zaterdag 9 juli 2022

Cuộc chiến Ukraine: Xe tăng đã đến 'ngày tàn'? + Xe tăng T-90 Việt Nam mua về từ Nga có chống được drone?

 

Cuộc chiến Ukraine: Xe tăng đã đến 'ngày tàn'?

  • Frank Gardner
  • Phóng viên An ninh của BBC
Một xe tăng Nga bị bỏ lại gần thành phố Irpin ở Ukraine

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Theo ước tính Nga đã mất 700 chiếc xe tăng tính từ đầu năm đến nay

Hình ảnh xe tăng Nga - trơ khung, tháp pháo gãy, nòng súng cháy đen, hướng lên bầu trời một cách vô dụng - đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng trong cuộc chiến tranh Ukraine. Điều này đã khiến một số người hỏi là liệu các vũ khí chống tăng hiện đại đã khiến xe tăng trở nên vô dụng trên chiến trường hay không.

"Đây là chuyện xuất hiện mỗi khi một xe tăng bị hạ gục," David Willey, giám tuyển và người hướng dẫn tại Bảo tàng Xe tăng (Tank Museum) ở Bovington, Dorset (Anh Quốc) nơi trưng bày những chiếc xe tăng lớn nhất thế giới. "Bởi vì xe tăng là một biểu tượng sức mạnh, khi nó bị đánh bại thì mọi người đưa ra kết luận là ngày tàn của xe tăng đã tới."

Chúng tôi xem một chiến xe tăng T72 do Liên Xô thiết kế, được cải tiến động cơ, kêu lạch cạch khi đang di chuyển tới một điểm nạp nhiên liệu trước khi tập dợt để trưng bày.

Căn bản thì đây là mẫu xe tăng giống như loại đã lăn bánh qua biên giới Ukraine vào tháng Hai và hàng trăm chiếc đã bị những chiếc drone do lực lượng bộ binh Ukraine vận hành phá hủy, như Javelin và Vũ khí Chống tăng Hạng nhẹ Thế hệ nối tiếp (Next Generation Light Anti-tank Weapons (Nlaws).

"Điều quan trọng là không rút ra những bài học sai lầm từ những gì chúng ta đã chứng kiến trong vòng vài tháng qua,", Trung tướng Quân đội Mỹ về hưu, Ben Hodges cho biết, ông gần đây đã chỉ huy lực lượng trên đất liền của Mỹ ở Châu Âu.

"Những xe tăng Nga thuộc diện cần xem xét là những chiếc được sử dụng không hiệu quả, không được hỗ trợ bởi lực lượng bộ binh đã suy yếu, và không hưởng được lợi ích gì từ một quân đoàn sĩ quan không được ủy nhiệm (NCO), có thể thấy trong quân đội Mỹ hoặc Anh. Vì vậy, lực lượng phòng vệ Ukraine đều không mấy khó khăn để tiêu diệt được số xe tăng này."

Chiếc xe tăng T72 ở Bovington
Chụp lại hình ảnh,

Chiếc xe tăng T72 này là quà của Quân đội Ba Lan dành tặng Bảo tàng Xe tăng (Tank Museum) ở Bovington, Anh Quốc

Quan điểm của Trung tướng Quân đội Mỹ Ben Hodges được Ben Barry, Thiếu tướng về hưu của Quân đội Anh hưởng ứng, ông hiện là nhà nghiên cứu cấp cao về chiến tranh trên đất liền tại Viện nghiên cứu International Institute for Strategic Studies (IISS).

"Nga thất bại ở Kyiv cho thấy điều gì xảy ra khi xe tăng bị một lực lượng vận hành một cách không chuyên nghiệp, không thể tiến hành chiến tranh vũ trang kết hợp (kết hợp xe tăng với bộ binh, pháo binh và máy bay) và hậu cần kém cỏi.

"Một nhóm tác chiến mạnh của Nato sẽ đẩy lùi bộ binh để ngăn chặn xe tăng bị phục kích."

Xe tăng - một trong những biểu tượng của nền chiến tranh hiện đại - bị chỉ trích lẫn bảo vệ. Trong cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh năm 2020, xe tăng của Armenia đã bị những drone do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo và Azerbaijan sở hữu tiêu diệt. Ở Libya, những chiếc drone tương tự, TB2 Bayraktar đã gây nên các tổn thất nghiêm trọng đối với lực lượng của Tướng Haftar, trong khi ở Syria, những xe tăng chính phủ cũng trở thành con mồi cho những chiếc drone của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Ukraine, những tên lửa dẫn đường chống tăng hiện đại, do Anh, Mỹ và các nước khác cung cấp đã trở thành nhân tố thay đổi cục diện, đẩy lùi dòng xe thiết giáp của Nga khỏi miền bắc thủ đô Kyiv. Trong khi đó, vào giai đoạn thứ hai, tại Donbas, số lượng đạn pháo lớn của Nga đã trở thành nhân tố thay đổi cục diện, sử dụng sức mạnh phá hủy của đạn pháo để từ từ bắn phá và tiến về phía trước.

Cho đến năm nay, theo ước tính, Nga đã mất hơn 700 xe tăng - một số bị phá hủy, một số bị bỏ lại. Những xe tăng này, theo hình ảnh, được bao phủ bằng vỏ giáp tự vệ (reactive armor) - trông như một chiếc hộp hình chữ nhật lớn. Xe tăng được thiết kế có thể kích hoạt một vụ nổ nhỏ khi tên lửa đánh trúng để giảm tác động phải gánh chịu.

Thế nhưng nguồn drone do Phương Tây cung cấp và các tên lửa chống tăng đã nhắm vào điều này, phần lớn bắn vào xe tăng từ trên cao, nhằm vào tháp pháo, nơi lớp vỏ giáp mỏng nhất.

"Cuộc chiến này đã trở thành cơ hội của drone," ông Brig Barry nói. "Nó cho chúng ta thấy cần có drone để phòng vệ, không để những chiếc drone của kẻ thù tấn công. Cần có hệ thống phòng không tầm thấp cổ điển gồm tia laser và gây nhiễu điện từ."

Tên lửa Javelin do Mỹ chế tạo tại một buổi diễn tập

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các tên lửa Javelin do Mỹ chế tạo đã phá hủy hàng chục xe tăng Nga

Một nhân tố có thể kéo dài tương lai của xe tăng là Hệ thống Bảo vệ Chủ động (Active Protection System - APS). Đây là một cách để tránh được bất kỳ tác nhân nào tấn công xe tăng của bạn trước khi bạn bị đánh trúng.

"Có hai dạng APS, dạng tiêu diệt mềm và cứng," David Willey từ Bảo tàng Xe tăng (Tank Museum) ở Bovington giải thích.

Ông dừng lại tại chiếc xe tăng T72, một món quà từ quân đội Ba Lan, bị bám khói xanh và hướng khẩu súng khổng lồ 125 mm thị uy về hướng chúng tôi.

"Tiêu diệt mềm có nghĩ là xung điện từ có thể đánh chặn tên lửa đang bay đến. Tiêu diệt cứng có nghĩ là phóng thứ gì đó chuyển động, như một loạt đạn."

Hệ thống Trophy hoạt động

Thường thì quân đội Israel đã nghiên cứu rất toàn diện khu vực này, đặc biệt từ năm 2006 khi xe tăng của họ bị đánh bại do thiết bị điện tử thông minh (IED) của lực lượng Hezbollah và những tên lửa chống tăng được triển khai tinh nhuệ tại Lebanon.

Israel đã phát triển Hệ thống Bảo vệ Chủ động gọi là Trophy. Nguyên tắc hoạt động là sử dụng radar để dò tìm các mối đe dọa sắp xuất hiện - tên lửa hay drone - sau đó một hệ thống phóng xoay từ tháp pháo phóng một loạt vật thể gây nổ, vô hiệu hóa chúng trước khi chúng có thể rơi trúng xe tăng. Trophy, hay một biến thể của nó, có thể trở thành tiêu chuẩn cho nhiều loại xe tăng mới nhất của Phương Tây.

"Bước tiến trong các biện pháp chống drone sẽ giảm mức hiệu quả của drone hiện nay dường như di chuyển xung quanh chiến trường, truy tìm các mục tiêu dễ dàng," Tướng Hodges nói.

Hình ảnh từ trên cao của một xe tăng Nga bị phá hủy

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Phần trên của một chiếc xe tăng là phần ít được bảo vệ nhất, và là mục tiêu của các tên lửa hiện đại

Thế thì xe tăng còn có tương lai không? Hoặc như một số người dự đoán, sẽ bị tàn lụi trong bãi phế liệu?

"Sẽ luôn có nhu cầu về hỏa lực di động và mang tính bảo vệ," Tướng Hodges nói. Ông dự đoán về một tương lai, không xa, khi các xe tăng không người lái, điều khiển từ xa - căn bản là loại drone thiết giáp - sẽ cùng nhau di chuyển xuyên qua chiến trường với các đoàn xe tăng nhằm tăng hỏa lực trong khi giảm rủi ro mất đi sinh mạng.

"Tôi là một binh sĩ bộ binh và tôi không bao giờ muốn tham gia bất kỳ cuộc chiến nào tại bất kỳ địa hình nào mà không được hưởng lợi ích từ sức phá hủy di động và mang tính bảo vệ," ông nói.

Justin Crump, cựu một chỉ huy xe tăng Quân đội Anh và hiện là CEO của công ty tình báo quốc phòng Sibylline đồng ý. "Xe tăng có sức phá hủy, di động và sức kháng cự mà bộ binh không có. Đây là một nền tảng linh hoạt có thể hoạt động ngày và đêm, đạt được mục tiêu và khiến kẻ thù bị sốc. Ukraine sẽ không tái thiết lực lượng xe tăng của mình khi xe tăng không có tầm quan trọng mang tính sống còn. Họ đã yêu cầu hơn gấp 2 lần số lượng xe tăng mà Anh Quốc có."

David Willey đã hướng dẫn Quân đội Anh và gần đây là đến thăm các binh sĩ Ukraine. "Không phải là loại xe tăng tốt nhất là quan trọng nhất mà là đội ngũ tốt nhất," ông nói. "Bộ vũ khí đắt tiền nhất không phải lúc nào cũng đồng nghĩa bạn sẽ chiến thắng. Niềm tin vào chính nghĩa của bạn mang tính sống còn, và người dân Ukraine tin vào chính nghĩa của mình."

Xem thêm:

Thủ tướng Đức lưỡng lự trong việc gửi xe tăng cho Ukraine

https://www.bbc.com/vietnamese/world-62074202

Cuộc chiến Ukraine: Xe tăng T-90 Việt Nam mua về từ Nga có chống được drone?

Một xe tăng Nga bị tiêu diệt trong trận chiến ở Kharkiv hôm 14/3

NGUỒN HÌNH ẢNH,ANADOLU AGENCY VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một xe tăng Nga bị tiêu diệt trong trận chiến ở Kharkiv hôm 14/3

Diễn biến của cuộc xâm lăng quân sự mà Nga thực hiện ở Ukraine làm lộ ra hàng loạt vấn đề được dư luận quan tâm.

Một trong số đó là nhược điểm "dễ chết" của các lữ đoàn xe tăng và thiết giáp trước vũ khí thế hệ mới.

Trên mạng xã hội Việt Nam đã xuất hiện nhiều câu hỏi, lo lắng về việc 64 chiếc xe tăng T-90 Việt Nam mua về từ Nga, có "sống sót nổi trận chiến hỏa tiễn và drone" nếu xảy ra chiến tranh.

Cùng lúc, trên nguyên tắc, các loại xe tăng hiện đại đều có hệ thống "phòng thủ chủ động" (active protection system-APS) chống lại hỏa tiễn, súng phóng lựu.

Việc Việt Nam mua xe tăng hiện đại của Nga được các trang quân sự có uy tín chú ý.

Ví dụ, trang Jane's Defence (13/05/2020) giới thiệu lại một video có gắn hệ thống phòng thủ Shtora-1.

Bài Video footage shows Vietnamese T-90S/SK MBTs fitted with Shtora-1 APS, viết rằng video của VN cho thấy "ít nhất một chiếc T-90SK và hai chiếc T-90S MBTs có gắn APS của Nga chế tạo."

Xe tăng hạng nặng T-90 của Nga

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Xe tăng hạng nặng T-90 của Nga trong buổi diễn tập chuẩn bị cho Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ được lên kế hoạch vào ngày 9/5/2021 để kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến I.

