vài trăm cuộc biểu tình thì Trung Quốc sẽ chấm dứt (các hành động trên Biển Đông) hoặc sẽ làm cho Chính phủ Việt Nam thay đổi cách ứng xử của mình là rất ấu trĩ,” ông nói.
“Chính phủ có cách ứng xử của Chính phủ, còn người dân có cách ứng xử của người dân,” ông nói thêm.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten