Thủ tướng Trung Quốc đi tìm hậu thuẫn của Đức
Thủ tướng Đức Angela Merkel (P) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (T) trong buổi dạ tiệc ớ dinh chính phủ Meseberg Palace tại Meseberg, cách Berlin 60 km, ngày 26/05/ 2013.
REUTERS/Odd Andersen/Pool
Hôm 26/5 vừa qua, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới thăm Đức, đầu tầu kinh tế của Liên hiệp châu Âu. Đức cũng là nước duy nhất trong Liên hiệp châu Âu được ông thủ tướng Trung Quốc chọn tới trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên từ khi lên nhậm chức. Đón tiếp ông Lý Khắc Cường nồng hậu tại Berlin bà Angela Merkel đã phủ nhận viễn ảnh về một cuộc chiến thương mại giữa EU-Trung Quốc, đồng thời thủ tướng Đức cũng tuyên bố không chấp nhận những biện pháp ngăn chặn của châu Âu đối với một số mặt hàng của Trung Quốc đang làm điêu đứng các nhà sản xuất của EU.
Trong bối cảnh các nước Liên hiệp châu Âu đang cố gắng phối hợp tìm giải pháp đối phó với hàng hóa Trung Quốc, bị cho là bán phá giá cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường của Liên hiệp, chuyến đi của ông Lý Khắc Cường tới Berlin đã giúp Bắc Kinh đã tìm được một sự hỗ trợ có trọng lượng từ nước Đức để tiếp tục xâm nhập mạnh hơn vào thị trường EU.
Tiến sĩ Âu Dương Thệ tại Dortmund phân tích về mối quan hệ thương mại giữa Đức và Trung Quốc.
RFI :Tại sao thủ tướng TQ Lý Khắc Cường chọn Đức là nước duy nhất trong Liên hiệp châu Âu trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông?
Âu Dương Thệ : Trong tư cách là tân Thủ tướng ông Lý Khắc Cường đã dành hơn một tuần lễ từ 20 tới 27/5 để thăm 4 nước, trong đó gồm hai nước Á châu sát biên giới với Trung Quốc (TQ) là Ấn Độ và Pakistan và tiếp đó là hai nước Âu châu Thụy sĩ và Đức. Trong khi thăm Ấn và Pakistan có mục tiêu quốc phòng và an ninh, còn chuyến thăm tại Thụy sĩ và Đức có trọng tâm là kinh tế-thương mại.
Trả lời câu hỏi trên có thể nhìn dưới một số mặt khác nhau: Đối với một tân Thủ tướng đi vắng hơn cả một tuần lễ là tương đối khá dài. Mặt khác cuối tháng 4 vừa qua trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Pháp Hollande, lãnh đạo hai bên Pháp và TQ đã có những cuộc hội đàm quan trọng. Cho nên việc Thủ tướng (TT) Lý Khắc Cường chỉ chọn Đức là nước EU duy nhất để tới thăm cũng là việc có thể hiểu được, vì Đức là nước có quan hệ kinh tế và thương mại lớn nhất với TQ trong số 27 nước trong EU. Có lẽ trong cái nhìn của giới lãnh đạo mới ở Bắc kinh còn cần để ý, tuy Bruxelles là trung tâm các cơ quan đầu não của EU nhưng lại không có thực quyền, vì trong thực tế Liên minh Âu châu (EU) vẫn là 27 quốc gia độc lập về nhiều phương diện, đấy là chưa kể từ khi xẩy ra khủng hoảng đồng Euro suốt ba năm qua đang trải qua nhiều tranh cãi lớn giữa một số nước lớn trong EU.
RFI : Tầm quan trọng trong quan hệ kinh tế-thương mại giữa TQ-Đức
Âu Dương Thệ : Hiện nay sự giao thương giữa TQ và Đức đang rất phát triển, riêng trong năm 2012 mức buôn bán giữa hai nước đã lên tới 144 tỉ EU, bằng 1/3 tổng số giao thương của TQ với các nước EU còn lại. Mức tăng trưởng kinh tế cao suốt hơn ba thập niên vừa qua khiến TQ đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên giới. Việc này dẫn tới hai hệ luận: 1. TQ cần phải giữ mức tăng trưởng kinh tế cao thì mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn cho khoảng 1,4 tỉ người ở TQ và gia tăng xuất cảng các hàng hóa ngày càng có chất lượng tốt hơn, nhờ đó bảo vệ và tăng cường vị thế của họ trên thế giới. Nên TQ cần có những máy móc có kĩ thuật cao và bền vững để sản suất các loại hàng hóa như vậy. 2. Kinh tế phát triển nhanh đã hình thành và gia tăng nhanh thành phần trung lưu ở Trung quốc ước tính lên tới 700-800 triệu người. Giới này ngày càng có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cao hơn, đặc biệt là xe hơi. Các xe hơi do TQ chế tạo chưa đạt khả năng kĩ thuật cao.
Cả hai điều kiện căn bản này TQ có thể tìm thấy ở Đức. Cho nên các xe hơi của Đức như VW, BMW đang rất được ưa chuộng ở TQ. Ngoài ra hai công ti lớn Siemens chuyên sản suất các máy móc dùng vào việc chế tạo và BASF chuyên sản xuất các sản phẩm hóa học có chất lượng cao, trong đó có các thuốc chữa bệnh…cũng được Thủ tướng Lý Khắc Cường chiếu cố đặc biệt trong chuyến thăm vừa qua. Hiện nay Đức đã đầu tư vào TQ khoảng 35 tỉ Euro, nhưng TQ mới chỉ đầu tư 1,2 tỉ Euro vào Đức…
RFI : Dường nhưng TQ đã lôi kéo được Đức, việc làm này có ảnh hưởng đến quyết tâm của châu Âu đang muốn bảo vệ thị trường trước sự xâm nhập của hàng TQ, bị cho là bán phá giá, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất châu Âu?
Âu Dương Thệ : Hai tranh cãi lớn trong thương mại giữa TQ và EU là các pin điện mặt trời và các sản phẩm điện tử của TQ. Mới đây Ủy ban EU có dự tính đánh thuế hải quan cao các sản phẩm này của TQ, với lí do là chính quyền Bắc kinh đã có những ưu đãi đặc biệt cho các công ti TQ sản xuất các hàng hóa này, khiến cho giá cả các sản phẩm này thấp hơn nhiều so với các sản phẩm đồng loại của EU. Việc này làm cho nhiều công ti trong các nước EU sản suất các loại hàng này, nhất là pin điện mặt trời, không thể cạnh tranh với hàng TQ. Như thế TQ đã vi phạm vào các ràng buộc theo các thỏa thuận của WTO (Tổ chức Thương mại Quốc tế). Ngay tại Đức trong các năm gần đây một số công ti sản xuất pin điện mặt trời cũng phải đóng cửa hoặc đang gặp khó khăn lớn vì sản phẩm của họ không cạnh tranh được với hàng đồng loại của TQ.
Trước những đe dọa này, Bắc kinh đã phản ứng lại bằng cách trả đũa đòi đánh thuế cao một số sản phẩm thép của EU xuất cảng sang TQ.
Tuy nhiên, cho tới nay EU vẫn chưa thống nhất với nhau về một biện pháp thích hợp với TQ. Vì có tới 16 nước trong EU vẫn chưa đồng ý với giải pháp trừng phạt hai loại sản phẩn trên của TQ.
Trong chuyến thăm vừa qua bà TT Merkel cũng như Bộ trưởng Kinh tế Rösler -người Đức gốc Việt, đảng trưởng đảng Tự do (FDP) trong Chính phủ liên hiệp hiện nay- cũng đã công khai phản đối giải pháp trừng phạt bằng cách đánh thuế cao hai loại hàng hóa trên của TQ. Thời gian tới EU và TQ sẽ gặp nhau để tìm một lối thoát chung.
RFI : Về phuơng diện kinh tế với Đức thị trường TQ dường như quá hấp dẫn không thể cưỡng lại , trong khi tại châu Âu thì Đức thường xuyên có mâu thuẫn với các thành viên, ông bình luận thế nào về thực tế này?
Âu Dương Thệ :Tình hình chung hiện nay có thể thấy như thế này: Trong khi TQ rất cần các kĩ thuật tối tân của Mĩ và EU để giữ mức tăng trưởng kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngay tại TQ và đồng thời đẩy mạnh xuất cảng để duy trì và nâng cao vị thế của TQ trên thế giới. Trong khi đó thị trường lớn với 1,4 tỉ người của TQ đang trở nên rất hấp dẫn với EU -đặc biệt với các nước lớn như Đức, Pháp, Anh..; nhất là trong lúc EU đang gặp khủng hoảng cả tài chánh lẫn kinh tế như hiện nay. Điều này lại càng quan trọng đối với Đức, một nước có nền kinh tế đặt trọng tâm về xuất cảng, Đức hiện đứng thứ 2-3 trên thế giới về xuất cảng. Nhất là trong lúc này nhiều nước trong EU đang gặp khủng hoảng lớn nên phần xuất cảng của Đức vào EU đang bị giảm mạnh, cho nên thị trường lớn của TQ lại càng hấp dẫn với Đức.
Đối với bà TT Merkel thì hiện nay điều này lại càng quan trọng, vì cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang vào cuối tháng 9 này sẽ quyết định tương lai chính trị của bà và Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo CDU/CSU. Muốn được số phiếu cao thì Liên minh này cần sự ủng hộ của các công ti kĩ nghệ hàng đầu ở Đức. Ngoài ra, để có chân trong Quốc hội liên bang đảng Tự do cũng phải đạt được ít nhất 5% số phiếu. Cho tới thời điểm này, các cuộc thăm dò cho thấy đảng Tự do vẫn chỉ đạt 4%. Có lẽ cũng vì không biết kết quả bầu cử Quốc hội sắp tới ở Đức sẽ ra sao cho nên trong chuyến thăm Đức vừa qua (từ 25-27.5), tuy được bà Merkel tiếp đãi rất trọng thể, nhưng Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn có cuộc tiếp xúc riêng cả với đại diện chính đảng lớn thứ hai của Đức, đảng Dân chủ Xã hội SPD với ứng cử viên Thủ tướng là cựu Bộ trưởng Tài chánh Steinbrück.
Ngoài ra, nếu quan sát thì thấy trong thời gian qua các nước lớn trong EU như Pháp, Đức và Anh –do những khó khăn lớn trong nội bộ, đặc biệt về tài chánh kinh tế- nên thường nhấn mạnh quyền lợi quốc gia của từng nước hơn là lợi ích chung của EU. Pháp và Đức là hai đầu tầu chính trong EU, nhưng suốt một năm qua từ khi Tổng thống Hollande cầm quyền quan hệ giữa hai bên không còn mặn mà. Tuy nhiên cuộc gặp ngày hôm qua giữa ông Hollande và bà Merkel ở Paris đã có những dấu hiệu tích cực. Việc này rất cần thiết để giải quyết những khó khăn chung trong EU, trong đó kể cả chính sách đối ngoại chung, như với TQ.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130531-thu-tuong-trung-quoc-di-tim-su-hau-thuan-cua-duc-0
Tiến sĩ Âu Dương Thệ tại Dortmund phân tích về mối quan hệ thương mại giữa Đức và Trung Quốc.
RFI :Tại sao thủ tướng TQ Lý Khắc Cường chọn Đức là nước duy nhất trong Liên hiệp châu Âu trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông?
Âu Dương Thệ : Trong tư cách là tân Thủ tướng ông Lý Khắc Cường đã dành hơn một tuần lễ từ 20 tới 27/5 để thăm 4 nước, trong đó gồm hai nước Á châu sát biên giới với Trung Quốc (TQ) là Ấn Độ và Pakistan và tiếp đó là hai nước Âu châu Thụy sĩ và Đức. Trong khi thăm Ấn và Pakistan có mục tiêu quốc phòng và an ninh, còn chuyến thăm tại Thụy sĩ và Đức có trọng tâm là kinh tế-thương mại.
Trả lời câu hỏi trên có thể nhìn dưới một số mặt khác nhau: Đối với một tân Thủ tướng đi vắng hơn cả một tuần lễ là tương đối khá dài. Mặt khác cuối tháng 4 vừa qua trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Pháp Hollande, lãnh đạo hai bên Pháp và TQ đã có những cuộc hội đàm quan trọng. Cho nên việc Thủ tướng (TT) Lý Khắc Cường chỉ chọn Đức là nước EU duy nhất để tới thăm cũng là việc có thể hiểu được, vì Đức là nước có quan hệ kinh tế và thương mại lớn nhất với TQ trong số 27 nước trong EU. Có lẽ trong cái nhìn của giới lãnh đạo mới ở Bắc kinh còn cần để ý, tuy Bruxelles là trung tâm các cơ quan đầu não của EU nhưng lại không có thực quyền, vì trong thực tế Liên minh Âu châu (EU) vẫn là 27 quốc gia độc lập về nhiều phương diện, đấy là chưa kể từ khi xẩy ra khủng hoảng đồng Euro suốt ba năm qua đang trải qua nhiều tranh cãi lớn giữa một số nước lớn trong EU.
RFI : Tầm quan trọng trong quan hệ kinh tế-thương mại giữa TQ-Đức
Âu Dương Thệ : Hiện nay sự giao thương giữa TQ và Đức đang rất phát triển, riêng trong năm 2012 mức buôn bán giữa hai nước đã lên tới 144 tỉ EU, bằng 1/3 tổng số giao thương của TQ với các nước EU còn lại. Mức tăng trưởng kinh tế cao suốt hơn ba thập niên vừa qua khiến TQ đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên giới. Việc này dẫn tới hai hệ luận: 1. TQ cần phải giữ mức tăng trưởng kinh tế cao thì mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn cho khoảng 1,4 tỉ người ở TQ và gia tăng xuất cảng các hàng hóa ngày càng có chất lượng tốt hơn, nhờ đó bảo vệ và tăng cường vị thế của họ trên thế giới. Nên TQ cần có những máy móc có kĩ thuật cao và bền vững để sản suất các loại hàng hóa như vậy. 2. Kinh tế phát triển nhanh đã hình thành và gia tăng nhanh thành phần trung lưu ở Trung quốc ước tính lên tới 700-800 triệu người. Giới này ngày càng có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cao hơn, đặc biệt là xe hơi. Các xe hơi do TQ chế tạo chưa đạt khả năng kĩ thuật cao.
Cả hai điều kiện căn bản này TQ có thể tìm thấy ở Đức. Cho nên các xe hơi của Đức như VW, BMW đang rất được ưa chuộng ở TQ. Ngoài ra hai công ti lớn Siemens chuyên sản suất các máy móc dùng vào việc chế tạo và BASF chuyên sản xuất các sản phẩm hóa học có chất lượng cao, trong đó có các thuốc chữa bệnh…cũng được Thủ tướng Lý Khắc Cường chiếu cố đặc biệt trong chuyến thăm vừa qua. Hiện nay Đức đã đầu tư vào TQ khoảng 35 tỉ Euro, nhưng TQ mới chỉ đầu tư 1,2 tỉ Euro vào Đức…
RFI : Dường nhưng TQ đã lôi kéo được Đức, việc làm này có ảnh hưởng đến quyết tâm của châu Âu đang muốn bảo vệ thị trường trước sự xâm nhập của hàng TQ, bị cho là bán phá giá, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất châu Âu?
Âu Dương Thệ : Hai tranh cãi lớn trong thương mại giữa TQ và EU là các pin điện mặt trời và các sản phẩm điện tử của TQ. Mới đây Ủy ban EU có dự tính đánh thuế hải quan cao các sản phẩm này của TQ, với lí do là chính quyền Bắc kinh đã có những ưu đãi đặc biệt cho các công ti TQ sản xuất các hàng hóa này, khiến cho giá cả các sản phẩm này thấp hơn nhiều so với các sản phẩm đồng loại của EU. Việc này làm cho nhiều công ti trong các nước EU sản suất các loại hàng này, nhất là pin điện mặt trời, không thể cạnh tranh với hàng TQ. Như thế TQ đã vi phạm vào các ràng buộc theo các thỏa thuận của WTO (Tổ chức Thương mại Quốc tế). Ngay tại Đức trong các năm gần đây một số công ti sản xuất pin điện mặt trời cũng phải đóng cửa hoặc đang gặp khó khăn lớn vì sản phẩm của họ không cạnh tranh được với hàng đồng loại của TQ.
Trước những đe dọa này, Bắc kinh đã phản ứng lại bằng cách trả đũa đòi đánh thuế cao một số sản phẩm thép của EU xuất cảng sang TQ.
Tuy nhiên, cho tới nay EU vẫn chưa thống nhất với nhau về một biện pháp thích hợp với TQ. Vì có tới 16 nước trong EU vẫn chưa đồng ý với giải pháp trừng phạt hai loại sản phẩn trên của TQ.
Trong chuyến thăm vừa qua bà TT Merkel cũng như Bộ trưởng Kinh tế Rösler -người Đức gốc Việt, đảng trưởng đảng Tự do (FDP) trong Chính phủ liên hiệp hiện nay- cũng đã công khai phản đối giải pháp trừng phạt bằng cách đánh thuế cao hai loại hàng hóa trên của TQ. Thời gian tới EU và TQ sẽ gặp nhau để tìm một lối thoát chung.
RFI : Về phuơng diện kinh tế với Đức thị trường TQ dường như quá hấp dẫn không thể cưỡng lại , trong khi tại châu Âu thì Đức thường xuyên có mâu thuẫn với các thành viên, ông bình luận thế nào về thực tế này?
Âu Dương Thệ :Tình hình chung hiện nay có thể thấy như thế này: Trong khi TQ rất cần các kĩ thuật tối tân của Mĩ và EU để giữ mức tăng trưởng kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngay tại TQ và đồng thời đẩy mạnh xuất cảng để duy trì và nâng cao vị thế của TQ trên thế giới. Trong khi đó thị trường lớn với 1,4 tỉ người của TQ đang trở nên rất hấp dẫn với EU -đặc biệt với các nước lớn như Đức, Pháp, Anh..; nhất là trong lúc EU đang gặp khủng hoảng cả tài chánh lẫn kinh tế như hiện nay. Điều này lại càng quan trọng đối với Đức, một nước có nền kinh tế đặt trọng tâm về xuất cảng, Đức hiện đứng thứ 2-3 trên thế giới về xuất cảng. Nhất là trong lúc này nhiều nước trong EU đang gặp khủng hoảng lớn nên phần xuất cảng của Đức vào EU đang bị giảm mạnh, cho nên thị trường lớn của TQ lại càng hấp dẫn với Đức.
Đối với bà TT Merkel thì hiện nay điều này lại càng quan trọng, vì cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang vào cuối tháng 9 này sẽ quyết định tương lai chính trị của bà và Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo CDU/CSU. Muốn được số phiếu cao thì Liên minh này cần sự ủng hộ của các công ti kĩ nghệ hàng đầu ở Đức. Ngoài ra, để có chân trong Quốc hội liên bang đảng Tự do cũng phải đạt được ít nhất 5% số phiếu. Cho tới thời điểm này, các cuộc thăm dò cho thấy đảng Tự do vẫn chỉ đạt 4%. Có lẽ cũng vì không biết kết quả bầu cử Quốc hội sắp tới ở Đức sẽ ra sao cho nên trong chuyến thăm Đức vừa qua (từ 25-27.5), tuy được bà Merkel tiếp đãi rất trọng thể, nhưng Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn có cuộc tiếp xúc riêng cả với đại diện chính đảng lớn thứ hai của Đức, đảng Dân chủ Xã hội SPD với ứng cử viên Thủ tướng là cựu Bộ trưởng Tài chánh Steinbrück.
Ngoài ra, nếu quan sát thì thấy trong thời gian qua các nước lớn trong EU như Pháp, Đức và Anh –do những khó khăn lớn trong nội bộ, đặc biệt về tài chánh kinh tế- nên thường nhấn mạnh quyền lợi quốc gia của từng nước hơn là lợi ích chung của EU. Pháp và Đức là hai đầu tầu chính trong EU, nhưng suốt một năm qua từ khi Tổng thống Hollande cầm quyền quan hệ giữa hai bên không còn mặn mà. Tuy nhiên cuộc gặp ngày hôm qua giữa ông Hollande và bà Merkel ở Paris đã có những dấu hiệu tích cực. Việc này rất cần thiết để giải quyết những khó khăn chung trong EU, trong đó kể cả chính sách đối ngoại chung, như với TQ.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130531-thu-tuong-trung-quoc-di-tim-su-hau-thuan-cua-duc-0
Geen opmerkingen:
Een reactie posten