Ngoài ra, tạp chí Jane's đánh giá rằng hai nhóm xe tăng VN mua năm 2016, với giá hàng trăm triệu USD từ Nga và được giao hàng từ 2019, có gắn hệ thống giáp sắt bật nổ (Kontakt-5 explosive reactive armour), và hệ thống chống hỏa tiễn ngay trên tháp pháo.

Jane's cho rằng số tiền Việt Nam cho ra để mua 64 chiếc xe tăng T-90 là 250 triệu USD.

Khoản đầu tư này đại diện cho đơn đặt hàng lớn đầu tiên của các xe tăng mới mà Quân đội Nhân dân VN đã bảo đảm trong nhiều năm.

Đầu tư trong suốt hơn một thập kỷ qua đã tập trung mạnh vào hiện đại hóa hải quân và không quân Việt Nam, tạp chí này đánh giá.

Xe tăng thế hệ mới này sẽ thay thế loại của Trung Quốc (Type 59) và T-54 của Liên Xô cũ.

Các trang web của Việt Nam cho hay Lữ đoàn 201 là đơn vị có các xe tăng T-90 của Nga.

Xe tăng T-90 trong trong cuộc diễn tập hôm 17/6/2020

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Xe tăng T-90 trong cuộc diễn tập hôm 17/6/2020 để chuẩn bị cho lễ duyệt binh 75 năm Đại lễ Chiến thắng phát xít ở Nga

Một binh lính Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng Javelin trong cuộc tập trận năm 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một binh lính Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng Javelin trong cuộc tập trận năm 2021

Vào tháng 12/2021, vẫn trang Jane's Defence trích thuật báo chí Việt Nam về lễ ký kết giữa hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, tướng Phan Văn Giang và Nga, Sergei Shoigu tại Moscow về các thỏa thuận mua vũ khí Nga cho quốc gia Đông Nam Á.

Trong 10 năm qua, Nga bán cho VN các tàu ngầm lớp Kilo, chiến hạm lớp Gepard, tàu nhẹ lớp Tarantul, tàu thủy tuần tra Svetlyak, phi cơ Sukhoi Su-30MK2 và xe tăng chiến trường T-90S/SK.

Moscow cũng ký hợp đồng năm 2019 để bán cho VN 12 chiếc phi cơ huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ Yakovlev Yak-130 với giá 350 triệu USD.

Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tự hào về truyền thống chiến đấu của họ qua các cuộc chiến liên tục từ 1945 đến 1979.

Tuy thế, từ lâu này, quân đội này chưa thực sự có trận đánh lớn nào và các vũ khí hạng nặng mua về không có dịp thử lửa ngoài chiến trường.

Cùng lúc, các nhà nghiên cứu của Quân đội Nhân dân Việt Nam ý thức được giá trị của các loại vũ khí mới, lợi hại và rẻ hơn.

Một bài trên trang Quân đội Nhân dân tháng 9/2021 viết:

"Thiết bị bay không người lái (UAV) trong lĩnh vực quân sự đang bước vào một giai đoạn phát triển mới khi các thiết bị này ngày một trở nên nhỏ gọn hơn, thông minh hơn, nhanh hơn, rẻ hơn và dễ dàng cải tiến hơn..."

Việt Nam cũng đã đầu tư vào công nghệ quân sự điện tử và drone, nhưng Trung Quốc có vẻ phát triển mạnh hơn trong lĩnh vực này.

Trang Foreign Affairs (20/11/2020) có bài đánh giá Trung Quốc không chỉ sản xuất các loại drone rất hiện đại cho chiến trận ngoài biển, trên không mà đã bán cả các loại drone cho châu Phi, Trung Đông.

Đã hết thời của xe tăng?

Tuần trước, báo Mỹ Wall Street Journal có bài "Ukraine trở thành nghĩa địa cho xe tăng Nga" (Xem bài tiếng Anh tại đây).

Một chiếc xe tăng bị hư hại sau trận pháo kích ở Donetsk, nơi phe ly khai thân Nga kiểm soát, ngày 8 tháng 3 năm 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,ANADOLU AGENCY VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một chiếc xe tăng bị hư hại sau trận pháo kích ở Donetsk, nơi phe ly khai thân Nga kiểm soát, ngày 8 tháng 3 năm 2022

Bài báo nói, theo nguồn Ukraine thì sau ba tuần chiến sự, hơn 400 xe tăng Nga (và trên 1000 xe thiết giáp, thiết vận xa) đã bị Ukraine tiêu diệt.

Như nhiều trang báo và trang tin tức, gồm cả BBC News, đã đưa tin, việc sử dụng thiết bị bay không người lái, điều khiển từ xa hoặc bán tự động (UAV, hay drone) mang hỏa tiễn hoặc bom của Ukraine đã phá hủy xe tăng Nga.

Ngoài ra là các loại tên lửa vác vai, Javelin, NLAW, Panzerfaust mà Phương Tây tặng cho Ukraine đều trở thành các loại vũ khí diệt tăng.

Chênh lệch về chi phí - tiền cho một trái hỏa tiễn chống tăng từ vài nghìn, đến 40 nghìn USD (NLAW) - khiến cuộc chiến không chỉ hiệu quả về quân sự mà còn về chi tiêu quốc phòng.

Ngay cả khi Ukraine bỏ ra 2 triệu USD mua một chiếc drone Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, với mỗi lần xuất kích mang theo bốn hỏa tiễn thông minh, thì việc mất một drone để diệt một xe tăng T-90 giá 4,5 triệu USD (2016), cũng vẫn là cuộc chơi "có lãi".

Ukraine thử nghiệm thành công UAV Bayraktar TB2 03/2019

NGUỒN HÌNH ẢNH,ANADOLU AGENCY VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ukraine thử nghiệm thành công UAV Bayraktar TB2 nhập của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 03/2019 và từ đó đem vào sử dụng trong chiến trận

Tệ hơn cho Nga, quân Ukraine có đơn vị Aerorozvidka dùng cả các drone tự chế giá vài trăm USD, mang theo một khối chất nổ 3kg, đánh kiểu du kích vẫn diệt được xe tăng Nga trú ẩn trong làng mạc của Ukraine, theo báo The Times of London.

Nhiều thành viên của Aerorozvidka trước chỉ là những tay chơi drone dạng amateur được gọi vào quân đội.

Họ có thể chế ra loại drone "gắp theo lựu đạn", với tầm bay chỉ 400 mét, để thả vào tháp pháo xe tăng Nga.

Hôm 08/03/2022, Stephen Bryen có bài trên Asia Times cho rằng thị trường vũ khí của Nga sẽ "mất giá, về không" vì thất bại trước mắt trên chiến trường Ukraine.

Ông viết xe tăng T-72 của Nga, kể cả khi có hệ thống vỏ giáp tự vệ (reactive armor) vẫn bị tên lửa chống tăng của Anh và Mỹ trong tay quân Ukraine "tiêu diệt ở số lượng lớn".

Vì các loại vũ khí này đã thuộc một thế hệ mới hơn và có hai đầu đạn để khoan phá và nổ sau khi xuyên lớn vỏ thép.

Personnel with the 175th Cyberspace Operations Group conduct cyber operations at Warfield Air National Guard Base, Middle River, Maryland, US, 2017

NGUỒN HÌNH ẢNH,J.M. EDDINS JR/US AIR FORCE

Chụp lại hình ảnh,

Phòng điều khiển chiến tranh điện tử của Không lực Hoa Kỳ tại Warfield Air National Guard Base, Maryland. Từ đây, quân Mỹ có thể kiểm soát bầu trời trên toàn cầu

Javelin nay có chế độ tự bay lên độ cao 150 mét rồi "tìm diệt" xe tăng bằng cách bắn thẳng vào tháp pháo, nổ hai lần, phá tan toàn bộ thân tăng.

Liên Xô và Đức Quốc xã từng có các trận tăng chiến lừng lẫy trong Thế Chiến II ở vùng bình nguyên Ukraine, Belarus.

Nhưng theo nhà nghiên cứu George Friedman viết trên Geopolitical Futures về cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thì "lần cuối cùng xe tăng ra trận hàng loạt là năm 1973 ở Trung Đông, trong chiến tranh Israel - Ả Rập".

Ông kết luận, với thời đại vũ khí drone bay, tìm diệt thiết giáp và các loại hỏa tiễn thông minh, người ta cần xem lại giá trị quân sự nói chung của xe tăng.

Xem thêm:

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten