Tin tức / Việt Nam
Phiếu tín nhiệm: Lời cảnh báo đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt lần đầu tiên với một đòn nặng công khai hiếm thấy, với số phiếu tín nhiệm cao chưa tới phân nửa số đại biểu ở Quốc hội.
Đó là lời mở đầu của bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam được công bố vào sáng hôm nay.
Theo trang mạng VnExpress, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh vừa hoàn tất cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.
Bản tin nói rằng mặc dù Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vượt qua cuộc trắc nghiệm, các nhà phân tích cho rằng kết quả không mấy nhiệt tình của các đại biểu quốc hội thuộc một đảng vốn theo truyền thống, vẫn đoàn kết sau lưng lãnh đạo, là một chỉ dấu về sự bất mãn lan rộng về cách chính phủ xử lý nạn tham nhũng, và về sự trì trệ của một nền kinh tế một thời rất năng động.
Reuters ghi nhận việc giới lãnh đạo Việt Nam được đánh giá công khai trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm như thế này là điều vô cùng hiếm hoi, xuất phát từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi năm ngoái, đòi các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, giữa lúc phẫn nộ đang dâng cao về nạn tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém.
Reuters trích dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm phản ánh sự bất mãn về cách quản lý kinh tế và hệ thống ngân hàng. Ông cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm có mục đích xoa dịu công chúng, trong khi không đe dọa sẽ thay đổi hiện trạng.
Hãng tin tài chánh Bloomberg cũng nhận định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang phải đối phó với nỗi bất mãn ngày càng tăng vì đã không kiềm chế được nạn tham nhũng, trong khi nền kinh tế hồi năm ngoái tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 13 năm qua.
Tin của Bloomberg trích nguồn tin của Quỹ tiền tệ Quốc tế nói rằng Việt Nam nhắm mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, và đây sẽ là lần đầu tiên trong 3 năm liên tiếp, đà tăng trưởng nằm dưới mức 6% tính từ năm 1988.
Chính phủ Việt Nam đang tìm cách cải cách lĩnh vực ngân hàng đang bị nợ xấu đè nặng, và áp lực phải tăng hiệu quả của các công ty do nhà nước sở hữu.
Nhân vật được tín nhiệm nhất trong 47 chức danh chủ chốt, là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch quốc hội, với 372 phiếu tín nhiệm cao. Người ít được tín nhiệm nhất là ông Nguyễn văn Bình, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạt được 209 phiếu.
Bloomberg trích lời ông Jonathan London, giáo sư trường Đại học Thành phố Hong Kong, nói rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trao một tiếng nói cho quốc hội, và theo ông, có khả năng xảy ra “những thay đổi đáng kể trên chính trường Việt Nam nội trong 5 năm tới”, điều mà ông nói trước đây, ông không tin tưởng có thể xảy ra.
Nguồn: Reuters, Bloomberg, Vnexpress
Đó là lời mở đầu của bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam được công bố vào sáng hôm nay.
Theo trang mạng VnExpress, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh vừa hoàn tất cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.
Bản tin nói rằng mặc dù Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vượt qua cuộc trắc nghiệm, các nhà phân tích cho rằng kết quả không mấy nhiệt tình của các đại biểu quốc hội thuộc một đảng vốn theo truyền thống, vẫn đoàn kết sau lưng lãnh đạo, là một chỉ dấu về sự bất mãn lan rộng về cách chính phủ xử lý nạn tham nhũng, và về sự trì trệ của một nền kinh tế một thời rất năng động.
Reuters ghi nhận việc giới lãnh đạo Việt Nam được đánh giá công khai trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm như thế này là điều vô cùng hiếm hoi, xuất phát từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi năm ngoái, đòi các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, giữa lúc phẫn nộ đang dâng cao về nạn tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém.
Reuters trích dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm phản ánh sự bất mãn về cách quản lý kinh tế và hệ thống ngân hàng. Ông cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm có mục đích xoa dịu công chúng, trong khi không đe dọa sẽ thay đổi hiện trạng.
Hãng tin tài chánh Bloomberg cũng nhận định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang phải đối phó với nỗi bất mãn ngày càng tăng vì đã không kiềm chế được nạn tham nhũng, trong khi nền kinh tế hồi năm ngoái tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 13 năm qua.
Tin của Bloomberg trích nguồn tin của Quỹ tiền tệ Quốc tế nói rằng Việt Nam nhắm mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, và đây sẽ là lần đầu tiên trong 3 năm liên tiếp, đà tăng trưởng nằm dưới mức 6% tính từ năm 1988.
Chính phủ Việt Nam đang tìm cách cải cách lĩnh vực ngân hàng đang bị nợ xấu đè nặng, và áp lực phải tăng hiệu quả của các công ty do nhà nước sở hữu.
Nhân vật được tín nhiệm nhất trong 47 chức danh chủ chốt, là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch quốc hội, với 372 phiếu tín nhiệm cao. Người ít được tín nhiệm nhất là ông Nguyễn văn Bình, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạt được 209 phiếu.
Bloomberg trích lời ông Jonathan London, giáo sư trường Đại học Thành phố Hong Kong, nói rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trao một tiếng nói cho quốc hội, và theo ông, có khả năng xảy ra “những thay đổi đáng kể trên chính trường Việt Nam nội trong 5 năm tới”, điều mà ông nói trước đây, ông không tin tưởng có thể xảy ra.
Nguồn: Reuters, Bloomberg, Vnexpress
http://www.voatiengviet.com/content/phieu-tin-nhiem-la-loi-canh-bao-doi-voi-thu-tuong-nguyen-tan-dung/1679416.html
Thứ ba, 11/06/2013
Tin tức / Việt Nam
Những thách thức đối với giới lãnh đạo Việt Nam
Từ trái: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Những thách thức đối với giới lãnh đạo Việt Nam
Giữa lúc Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tiếp tục cuộc tuyệt thực trong một nhà tù ở Việt Nam, và các nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước cũng như ở ngoài nước cũng tổ chức tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, và kêu gọi sự chú ý của quốc tế tới chính sách của nhà nước Việt Nam đàn áp những tiếng nói bất đồng, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc Phòng Australia, nhận định rằng chính sách cứng rắn hơn đối với giới bất đồng, một phần, là do những đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông nhận định là có bất mãn sâu xa trong công chúng, và giới lãnh đạo Việt Nam đang đương đầu với một “thách thức về mặt đạo đức” phải giải quyết, và “đáp ứng một cách thuận lợi, nếu không sẽ khó tránh khỏi những nghi vấn về tính chính đáng của chế độ”. Từ Australia, Giáo sư Thayer dành cho Ban Việt Ngữ cuộc phỏng vấn sau đây.
Tình hình tại Việt Nam ngày càng tệ hại hơn kể từ sau Đại Hội Đảng Cộng Sản mới nhất. Trong năm nay, không biết bao nhiêu người đã bị bắt giữ...Khi ông Nguyễn Tấn Dũng 'sống sót' qua cuộc biểu quyết đòi kỷ luật 'đồng chí X' hồi năm ngoái, ông đã cam kết sẽ xử lý các trang blog, và ông ấy đã thực hiện...
Giáo sư Thayer: “Vâng, rõ ràng tình hình tại Việt Nam ngày càng tệ hại hơn kể từ sau Đại Hội Đảng Cộng Sản mới nhất. Trong năm nay, không biết là bao nhiêu người đã bị bắt giữ. Sự thể này phản ánh hai điều: thứ nhất, có nhiều người bước qua giới hạn đỏ để đặt ra những vấn đề mà chế độ không muốn được nêu lên, nhưng quan trọng hơn, theo tôi, đó là kết quả của cuộc giằng co bên trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng 'sống sót' qua cuộc biểu quyết đòi kỷ luật 'đồng chí X' hồi năm ngoái, ông đã cam kết sẽ xử lý các trang blog, và ông ấy đã thực hiện lời hứa của ông. Thế cho nên tôi tin rằng điều đó có thể được phản ánh trong cuộc biểu quyết tín nhiệm ông tại quốc hội.”
VOA: Thưa tại sao giới lãnh đạo Việt Nam lại nhắm nhiều nhất vào các blogger?
Giáo sư Thayer: “Bởi vì các blogger chỉ trích những lĩnh vực nhạy cảm đối với chính quyền, như lòng ái quốc của họ, tinh thần quốc gia của họ khi đối mặt với Trung Quốc, và một số blogger khác thì đặt ra những nghi vấn về tham nhũng và các mạng lưới gia đình của các quan chức, và một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm là những đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng Sản. Chính vì vậy mà các blogger, nhà báo và một số người khác đang phải trả một cái giá rất đắt.”
Sự phẫn nộ ngày càng lan rộng, và nó đang len lỏi vào cuộc tranh luận vì cách quản lý nền kinh tế của ông Thủ Tướng bị những người khác bên trong Đảng Cộng Sản đả kích...
Giáo sư Thayer: “Đúng, bởi vì sự phẫn nộ ngày càng lan rộng, và nó đang len lỏi vào cuộc tranh luận vì cách quản lý nền kinh tế của ông Thủ Tướng bị những người khác bên trong Đảng Cộng Sản đả kích. Vấn đề này lại được nêu lên rộng rãi hơn trong những giới khác và lại liên quan tới những vấn đề khác nữa, khiến họ cảm thấy bất an. Họ muốn giữ kín tất cả mọi chuyện trong nội bộ đảng hơn là tiết lộ các vấn đề ấy ra bên ngoài.”
VOA: Thưa Giáo sư, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực ở trong tù, vợ ông rất lo lắng. Quan tâm về tình trạng của ông đã khiến một số người cả ở trong lẫn ở ngoài nước bắt đầu cuộc tuyệt thực của riêng họ để ủng hộ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Mới hôm qua, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân -trước đây bị cầm tù tại Việt Nam, đã bắt đầu tuyệt thực, để góp sức biểu lộ sự ủng hộ đối với ông Cù Huy Hà Vũ, bên trong nước thì đã có bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng bắt đầu tuyệt thực 7 ngày. Những diễn tiến này nói lên điều gì về Việt Nam?
Giáo sư Thayer: “Những hành động như thế chưa từng xảy ra trong quá khứ, trước đây cũng có một vài người, thường là đang ở tù, tuyệt thực để phản đối các điều kiện trong nhà tù, nhưng điều mà chúng ta chứng kiến ở đây là ngày càng nhiều người hơn trong thành phần chính trị ưu tú, nhất là trong giới những cựu cố vấn của các Thủ Tướng tiền nhiệm, đã bị gạt sang bên lề, rồi các công dân khác theo chân họ, từ những người ký tên vào bản kiến nghị để sửa đổi Hiến Pháp cho đến những người khác...Ngoài ra cách đối phó với những sinh viên trẻ tuổi yêu nước có ý kiến bất đồng, những người tìm cách dùng pháp luật để chống lại chính phủ...Có một nỗi bực dọc là: sự thể rồi sẽ dẫn tới kết cuộc nào? Đâu là giải pháp để giải quyết vấn đề? Liệu Hiến Pháp có được sửa đổi để cho phép quyền tự do ngôn luận? Câu trả lời có thể là “Không”, rồi người ta sẽ chỉ đãi bôi cho có chuyện trong khi nỗi bất mãn đã âm ỉ từ năm 2008 tới nay, từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới. Tôi thực sự tin là có bất mãn sâu xa. Việt Nam không có một hệ thống đại nghị, không có một cách dễ dàng nào để có thể thay đổi chính phủ, hay ngay cả các Bộ trưởng, để giải quyết những khiếu nại của người dân.”
VOA: Giáo sư không tin tiến trình tham khảo ý dân để sửa đổi Hiến Pháp là một nỗ lực thành thực hướng tới dân chủ hóa, mà chỉ là một màn diễn mà thôi?
Giáo sư Thayer: “Họ muốn đây là một cơ hội để tái khẳng định quyền cai trị của chế độ, rằng nhiều người dân đưa đề nghị là bởi vì họ ủng hộ tiến trình này, nhưng khi phải đối đầu với một bản Hiến Pháp thay thế, với những lời kêu gọi phải sửa đổi Điều 4 Hiến Pháp- về vai trò của Đảng Cộng Sản- thì chế độ cảm thấy rất là không thoải mái, đó không phải là điều mà họ muốn. Họ chỉ muốn mọi người hưởng ứng một cách qua loa, với một hai sự thay đổi hời hợt, nhưng tựu chung vẫn ủng hộ hệ thống cai trị, để rốt cuộc, họ có thể tuyên bố là họ đã lắng nghe tất cả các đề nghị, và quốc hội, với sự khôn ngoan chín chắn của mình, khi tới tháng 9, sẽ quyết định về một bản dự thảo Hiến Pháp. Tôi không tin là trong các điều kiện hiện nay, làm như thế là đủ, thời đó qua rồi.”
VOA: Thế thì tình hình này sẽ đi tới đâu?
Giáo sư Thayer: “Tôi không tin là nó sẽ dẫn tới một “mùa xuân Việt Nam” hay “mùa Xuân Ả Rập”, tôi không tin là điều đó xảy ra, nhưng nỗi bức xúc sẽ trào dâng. Tôi không tin là chế độ cầm quyền ở Việt Nam đoàn kết, như tôi đã nói có những đấu đá trong nội bộ, có bất đồng ý kiến rộng rãi trong các thành phần chính trị ưu tú về cách làm sao xử lý những vấn đề đó.
Họ (chính phủ) muốn đây là một cơ hội để tái khẳng định quyền cai trị của chế độ, rằng nhiều người dân đưa đề nghị là bởi vì họ ủng hộ tiến trình này, nhưng khi phải đối đầu với một bản Hiến Pháp thay thế, với những lời kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến Pháp thì chế độ cảm thấy rất là không thoải mái.
Giáo sư Thayer: “Đây là một thách thức về đạo đức mà chế độ phải đáp ứng, và đáp ứng một cách tích cực, nếu không muốn người ta đặt ra những nghi vấn về tính chính đáng của chế độ. Chúng ta phải chờ xem nó dẫn tới đâu, liệu các đại biểu quốc hội có đủ can trường, đủ can đảm về mặt đạo đức để biểu quyết “Không tín nhiệm ”hay không? Chúng ta còn phải chờ xem. ”
Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm: Chủ tịch nước vượt lên dẫn trước thủ tướng
CTV Danlambao – Hôm 10/6/2013, 492 đại biểu quốc hội vừa tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 vị trí lãnh đạo cấp cao trong bộ máy nhà nước. Đây là lần đầu tiên quốc hội tham gia lấy phiếu tín nhiệm. Việc bỏ phiếu được chia làm 3 mức độ, gồm Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp đối với từng chức danh chủ chốt.
Kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm đã được công bố sáng nay, 11/6/2013. Theo đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đạt 330 phiếu tín nhiệm cao, trong khi đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạt được 210 phiếu.
Trong số 47 chức danh lấy phiếu tín nhiệm, tân ủy viên bộ chính trị - phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu với 372 phiếu tín nhiệm cao. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình ‘đội sổ’ chót bảng, chỉ có 88 phiếu tín nhiệm cao và 209 phiếu tín nhiệm thấp.
Nhìn chung, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các vị trí chủ chốt thân Thủ tướng bị giảm sút nghiêm trọng.
Dưới đây là kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh chủ chốt vừa được công bố:
STT
|
Họ & tên
|
Chức vụ
|
Tỷ lệ được tín nhiệm
| ||
Tín nhiệm cao
|
Tín nhiệm
|
Tín nhiệm thấp
| |||
1
|
Ông Trương Tấn Sang
|
Chủ tịch nước
|
330
|
133
|
28
|
2
|
Bà Nguyễn Thị Doan
|
Phó chủ tịch nước
|
263
|
215
|
13
|
3
|
Ông Nguyễn Sinh Hùng
|
Chủ tịch Quốc hội
|
328
|
139
|
25
|
4
|
Ông Uông Chu Lưu
|
Phó chủ tịch Quốc hội
|
323
|
155
|
13
|
5
|
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
|
Phó chủ tịch Quốc hội
|
372
|
104
|
14
|
6
|
Bà Tòng Thị Phóng
|
Phó chủ tịch Quốc hội
|
322
|
145
|
24
|
7
|
Ông Huỳnh Ngọc Sơn
|
Phó chủ tịch Quốc hội
|
252
|
217
|
22
|
8
|
Ông Phan Xuân Dũng
|
Chủ nhiệm UB KHCN&MT
|
234
|
235
|
22
|
9
|
Ông Nguyễn Văn Giàu
|
Chủ nhiệm UB Kinh tế
|
273
|
204
|
15
|
10
|
Ông Trần Văn Hằng
|
Chủ nhiệm UB Đối ngoại
|
253
|
229
|
9
|
11
|
Ông Phùng Quốc Hiển
|
Chủ nhiệm UB Tài chính - ngân sách
|
291
|
189
|
11
|
12
|
Ông Nguyễn Văn Hiện
|
Chủ nhiệm UB Tư pháp
|
210
|
253
|
28
|
13
|
Ông Nguyễn Kim Khoa
|
Chủ nhiệm UB Quốc phòng - an ninh
|
267
|
215
|
9
|
14
|
Ông Phan Trung Lý
|
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
|
294
|
180
|
18
|
15
|
Bà Trương Thị Mai
|
Chủ nhiệm UB CVĐXH
|
335
|
151
|
6
|
16
|
Bà Nguyễn Thị Nương
|
Trưởng ban Công tác đại biểu
|
292
|
183
|
17
|
17
|
Ông Nguyễn Hạnh Phúc
|
Chủ nhiệm VPQH
|
286
|
194
|
12
|
18
|
Ông Ksor Phước
|
Chủ tịch Hội đồng dân tộc
|
260
|
204
|
28
|
19
|
Ông Đào Trọng Thi
|
Chủ nhiệm UB VH, GD, TN, TN&NĐ
|
241
|
232
|
19
|
20
|
Ông Nguyễn Tấn Dũng
|
Thủ tướng Chính phủ
|
210
|
122
|
160
|
21
|
Ông Hoàng Trung Hải
|
Phó thủ tướng Chính phủ
|
186
|
261
|
44
|
22
|
Ông Nguyễn Thiện Nhân
|
Phó thủ tướng Chính phủ
|
196
|
230
|
65
|
23
|
Ông Vũ Văn Ninh
|
Phó thủ tướng Chính phủ
|
167
|
264
|
59
|
24
|
Ông Nguyễn Xuân Phúc
|
Phó thủ tướng Chính phủ
|
248
|
207
|
35
|
25
|
Ông Hoàng Tuấn Anh
|
Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL
|
90
|
288
|
116
|
26
|
Ông Nguyễn Thái Bình
|
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
|
125
|
274
|
92
|
27
|
Ông Nguyễn Văn Bình
|
Thống đốc NHNN VN
|
88
|
194
|
209
|
28
|
Bà Phạm Thị Hải Chuyền
|
Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH
|
105
|
276
|
111
|
29
|
Ông Hà Hùng Cường
|
Bộ trưởng Bộ Tư pháp
|
176
|
280
|
36
|
30
|
Ông Trịnh Đình Dũng
|
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
|
131
|
261
|
100
|
31
|
Ông Vũ Đức Đam
|
Chủ nhiệm VPCP
|
215
|
245
|
29
|
32
|
Ông Vũ Huy Hoàng
|
Bộ trưởng Bộ Công thương
|
112
|
251
|
128
|
33
|
Ông Phạm Vũ Luận
|
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
|
86
|
229
|
177
|
34
|
Ông Phạm Bình Minh
|
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
|
238
|
233
|
21
|
35
|
Ông Cao Đức Phát
|
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
|
184
|
58
| |
36
|
Ông Giàng Seo Phử
|
Chủ nhiệm UB Dân tộc
|
158
|
270
|
63
|
37
|
Ông Trần Đại Quang
|
Bộ trưởng Bộ Công an
| 273 |
183
|
24
|
38
|
Ông Nguyễn Minh Quang
|
Bộ trưởng Bộ TN&MT
|
133
|
304
|
42
|
39
|
Ông Nguyễn Quân
|
Bộ trưởng Bộ KH&CN
|
123
|
304
|
43
|
40
|
Ông Nguyễn Bắc Son
|
Bộ trưởng Bộ TT&TT
|
121
|
281
|
77
|
41
|
Ông Phùng Quang Thanh
|
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
|
323
|
144
|
13
|
42
|
Ông Đinh La Thăng
|
Bộ trưởng Bộ GTVT
|
186
|
198
|
99
|
43
|
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến
|
Bộ trưởng Bộ Y tế
|
108
|
228
|
146
|
44
|
Ông Huỳnh Phong Tranh
|
Tổng Thanh tra Chính phủ
|
164
|
241
|
87
|
45
|
Ông Bùi Quang Vinh
|
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư
|
231
|
205
|
46
|
46
|
Ông Trương Hòa Bình
|
Chánh án TAND tối cao
|
195
|
260
|
34
|
47
|
Ông Nguyễn Hòa Bình
|
Viện trưởng VKSND tối cao
|
198
|
269
|
23
|
Geen opmerkingen:
Een reactie posten