Việt Nam : Thị trường lớn tiêu thụ sừng tê giác lậu
Hai mẹ con tê giác ở vườn bách thú Basel, Thụy Sĩ, 18/09/2012
REUTERS
Báo The Guardian tại Luân Đôn nhìn về phong trào tiêu thụ sừng tê giác của các đại gia Việt Nam, mà điều đáng chú ý là sừng tê giác bất hợp pháp. Courrier International trích dẫn bài viết này với dòng tựa dí dỏm : «Tại Việt Nam, người ta nhậu với sừng tê giác».
Tờ báo cho biết, đó là một « mốt mới » của đại gia Việt Nam : Trong những tiệc tùng thường hay có rượu pha với bột sừng tê giác. Theo tờ báo, mốt mới này để cho các đại gia Việt Nam khẳng định đẳng cấp xã hội, và cũng vì họ cho rằng, sừng tê giác bổ dưỡng cho chuyện gối chăn. Thế nhưng, tờ báo cay đắng : Vô tình hay cố ý, họ biết đâu thú tiêu khiển của họ đang góp phần làm tuyệt chủng loài thú quí hiếm này ở vùng Nam Phi xa xôi.
Theo thống kê, trong giai đoạn 1990-2005, ở Nam Phi, mỗi năm trung bình có 14 con tê giác bị giết hại để lấy sừng. Năm 2010, con số này leo lên đến 333 con, và năm 2011 là 448 con. Chỉ 8 tháng đầu năm 2012, đã có 338 con tê giác bị giết để lấy sừng. Dự phóng 2012 sẽ là năm tê giác bị giết hại nhiều nhất, kể từ khi có thống kê chính thức cho hồ sơ này. Không chỉ số lượng giết hại tê giác tăng phi mã, mà giá cả cũng ngày càng cao.
Tìm hiểu về nguyên nhân, một báo cáo cho biết, có rất nhiều yếu tố tập hợp lại làm cho nạn buôn lậu sừng tê giác hoành hành : Tình trạng thiếu các thể chế cần thiết, quan chức quản lí động vật hoang dã tham nhũng, và hoạt động tinh vi của các tổ chức tội phạm vùng châu Á.
Báo cáo cũng chỉ ra bốn đối tượng tiêu thụ chính mặt hàng sừng tê giác: Quí ông rượu bia quá đà, muốn dùng sừng tê giác để giải độc cơ thể và tăng cường bản lĩnh đàn ông, lại có người tin rằng sừng tê giác có thể trị được bệnh ung thư, cũng có những quí bà giàu có, dùng sừng tê giác để trị cảm sốt cho con, và cuối cùng là việc dùng sừng tê giác làm quà biếu xén có giá trị.
Từ Nam Phi, sừng tê giác được bán qua nhiều khâu trung gian, và chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thể đến Việt Nam. Nạn săn tê giác hoành hành đến mức mà chính phủ Nam Phi đã tăng cường biện pháp chống săn bắt trái phép tê giác, và chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có đến 192 trường hợp bị bắt giữ. Trong khi đó, tờ báo cho biết, Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến hồ sơ này.
Trung Quốc : Phát triển bền vững là nhiệm vụ cấp bách của ban lãnh đạo mới
Mấy thập niên qua, kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bật, và hiện là đệ nhị cường quốc kinh tế thế giới. Thế nhưng, đó là một sự phát triển thiếu bền vững, tức là chỉ chạy theo mục tiêu tăng trưởng GDP mà bỏ lơ các vấn đề xã hội và môi trường.
Trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc để thay đổi cơ bản ban lãnh đạo chóp bu, báo chí Trung Quốc đặt câu hỏi : Liệu Trung Quốc có nên thay đổi chính sách phát triển kinh tế chạy theo tăng trưởng GDP như thời gian qua hay không ? Tuần san Courrier International dành hồ sơ đặc biệt cho chủ đề này, với tựa khá ấn tượng chạy trên trang nhất : «Chậm lại, Trung Quốc ơi ».
Nhận định về nhiệm vụ cấp bách nhất của ban lãnh đạo mới Trung Quốc trong thời gian sắp tới, Courrier International dẫn lại bài của tạp chí Tài Kinh xuất bản tại Bắc Kinh với tựa : «Phải thay đổi hướng đi ».
Đầu tiên, bài viết lược lại những điều đã làm được và những tồn tại trong khoảng thời gian 10 năm của thời đại cặp đôi lãnh đạo Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo (2002-2012), trong đó nhấn mạnh : Thành tựu đạt được không tương ứng với những vấn đề phát sinh do chính sách phát triển kinh tế chạy theo tăng trưởng GDP. Trong một loạt các tồn tại mà tờ báo liệt kê, đáng chú ý là một số điểm nhạy cảm sau đây : Tham nhũng ngày càng tăng, quyền lực chưa thật sự về tay người dân, người dân ngày càng mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nếu chỉ bàn riêng về kinh tế, mười năm qua, kinh tế Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào xuất khẩu, tức lệ thuộc vào thị trường thế giới, đặc biệt là châu Âu và Mỹ, bởi vậy, khi thị trường phương Tây nhức đầu thì lập tức nền kinh tế Trung Quốc bị đau bụng.
Hơn nữa, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung quốc ngày càng lớn, bất bình đẳng xã hội tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nguy cơ bạo động xã hội ngày càng lớn. Thêm vào đó, chính sách gia đình một con của Trung Quốc đang khiến cho dân số nước này ngày càng bị lão hóa, đe dọa đến nguồn lực lao động trong tương lai. Trên phương diện ngoại giao, báo Tài Kinh cho rằng, Trung Quốc thiếu một tầm nhìn dài hạn và thường có những phản ứng theo kiểu bốc đồng, bảo thủ.
Để giải quyết được những vấn đề tồn tại đó, báo Tài Kinh cho rằng, ban lãnh đạo mới phải ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề và phải tập trung vào hai nhiệm vụ ưu tiên sau đây : Tái cấu trúc nền kinh tế và tiến hành cải cách chính trị.
Tái cấu trúc nền kinh tế bằng cách không tiếp tục nhắm mắt chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà phải tập trung nhiều hơn vào chất lượng tăng trưởng, tức là bảo đảm tăng trưởng bền vững, bao gồm ba trụ cột : Chỉ tiêu kinh tế, các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Cải cách chính trị phải tập trung phát huy dân chủ thật sự, làm dịu các căng thẳng xã hội, xây dựng một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Báo Tài Kinh nhận định, « di sản » của cặp đôi Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo thật sự là « những thử thách khổng lồ » cho thế hệ lãnh đạo kế nhiệm.
Trung Quốc trả giá đắt cho việc nhắm mắt chạy theo số lượng
Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng đến mức mà xã hội nước này không kịp thích nghi, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề xã hội nhức nhối trong thời gian qua. Courrier International dẫn lại bài viết của tờ Thanh Niên nhật báo tại Hàng Châu với dòng tựa khá dí dỏm : «Trung Quốc ơi, hãy chờ người dân theo với».
Tờ báo nhắc lại vụ tai nạn xe lửa cao tốc xảy ra tại Trung Quốc hồi tháng 7/2011 làm hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương, qua đó cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh như vận tốc tàu hỏa mà nhà cầm quyền nước này muốn đốt cháy giai đoạn để đạt được, nhưng xã hội Trung Quốc đã chạy theo không kịp và đã bị vấp như vụ tai nạn nói trên.
Từ thực tế đó, tờ báo kêu gọi thay đổi chính sách phát triển kinh tế để có tăng trưởng bền vững hơn, với một loạt các đề nghị đáng chú ý : «Trung Quốc ơi hãy chậm chân!», «Đừng chạy quá nhanh!», « Hãy đợi người dân một chút !», « Hãy đợi lương tri một chút !», «Hãy chậm lại để người dân đến được đích an toàn, để tự do và nhân cách được tôn trọng ! ».
Nguy cơ thiếu nguồn nhân lực trong tương lai
Cũng bàn về tương lai Trung Quốc, Courrier International có xã luận mang tựa : «Từ hiểm họa màu vàng đến hiểm họa tuổi trẻ ».
Tác giả nhắc lại, hồi cuối thế kỷ 19, Trung Quốc đã bắt đầu thu hút sự chú ý của phương Tây vì nguồn lao động giá rẻ đến mức mà có người xem đó là « nguy cơ màu vàng » (ám chỉ công nhân Trung Quốc da vàng). Đó là một trong những ưu thế khiến kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc để trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Mỹ.
Thế nhưng, tác giả cho rằng, sắp tới, ưu thế này của Trung Quốc sẽ không còn, bởi chính sách một con khiến cho sự lão hóa dân số của Trung Quốc ngày càng tăng, và trong tương lai, nguồn lực lao động nước này sẽ giảm, tức là Trung Quốc sẽ đối mặt với « một hiểm họa tuổi trẻ ».
Philippines : Nông dân bị mất đất vì các dự án công nghiệp
Cũng tại châu Á, nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 10 nhìn về Philippines với bài viết : «Philippines, đất đem bán rẻ », cho biết, trong bối cảnh giá lương thực tăng cao, đất nông nghiệp ngày càng trở nên đắt đỏ, thì tại Philippines, nhiều đất đai trồng lúa, bắp màu mỡ đã bị chính quyền xếp vào danh sách « không sinh lợi » và giao cho các nhà đầu tư công nghiệp nước ngoài khai thác.
Tờ báo nhấn mạnh, năm 2007, một bộ luật về nhiên liệu sinh học (từ phế phẩm nông nghiệp) đã được thông qua tại Philippines, theo đó, chất hữu cơ Ethanol sẽ tăng dần tỉ trọng trong ngành nhiên liệu ở nước này (Mục tiêu là đạt 10% kể từ 2011).
Nếu theo chỉ tiêu đó, thì sản xuất Ethanol hiện tại của Philippines vẫn chưa đủ. Vì thế, chính phủ Philippines đã triển khai chương trình phát triển năng lượng sinh học từ phế phẩm nông nghiệp và giao cho một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp « giúp đỡ nhà đầu tư vượt qua những chướng ngại về pháp lý và nguồn cung ứng để triển khai những dự án công nghiệp năng lượng sinh học ». Cơ quan này cũng có nhiệm vụ xác định những khu đất thích hợp để phục vụ dự án nói trên. Tờ báo cho biết, cơ quan này đã thống kê được 2 triệu héc ta đất thuộc loại « không sản xuất được », « bị bỏ hoang » và « đất ven rừng » để giao cho các dự án năng lượng sinh học.
Tuy nhiên, do các khái niệm liên quan không rõ ràng, nên việc xác định loại đất không chính xác, dẫn đến việc nhiều đất nông nghiệp trồng lương thực bị trưng dụng cho các dự án công nghiệp. Chẳng hạn, có nhiều đất trồng lúa hoặc bắp bị trưng dụng trồng mía, phục vụ cho các nhà máy sản xuất Ethanol. Tờ báo cho biết, các đại gia kinh doanh không ngần ngại hối lộ nhà cầm quyền và làm giấy tờ giả để chiếm đất của các tiểu nông. Còn về phía Nhà nước, các quan chức chịu trách nhiệm kiểm tra thực địa để xác định đất có trưng dụng được hay không, thì họ cũng làm việc quá sơ sài.
Đây là một vấn đề lớn đối với an ninh lương thực. Chẳng hạn, ở tỉnh Isabela trên đảo Luçon, nơi mà các ruộng mía lần lượt mọc lên thay thế cho bắp và lúa, trong khi đây lại là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa và đứng thứ hai về sản xuất bắp. Mà điều đáng chú ý hơn nữa đó là : Lúa và bắp là hai loại thực phẩm chính của nước này, trong khi mà sản xuất nội địa không đủ cung cấp cho nhu cầu hai loại lương thực này của người Philippines.
Sự phản đối đã nổi lên. Hồi đầu năm 2011, tại một địa phương ở tỉnh Isabela, hàng trăm người biểu tình đã diễu hành phản đối trước trụ sở của một tập đoàn công nghiệp sản xuất Ethanol do nước ngoài đầu tư. Rồi đến tháng 8 năm 2011, một chiếc xe kéo của tập đoàn này đã bị người biểu tình đốt. Phong trào phản đối mạnh đến mức mà tập đoàn nước ngoài nói trên đang tính giảm diện tích trồng mía dự kiến, và hồi tháng 8 này đã thông báo đóng cửa nhà máy Ethanol ở một địa phương thuộc tỉnh Isabela.
Venezuela : Đâu là sức mạnh của Hugo Chavez ?
Hôm nay, 19 triệu cử tri Venezuela đi bầu tổng thống. Ông Hugo Chavez ra tranh cử nhiệm kỳ 4 sau 13 cầm quyền. Dù bị bệnh ung thư, dù đất nước bị bất ổn đe dọa, dù quyền lực đã bị hao mòn theo năm tháng, nhưng nhân vật chính trị này vẫn còn được nhiều người dân ủng hộ. Vì sao thế ? Tuần san Le Nouvel Observateur có bài giải mã câu hỏi đó.
Bài viết nhắc lại vụ ẩu đả hồi ngày 12/09 vừa rồi giữa những người ủng hộ ông Hugo Chavez và người ủng hộ ứng viên đối lập Henrique Capriles Radonski. Nào là đốt xe hơi, nào là ném đá, nào là sáp lá cà đâm nhau bằng dao … Kết quả là hơn chục người chết và hơn 20 người bị thương.
Phe nào gây hấn trước ? Không ai biết cả, chỉ biết là kể từ bắt đầu chiến dịch tranh cử, các vụ đụng độ kiểu này ngày càng xảy ra nhiều ở Venezuela.
Tạp chí chỉ rõ, tại đất nước này, bất ổn trong thời gian qua luôn thường trực, tỉ lệ giết người của Venezuela còn cao hơn một nước đang trong tình trạng chiến tranh như Irak. Một nhà xã hội học nhận định, đây là một trong những thất bại lớn nhất của cuộc cách mạng Bolivar của ông Hugo Chavez, bởi vì, nạn nhân chính của tình trạng này là tầng lớp bình dân.
Chuyên gia này nhận định, từ năm 2000, hoạt động tội phạm ở Venezuela ngày càng trở nên chuyên nghiệp và bạo lực hơn. Hiện tại, các nhóm tội phạm sở hữu cả vũ khí nóng, nên xung đột đẫm máu với cảnh sát là thường xuyên, trong khi cảnh sát thường tham nhũng và rất bạo lực. Không chỉ người bình dân lo sợ, mà ngay cả người có tiền có của cũng hãi hùng với nạn bắt cóc. Trong bối cảnh đó, bất ổn trở thành điểm yếu đối với ông Hugo Chavez. Bởi vậy, ứng viên phe đối lập khai thác tối đa chủ đề này khi tranh cử.
Không chỉ có điểm yếu là tình hình bất ổn, ông Hugo Chavez còn bị bệnh ung thư. Thế mà, mặc cho bệnh tật, mặc cho thất bại vừa nêu, cho dù quyền lực suy giảm sau hơn 10 năm điều hành đất nước, dù rằng, lần đầu tiên, kể từ năm 1998, lần này nguy cơ ông thất bại là hoàn toàn có thể, tuần san cho biết, ông Hugo Chavez vẫn luôn dẫn đầu các cuộc thăm dò.
Vì sao ? Theo tạp chí, đó là nhờ vào việc ông Chavez cho thành lập các nhóm công tác gọi là Missión Bolivar với mục đích hỗ trợ người dân chống lại dịch bệnh, nạn mù chữ, tình trạng suy dinh dưỡng, nghèo khổ, và những tệ nạn xã hội khác. Chính sách này thành công đến mức mà ứng viên đối lập Henrique Capriles Radonski cũng phải cam kết là khi đắc cử, sẽ tiếp tục xúc tiến hoạt động của các nhóm công tác này.
Một chuyên gia chính trị nhìn vào ông Hugo Chavez dưới góc độ khác : «Ông Chavez nói chuyện như người thuộc tầng lớp bình dân, nói chuyện với họ như với người thân. Ông Chavez là người cho họ có tiếng nói ».
Sức mạnh ngoại giao của Hugo Chavez
Trên phương diện đối ngoại, Le Nouvel Observateur có bài tóm lược mang tựa: « Những quan hệ bạn bè nặng ký của Hugo Chavez ».
Tạp chí cho biết, ông Hugo Chavez vẫn luôn được xem là biểu tượng của « chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI » ở vùng Nam Mỹ và vẫn còn tiếp tục khẳng định vai trò lãnh tụ của khuynh hướng chính trị này. Các nguyên thủ từ Evo Morales của Bolivia, Rafael Correa ở Ecuador hay Cristina Kirchner của Achentina, đều là những người ủng hộ tuyệt đối Hugo Chavez. Họ « mắc nợ » ông Chavez trong việc thành lập Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ (ALBA) và gần đây là Cộng đồng các quốc gia Mỹ La tinh và Ca-ri-bê (CELAC). Các nhà quan sát cho rằng, với việc CELAC được thành lập, một liên minh mới trong khu vực, trong đó không có Mỹ và Canada, đã hình thành. Tổ chức này được coi là cơ chế hội nhập mới thay thế Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) vốn thường bị ông Chavez chỉ trích là chịu sự thao túng của Mỹ.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Venezuela luôn trong cảnh lạnh lùng, ghế đại sứ Mỹ tại Venezuela vẫn còn bỏ trống. Với lập trường chống những nước mà ông cho là chủ nghĩa đến quốc, ông Chavez đã nuôi dưỡng những mối quan hệ thân hữu gây lo ngại cho phương Tây. Ví dụ, ông Chavez luôn lên tiếng ủng hộ cựu lãnh đạo Libya Kadhafi, người đã bị phương Tây lật đổ, hay việc hiện tại ông vẫn công khai ủng hộ chế độ Bachar al-Assad tại Syria, người mà phương Tây đang muốn lật đổ.
Bình đẳng vợ chồng trong việc nội trợ : Nguy cơ ly dị ?
Cuối cùng là một thông tin đáng chú ý trong đời sống vợ chồng đăng trên phụ trang cuối tuần báo Le Monde với dòng tựa là một câu hỏi : «Chia sẻ việc nhà có dẫn đến ly dị hay không ? ».
Trong cuộc sống hiện đại, thường thì quí bà hay đòi hỏi chồng mình phải cùng xắn tay áo chia sẻ công việc nội trợ. Thế nhưng, hãy coi chừng, khi quyền bình đẳng nam nữ được bảo đảm thì hạnh phúc gia đình sẽ thiếu bền lâu. Đó là kết quả một nghiên cứu xã hội học vừa được công bố ở Na Uy.
Nghiên cứu cho thấy : Những cặp vợ chồng phân chia việc nhà công bằng nhất có nguy cơ ly dị cao gấp hai lần so với bình thường. Tức là hễ có thêm một ông chồng bị buộc vào chuyện nội trợ thì tỉ lệ ly dị sẽ nhích lên một chút.
Mới nghe có vẻ vô lý, nhưng giải thích của nghiên cứu không phải là không có lý. Nguyên nhân trước tiên, theo nghiên cứu, là do quan hệ vợ chồng thời hiện đại có vẻ ít thiêng liêng hơn so với trước kia. Kế đến là vì, khi chia sẻ việc nhà, tức làm chung một loại công việc, thì mâu thuẫn thường phát sinh, và người này dễ nhìn thấy sự thiếu sót của người kia để bắt bẻ. Đổ vỡ cũng bắt đầu từ đó.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121007-viet-nam-thi-truong-lon-tieu-thu-sung-te-giac-lau
Theo thống kê, trong giai đoạn 1990-2005, ở Nam Phi, mỗi năm trung bình có 14 con tê giác bị giết hại để lấy sừng. Năm 2010, con số này leo lên đến 333 con, và năm 2011 là 448 con. Chỉ 8 tháng đầu năm 2012, đã có 338 con tê giác bị giết để lấy sừng. Dự phóng 2012 sẽ là năm tê giác bị giết hại nhiều nhất, kể từ khi có thống kê chính thức cho hồ sơ này. Không chỉ số lượng giết hại tê giác tăng phi mã, mà giá cả cũng ngày càng cao.
Tìm hiểu về nguyên nhân, một báo cáo cho biết, có rất nhiều yếu tố tập hợp lại làm cho nạn buôn lậu sừng tê giác hoành hành : Tình trạng thiếu các thể chế cần thiết, quan chức quản lí động vật hoang dã tham nhũng, và hoạt động tinh vi của các tổ chức tội phạm vùng châu Á.
Báo cáo cũng chỉ ra bốn đối tượng tiêu thụ chính mặt hàng sừng tê giác: Quí ông rượu bia quá đà, muốn dùng sừng tê giác để giải độc cơ thể và tăng cường bản lĩnh đàn ông, lại có người tin rằng sừng tê giác có thể trị được bệnh ung thư, cũng có những quí bà giàu có, dùng sừng tê giác để trị cảm sốt cho con, và cuối cùng là việc dùng sừng tê giác làm quà biếu xén có giá trị.
Từ Nam Phi, sừng tê giác được bán qua nhiều khâu trung gian, và chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thể đến Việt Nam. Nạn săn tê giác hoành hành đến mức mà chính phủ Nam Phi đã tăng cường biện pháp chống săn bắt trái phép tê giác, và chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có đến 192 trường hợp bị bắt giữ. Trong khi đó, tờ báo cho biết, Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến hồ sơ này.
Trung Quốc : Phát triển bền vững là nhiệm vụ cấp bách của ban lãnh đạo mới
Mấy thập niên qua, kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bật, và hiện là đệ nhị cường quốc kinh tế thế giới. Thế nhưng, đó là một sự phát triển thiếu bền vững, tức là chỉ chạy theo mục tiêu tăng trưởng GDP mà bỏ lơ các vấn đề xã hội và môi trường.
Trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc để thay đổi cơ bản ban lãnh đạo chóp bu, báo chí Trung Quốc đặt câu hỏi : Liệu Trung Quốc có nên thay đổi chính sách phát triển kinh tế chạy theo tăng trưởng GDP như thời gian qua hay không ? Tuần san Courrier International dành hồ sơ đặc biệt cho chủ đề này, với tựa khá ấn tượng chạy trên trang nhất : «Chậm lại, Trung Quốc ơi ».
Nhận định về nhiệm vụ cấp bách nhất của ban lãnh đạo mới Trung Quốc trong thời gian sắp tới, Courrier International dẫn lại bài của tạp chí Tài Kinh xuất bản tại Bắc Kinh với tựa : «Phải thay đổi hướng đi ».
Đầu tiên, bài viết lược lại những điều đã làm được và những tồn tại trong khoảng thời gian 10 năm của thời đại cặp đôi lãnh đạo Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo (2002-2012), trong đó nhấn mạnh : Thành tựu đạt được không tương ứng với những vấn đề phát sinh do chính sách phát triển kinh tế chạy theo tăng trưởng GDP. Trong một loạt các tồn tại mà tờ báo liệt kê, đáng chú ý là một số điểm nhạy cảm sau đây : Tham nhũng ngày càng tăng, quyền lực chưa thật sự về tay người dân, người dân ngày càng mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nếu chỉ bàn riêng về kinh tế, mười năm qua, kinh tế Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào xuất khẩu, tức lệ thuộc vào thị trường thế giới, đặc biệt là châu Âu và Mỹ, bởi vậy, khi thị trường phương Tây nhức đầu thì lập tức nền kinh tế Trung Quốc bị đau bụng.
Hơn nữa, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung quốc ngày càng lớn, bất bình đẳng xã hội tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nguy cơ bạo động xã hội ngày càng lớn. Thêm vào đó, chính sách gia đình một con của Trung Quốc đang khiến cho dân số nước này ngày càng bị lão hóa, đe dọa đến nguồn lực lao động trong tương lai. Trên phương diện ngoại giao, báo Tài Kinh cho rằng, Trung Quốc thiếu một tầm nhìn dài hạn và thường có những phản ứng theo kiểu bốc đồng, bảo thủ.
Để giải quyết được những vấn đề tồn tại đó, báo Tài Kinh cho rằng, ban lãnh đạo mới phải ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề và phải tập trung vào hai nhiệm vụ ưu tiên sau đây : Tái cấu trúc nền kinh tế và tiến hành cải cách chính trị.
Tái cấu trúc nền kinh tế bằng cách không tiếp tục nhắm mắt chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà phải tập trung nhiều hơn vào chất lượng tăng trưởng, tức là bảo đảm tăng trưởng bền vững, bao gồm ba trụ cột : Chỉ tiêu kinh tế, các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Cải cách chính trị phải tập trung phát huy dân chủ thật sự, làm dịu các căng thẳng xã hội, xây dựng một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Báo Tài Kinh nhận định, « di sản » của cặp đôi Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo thật sự là « những thử thách khổng lồ » cho thế hệ lãnh đạo kế nhiệm.
Trung Quốc trả giá đắt cho việc nhắm mắt chạy theo số lượng
Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng đến mức mà xã hội nước này không kịp thích nghi, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề xã hội nhức nhối trong thời gian qua. Courrier International dẫn lại bài viết của tờ Thanh Niên nhật báo tại Hàng Châu với dòng tựa khá dí dỏm : «Trung Quốc ơi, hãy chờ người dân theo với».
Tờ báo nhắc lại vụ tai nạn xe lửa cao tốc xảy ra tại Trung Quốc hồi tháng 7/2011 làm hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương, qua đó cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh như vận tốc tàu hỏa mà nhà cầm quyền nước này muốn đốt cháy giai đoạn để đạt được, nhưng xã hội Trung Quốc đã chạy theo không kịp và đã bị vấp như vụ tai nạn nói trên.
Từ thực tế đó, tờ báo kêu gọi thay đổi chính sách phát triển kinh tế để có tăng trưởng bền vững hơn, với một loạt các đề nghị đáng chú ý : «Trung Quốc ơi hãy chậm chân!», «Đừng chạy quá nhanh!», « Hãy đợi người dân một chút !», « Hãy đợi lương tri một chút !», «Hãy chậm lại để người dân đến được đích an toàn, để tự do và nhân cách được tôn trọng ! ».
Nguy cơ thiếu nguồn nhân lực trong tương lai
Cũng bàn về tương lai Trung Quốc, Courrier International có xã luận mang tựa : «Từ hiểm họa màu vàng đến hiểm họa tuổi trẻ ».
Tác giả nhắc lại, hồi cuối thế kỷ 19, Trung Quốc đã bắt đầu thu hút sự chú ý của phương Tây vì nguồn lao động giá rẻ đến mức mà có người xem đó là « nguy cơ màu vàng » (ám chỉ công nhân Trung Quốc da vàng). Đó là một trong những ưu thế khiến kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc để trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Mỹ.
Thế nhưng, tác giả cho rằng, sắp tới, ưu thế này của Trung Quốc sẽ không còn, bởi chính sách một con khiến cho sự lão hóa dân số của Trung Quốc ngày càng tăng, và trong tương lai, nguồn lực lao động nước này sẽ giảm, tức là Trung Quốc sẽ đối mặt với « một hiểm họa tuổi trẻ ».
Philippines : Nông dân bị mất đất vì các dự án công nghiệp
Cũng tại châu Á, nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 10 nhìn về Philippines với bài viết : «Philippines, đất đem bán rẻ », cho biết, trong bối cảnh giá lương thực tăng cao, đất nông nghiệp ngày càng trở nên đắt đỏ, thì tại Philippines, nhiều đất đai trồng lúa, bắp màu mỡ đã bị chính quyền xếp vào danh sách « không sinh lợi » và giao cho các nhà đầu tư công nghiệp nước ngoài khai thác.
Tờ báo nhấn mạnh, năm 2007, một bộ luật về nhiên liệu sinh học (từ phế phẩm nông nghiệp) đã được thông qua tại Philippines, theo đó, chất hữu cơ Ethanol sẽ tăng dần tỉ trọng trong ngành nhiên liệu ở nước này (Mục tiêu là đạt 10% kể từ 2011).
Nếu theo chỉ tiêu đó, thì sản xuất Ethanol hiện tại của Philippines vẫn chưa đủ. Vì thế, chính phủ Philippines đã triển khai chương trình phát triển năng lượng sinh học từ phế phẩm nông nghiệp và giao cho một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp « giúp đỡ nhà đầu tư vượt qua những chướng ngại về pháp lý và nguồn cung ứng để triển khai những dự án công nghiệp năng lượng sinh học ». Cơ quan này cũng có nhiệm vụ xác định những khu đất thích hợp để phục vụ dự án nói trên. Tờ báo cho biết, cơ quan này đã thống kê được 2 triệu héc ta đất thuộc loại « không sản xuất được », « bị bỏ hoang » và « đất ven rừng » để giao cho các dự án năng lượng sinh học.
Tuy nhiên, do các khái niệm liên quan không rõ ràng, nên việc xác định loại đất không chính xác, dẫn đến việc nhiều đất nông nghiệp trồng lương thực bị trưng dụng cho các dự án công nghiệp. Chẳng hạn, có nhiều đất trồng lúa hoặc bắp bị trưng dụng trồng mía, phục vụ cho các nhà máy sản xuất Ethanol. Tờ báo cho biết, các đại gia kinh doanh không ngần ngại hối lộ nhà cầm quyền và làm giấy tờ giả để chiếm đất của các tiểu nông. Còn về phía Nhà nước, các quan chức chịu trách nhiệm kiểm tra thực địa để xác định đất có trưng dụng được hay không, thì họ cũng làm việc quá sơ sài.
Đây là một vấn đề lớn đối với an ninh lương thực. Chẳng hạn, ở tỉnh Isabela trên đảo Luçon, nơi mà các ruộng mía lần lượt mọc lên thay thế cho bắp và lúa, trong khi đây lại là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa và đứng thứ hai về sản xuất bắp. Mà điều đáng chú ý hơn nữa đó là : Lúa và bắp là hai loại thực phẩm chính của nước này, trong khi mà sản xuất nội địa không đủ cung cấp cho nhu cầu hai loại lương thực này của người Philippines.
Sự phản đối đã nổi lên. Hồi đầu năm 2011, tại một địa phương ở tỉnh Isabela, hàng trăm người biểu tình đã diễu hành phản đối trước trụ sở của một tập đoàn công nghiệp sản xuất Ethanol do nước ngoài đầu tư. Rồi đến tháng 8 năm 2011, một chiếc xe kéo của tập đoàn này đã bị người biểu tình đốt. Phong trào phản đối mạnh đến mức mà tập đoàn nước ngoài nói trên đang tính giảm diện tích trồng mía dự kiến, và hồi tháng 8 này đã thông báo đóng cửa nhà máy Ethanol ở một địa phương thuộc tỉnh Isabela.
Venezuela : Đâu là sức mạnh của Hugo Chavez ?
Hôm nay, 19 triệu cử tri Venezuela đi bầu tổng thống. Ông Hugo Chavez ra tranh cử nhiệm kỳ 4 sau 13 cầm quyền. Dù bị bệnh ung thư, dù đất nước bị bất ổn đe dọa, dù quyền lực đã bị hao mòn theo năm tháng, nhưng nhân vật chính trị này vẫn còn được nhiều người dân ủng hộ. Vì sao thế ? Tuần san Le Nouvel Observateur có bài giải mã câu hỏi đó.
Bài viết nhắc lại vụ ẩu đả hồi ngày 12/09 vừa rồi giữa những người ủng hộ ông Hugo Chavez và người ủng hộ ứng viên đối lập Henrique Capriles Radonski. Nào là đốt xe hơi, nào là ném đá, nào là sáp lá cà đâm nhau bằng dao … Kết quả là hơn chục người chết và hơn 20 người bị thương.
Phe nào gây hấn trước ? Không ai biết cả, chỉ biết là kể từ bắt đầu chiến dịch tranh cử, các vụ đụng độ kiểu này ngày càng xảy ra nhiều ở Venezuela.
Tạp chí chỉ rõ, tại đất nước này, bất ổn trong thời gian qua luôn thường trực, tỉ lệ giết người của Venezuela còn cao hơn một nước đang trong tình trạng chiến tranh như Irak. Một nhà xã hội học nhận định, đây là một trong những thất bại lớn nhất của cuộc cách mạng Bolivar của ông Hugo Chavez, bởi vì, nạn nhân chính của tình trạng này là tầng lớp bình dân.
Chuyên gia này nhận định, từ năm 2000, hoạt động tội phạm ở Venezuela ngày càng trở nên chuyên nghiệp và bạo lực hơn. Hiện tại, các nhóm tội phạm sở hữu cả vũ khí nóng, nên xung đột đẫm máu với cảnh sát là thường xuyên, trong khi cảnh sát thường tham nhũng và rất bạo lực. Không chỉ người bình dân lo sợ, mà ngay cả người có tiền có của cũng hãi hùng với nạn bắt cóc. Trong bối cảnh đó, bất ổn trở thành điểm yếu đối với ông Hugo Chavez. Bởi vậy, ứng viên phe đối lập khai thác tối đa chủ đề này khi tranh cử.
Không chỉ có điểm yếu là tình hình bất ổn, ông Hugo Chavez còn bị bệnh ung thư. Thế mà, mặc cho bệnh tật, mặc cho thất bại vừa nêu, cho dù quyền lực suy giảm sau hơn 10 năm điều hành đất nước, dù rằng, lần đầu tiên, kể từ năm 1998, lần này nguy cơ ông thất bại là hoàn toàn có thể, tuần san cho biết, ông Hugo Chavez vẫn luôn dẫn đầu các cuộc thăm dò.
Vì sao ? Theo tạp chí, đó là nhờ vào việc ông Chavez cho thành lập các nhóm công tác gọi là Missión Bolivar với mục đích hỗ trợ người dân chống lại dịch bệnh, nạn mù chữ, tình trạng suy dinh dưỡng, nghèo khổ, và những tệ nạn xã hội khác. Chính sách này thành công đến mức mà ứng viên đối lập Henrique Capriles Radonski cũng phải cam kết là khi đắc cử, sẽ tiếp tục xúc tiến hoạt động của các nhóm công tác này.
Một chuyên gia chính trị nhìn vào ông Hugo Chavez dưới góc độ khác : «Ông Chavez nói chuyện như người thuộc tầng lớp bình dân, nói chuyện với họ như với người thân. Ông Chavez là người cho họ có tiếng nói ».
Sức mạnh ngoại giao của Hugo Chavez
Trên phương diện đối ngoại, Le Nouvel Observateur có bài tóm lược mang tựa: « Những quan hệ bạn bè nặng ký của Hugo Chavez ».
Tạp chí cho biết, ông Hugo Chavez vẫn luôn được xem là biểu tượng của « chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI » ở vùng Nam Mỹ và vẫn còn tiếp tục khẳng định vai trò lãnh tụ của khuynh hướng chính trị này. Các nguyên thủ từ Evo Morales của Bolivia, Rafael Correa ở Ecuador hay Cristina Kirchner của Achentina, đều là những người ủng hộ tuyệt đối Hugo Chavez. Họ « mắc nợ » ông Chavez trong việc thành lập Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ (ALBA) và gần đây là Cộng đồng các quốc gia Mỹ La tinh và Ca-ri-bê (CELAC). Các nhà quan sát cho rằng, với việc CELAC được thành lập, một liên minh mới trong khu vực, trong đó không có Mỹ và Canada, đã hình thành. Tổ chức này được coi là cơ chế hội nhập mới thay thế Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) vốn thường bị ông Chavez chỉ trích là chịu sự thao túng của Mỹ.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Venezuela luôn trong cảnh lạnh lùng, ghế đại sứ Mỹ tại Venezuela vẫn còn bỏ trống. Với lập trường chống những nước mà ông cho là chủ nghĩa đến quốc, ông Chavez đã nuôi dưỡng những mối quan hệ thân hữu gây lo ngại cho phương Tây. Ví dụ, ông Chavez luôn lên tiếng ủng hộ cựu lãnh đạo Libya Kadhafi, người đã bị phương Tây lật đổ, hay việc hiện tại ông vẫn công khai ủng hộ chế độ Bachar al-Assad tại Syria, người mà phương Tây đang muốn lật đổ.
Bình đẳng vợ chồng trong việc nội trợ : Nguy cơ ly dị ?
Cuối cùng là một thông tin đáng chú ý trong đời sống vợ chồng đăng trên phụ trang cuối tuần báo Le Monde với dòng tựa là một câu hỏi : «Chia sẻ việc nhà có dẫn đến ly dị hay không ? ».
Trong cuộc sống hiện đại, thường thì quí bà hay đòi hỏi chồng mình phải cùng xắn tay áo chia sẻ công việc nội trợ. Thế nhưng, hãy coi chừng, khi quyền bình đẳng nam nữ được bảo đảm thì hạnh phúc gia đình sẽ thiếu bền lâu. Đó là kết quả một nghiên cứu xã hội học vừa được công bố ở Na Uy.
Nghiên cứu cho thấy : Những cặp vợ chồng phân chia việc nhà công bằng nhất có nguy cơ ly dị cao gấp hai lần so với bình thường. Tức là hễ có thêm một ông chồng bị buộc vào chuyện nội trợ thì tỉ lệ ly dị sẽ nhích lên một chút.
Mới nghe có vẻ vô lý, nhưng giải thích của nghiên cứu không phải là không có lý. Nguyên nhân trước tiên, theo nghiên cứu, là do quan hệ vợ chồng thời hiện đại có vẻ ít thiêng liêng hơn so với trước kia. Kế đến là vì, khi chia sẻ việc nhà, tức làm chung một loại công việc, thì mâu thuẫn thường phát sinh, và người này dễ nhìn thấy sự thiếu sót của người kia để bắt bẻ. Đổ vỡ cũng bắt đầu từ đó.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121007-viet-nam-thi-truong-lon-tieu-thu-sung-te-giac-lau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten