Muỗi anophen, trung gian truyền bệnh sốt rét
(DR)
Bệnh sốt rét là nguyên nhân tử vong của gần 1 triệu người hàng năm trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi. Trong thời gian gần đây, dịch bệnh này có chiều hướng được khống chế, ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, hiện tượng ký sinh trùng kháng thuốc tại khu vực Đông Nam Á gia tăng, gây lo ngại cho mục tiêu đẩy lùi bệnh sốt rét trên thế giới.
Từ năm 2006, đã xuất hiện một số khu vực ký sinh trùng kháng thuốc đầu tiên tại vùng biên giới Cam Bốt - Thái Lan. Tại Việt Nam, năm 2009, đã phát hiện một điểm kháng thuốc đầu tiên tại tỉnh Bình Phước (miền Nam). Từ năm 2009 đến nay, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ kháng thuốc đã tăng từ 16 đến hơn 20%, và ký sinh trùng kháng thuốc có mặt tại ít nhất 3 tỉnh miền Nam và miền Trung Việt Nam. Bên cạnh việc ký sinh trùng kháng thuốc, cũng có nhiều biểu hiện cho thấy muỗi anophen kháng lại các loại hóa chất diệt muỗi vốn có. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu không khống chế được các ổ ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thì loại ký sinh trùng này có thể sẽ lan sang các nước và khu vực khác.
Để tìm hiểu về thực tế ký sinh trùng kháng thuốc tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học của RFI tuần này đặt câu hỏi với Bác sĩ – Tiến sĩ Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM. Sau đây mời quý vị nghe tiếng nói của Bác sĩ Lê Thành Đồng.
Phần tiếp theo các giải thích của Bác sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên (Đại học New South Wales - Sydney) về cơ chế, nguyên nhân của việc ký sinh trùng kháng thuốc và các biện pháp phòng chống.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Lê Thành Đồng và Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
Bài liên quan
Thiếu tiền và nhờn thuốc: hai thách thức trong việc chống sốt rét
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121003-viet-nam-doi-pho-voi-nan-ky-sinh-trung-sot-ret-khang-thuoc
Từ năm 2006, đã xuất hiện một số khu vực ký sinh trùng kháng thuốc đầu tiên tại vùng biên giới Cam Bốt - Thái Lan. Tại Việt Nam, năm 2009, đã phát hiện một điểm kháng thuốc đầu tiên tại tỉnh Bình Phước (miền Nam). Từ năm 2009 đến nay, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ kháng thuốc đã tăng từ 16 đến hơn 20%, và ký sinh trùng kháng thuốc có mặt tại ít nhất 3 tỉnh miền Nam và miền Trung Việt Nam. Bên cạnh việc ký sinh trùng kháng thuốc, cũng có nhiều biểu hiện cho thấy muỗi anophen kháng lại các loại hóa chất diệt muỗi vốn có. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu không khống chế được các ổ ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thì loại ký sinh trùng này có thể sẽ lan sang các nước và khu vực khác.
Để tìm hiểu về thực tế ký sinh trùng kháng thuốc tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học của RFI tuần này đặt câu hỏi với Bác sĩ – Tiến sĩ Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM. Sau đây mời quý vị nghe tiếng nói của Bác sĩ Lê Thành Đồng.
Phần tiếp theo các giải thích của Bác sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên (Đại học New South Wales - Sydney) về cơ chế, nguyên nhân của việc ký sinh trùng kháng thuốc và các biện pháp phòng chống.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Lê Thành Đồng và Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
Bài liên quan
Thiếu tiền và nhờn thuốc: hai thách thức trong việc chống sốt rét
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121003-viet-nam-doi-pho-voi-nan-ky-sinh-trung-sot-ret-khang-thuoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten