woensdag 12 juni 2013

Đà Lạt trước những thách thức về quy hoạch đô thị

Thứ tư 12 Tháng Sáu 2013

Đà Lạt trước những thách thức về quy hoạch đô thị

Trần Đình Văn phó chủ tịch thành phố Đà Lạt (RFI / Thanh Phương)
Trần Đình Văn phó chủ tịch thành phố Đà Lạt (RFI / Thanh Phương)

Thanh Phương
Là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, Đà Lạt hiện đang đứng trước nhiều thách thức về mặt quy hoạch đô thị, do áp lực về dân số cũng như về mặt du lịch (4 triệu du khách mỗi năm). Hội nghị hợp tác phi tập trung Pháp - Việt lần thứ 9 tại thành phố Brest, từ ngày 09/06 đến 12/06/2013, là dịp để các lãnh đạo thành phố Đà Lạt học hỏi kinh nghiệm về quy hoạch đô thị của Pháp.


Đà Lạt cũng đang nhờ một công ty của Pháp tư vấn cho kế hoạch quy hoạch lại thành phố này. Từ thành phố Brest, đặc phái viên Thanh Phương gởi về bài phỏng vấn ông Trần Đình Văn, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt.

Ông Trần Đình Văn
 
12/06/2013
 

Thứ tư 12 Tháng Sáu 2013

Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt-Pháp bế mạc

Phiên bế mạc hội nghị hợp tác phi tập trung Pháp-Việt lần thứ 9 tại Brest 12/06/2013 (RFI / Thanh Phương)
Phiên bế mạc hội nghị hợp tác phi tập trung Pháp-Việt lần thứ 9 tại Brest 12/06/2013 (RFI / Thanh Phương)

Thanh Phương
Sau ba ngày thảo luận, hội nghị hợp tác phi tập trung Việt- Pháp lần thứ tại thành phố Brest, vùng Bretagne đã kết thúc chiều nay. Hội nghị đã là dịp tổng kết những dự án hợp tác giữa các địa phương hai nước và nhất là để cho các tỉnh thành của Việt Nam tìm kiếm những đối tác mới từ các địa phương của Pháp, đặc biệt là từ vùng Brest.


Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đây là lĩnh vực có rất nhiều dự án hợp tác phong phú giữa các địa phương Pháp-Việt, nhưng các đại biểu dự hội nghị Brest nhận thấy là việc trao đổi chuyên môn còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực đào tạo, giới hạn trong thời gian hỗ trợ tài chính, khiến một số dự án không được thực hiện tới chốn.
Một vấn đề lớn được nêu lên nhiều trong ba ngày hội thảo, đó là rào cản ngôn ngữ, tức là còn thiếu người sử dụng tiếng Pháp trong việc thực hiện các dự án hợp tác phi tập trung, cho nên phải tăng cường hơn nữa việc giảng dạy tiếng Pháp ở Việt Nam.
Nhưng các đại biểu cũng đề ra một hướng đối phó, đó là sử dụng cùng lúc ba ngôn ngữ Anh, Pháp, Việt trong quan hệ đối tác. Dầu sao, với vị trí đặc biệt của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á, các đại biểu đã đề xuất việc tạo ra khu vực đào tạo đại học và cao đẳng Pháp ngữ tại Việt Nam.
Cũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, hội thảo cũng đã nhấn mạnh đến vị trí của các trường đại học trong các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ở Việt Nam.
Về văn hóa, mà Unesco xem là trụ cột thứ tư của phát triển bền vững, phải được các địa phương bảo tồn trong quá trình phát triển. Nhưng hợp tác phi tập trung lâu năm nhất với Pháp trong lĩnh vực này là tỉnh Thừa Thiên- Huế đặc biệt qua sự hợp tác với vùng Poitou- Charentes trong việc bảo tồn di sản kiến trúc. Nói chung, hội thảo cho thấy là hai nước Pháp và Việt Nam có những nét đa dạng văn hóa riêng và hai bên phải bảo tồn những nét văn hoá này
Về quy hoạch đô thị, các đại biểu dự hội nghị Brest đã được nghe giới thiệu dự án Hà Nội Quy hoạch đô thị đường Tây Hà Nội hợp tác với thành phố Toulouse. Lào Cai cũng đang hợp tác với vùng Aquitaine và đại học Bordeaux về quy hoạch mở rộng và bảo tồn di sản thành phố du lịch Sapa.
Về môi trường, có thể kể đến hợp tác giữa tỉnh Hải Dương và vùng Seine Saint-Denis, ngoại ô thủ đô Paris, về cải tạo vệ sinh môi trường, bằng cách đưa nước thải từ các khu dân cư về hệ thống chung và xây nhà máy xử lý nước thải cho một bệnh viện
Trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển nông thôn, các đại biểu đã đặc biệt chú ý đến những gì mà tỉnh Lâm Đồng đã làm trong việc cải tiến quy trình trồng cây thực vật. Hợp tác giữa vùng Midi-Pyrénées và huyện Mộc Châu, tỉnh Lào Cai sản xuất thực phẩm từ sửa, và đặc sản mận nhờ vào các khoản vay vi tín dụng cho các hộ gia đình nghèo cũng được nêu lên tại hội nghị. Nhưng hội thảo đặc biệt nhấn mạnh đến mối liên kết giữa môi trường và du lịch.
Hội nghị Brest cũng cho thấy rằng hợp tác phi tập trung Pháp-Việt phải tiến triển cùng với sự năng động của kinh tế Việt Nam, cũng như tính đến nhu cầu của các địa phương Pháp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế châu Âu, hợp tác đôi bên cùng có lợi, chứ không còn mang tính trợ giúp đơn phương nữa.
Nhưng phía Việt Nam cũng có nhu cầu được chuyển giao kinh nghiệm và chuyên môn về mặt đô thị hóa, giao thông công cộng, tranh thủ những kinh nghiệm mà các thành phố của Pháp đã tích tụ trong nhiều năm qua.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130612-ket-thuc-hoi-nghi-hop-tac-phi-tap-trung-viet-phap-tai-brest

Geen opmerkingen:

Een reactie posten