woensdag 16 juni 2021

Công ty Pháp Framatome cáo buộc nhà máy hạt nhân Trung Quốc gần Việt Nam, ở Đài Sơn tỉnh Quảng Đông... bị rò rỉ phóng xạ + Trung tâm EPR Đài Sơn : Giữa tham vọng hạt nhân của Trung Quốc và công nghệ Pháp

 

Công ty Pháp Framatome cáo buộc nhà máy hạt nhân Trung Quốc gần Việt Nam bị rò rỉ phóng xạ

VIỆT NAM – Hôm qua, 14 Tháng Sáu, đài CNN trích lời quan chức Mỹ cho biết, một nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc nằm khá gần biên giới với Việt Nam vừa bị rò rỉ phóng xạ.

Bản báo cáo đánh giá tình hình được đưa ra sau khi công ty Pháp Fracmatome đã cảnh báo khẩn về “mối đe dọa phóng xạ” tại Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nằm khá gần Việt Nam. Công ty Framatome sở hữu một phần nhà máy Đài Sơn, đồng thời vận hành nhà máy này, đã ghi nhận “nồng độ khí hiếm trong mạch sơ cấp của lò phán ứng số một gia tăng.”

Khí hiếm là các nguyên tố như argon, heli và neon, với khả năng tham gia phản ứng hóa học thấp. Tập đoàn năng lượng Pháp Électricité de France (EDF), công ty mẹ của Framatome, sau đó cho biết sự hiện diện của các loại khí này trong hệ thống “đã được thông báo, nghiên cứu và cung cấp cho các bên chịu trách nhiệm vận hành lò phản ứng hạt nhân.”

EDF nói thêm tập đoàn đã yêu cầu một cuộc họp bất thường của hội đồng quản trị nhà máy Đài Sơn để “ban lãnh đạo trình bày tất cả các dữ liệu và các quyết định cần thiết”.

Bản đồ vị trí nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn, Quảng Đông, cách biên giới Việt-Trung khoảng 300 dặm về phía Đông. Ảnh: Google Map

Công ty Framatome đã gửi thư đến Bộ Năng lượng Mỹ cáo buộc giới chức Trung Quốc nâng tiêu chuẩn về mức độ bức xạ bên ngoài nhà máy năng lượng hạt nhân Đài Sơn để nhà máy này không bị đóng cửa. Theo Framatome, chính phủ Trung Quốc đã nâng tiêu chuẩn về mức độ bức xạ vượt xa so tiêu chuẩn của Pháp. Chưa rõ tiêu chuẩn mới này cao hơn hay thấp hơn so với tiêu chuẩn của Mỹ.

Sau khi xem xét, chính quyền Tổng Thống Joe Biden đánh giá sự rò rỉ hạt nhân của nhà máy Đài Sơn chưa đạt đến “mức độ khủng hoảng.” Tuy nhiên theo dư luận quốc tế, việc một công ty nước ngoài là đối tác của Bắc Kinh, lại tìm đến Chính phủ Mỹ để nhờ hỗ trợ là điều bất thường.

Nguồn tin giấu tên của CNN cho biết Chính phủ Mỹ đã thảo luận vấn đề này với Chính phủ Pháp cũng như các chuyên gia thuộc Bộ Năng lượng. Bên cạnh đó, Mỹ cũng liên lạc với Chính phủ Trung Quốc.

Dù nguy cơ rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn không cao, nhưng chúng nêu bật một thách thức quan trọng cho ngành công nghiệp điện hạt nhân của Trung Quốc trong những năm tới.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã mở rộng việc sử dụng năng lượng hạt nhân, chiếm hơn 10% sản lượng điện hạt nhân của thế giới. Theo Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc, tính đến tháng 3/2021, có 16 nhà máy hạt nhân đang hoạt động với 49 lò phản ứng hạt nhân ở Trung Quốc, với tổng công suất phát điện là 51,000 megawatt. Nhà máy Đài Sơn là một dự án uy tín được xây dựng sau khi Trung Quốc ký thỏa thuận sản xuất điện hạt nhân với  công ty EDF.

Giới phân tích cho rằng, để bảo đảm an toàn cho người dân và hạn chế gây ô nhiễm, chính phủ Trung Quốc cần phải vận hành ngành năng lượng hạt nhân theo cách đặt sự an toàn và minh bạch lên trên hết. Thế nhưng, sự minh bạch vốn đã là điều vô cùng xa xỉ với giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu nay. (Theo CNN, AFP, CNA)

háp cáo buộc nhà máy hạt nhân Trung Quốc gần Việt Nam bị rò rỉ phóng xạ (saigonnhonews.com)

Xem thêm:

Nghiên cứu: Một đứa trẻ bướng bỉnh là một người lớn thành công

Cháy phòng trà, hai gia đình gồm sáu người đều tử vong

Nhiều nhà bán lẻ rời bỏ San Francisco vì nạn trộm cắp trắng trợn giữa ban ngày

Thời tiết Nam California: Cảnh báo nhiệt độ cao hơn 100 độ F

Cali ‘mở cửa’, nhớ lại thời ‘dịch giã’


Trung tâm EPR Đài Sơn : Giữa tham vọng hạt nhân của Trung Quốc và công nghệ Pháp

Ảnh tư liệu: Trên công trường xây dựng lò phản ứng hạt nhân EPR Đài Sơn, liên doanh giữa Pháp và Trung Quốc, ngày 17/10/2013.
Ảnh tư liệu: Trên công trường xây dựng lò phản ứng hạt nhân EPR Đài Sơn, liên doanh giữa Pháp và Trung Quốc, ngày 17/10/2013. AP - Bobby Yip

Trung tâm điện hạt nhân Đài Sơn của Trung Quốc với hệ thống lò phản thế hệ thứ 3 EPR duy nhất đang hoạt động trên thế giới, do Pháp thiết kế xây dựng bị sự cố rò rỉ khí phóng xạ. Sự cố này là một vố đau đối với tham vọng hạt nhân của Trung Quốc cũng như với Công ty Điện lực Quốc gia Pháp (EDF), nhà cung cấp độc quyền công nghệ lò phản ứng EPR.

Hai lò phản ứng hạt nhân EPR của nhà máy điện Đài Sơn được đặt bên bờ sông Châu Giang trong tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Trung tâm điện hạt nhân này được khánh thành năm 2018 để cung cấp điện cho cho hoạt động công nghiệp tập trung rất đông trong tỉnh Quảng Động. Hôm thứ Hai (14/06) vừa qua, kênh truyền hình Mỹ CNN loan tin một số lượng bất thường khí nhiễm xạ đã thoát ra từ quy trình làm lạnh của lò phản ứng số 1, khiến hoạt động của trung tâm Đài Sơn bị gián đoạn từ nhiều tuần nay. Thông tin này ngay lập tức đã thú hút sự chú ý của giới chuyên môn hạt nhân cũng như làm dấy lên các nghi hoặc về độ tin cậy của lò EPR, một tinh hoa của ngành công nghiệp hạt nhân Pháp.

Hôm qua (15/06), bộ Môi Trường và Cơ quan An toàn hạt nhân đã phải ra thông cáo giải thích nguyên nhân sự cố. Đó là do có một số lượng nhỏ các thanh nhiên liệu ( khoảng 5 thanh) bị hư hại dẫn đến hiện tượng tích tụ khí phóng xạ tăng bất thường tại trung tâm Đài Sơn. Thông cáo đồng thời giảm thiểu mức độ nguy hiểm của hiện tượng, khẳng định không có phóng xạ thoát ra ngoài môi trường cũng như không phải ngừng hoạt động của lò phản ứng.  

Tập đoàn điện lực Pháp EDF không phải là chủ khai thác trung tâm Đài Sơn, nhưng là nhà cung cấp công nghệ lò EPR, đồng thời là cổ đông góp 30% vốn vào trung tâm điện hạt nhân này cùng các tập đoàn năng lượng lớn của Trung Quốc. EDF cho biết đã được thông báo về hiện tượng từ tháng 10 nắm ngoái, nhưng khẳng định không có chuyện thoát khi nhiễm xạ ra ngoài không khí và đây là những trục trặc thông thường trong vận hành lò phản ứng. Trong khi đó theo tiêu chuẩn an toàn hạt nhân tại Pháp, một trục trặc tương tự chắc chắn sẽ dẫn đến ngừng hoạt động lò phản ứng.

Lò phản ứng EPR : trục trặc từ trên công trường xây dựng

Lò phản ứng hạt nhân EPR thuộc độc quyền công nghệ của Pháp được đánh giá là an toàn nhất và quyết định tương lai của điện hạt nhân. Liên doanh hợp tác với EDF, Trung Quốc đã khánh thành đưa vào vận hành 2 lò phản ứng EPR đầu tiên của trung tâm Đài Sơn cách đây 3 năm. Đây cũng là những lò EPR duy nhất đã đi vào hoạt động trên thế giới.

Trong những năm qua, EDF liên tục gặp các trục trặc rắc rối từ trên công trình xây dựng lò phản ứng EPR. Hai công trình khởi công trước trung tâm Đài Sơn, một ở Phần Lan và một ở Pháp vẫn chưa thể đi vào hoạt động sau 15 năm khởi công do các vấn đề về kỹ thuật cũng như tài chính.

Sự cố ở Đài Sơn được phát hiện vào lúc mà EDF đang cố gắng hoàn tất công trình duy nhất tại Pháp, trung tâm Flamanville ( Normandie) đồng thời hy vọng sẽ được xây dựng thêm nhiều trung tâm nữa ở trong nước. Chính phủ Pháp vẫn thận trọng muốn chờ khởi động trung tâm EPR đầu tiên, trong điều thuận lợi nhất có thể vào cuối năm 2022, rồi mới ra quyết định có xây thêm hay không sáu lò EPR.

Bên cạnh đó, EDF cũng đang tiến hành đàm phán với nhiều nước châu Âu như Ba Lan, Cộng Hòa Séc về các dự án EPR.  Anh Quốc, nơi có 2 lò EPR đang trong quá trình xây dựng, cam kết sẽ đặt hàng thêm hai lò. Tập đoàn Pháp cũng đang tiến hành thương lượng với Ấn Độ để lắp đặt tại nước này một trung tâm điện hạt nhân khổng lồ với 6 lò phản ứng EPR tại Jaitapur.

Các lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 3 EPR siêu hiện đại được đánh giá là bàn đạp để thực hiện chiến lược chuyển tiếp năng lượng sạch trong khi mà năng lượng mặt trời hay điện gió chưa thực sự thuyết phục. Nước Đức tuyên bố từ bỏ điện hạt nhân lại xây dựng quá trình chuyển tiếp năng lượng bằng cách quay lại than. Pháp cũng như Trung Quốc và Mỹ, những cường quốc hạt nhân dân sự đều đặt kỳ vọng vào nguyên tử.

Với công nghệ độc quyền lò EPR, tập đoàn Pháp có thể cạnh tranh dễ dàng trên trường quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân dân sự với Nga hay với chính Trung Quốc, nước cũng đang phát triển các lò hạt nhân riêng. Phần đông các chuyên gia nhận định sự cố gặp phải tại trung tâm Đài Sơn sẽ đặt ra vấn đề về độ tin cậy của thế hệ lò phản ứng EPR.

Trung Quốc :Tham vọng trở thành cường quốc hạt nhân số 1 thế giới

Theo ông Nicolas Mazzucchi, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến Lược Pháp, «  vẫn còn quá sớm để rút ra bất cứ kết luận nào » nhưng « trên thực tế, đó là một tin rất xấu đối với lĩnh vực hạt nhân Trung Quốc trên bình diện quốc tế ». Vấn đề nảy sinh ở Đài Sơn đặt ra câu hỏi cho tương lai của hạt nhân Trung Quốc.  Sự phát triển hạt nhân diễn ra mạnh mẽ ở đất nước này, nhưng vẫn còn giới hạn trong quy mô cả nước vì những thận trọng sau thảm họa Fukushima năm 2011.

Trung tâm EPR Đài Sơn được coi như là chiếc tủ kính trưng bày chính sách hạt nhân dài hạn của Bắc Kinh. Phát triển năng lượng hạt nhân càng trở nên cấp bách do cuộc chạy đua kinh tế phi các bon đang được ông Tập Cận Bình phát động. Năm ngoái, lãnh đạo Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2060, nước này sẽ đạt mức trung hòa các bon. Như vậy từ nay đến đó, công xưởng thế giới Trung Quốc sẽ phải cắt giảm rất mạnh sự lệ thuộc của vào năng lượng hóa thạch, hiện chiếm 69% sản xuất điện, trong đó chủ yếu là than đá. Trong khi đó năng lượng nguyên tử mới chỉ chiếm tỷ trọng 3% sản lượng điện.

Với khoảng năm chục lò phản ứng đang hoạt động và 18 lò đang xây dựng, Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ 3 thế giới về số lượng lò phản ứng hạt nhân, chỉ sau Hoa Kỳ và Pháp. Xu hướng phát triển năng lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ còn tăng nhiều nữa theo kế hoạch 5 năm ( 2021-2025) vừa công bố hồi tháng Ba năm nay.

Về lâu dài, mở rộng hợp tác với ngước ngoài, Bắc Kinh muốn dần dần làm chủ lĩnh vực hạt nhân. Trung Quốc có tham vọng trở thành nhà xuất khẩu công nghệ hạt nhân hàng đầu thế giới nhằm chủ yếu vào các loại lò phản ứng giá thành rẻ để có thể cạnh tranh với Pháp và Mỹ.

Trung tâm EPR Đài Sơn : Giữa tham vọng hạt nhân của Trung Quốc và công nghệ Pháp (rfi.fr)

Geen opmerkingen:

Een reactie posten